Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa

Ví dụ, một nghiên cứu nhỏ kiểm tra sự cân bằng hormone đồng hóa – dị hóa ở người tập thể hình khi chuẩn bị một cuộc thi, được chia thành 2 nhóm: Nhóm tập luyện và ăn uống như bình thường và nhóm bị hạn chế năng lượng để giảm mỡ cơ thể. Nhóm bị hạn chế năng lượng đã cho thấy lượng mỡ trong cơ thể và khối lượng cơ bắp giảm đáng kể so với nhóm bình thường. Nồng độ insulin, hormone tăng trưởng, mức testosterone cũng đều giảm.

Đồng hóa và dị hóa ảnh hưởng cân nặng

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa

Vì quá trình đồng hóa và dị hóa là một phần trong quá trình trao đổi chất, do đó các quá trình này đều ảnh hưởng đến trọng lượng cơ thể bạn.

  • Trạng thái đồng hóa: Cơ thể sẽ xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp. Điều này giúp duy trì hoặc tăng cân.
  • Trạng thái dị hóa: Cơ thể sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, cả mỡ và cơ bắp.

Bạn có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể bằng cách hiểu rõ quá trình trao đổi chất tổng thể, các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cả hai quá trình này đều có thể giúp giảm mỡ theo thời gian. Nếu bạn tập luyện nhiều, cơ thể sẽ bắt đầu quá trình đồng hóa, bạn sẽ có xu hướng giảm mỡ và duy trì hoặc thậm chí tăng cơ. Cơ bắp nặng dày hơn mỡ, vì vậy trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể của bạn có thể cao hơn với vóc dáng thon thả hơn.

Khi cơ thể bình thường, chưa cần bổ sung năng lượng, các nguồn năng lượng dự trữ trong cơ thể như cơ bắp, mỡ sẽ không được sử dụng và không làm thay đổi trọng lượng cơ thể. Khi cơ thể bị đói sẽ xảy ra quá trình dị hóa, cơ bắp và mỡ sẽ bị đem ra đốt lấy năng lượng giúp giảm cân. Tuy nhiên, điều này không mang lại lợi ích cho người tập thể hình muốn xây dựng cơ bắp.

Tỷ lệ giữa đồng hóa và dị hóa trong cơ thể còn tùy thuộc vào độ tuổi và trạng thái bao gồm:

  • Độ tuổi: Ở độ tuổi trẻ em, cơ thể đang lớn, quá trình đồng hóa lớn hơn dị hóa, ngược lại ở người già, quá trình dị hóa lại lớn hơn đồng hóa.
  • Hoạt động: Khi đang hoạt động, quá trình dị hóa lớn hơn đồng hóa, ngược lại lúc nghỉ ngơi đồng hóa mạnh hơn dị hóa.

Bài tập đồng hóa và dị hóa

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa

Dựa trên sự phân biệt đồng hóa và dị hóa thông qua các bài tập sẽ giúp bạn tối ưu được hiệu quả và mục tiêu tập luyện bao gồm:

Bài tập đồng hóa

Các bài tập đồng hóa nói chung là những bài tập xây dựng khối lượng cơ bắp, chẳng hạn như tập tạ. Hầu hết bài tập không sử dụng oxy là bài tập đồng hóa, bao gồm chạy nước rút, nhảy dây, bài tập cường độ cao ngắt quãng (interval training) hoặc bất kỳ hoạt động nào được thực hiện ở cường độ cao trong thời gian ngắn.

Với các hoạt động này, cơ thể buộc phải sử dụng nguồn năng lượng dự trữ ngay lập tức và sau đó loại bỏ sự tích tụ axit lactic trong cơ bắp. Để quen dần với cường độ cao này, cơ thể sẽ tăng khối lượng cơ bắp, xương và sử dụng axit amin để tăng dự trữ protein.

Bài tập dị hóa

Các bài tập dị hóa phần lớn là aerobic, có nghĩa là bài tập tiêu thụ oxy, giúp đốt cháy calo và chất béo. Việc sử dụng oxy là yếu tố chính trong quá trình dị hóa, vì oxy là chất khử trong nhiều quá trình hóa học.

Các bài tập dị hóa điển hình là chạy bộ, đạp xe, bơi lội, khiêu vũ hoặc bất kỳ hoạt động thể chất nào được thực hiện trong ít nhất 20 phút ở cường độ vừa phải. Thời gian là yếu tố chính để đạt được kết quả mong muốn vì sau khoảng 15 – 20 phút, cơ thể chuyển từ sử dụng glucose và glycogen sang sử dụng chất béo để duy trì nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Bài tập đồng hóa sẽ giúp tăng cường cân nặng kích thước cơ thể, bài tập dị hóa sẽ giúp giảm mỡ, thân hình thon gọn. Cách tốt nhất là bạn nên phối hợp các bài tập đồng hóa và dị hóa cân bằng để đạt được hoặc duy trì trọng lượng cơ thể lý tưởng cũng như cải thiện sức khỏe tổng thể.

Những thông tin trên hy vọng có thể giúp bạn hiểu rõ đồng hóa và dị hóa là gì để biết cách phân biệt, và cách hai quá trình này tác động đến cơ thể. Khi nắm bắt được sự khác biệt giữa đồng hóa và dị hóa có thể giúp bạn đạt được mục tiêu vóc dáng, đồng thời xây dựng chế độ ăn lành mạnh để bạn có thể khỏe mạnh từ trong ra ngoài.

Mã câu hỏi: 13931

Loại bài: Bài tập

Chủ đề :

Môn học: Sinh học

Câu hỏi này thuộc đề thi trắc nghiệm dưới đây, bấm vào Bắt đầu thi để làm toàn bài

CÂU HỎI KHÁC

Dị hóa là gì chính là một trong những thắc mắc rất thường gặp. Khi nói về quá trình trao đổi chất ở các cơ thể sống, chúng ta thường nghe nói đến thuật ngữ đồng hóa và dị hóa. Đây là hai quá trình cần thiết để giúp một cơ thể sống có thể hoạt động được. Vậy chúng ta nên hiểu dị hóa như thế nào? Có vai trò ra sao? Hãy cùng YouMed đi tìm câu trả lời qua bài viết sau đây.

1. Dị hóa là gì?

Dị hóa là một khái niệm thể hiện sự tập hợp nhiều chuỗi phản ứng chuyển hóa. Có tác dụng phân hủy những phân tử lớn thành các đơn vị nhỏ hơn. Hoặc trải qua quá trình oxy hóa để giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động. Ngoài ra, sản phẩm của quá trình dị hóa còn được sử dụng cho các phản ứng đồng hóa khác.

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa
Đồng hóa và dị hóa.

Trong quá trình dị hóa, các phân tử lớn như polisaccarit, lipid, acid nucleic và protein sẽ bị phá vỡ thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn. Chẳng hạn như monosaccarid, các axit béo, các nucleotide và các axit amin.

2. Vai trò của dị hóa là gì?

Năng lượng được tích lũy trong quá trình đồng hóa sẽ được phóng thích trong quá trình dị hóa. Với mục đích là để cung cấp lại cho quá trình tổng hợp của đồng hóa.

Hai quá trình đồng hóa và dị hóa tuy trái ngược nhau nhưng có sự hỗ trợ lẫn nhau. Nếu không có đồng hóa thì sẽ không có nguyên liệu cho quá trình dị hóa. Và ngược lại, không có dị hóa thì sẽ không tạo ra năng lượng cho quá trình đồng hóa.

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa
Dị hóa giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

Nói một cách đơn giản hơn, dị hóa kết hợp với đồng hóa tạo nên một tổng thể quá trình trao đổi chất cho cơ thể sống. Trong đó, con người là một cơ thể sống nên cơ thể người luôn diễn ra song song hai quá trình đồng hóa và dị hóa. Nhờ có dị hóa mới có năng lượng cho cơ thể hoạt động, cũng như có nguyên liệu cho những quá trình đồng hóa tiếp theo.

3. Những hormon chính của quá trình dị hóa là gì?

Các hormon chính của quá trình dị hóa bao gồm:

3.1. Hormon Epinephrine và Norepinephrine

Còn có tên gọi khác tương ứng là Adrenalin và Noradrenalin. Đây là hai loại hormon chính tác động lên hệ thần kinh giao cảm. Hai hormon này có tác dụng giúp tăng nhịp tim, tăng cung lượng tim. Trên phổi, hai hormon này kích thích sự giãn của phế quản để tăng cường trao đổi khí.

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa
Hormon Adrenalin.

Hormon Adrenalin và Noradrenalin được gọi chung là Catecholamin. Chúng được sinh tổng hợp từ Tyrosin dưới tác dụng của một vài enzym trong các tế bào ưa crôm nằm ở tuỷ thượng thận. Những hormon này còn có công dụng tăng đường huyết để tạo năng lượng. Đồng thời tăng đáp ứng của cơ thể với các tác nhân gây stress.

3.2. Hormon Cortisol

Hormone Cortisol cũng được tuyến thượng thận sản xuất. Đây được gọi là hormone căng thẳng. Cortisol được giải phóng khi chúng ta hoảng sợ, hồi hộp, lo âu hoặc có cảm giác khó chịu. Hormone này sẽ làm tăng huyết áp, tăng đường huyết và ức chế quá trình viêm trong cơ thể.

>> Xem thêm: Top 10 thực phẩm tốt cho phổi mà bạn cần biết.

3.3. Hormon Cytokin

Cytokin có bản chất là một loại protein nhỏ. Với vai trò điều chỉnh sự giao tiếp và liên hệ giữa các tế bào trong cơ thể. Cytokine sẽ được sản xuất và phân hủy trong cơ thể một cách liên tục. Các axit amin của chúng sẽ được tái sử dụng cho những quá trình cần thiết khác.

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa
Hormon Cytokin.

Interleukin và lymphokine chính là hai hóa chất điển hình của Cytokin. Chúng thường được giải phóng với tác dụng đáp ứng miễn dịch. Nhằm bảo vệ cơ thể trước sự xâm lấn của vi khuẩn, virus, khối u hoặc các chấn thương.

3.4. Hormon Glucagon

Glucagon là một hormon được sản xuất từ tế bào Alpha của tuyến tụy nội tiết. Hormon này có tác dụng kích thích sự phân hủy glycogen thành glucose. Glycogen được dự trữ trong các tế bào gan. Khi cơ thể thiếu Glucose, cần nhiều năng lượng hơn, glucagon sẽ kích thích gan dị hóa glycogen. Sản phẩm sau cùng và cần thiết chính là Glucose.

>> Tham khảo thêm: Thuốc bổ não Tanakan: Những điều cần biết

4. Sự ảnh hưởng đến cân nặng của dị hóa là gì?

Khi cơ thể ở trạng thái đồng hóa, chúng ta sẽ được xây dựng và duy trì khối lượng cơ bắp của bản thân. Khi cơ thể đang ở trạng thái dị hóa, bạn sẽ phá vỡ hoặc giảm khối lượng tổng thể, kể cả mỡ và cơ bắp.

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa
Dị hóa có tác dụng giảm cân.

Bạn có thể điều chỉnh khối lượng cơ thể thông qua việc hiểu các quá trình đồng hóa và dị hóa. Cũng như quá trình trao đổi chất tổng thể của cơ thể. Cả quá trình đồng hóa và dị hóa đều gây ra tình trạng giảm hoặc mất chất béo theo thời gian.

5. Những bài tập liên quan đến dị hóa là gì?

Những bài tập dị hóa hầu hết là aerobic, có nghĩa là các bài tập tiêu thụ oxy. Các bài tập này có tác dụng đốt cháy năng lượng và chất béo. Việc sử dụng oxy là yếu tố chủ đạo trong quá trình dị hóa. Bởi vì oxy là chất khử trong hầu hết các phản ứng hóa học.

Ví dụ điển hình cho quá trình dị hóa
Chạy bộ là một dạng bài tập của dị hóa.

Các bài tập dị hóa phổ biến nhất là chạy bộ, bơi lội, khiêu vũ, đạp xe. Hoặc có thể là bất cứ hoạt động thể chất nào được thực hiện tối thiểu 20 phút ở cường độ vừa. Yếu tố chủ đạo để đạt được kết quả mong muốn chính là thời gian. Bởi vì sau ít nhất 20 phút, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để duy trì nhu cầu năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về khái niệm dị hóa là gì. Đồng thời, các bạn sẽ biết cách xây dựng chế độ ăn uống và luyện tập một cách khoa học. Mục đích là để duy trì sức khỏe của cơ thể ổn định từ trong ra ngoài.