1 kg gạo ra bao nhiêu kg trấu năm 2024

Theo khảo sát. hàng năm các nhà máy xay xát của tỉnh Hậu Giang thải ra khoảng 220.000 tấn trấu (trung bình mỗi ngày thải ra 24,5 tấn trấu). Vỏ trấu khi thải ra không được tiêu thụ ngay bị ứ đọng lại, có khi thải thẳng ra sông gây ô nhiễm.

Máy ép củi trấu được sản xuất tại Gò Công (Tiền Giang) với giá 15 triệu đồng, cùng động cơ điện 3 pha 15 HP giá 5 triệu đồng. Máy ép củi trấu có công suất 70 - 80 kg củi/giờ, tiêu thụ điện 6 - 7 KW/h. Cứ 1,05 kg trấu thì cho ra 1 kg củi trấu. Chỉ cần cho trấu vào họng máy, qua bộ phận ép thì máy cho ra những thanh củi trấu. Củi trấu có đường kính 73 mm, dài từ 0,5 - 1 m. Cứ 1 kg củi trấu thì nấu được bữa ăn cho 4 người.

Dự án VIE/020 (Dự án Sản xuất nông thuỷ sản bền vững và năng lượng tái tạo từ lục bình và chất thải) ra đời với mục tiêu dài hạn góp phần làm giảm nghèo cho người dân ở vùng nông thôn tỉnh Hậu Giang và sau này nhân rộng ở vùng ĐBSCL. Dự án do Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hoà An (Đại học Cần Thơ) kết hợp với tỉnh Hậu Giang thực hiện.

Đối tượng hưởng lợi của dự án là những hộ nông dân không đất sản xuất hoặc có diện tích canh tác nhỏ hơn 2,3ha.

Kỹ sư Nguyễn Hữu Phong (Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm đa dạng sinh học Hoà An, Đại học Cần Thơ) cho biết, củi trấu duy trì sự cháy lâu hơn nấu trực tiếp bằng trấu hoặc than đá. Cũng như các loại chất đốt khác, củi trấu có thể sử dụng cho lò trấu truyền thống, cà ràng, bếp than, bếp than đá... rất dễ dàng vì bắt lửa nhanh, không có khói và khi cháy thì có mùi rất dễ chịu.

Nói về mặt kinh tế, kỹ sư Phong cho biết: Từ khi đi vào hoạt động tới nay, đã có nhiều người từ miền Trung, TPHCM, một số tỉnh ở Tây Nguyên tìm đến mua củi trấu về sấy bột khoai mì. Tuy nhiên nhiều người dân cho rằng giá củi trấu vẫn cao, dù chỉ 1.000 đồng/kg.

Kỹ sư Phong cho biết thêm: “Trấu từ nhà máy xay xát chở về trung tâm giá là 200 đồng/kg, tiền điện và công lao động là 300 đồng/kg củi. Củi trấu đang là đề tài nghiên cứu nên giá chỉ mang tính khảo nghiệm vì điều quan trọng là sẽ khuyến khích các nhà máy xay xát mua máy về ép củi, vừa giải quyết đống trấu vừa kiếm thêm lợi nhuận”.

Một điều đáng quan tâm khác là điện năng sử dụng cho máy ép củi trấu lại được sản xuất từ lục bình. Anh Nguyễn Văn Vũ (nhân viên quản lý điện tại trung tâm), cho biết: “Lục bình tươi mua về giá 120 đồng/kg, sau đó cắt rễ, thân và lá đưa vào máy cắt rồi sang máy ép, nước chảy vào hầm ủ biogas cho lên men. Nước thải từ hầm lên men sinh khí. Khí vào bể chứa dùng để chạy máy phát điện, động cơ (máy ép trấu, bơm nước) và đun nấu.

Anh Vũ còn phân tích cho chúng tôi biết hàng loạt công dụng khác của lục bình trong quá trình làm củi trấu như dùng nuôi thủy sản, ủ compost (với bã mía và phân heo) nuôi trùn, sản xuất nấm rơm…

Thạc sĩ Phạm Thị Vân (Khoa Công nghệ, Đại học Cần Thơ) cho biết: “Giá các loại nhiên liệu như: ga, dầu lửa... đang tăng cao, củi thì ngày càng khó tìm... Vì vậy, sử dụng trấu để sản xuất thành củi trấu là giải pháp vừa kinh tế vừa góp phần giảm ô nhiễm môi trường”.

Theo ông Đỗ Đức Tưởng – Tổ chức phát triển Hà Lan ( SNV Việt Nam), phụ phẩm lúa gạo ( rơm rạ và trấu) vẫn được coi là phế thải do thiếu công nghệ xử lý cũng như việc đánh giá thấp tiềm năng các nguồn sinh khối này.

Định lượng tiềm năng năng lượng, vai trò của phụ phẩm lúa gạo với tổng nguồn cung năng lượng sơ cấp dưới góc độ an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính là một việc làm cần thiết, theo ông Tưởng.

Năng lượng các nguồn này được ước tính đóng góp tới 20% tổng nhu cầu năng lượng sơ cấp ở Việt Nam. Nếu 50% lượng rơm rạ bị đốt bỏ mỗi năm, có nghĩa 16 triệu tấn sinh khối bị lãng phí, phát thải ra môi trường 18,7 triệu tấn CO2, nửa triệu tấn Co, 12.000 tấn methane, và hàng trăm ngàn tấn bụi lơ lửng và khí độc hại khác.

Ông Tưởng cho rằng, tận dụng được nguồn phụ phẩm lúa gạo cho sản xuất năng lượng đem lại lợi ích kép, vừa khai thác được nguồn năng lượng tái tạo khổng lồ, vừa giảm đáng kể ô nhiễm môi trường.

Như một hệ quả tất yếu của sự tăng trưởng kinh tế, tiêu thụ năng lượng sơ cấp đã tăng 163% từ 24,3Mtoe năm 1990 lên 64mtoe năm 2009. Nhu cầu năng lượng Việt Nam được dự báo sẽ tăng 4 lần, lên mức xấp xỉ 250Mtoe vào năm 2030, thậm chí Việt Nam sẽ trở thành một nước nhập khẩu năng lượng từ năm 2015.

Một trong những nguồn năng lượng sơ cấp quan trọng của Việt Nam là năng lượng sinh khối. Tuy có những nguồn năng lượng sinh khối dồi dào, nhưng với sự gia tăng sử dụng nhiên liệu hóa thạch không ngừng, sự thiếu quan tâm tới các nguồn năng lượng sinh khối sẵn có, đóng góp của những nguồn sinh khối này ngày càng giảm (từ 78% năm 1990 xuống còn 39% năm 2009).

Là quốc gia đứng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, với sản lượng xấp xỉ 40 triệu tấn/năm, Việt Nam có tiềm năng rất dồi dào về sinh khối từ rơm rạ và trấu. Lượng sinh khối từ phụ phẩm lúa gạo này được ước tính chiếm tới 64% các nguồn sinh khối ở nước ta.

Ông Tưởng nhận định: “ Tình hình quản lý sử dụng các nguồn phụ phẩm này còn chưa thực sự hiệu quả, ý nghĩa về tiềm năng năng lượng và giảm phát thải chưa được đánh giá một cách chính xác”.

Trong báo cáo của Tổ chức Nông lương thế giới năm 1997, tỷ lệ rơm rạ/ thóc dao động từ 0,4 (với rơm có độ ẩm 27%) đến 1,4 (với rơm có độ ẩm 12 – 22%); tỷ lệ vỏ trấu/thóc là 0,2.

Một nghiên cứu của Wassmann năm 2007 khi đo đạc thực tế trên đồng ruộng ở Thái Lan đã đưa ra một con số bình quân là tỷ lệ rơm rạ/thóc = 0,75 ( với rơm rạ có độ ẩm 10%).

Ngoài báo cáo của FAO (1997) về tỷ lệ vỏ trấu/ thóc là 0,2, nhiều tài liệu khác cũng chỉ ra một con số tương đối nhất quán với tỷ lệ này.

Mỗi năm, Việt Nam sản xuất ra xấp xỉ 40 triệu tấn sinh khối từ phụ phẩm lúa gạo, bao gồm 32 triệu tấn rơm rạ và 8 triệu tấn trấu. Tương ứng với sản lượng lúa, khối lượng phụ phẩm này tập trung chủ yếu ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ( chiếm gần 54%), Đồng băng sông Hồng (chiếm 17%) và đến vùng Bắc trung bộ và duyên hải miền Trung (15,4%).

Rơm rạ và trấu là những nguồn năng lượng tái tạo có tiềm năng khổng lồ ở nước ta. Chỉ riêng trấu đã có thế đóng góp tới 112 x 10^6 GJ, tương đương với 2,67Mtoe. Rơm rạ có tiềm năng năng lượng lý thuyết là 447,88 x 10^6 GJ, tương đương với 10,7Mtoe. Tổng năng lượng ký thuyết tiềm năng từ phụ phẩm lúa gạo là khoảng 13,34Mtoe. So với tổng tiêu thụ năng lượng sơ cấp của Việt Nam năm 2010 là 47Mtoe, thì riêng rơm rạ và trấu đã có thể đáp ứng được 28% nhu cầu này.

Việt Nam đang đứng trước thách thức về nguy cơ thiếu hụt năng lượng trong vòng một thập kỷ tới, sẽ cần có những giải pháp kịp thời để đảm bảo an ninh năng lượng.

Ông tưởng cho rằng, một trong những giải pháp có thể làm là tận dụng nguồn sinh khối rơm rạ dồi dào, sẵn có, rẻ tiền để sản xuất năng lượng và điều này sẽ mang lại kết quả khả thi và kinh tế hơn.