Bà bầu có nên uống cao atiso

Trà atiso là thức uống tốt cho sức khỏe, đặc biệt dành cho những người mắc bệnh tim mạch, ung thư, xơ vữa động mạch. Uống trà atiso giúp ngủ ngon, an thần, giải độc tuy nhiên với bà bầu liệu có nên uống trà atiso không? Khi uống thì cần lưu ý điều gì?

Atiso là cây gai cao 1-2m có nguồn gốc từ Châu Âu. Người ta trồng astiso để lấy lá và hoa làm thuốc. Ở Việt Nam loại cây này thường được trồng nhiều ở Đà Lạt ( Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh phúc).

Trà atiso đem nhiều tác dụng bất ngờ cho người dùng như tốt cho gan, ngăn ngừa bệnh ung thư, cải thiện tiêu hóa, giảm cholesterol, hỗ trợ bệnh tim mạch …

Bác sĩ Vũ Thị Thanh, phó phòng Dinh dưỡng điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai khi được hỏi về việc bà bầu có nên uống trà atiso không cho biết: “ Mẹ bầu hoàn toàn có thể uống trà atiso. Tuy nhiên, bà bầu không nên lạm dụng loại trà này bởi sẽ xảy ra những tác dụng phụ không mong muốn và làm mất cân bằng dinh dưỡng trong thời gian mang thai.

Bà bầu có nên uống cao atiso
Bà bầu có nên uống cao atiso

Thành phần dinh dưỡng trong trà atiso

Thành phần các chất dinh dưỡng có trong trà atiso là:

Bà bầu có nên uống cao atiso
Bà bầu có nên uống cao atiso

mangan

photpho

sắt

kali

magie

vitamin A

vitamin B1

vitamin B2

vitamin C.

6 lợi ích khi bà bầu uống trà hoa atiso

1. Hỗ trợ tim mạch

Trong trà atiso có chứa nhiều vitamin C, kali, magie có tác dụng bổ sung vào chế độ dinh dưỡng cho cơ thể mẹ bầu. Đặc biệt, suốt quá trình mang bầu, kích thước bào thai to dần dễ gây áp lực lớn lên hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của các mẹ. Đó là lý do nhiều bà bầu luôn cảm thấy mệt mỏi, đau nhức cơ bắp. Trà atiso giúp hỗ trợ sự lưu thông máu trong cơ thể, giúp mẹ bầu lấy lại cảm giác thư thái, thoải mái dễ dàng hơn.

2. Giải độc gan, hỗ trợ hệ tiêu hóa

Atiso chứa 6 loại chất trong nhóm polyphenol , 10 nhóm chất axit alcol và flavonoid có tác dụng hỗ trợ giải độc gan và tăng cường hệ tiêu hóa tuyệt vời. Đặc biệt với mẹ bầu có dấu hiệu nổi mề đay, mẩn ngứa dị ứng, uống trà atiso giúp mát gan, giải độc.

3. Giảm viêm, lợi tiểu, nhuận tràng

Thực tế, một công dụng thường nhắc tới ở trà atiso chính là bổ sung chất dinh dưỡng cho các vi khuẩn đường ruột làm việc tốt. Nhờ vậy, bà bầu uống trà atiso tránh được các bệnh táo bón, trĩ, bệnh về đường tiêu hóa.

4. Ngăn ngừa dị tật thai nhi

Bà bầu có nên uống cao atiso
Bà bầu có nên uống cao atiso

Chất folate có trong atiso đóng vai trò quan trọng ngăn chặn tật nứt cột sống hay dị tật ống thần kinh. Nhờ vậy, mẹ bầu uống trà atiso giúp bảo vệ thai nhi khỏe mạnh, phát triển bình thường, tránh các dị tật bẩm sinh.

5. Giảm cholesterol

Trà atisô có thể làm giảm mức độ cholesterol xấu trong máu. Atisô có thể làm giảm mức độ cholesterol LDL (cholesterol xấu), triglycerides và tổng cholesterol trong huyết thanh. Và nó nâng cao mức độ cholesterol HDL có lợi.

6. An thần, ngủ ngon

Nếu mẹ bầu đang lo lắng về chứng mất ngủ thường xuyên của mình mỗi đêm thì hãy uống 1 tách trà atiso trước khi đi ngủ. Các dưỡng chất trong trà sẽ giúp bà bầu dễ dàng đi sâu vào giấc ngủ hơn so với bình thường. Nhờ vậy mẹ bầu không còn nỗi lo mất ngủ làm ảnh hưởng đến thai nhi.

Cách pha trà atiso tại nhà

Bà bầu có nên uống cao atiso
Bà bầu có nên uống cao atiso

Nguyên liệu:

  • 15 gam trà atiso khô
  • 1 bó lá nếp (hay còn gọi là lá dứa)
  • 20 gam đường phèn
  • 15 gam đường cát
  • Nước suối tinh khiết
  • Dụng cụ: bình, ly, máy sấy, nồi, bếp, rây lọc…

Cách làm:

Bước 1: Sấy – Phơi Hoa Atiso

  • Chọn những bông atiso tươi ngon, rửa sạch và để ráo nước. Chọn hoa vừa, không quá già cũng không quá non. Atiso Đà Lạt được đánh giá là loại nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và thơm ngon nhất. Đối với atiso đỏ, chỉ dùng đài hoa, còn atiso xanh, bạn cắt bỏ cuống trước khi phơi hoặc sấy khô.
  • Quy trình sấy khô: nhiệt độ ổn định khoảng 50 – 70 độ C, thời gian sấy từ 5 – 7h.

Bước 2: Pha Chế Trà

  • Cho nước, lá nếp được cuộn tròn, đường cát và hoa atiso khô vào nồi và đun sôi.
  • Khi hỗn hợp sôi, bạn cho thêm đường phèn vào đun đến khi đường tan hoàn toàn thì tắt bếp để nguội một tý.
  • Đổ hỗn hợp qua rây lọc vào bình, sau đó rót ra ly và thưởng thức hương vị tuyệt ngon của trà khi còn nóng ấm.
  • Ngoài cách nấu trà trên, với nguyên liệu trà đã khô sẵn, bạn có thể nhanh chóng có ngay một tách trà atiso nóng bằng cách hãm trà. Cho một ít trà vào ly, 1/2 cốc nước nóng khoảng 80 – 95 độ C và ngâm trà từ 5 – 10 phút. Sau đó cho mật ong, nước cốt chanh vào ly, khuấy đều và thưởng thức.

Mẹo:

Để sấy nhanh, bạn nên phơi bông/đài atiso trực tiếp ngoài nắng to trong 1 ngày. Khi nắng vừa tắt, bạn mang ngay atiso vào nhà, không để thấm sương làm trà bị ướt sau đó tiến hành sấy. Thời gian sấy lúc này chỉ còn 3 – 5 giờ là khô hẳn. Cho bông trà khô trong bình thủy tinh kín nắp hoặc bao bọc kín và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng khi cần.

Trà này có thể được dùng lạnh hoặc với đá tùy khẩu vị, nhưng uống nóng thì tốt hơn. Nước trà sau khi pha xong với bông atiso khô nên được dùng liền để đảm bảo độ tươi ngon, bổ dưỡng của thức uống. Không để nước trà ở nơi nắng nóng với nhiệt độ môi trường cao, trà rất dễ bị ôi thiu hoặc mất chất.

Lưu ý khi bà bầu uống trà atiso

Bà bầu chỉ nên dùng một lượng trà atiso vừa phải mỗi ngày. Thông thường khoảng 10 -20 gram sắc với nước nếu tươi hoặc 5-10 gram nếu dùng khô. Với các loại trà atiso mua sẵn đóng gói thì uống 2 túi mỗi ngày là đủ.

Nếu mẹ bầu lạm dụng trà atiso nhiều sẽ gây ra các triệu chứng chán ăn, ăn không ngon. Dùng atiso trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng tới chức năng gan.

Ngoài ra với mẹ bầu có huyết áp thấp, không nên sử dụng thường xuyên với số lượng nhiều trà atiso. Điều này dễ gây tới tình trạng tụt huyết áp.

Với những thông tin được tổng hợp trên, hy vọng các bà bầu có thêm kiến thức về trà atiso và sử dụng nó một cách hợp lý. Đừng quên ghé thăm Medplus mỗi ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.