Vì sao không nên xì mũi

Chảy nước mũi liên tục là tình trạng xảy ra phổ biến khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và phiền toái. Vậy làm sao để ngưng chảy nước mũi hiệu quả? Hãy cùng MEDLATEC theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về các biện pháp giảm chảy nước mũi ngay tại nhà.

1. Nguyên nhân gây chảy nước mũi liên tục

Nước mũi là chất nhầy trong suốt, có chức năng bắt giữ bụi bẩn, dị vật có trong không khí khi hít vào, nhằm ngăn chặn tác nhân gây bệnh đi vào cơ thể qua mũi.

Khi tăng tiết quá mức, nước mũi sẽ chảy ra ngoài hoặc bị nuốt xuống cổ họng gây cảm giác khó chịu. Vì vậy trước khi đưa ra biện pháp giải quyết làm sao để ngưng chảy nước mũi thì bạn nên xác định chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, cụ thể là:

Dị ứng:

Nếu vô tình hít hoặc ngửi phải phấn hoa, lông chó mèo, chất gây dị ứng,… thì bạn cũng có nguy cơ bị chảy nước mũi liên tục. Bởi vì khi bị dị ứng, niêm mạc mũi rất nhạy cảm, dễ bị kích thích và tăng tiết dịch nhầy.

Dị vật bên trong mũi:

Bụi bẩn, dị vật xâm nhập vào bên trong mũi sẽ kích thích màng nhầy tăng tiết. Đồng thời do xuất hiện vật thể lạ, cơ thể sẽ đáp lại thông qua các phản ứng miễn dịch. Khiến một bên mũi sẽ bị chảy dịch nhầy có mùi hôi.

Cảm lạnh:

Cảm lạnh thường xảy ra khi thời tiết thay đổi, chuyển mùa từ nóng sang lạnh đột ngột. Lúc này virus gây bệnh sẽ xâm nhập vào cơ thể qua mũi, họng, đồng thời giải phóng ra Cytokine chất hóa học gây viêm.

Ban đầu dịch mũi chảy ra loãng, trong suốt sau vài ngày nước mũi trở nên đặc, cơ thể có biểu hiện sốt kèm theo nghẹt mũi, đau họng, khàn giọng,… Cảm lạnh sẽ tự khỏi sau vài ngày, do đó bạn nên áp dụng biện pháp chăm sóc phù hợp.

Khi bị nhiễm cảm lạnh, người bệnh thường có biểu hiện sốt, mệt mỏi, đau họng, chảy nước mũi kéo dài,…

Cảm cúm:

Cảm cúm là bệnh do virus cúm tấn công vào niêm mạc mũi, họng gây sốt cao, mệt mỏi, chảy nước mũi liên tục, ho, đau họng, nghẹt mũi,… Nếu không chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây nhiều biến chứng, nhất là những người lớn tuổi, trẻ nhỏ và người có hệ miễn dịch kém.

Virus cúm có nhiều chủng và thay đổi thường xuyên, do đó cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vaccine hàng năm.

Viêm mũi xoang:

Viêm mũi xoang là tình trạng niêm mạc mũi, xoang bị viêm sưng, sản sinh nhiều dịch rỉ viêm làm thu hẹp đường mũi. Do đó khi mắc bệnh bạn sẽ có biểu hiện nghẹt mũi, chảy dịch mũi màu vàng, xanh ra ngoài hoặc tích tụ bên trong. Đồng thời nhiều người cũng gặp phải triệu chứng: đa nhức vùng trán, sốt, ho và mệt mỏi.

Chảy nước mũi liên tục là biểu hiện của viêm mũi xoang, bạn nên có biện pháp điều trị sớm để thoát khỏi tình trạng này

Polyp mũi:

Chảy nước mũi liên tục cũng là biểu hiện của Polyp mũi - một bệnh tai mũi họng phổ biến. Bệnh xảy ra khi niêm mạc mũi hình thành các tổ chức Polyp là những khối mềm, không gây đau.

Trường hợp Polyp phát triển quá lớn có thể làm tắc hẹp đường thở dẫn đến triệu chứng: nghẹt mũi, khó thở,… ảnh hưởng đến khả năng hô hấp.

2. Làm sao để ngưng chảy nước mũi?

Những người bị chảy dịch mũi do dị ứng, dị vật thông thường thì có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng khó chịu này.

Uống đủ nước:

Khi bị chảy nước mũi liên tục, bạn nên uống nhiều nước để bù lại lượng đã mất. Đồng thời để nước làm loãng dịch mũi, tạo điều kiện tống xuất dịch ra ngoài.

Tốt nhất bạn nên uống nước ấm, đặc biệt là các loại trà thảo mộc ấm nóng. Khi uống hơi nước bốc lên có tác dụng làm se niêm mạc, giúp bạn thông thoáng đường mũi và cảm thấy dễ thở hơn. Đồng thời các chất kháng viêm, kháng khuẩn tự nhiên có trong thảo mộc cũng góp phần giảm thiểu viêm nhiễm, tăng tiết chảy nước mũi.

Ngoài ra bạn nên tránh sử dụng các đồ uống có cồn, cà phê gây khô cổ họng, dịch mũi đặc dính khiến tình trạng nghẹt mũi trở nên nghiêm trọng hơn.

Xông mặt:

Làm sao để ngưng chảy nước mũi, cách hiệu quả và đơn giản nhất ngay lúc này là xông mặt bằng nước nóng. Theo phương pháp dân gian, bạn chỉ cần mở hé nắp nồi nước sôi và dùng một tấm vải lớn trùm lên đầu. Sau đó từ từ hít thở để hơi nóng đi qua mũi trong khoảng 10 - 15 phút.

Trong quá trình xông, bạn không nên ngồi quá gần nồi nước để tránh bị phỏng. Đồng thời bạn cũng có thể mở khăn trùm đầu ra khi cảm thấy quá nóng và tiếp tục xông. Trường hợp dịch mũi chảy ra ngay lúc đó thì bạn nên xì hết ra cho thông thoáng.

Để dễ chịu hơn, bạn có thể thêm vào nồi nước xông một vài giọt tinh dầu bạc hà, hương thảo. Những loại tinh dầu này đều có tác dụng thư giãn, làm dịu niêm mạc, đồng thời khử khuẩn và thông mũi hiệu quả.

Làm sao để ngưng chảy nước mũi, bạn nên áp dụng biện pháp xông mặt để thông thoáng đường thở và giảm chảy nước mũi

Tắm nước ấm:

Một trong những cách làm ngưng chảy nước mũi hiệu quả là tắm bằng nước ấm. Biện pháp này không chỉ mang đến cảm giác thoải mái, thư thái mà còn giúp bạn thông thoáng đường thở. Bởi vì trong quá trình tắm, việc hít thở hơi nước ấm bốc lên sẽ khiến các cuốn mũi co lại, từ đó tạo điều kiện cho dịch nhầy thoát ra ngoài.

Rửa mũi:

Những người bị chảy nước mũi do viêm xoang có thể kiểm soát tình trạng này thông qua biện pháp rửa mũi. Bạn có thể dùng một bình nhỏ có vòi dẫn hoặc bình Neti pot để làm sạch xoang mũi.

Để sát trùng niêm mạc mũi, bạn nên sử dụng dung dịch nước muối vô trùng, nước cất cho vào bình. Sau đó đặt vòi vào một bên mũi và nghiêng đầu rồi cho nước từ từ chảy vào và thoát qua bên mũi còn lại.

Trong quá trình thực hiện, bạn nên làm theo hướng dẫn sử dụng bình tránh tình trạng rửa sai cách khiến nước mũi chảy ra nhiều hơn.

Rửa mũi bằng nước muối có tác dụng sát trùng niêm mạc và kiểm soát tình trạng chảy nước mũi

Súc miệng bằng nước muối:

Làm sao để ngưng chảy nước mũi, súc miệng bằng nước muối sẽ giúp bạn loại bỏ vi khuẩn có trong cổ họng, làm sạch đờm và chất nhầy tích tụ. Từ đó kiểm soát tình trạng viêm nhiễm và chảy nước mũi thường xuyên.

Kê cao gối khi ngủ:

Khi ngủ bạn nên kê cao gối để giảm các triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi khó chịu. Dịch mũi được tống ra ngoài một cách tự nhiên giúp bạn cảm thấy dễ thở hơn.

Làm sao để ngưng chảy nước mũi, hy vọng với những biện pháp hỗ trợ mà chúng tôi vừa chia sẻ ở bài viết sẽ giúp bạn nhanh chóng thoát khỏi tình trạng này. Nếu chảy nước mũi kéo dài, kèm theo các triệu chứng sốt, nghẹt mũi thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để được chẩn đoán bệnh lý mắc phải, từ đó đưa ra biện pháp điều trị kịp thời.

Nếu chưa tìm được nơi thăm khám lý tưởng thì chuyên khoa Tai Mũi Họng - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn.

MEDLATEC được nhiều khách hàng đánh giá cao về chất lượng phục vụ. Khi đến đây bạn sẽ được thăm khám trực tiếp bởi các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm.

Trung tâm Xét nghiệm, bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là đơn vị Y tế đầu tiên tại Việt Nam sở hữu hai chứng chỉ đáng tin cậy đó là: ISO 15189:2012 - tiêu chuẩn năng lực và chất lượng phòng xét nghiệm Y tế và CAP - tiêu chuẩn chất lượng xét nghiệm hàng đầu thế giới được cấp bởi Hội bệnh học Hoa Kỳ. Vì vậy khi thăm khám tại đây, khách hàng hoàn toàn an tâm về kết quả thăm khám chính xác, nhanh chóng.

Ngoài ra, bệnh viện còn trang bị hệ thống trang thiết bị y khoa hiện đại như: máy chụp MRI, máy chụp CT, máy siêu âm,... đáp ứng cho nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.

Nếu nước mũi vẫn chảy liên tục trong thời gian dài thì bạn nên đến cơ sở uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để thăm khám

Do đó, khi thăm khám tại MEDLATEC bạn hoàn toàn có thể tin tưởng về mức độ chính xác của kết quả. Để đăng ký đặt lịch chủ động, quý khách vui lòng gọi đến đường dây nóng: 1900 56 56 56.

Rửa mũi là là cách rất hiệu quả để vệ sinh mũi xoang khi có dấu hiệu cảm cúm, viêm mũi. Tuy nhiên, bạn đã biết nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả chưa? Nếu sử dụng sai cách, nước rửa mũi có thể gây hại cho chính sức khỏe của bạn.

1. Tại sao phải rửa mũi?

Rửa mũi là một biện pháp vệ sinh mũi. Là một giải pháp rất phổ biến để hỗ trợ khắc phục tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, nhất là mũi xoang.

Rửa mũi khi nào?

Cần vệ sinh mũi khi có dấu hiệu của viêm mũi dị ứng, cảm cúm, viêm xoang,... Tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên khiến cho chất nhầy đặc, nhiều lên gây tắc nghẽn đường mũi xoang, gây nghẹt mũi, khó thở. Vệ sinh mũi là cách tác động trực tiếp giúp đẩy các chất đặc nhầy ra ngoài, làm thông thoáng đường thở.

Rửa mũi bằng dung dịch gì?

Phổ biến nhất khi rửa mũi là sử dụng dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) và dụng cụ chuyên dụng để đưa trực tiếp và mũi để dung dịch đẩy chất dịch nhầy ra ngoài. Đồng thời, nước muối có tác dụng sát khuẩn mũi, làm mềm niêm mạc mũi, làm lỏng chất dịch nhầy, dễ đẩy ra ngoài.

Nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả còn tùy thuộc vào từng đối tượng người dùng. Với người lớn, việc rửa mũi thực hiện đơn giản chỉ bằng dung dịch nước muối và bình rửa mũi. Còn với trẻ nhỏ, đôi khi cần dùng đến máy rửa và hút mũi chuyên dụng của ngành y tế.

Nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả còn phụ thuộc vào cách sử dụng

Các loại nước rửa mũi

Hiện nay, nước rửa mũi phổ biến nhất là dung dịch nước muối sinh lý (NaCl 0,9%). Để tiện lợi thì người ta thường dùng loại nước muối đóng chai 500ml. Với trẻ nhỏ thì dùng loại nước muối nhỏ mắt, nhỏ mũi dạng lọ nhỏ. Bên cạnh đó, để làm dung dịch rửa mũi còn có các loại muối viên hoặc gói muối bột dùng để pha với nước làm nước rửa mũi.

2. Nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả ?

Rửa mũi phải đúng thao tác, đồ dùng phải sạch, tiệt trùng, nước muối đúng chuẩn. Đồng thời, rửa mũi phải đúng cách để phát huy hiệu quả. Để rửa mũi đạt hiệu quả, các bạn nên thực hiện đúng thao tác như sau:

Chuẩn bị

Pha nước muối rửa mũi: Nếu bạn mua các loại muối gói hoặc muối hạt thì việc pha dung dịch rửa mũi dễ dàng hơn. Chỉ việc dùng nước lọc đã đun sôi, để ấm, sau đó pha gói muối với 500ml nước. Nếu không có muối gói chuyên dụng thì bạn có thể dụng dụng muối tinh (không dùng muối i ốt) với liều lượng như sau: 3/4 muỗng cà phê muối tinh khiết + 1/4 muỗng cà phê baking soda + 500ml nước cất hoặc nước sạch. Lưu ý nước pha dung dịch phải là nước cất hoặc nước đun sôi đảm bảo sạch nếu không bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn vào vùng xoang mũi, gây bệnh nguy hiểm. Để an toàn, tốt nhất bạn nên sử dụng chai nước muối đóng sẵn mua tại các hiệu thuốc.

Các dụng cụ cần thiết: bình rửa mũi đã tiệt trùng bằng cách nhúng 5 phút vào nước đun sôi, chậu sạch, khăn lau.

Bạn cần biết rõ nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả trước khi tiến hành rửa mũi. Lưu ý quan trọng nhất là dung dịch nước muối phải đúng chuẩn, đồ dùng phải tiệt trùng.

Rửa mũi cho trẻ nhỏ phải hết sức cẩn thận

Tiến hành rửa mũi

Đứng trước bồn rửa hoặc chuẩn bị một chiếc chậu để hứng (với trẻ nhỏ) dùng để hứng dung dịch rửa mũi khi rửa.

Hơi cúi người về phía trước. Nghiêng đầu sang trái, đưa bình rửa mũi vào lỗ mũi bên phải, dùng tay bóp với lực vừa phải để dung dịch đủ mạnh chảy vào mũi phải và ra ở mũi trái.

Lưu ý thở bằng miệng trong lúc đang rửa mũi. Sau đó đổi bên, đưa dung dịch vào từ mũi trái để nước chảy ra mũi phải. Dùng hết dung dịch có trong bình. Sau đó nhẹ nhàng xì mũi để tống hết dung dịch và chất nhầy trong mũi ra bên ngoài. Lưu ý không xì quá mạnh khiến dung dịch vào tai gây viêm tai.

Những điều cần lưu ý khi rửa mũi

Việc rửa mũi tuy là thao tác đơn giản nhưng dung dịch nước muối được đưa sâu vào bên trong mũi xoang. Thành mũi mỏng, dễ tổn thương. Do đó cần đặc biệt lưu ý những điều sau:

  • Pha dung dịch nước rửa mũi dùng cho 1 lần. Một chai nước muối sẵn chỉ dùng cho 1 lần duy nhất.

  • Dụng cụ rửa mũi phải được tiệt trùng kỹ lưỡng, bảo quản cẩn thận, tránh để nấm mốc khiến vi khuẩn xâm nhập vào xoang mũi.

  • Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rửa mũi.

  • Thao tác nhẹ nhàng để không làm tổn thương thành mũi và niêm mạc mũi.

  • Chỉ rửa mũi ngày 1 - 3 lần, không nên rửa quá nhiều và không áp dụng hình thức rửa mũi cho trẻ nhỏ.

  • Không rửa mũi đối với những người có bệnh về tâm - thần kinh , người bệnh không chịu hợp tác.

  • Dừng lại khi thấy có dấu hiệu khó chịu khi rửa mũi.

  • Cần làm ấm dung dịch trước khi rửa mũi, nếu dùng nước lạnh có thể làm cho tình trạng nghẹt mũi và viêm mũi nặng thêm.

  • Nước mũi khi rửa mà xuống họng thì cần khạc nhổ ra, không được nuốt vào trong dễ làm nhiễm khuẩn đường ruột.

Rửa mũi phải đúng cách

3. Có nên rửa mũi thường xuyên hay không?

Nhiều người “nghiện” rửa mũi vì chúng giúp giảm cảm giác khó chịu mỗi khi nghẹt mũi hoặc viêm mũi. Hoặc nhiều người có khái niệm rửa mũi hàng ngày để làm sạch bụi bẩn bên trong mặc dù không có bệnh lý đường mũi xoang. Điều này có nên hay không?

Rửa mũi thường xuyên có tốt không?

Không thể phủ nhận tác dụng và hiệu quả tức thì của việc rửa mũi. Nhưng nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả lâu dài lại là điều mà nhiều người chưa nghĩ đến. Nếu rửa mũi quá thường xuyên, quá nhiều ngay cả khi không bị viêm mũi lâu dần sẽ dẫn đến những tình trạng không mong muốn.

Rửa mũi nhiều quá sẽ làm mất đi các yếu tố miễn dịch bên trong mũi xoang. Nước muối có thể làm khô và bào mỏng niêm mạc mũi. Điều này về lâu dài dẫn đến tình trạng mũi mất đi hệ miễn dịch vối có, giảm đi khả năng chống lại vi trùng, nấm, khói bụi, vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập qua đường thở ở mũi và virus vên trong cơ thể tạo ra.

Không nên rửa mũi thường xuyên

Làm sao để phòng tránh bệnh về mũi xoang?

Chỉ nên rửa mũi khi cần thiết, không nên rửa mũi quá thường xuyên và nhiều lần. Cách tốt nhất để tránh được các bệnh về mũi xoang và đường hô hấp trên là phải ăn uống điều độ, đủ chất để tăng cường sức đề kháng. Luyện tập thể thao để tăng sức bền cho cơ thể. Giữ ấm cổ khi trời lạnh và hạn chế uống đồ lạnh khi trời nóng. Đeo khẩu trang khi đi ra đường để tránh hít phải khói bụi. Không nuôi chó mèo trong nhà và giữ phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.

Như vậy, thông qua bài viết này, các bạn đã hiểu phải sử dụng nước rửa mũi dùng như thế nào mới hiệu quả. Đây là việc đơn giản tại nhà để hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đường mũi xoang. Nhưng rửa mũi chỉ thực sự hiệu quả khi sử dụng đúng cách, đúng quy định.