Vì sao lại gọi là củ su hào

Su hào là một trong những thực phẩm quen thuộc với mỗi chúng ta chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe và có thể chế biến được nhiều món ăn ngon. Trong bài viết dưới đây, META.vn sẽ mang đến bạn những món ăn ngon được chế biến từ su hào. Hãy tham khảo nhé!

Su hào là gì?

Su hào là một giống cây trồng thân thấp và mập của giống cải bắp dại, chúng được chọn lựa bởi thân mập và có dạng hình cầu, chứa nhiều nước. Su hào được tạo ra từ quá trình chọn lọc nhân tạo để lấy phần tăng trưởng của mô phân sinh ở thân (hay còn gọi là củ).

Su hào được chia làm 4 loại đó là:

  • Giống su hào trắng: Có đặc điểm là lá ngắn khoảng 30 - 40cm, có cọng dày như ngón tay, củ màu xanh nhạt hoặc màu trắng, đường kính khoảng 12 - 20cm. Giống su hào này cần khoảng 4 tháng mới có thể thu hoạch được. Khi lá rụng sẽ để lại những vết giống vết thẹo.
  • Giống su hào tím: Phần cọng và gân lá đều có màu tím.
  • Giống Vienna Kohlrabi: Đây là giống cây ngắn ngày (khoảng 2 tháng), có đặc điểm là ít lá, lá ngắn khoảng 15 - 20cm, cọng mỏng.
  • Giống Gigante: Đây là giống su hào đặc biệt, có nguồn gốc từ Tiệp Khắc, có củ to, đường kính trên 25cm, nặng 4 - 5kg, phần thịt giòn, trắng và mềm.

Tác dụng của su hào

Người dùng có thể ăn cả củ lẫn lá bởi chúng đều chứa rất nhiều dưỡng chất và khoáng chất như vitamin C, vitamin nhóm B, vitamin A, axit folic, kali, magiê… Đặc biệt, su hào còn chứa hàm lượng cao các chất xơ, các hợp chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe khỏe. Một số tác dụng của su hào có thể kể đến như:

  • Tốt cho hệ tiêu hóa: Trong su hào có hàm lượng chất xơ lớn, tốt cho hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, đó, chất xơ còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì lượng vi khuẩn có lợi trong ruột ở mức cân bằng, giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Phòng chống ung thư: Su hào có nồng độ phytochemical cao, đặc biệt là chất glucosinolates, chất này được xem là một trong những chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư hiệu quả.
  • Điều hòa huyết áp: Su hào có chứa nhiều kali đóng vai trò như một chất giãn mạch, hỗ trợ làm giảm sự căng thẳng trên hệ thống tim mạch bằng cách làm giảm căng thẳng của động mạch và mạch máu. Điều này giúp làm tăng tuần hoàn, cung cấp oxy cho các vùng trọng điểm, nhờ đó giúp giảm thiểu các bệnh về tim mạch như nhồi máu cơ tim, đột quỵ… Bên cạnh đó, kali cũng đóng một phần quan trọng trong việc điều tiết chất lỏng trong cơ thể, cùng “song kiếm hợp bích” với natri để hỗ trợ điều chỉnh sự dịch chuyển chất lỏng giữa các tế bào.
  • Tăng cường thị lực: Trong thành phần của su hào có chứa các hợp chất carotenes, nhất là beta - carotene (là một hợp chất chống oxyhóa, đặc biệt là với mắt), giúp hỗ trợ ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và làm chậm quá trình đục thủy tinh thể.
  • Tốt cho xương khớp: Su hào chứa nhiều chất manganese, sắt, calcium giúp ngăn ngừa các bệnh loãng xương khi bạn còn trẻ.
  • Tăng cường hệ miễn dịch: Trong su hào có chứa rất nhiều vitamin C giúp cơ thể tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh cũng sẽ giúp cơ thể bạn tránh được nhiều bệnh khác (tim mạch, ung thư…). Không chỉ vậy, vitamin C còn giúp tăng khả năng hấp thụ và phục hồi nguồn cung vitamin E cho cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân: Đây là một trong những thực phẩm phù hợp cho những người đang muốn ăn kiêng, giảm cân bởi chúng chứa ít calories, nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng.

Gợi ý các món ăn ngon được chế biến từ su hào

Mực xào su hào

Mực xào su hào là món ăn nhận được rất nhiều lời khen từ phía người thưởng thức bởi hương vị thơm ngon, khó cưỡng. Bạn chỉ cần làm sạch mực, thái thành miếng vừa ăn, còn su hào thì gọt vỏ, rửa sạch, bào hoặc cắt miếng đều được. Sau khi xong công đoạn sơ chế thực phẩm thì bạn trụng mực qua nước nóng, vớt ra ngay, rồi cho hành lá và mực vào chảo đảo đến khi mực săn lại thì vớt ra đĩa. Tiếp theo, bạn cho su hào vào chảo, đảo đều khoảng 3 phút thì đổ mực vào chảo đảo cùng, nêm nếm gia vị sao cho vừa miệng là được.

Kim chi su hào

Bên cạnh su hào muối, đây có lẽ là món ăn được đông đảo mọi người yêu thích bởi nó có vị cay cay, chua chua, ngọt ngọt. Cách làm rất đơn giản: Bạn sơ chế thật sạch các nguyên liệu su hào, hành tây, cà rốt, hành lá. Đối với su hào, bạn đem xóc với 1 thìa canh muối rồi để nguyên khoảng 1 giờ sau đó đổ bỏ nước đi. Hành lá đem cắt khúc vừa ăn, cà rốt bạn gọt vỏ, bào sợi. Cho hành tây, tỏi, gừng vào máy xay đa năng xay nhuyễn. Tiếp theo, bạn cho 1 thìa canh bột nếp hòa tan với 1/2 bát nước, đun và quấy đều đến khi đặc sệt là được. Tiếp theo, bạn trộn tất cả nguyên liệu với nhau cùng ớt bột Hàn Quốc, nêm nếm sao cho vừa miệng rồi để 1 - 2 ngày là có thể thưởng thức.

>> Có thể bạn quan tâm:

Nộm su hào cà rốt

Đây là món ăn ngon được nhiều gia đình yêu thích, đặc biệt là trong mùa hè nóng bức. Với các nguyên liệu bình dân và quen thuộc như su hào, cà rốt, lạc… trộn cùng với nước mắm chua ngọt, chắc chắn món ăn này sẽ rất hấp dẫn. Cách làm đơn giản như sau: Bạn sơ chế thật sạch các nguyên liệu su hào và cà rốt, đem bào thành sợi. Tiếp theo đến công đoạn pha nước sốt chua ngọt, bạn cho 1 thìa cà phê đường, 1 thìa cà phê cốt chanh, 1/2 thìa cà phê giấm cùng ớt, tỏi băm nhỏ, trộn đều với nhau. Sau đó, bạn cho thêm 2 thìa canh nước mắm, 3 thìa canh nước lọc vào bát, khuấy đều rồi đổ vào bát su hào cà rốt. Cuối cùng, bạn trộn đều món nộm su hào cà rốt và rắc một chút lạc rang, rau thơm lên trên là được.

Một số món ăn khác chế biến bằng su hào:

Su hào xào hàu

Thịt kho su hào

Nộm su hào tôm

Mong rằng những thông tin mà chúng tôi chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ về củ su hào và các món ngon được chế biến từ chúng. Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi!

Đừng quên truy cập website META.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin hữu ích bạn nhé!

>> Tham khảo thêm:

Vì sao lại gọi là củ su hào

Su hào (thoát âm từ Chouraves), còn gọi Rutabaga, tên khoa học Brassica napus L., tên đồng nghĩa: Brassica napobrassica (L.) Mill. Hoặc Brassica oleracea var. caulorapa. Là một cây rau cùng họ Thập tự với các loài Cải (Brassicaceae = Cruciferae). Thân thảo, rễ phát triển thành củ,  có dạng tròn vụ, tròn dài (có khi đến 49 cm) hay tròn vụ bẹp, nhưng dạng trong ảnh là thường gặp nhất. Vỏ ngoài trắng hay tim tím, nạc củ trắng, vị hơi ngọt hay không vị. Hoa vàng, 4 cánh hoa xếp hình chữ thập, 6 nhị. Giác quả chứa nhiều hột. Su hào có nguồn gốc từ vùng quanh Địa Trung Hải, được du nhập vào nước ta từ thế kỷ 19, nay trồng khá phổ biến và phát triển tốt nhất tại vùng có nhiệt độ mùa đông từ -160 C đến 100 C và trồng được ở nơi có nhiệt độ  mùa lạnh từ 10 – 220 C.

Su hào thường được thu hoạch khi còn non mang lá còn xanh, củ còn mềm vì khi già củ hóa xơ (do các bó mạch hóa gỗ khá nhanh).

Giống Su hào trắng (White Kohlrabi): lá ngắn, cỡ 30 - 40 cm, có cọng dày như ngón tay, củ xanh nhạt hay trắng, đường kính khoảng12 - 20 cm. Cây cần 4 tháng mới được thu hoạch (6 - 7 tháng là phát triển hoàn toàn). Khi lá rụng để lại trên củ những vết như vết thẹo.

Giống Su hào tím (Purple Kohlrabi), khác với giống trắng ở chỗ củ, cọng lá và gân lá đều màu tím.

Giống Vienna Kohlrabi: đây là giống ngắn ngày (2 tháng), rất ít lá và lá rất ngắn, cỡ 15 - 20 cm, cọng mỏng.

Giống Gigante (Giant Winter): đây là giống Su hào đặc biệt, gốc từ Tiệp Khắc. Cây cho củ rất to, đường kính trên 25 cm, bình thường nặng 4 - 5 kg. Củ Su hào giữ kỷ lục thế giới nặng đến 28 kg (cân cả lá). Su hào Gigante có thêm đặc điểm là phần thịt vẫn giữ được độ giòn, trắng và mềm dù thu hoạch trễ khi củ đã tương đối già.

Lá Su hào cũng dùng làm rau, chứa: nước (82%), chất đạm (1,9%), chất béo (0,9%), chất xơ (2,2%). Xét về phương diện dinh dưỡng, Su hào là một nguồn cung cấp khá tốt về vitamin C (với những khả năng giúp cơ thể chống đỡ bệnh, bổ dưỡng và giúp hấp thu calcium). Su hào cũng là nguồn cung cấp potassium và vitamin B6. Theo khoa dinh dưỡng trị liệu thì Su hào là một thực phẩm rất tốt để thanh lọc máu và thận, giúp nuôi dưỡng da, loại các chất độc khỏi cơ thể, đồng thời bổ dưỡng cho xương, hệ tiêu hóa, và các hạch trong cơ thể.

Hột Su hào có chứa một protein có tác dụng ức chế trypsin, tương tự như napsin. Protein này chứa những acid amin xếp đặt theo những trình tự đa dạng, chưa được xác định rõ rệt. Hột Su hào chứa glucoraphanin, một tiền chất của sulforaphan, và những hợp chất phức tạp khác như 4-hydroxyglucobrassicin, glucosinolat, acid béo loại erucic acid có tính chống oxy hóa, chống lão hóa, ngừa ung thư... (PubMed PMID 14969551).

Cũng như các cây rau trong họ Brassicaceae, Su hào chứa nhóm hợp chất dithiolthion, có những tác dụng chống ung thư, chống oxy hóa; và những indol có khả năng bảo vệ chống ung thư vú, ung thư ruột già, và sulfur có thêm hoạt tính kháng sinh và kháng siêu vi.

Dược tính và cách dùng

Tại Trung Quốc, Su hào được gọi dưới các tên qiu jing gan lan, hay jie lan tou. Su hào được xem là có vị ngọt/ cay, tính mát; tác dụng vào các kinh mạch thuộc tỳ và vị. Vỏ củ có tác dụng hóa đàm. Củ có tác dụng tiêu viêm, giảm đau. Lá và hột có tác dụng tiêu thực.

Su hào thường được dùng để trị viêm loét bao tử, viêm loét tá tràng, ăn không tiêu, ăn mất ngon: lột vỏ một củ Su hào, xắt thành miếng mỏng, nhỏ, để trong bầu thủy tinh; thêm Mật ong vừa đủ để ngâm trong 2 ngày đến khi Su hào trở thành mềm và ngấm đủ mật. Ăn hàng ngày (nhai nhỏ).

Tại Việt Nam, Su hào cũng được dùng như Cải bắp để trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: có thể ép tươi lấy nước cốt uống hay dùng chung với lá Sống đời (mỗi thứ 30 g), giã nát, vắt lấy nước uống… Cũng dùng để trị ho, viêm họng (một lát Su hào bằng 2 ngón tay, một miếng Gừng tươi bằng 1 ngón tay và một chút muối, giã nát để ngậm và nuốt nước từ từ).


Page 2

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 3

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 4

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 5

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 6

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 7

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 8

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 9

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 10

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 11

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 12

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 13

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 14

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 15

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 16

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 17

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 18

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 19

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 20

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 21

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 22

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 23

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 24

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 25

Vì sao lại gọi là củ su hào


Page 26

Vì sao lại gọi là củ su hào