Những nhận định về sự sáng tạo trong văn học năm 2024

“Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì đó là một sự tự sát trong văn học – một lĩnh vực tối kị sự nhai lại ngay cả đối với những chân lí quan trọng.” (Phương Lựu)

# Nem - Cá tính sáng tạo của nhà văn

“Nếu cá tính nhà văn mờ nhạt, không tạo ra được tiếng nói riêng, giọng điệu riêng, thì đó là một sự tự sát trong văn học – một lĩnh vực tối kị sự nhai lại ngay cả đối với những chân lí quan trọng.” (Theo Phương Lựu) là một nhận định đúng đắn. Vì mỗi nhà văn đều phải tự có lấy một phong cách nghệ thuật rất riêng, độc đáo, đặc sắc không trùng lặp với bất kì ai.

Nhà văn là người làm nghệ thuật, là người nghệ sĩ thì yêu cầu cơ bản là sự sáng tạo, “phải khơi những nguồn chưa ai khơi” như trong nhận định của Nam Cao trong “Đời thừa”: “Văn chương không cần đến những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những cái gì chưa có…” Nhà văn, với tư cách là người nghệ sĩ phải biết khai thác những ấn tượng và giá trị của riêng mình và phú cho chúng những hình thức riêng mới tạo nên sự khác biệt.

Cùng là nhà văn hiện thực phê phán nhưng cái hiện thực trong văn Nam Cao khác hiện thực trong văn Vũ Trọng Phụng. Qua ngòi bút của Nam Cao, nhân vật được miêu tả diễn biến tâm lí sinh động, như cái cách ông giáo suy nghĩ về lão Hạc qua lời than bán chó:

“Tôi nghĩ đến mấy quyển sách quý của tôi. Hồi bị ốm nặng ở Sài Gòn tôi bán gần hết cả áo quần, nhưng vẫn không chịu bán cho ai một quyển. Ốm dậy, tôi về quê, hành lý chỉ vẻn vẹn có một cái vali đựng toàn những sách. Ôi những quyển sách rất nâng niu!… Không! Lão Hạc ơi! Ta có quyền giữ cho ta một tí gì đâu? Lão quý con chó vàng của lão đã thấm vào đâu với tôi quý năm quyển sách của tôi…”

CÁC NHẬN ĐỊNH VỀ VĂN HỌC

  1. “Một tác phẩm nghệ thuật là kết quả của tình yêu. Tình yêu con người, ước mơ

cháy bỏng vì một xã hội công bằng, bình đẳng bái ái luôn luôn thôi thúc các nhà

văn sống và viết, vắt cạn kiệt những dòng suy nghĩ, hiến dâng bầu máu nóng của

mình cho nhân loại.” (Leptonxtoi)

  1. “Công việc của nhà văn là phát hiện ra cái đẹp ở chỗ không ai ngờ tới, tìm cái

đẹp kín đáo và che lấp của sự vật, để cho người đọc một bài học trông nhìn và

thưởng thức.” (Thạch Lam)

3. “Thiên chức của nhà văn cũng như những chức vụ cao quý khác là phải nâng đỡ

những cái tốt để trong đời có nhiều công bằng, thương yêu hơn.” (Thạch Lam)

4. “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và giới hạn, phải

là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái gì lớn lao,

mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự

công bình…Nó làm cho người gần người hơn.” (Nam Cao)

5. “Nghệ thuật là lĩnh vực của sự độc đáo vì vậy nó đòi hỏi người viết sự sáng tạo

phong cách mới lạ, thu hút người đọc.” (Phương Lựu)

6. “Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy” (Tố Hữu)

7. “Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ” (Maiacopxki)

8. “Một câu thơ hay là một câu thơ giàu sức gợi” (Lưu Trọng Lư)

9. “Thơ là tiếng nói của tri âm” (Tố Hữu)

  1. “Mỗi tác phẩm nghệ thuật là một phát minh về một hình thức, một khám phá

mới về nội dung” (Leonit Leonop)

11. “Tác phẩm nghệ thuật là kết quả của một quá trình nuôi dưỡng cảm hứng, thai

nghén sáng tạo ra một thế giới hấp dẫn, sinh động… thể hiện những vấn đề có ý

nghĩa sâu sắc, bản chất của đời sống xã hội con người… Nhân vật trong tác phẩm

của một thiên tài thực sự nhiều khi thật hơn cả con người ngoài đời, bởi sức sống

lâu bền, bởi ý nghĩa điển hình của nó. Qua nhân vật, ta thấy cả một tầng lớp, một

giai cấp, một thời đại, thậm chí có nhân vật vượt lên cả thời đại, có ý nghĩa nhân

loại, vĩnh cửu sống mãi với thời gian” (Sách Lý luận văn học)

12. “Tình huống là một lát cát của sự sống, là một sự kiện diễn ra có phần bất ngờ

nhưng cái quan trọng là sẽ chi phối nhiều điều trong cuộc sống con người”

(Nguyễn Minh Châu)

Sự sáng tạo trong văn học là gì?

Sáng tác văn học là quá trình sáng tạo tác phẩm văn học nghệ thuật bằng ngôn từ, thể hiện tâm tư, trạng thái, xúc cảm, cảnh đời, kiếp người...diễn ra ngay bên trong thế giới nghệ thuật mà nhà văn tưởng tượng nên.

Người nghệ sĩ trong văn học là gì?

Nghệ sĩ là người chuyên hoạt động (sáng tác hoặc biểu diễn) trong một bộ môn nghệ thuật. Nghệ sĩ là người sáng tạo ra loại hình nghệ thuật như vẽ, đồ họa, chạm khắc, chụp ảnh, làm mô hình, diễn kịch sân khấu về các ý tưởng và cảm xúc với văn hóa xã hội.

Thiên chức của một nhà văn là gì?

Thiên chức nhà văn là thiên chức của vị sứ giả văn hóa sáng tạo ra tác phẩm mang tính cầu nối để con người đến với con người, thời đại này đến với thời đại khác, nền văn hóa này đến với nền văn hóa khác... Như vậy, duy nhất chỉ có tác phẩm mới mang tư cách văn hóa để “bầu” lên danh hiệu nhà văn.

Phong cách nghệ thuật của nhà văn là gì?

Phong cách nghệ thuật là diện mạo thẩm mĩ độc đáo,một phạm trù thẩm mĩ riêng biệt của nhà văn trong cách sáng tác, được tạo thành bởi sự thống nhất của các phương tiện biểu hiện, phù hợp với cái nhìn riêng biệt của nhà văn về đời sống.