Tính cách gia trưởng là gì năm 2024

TT - Bất cứ gia đình nào cũng cần gia trưởng để duy trì nề nếp, gia phong? Cái nhìn thú vị về gia trưởng từ lăng kính của một người đàn ông...

Ngày nay nhiều người cho rằng đàn ông hơi bị... nữ tính hóa từ việc biểu lộ cảm xúc đến cách thức thể hiện hành vi! Tuy nhiên không ít người quan tâm đến một khía cạnh "độc quyền" xưa nay của nam giới, đó là tính gia trưởng trong nhận thức và ứng xử.

Gia trưởng... gia truyền!

Gia trưởng được hiểu đơn giản là chủ nhà, là thủ trưởng gia đình, là nhà quản trị dòng họ, vậy có gì phải săm soi, có gì để "lớn tiếng" với những người gia trưởng chứ? Nhưng mọi việc có thể sẽ đơn giản hơn khi chức vụ gia trưởng được "bầu bán" một cách công khai hoặc được ai đó "bổ nhiệm". Đằng này gia trưởng thường được một cá nhân tự ứng cử và trúng cử đương nhiên mà không có bất kỳ đối thủ tranh cử nào!

Phải chăng vì trong hầu hết các hộ gia đình, chức chủ hộ đều được mặc định chỉ dành riêng cho đàn ông, người phụ nữ ít có cơ hội đảm nhận vai trò này nếu vẫn còn đó... dấu vết của người đàn ông, dù họ có phải là đàn ông "thứ thiệt" hay không! Điều này có thể tạo tâm lý "ta là một, là riêng, là thứ nhất", và đôi khi ngộ nhận về vai trò của mình nên người đàn ông sẽ gia trưởng một cách hết sức tự nhiên mà không cần biết người xung quanh có chấp nhận hay không.

Có người lại cho rằng vì con trai từ nhỏ đã được giáo dục phải mạnh mẽ, phải cứng rắn cho ra dáng đàn ông nên điều đó đã hun đúc tính gia trưởng của họ rồi. Tính gia trưởng đã được bật đèn xanh ngay từ trong gia đình chứ đâu có xa xôi gì? Có người cho rằng vì ở các nước phương Đông, tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn còn nặng nên gia trưởng vẫn như là một... đặc điểm trang sức của cánh đàn ông. Ngay chính người phụ nữ cũng xem trọng con trai hơn con gái. Do đó tính gia trưởng của đàn ông vừa có tính gia truyền, vừa có tính lịch sử của cả một hệ ý thức tồn tại biết bao đời nay!

Gia trưởng "biết điều" trong xu thế mới?

Trong thực tế, phải chăng chỉ có người đàn ông mới tỏ ra gia trưởng? Những quan hệ gọi là gia trưởng không chỉ xuất hiện trong gia đình mà còn trong cả sinh hoạt cơ quan... Một số nhà quản lý khi điều hành công việc đã thể hiện sự quyết đoán của mình đến mức thiên hạ gọi đó là tính gia trưởng.

Mặt khác, ở nhiều gia đình, không ít người đẹp lại hết sức quyền uy như một chủ nhân tuyệt đối của gia đình hay của đơn vị công tác. Mặc dù có vẻ gia trưởng nhưng những phụ nữ ấy vẫn hết sức duyên dáng và quyến rũ như thường, tính gia trưởng chẳng hề làm suy giảm nét phụ nữ đặc trưng của họ! Phải chăng ngày nay tính gia trưởng không còn là đặc tính riêng của nam giới? Phải chăng ngày nay nhiều phụ nữ đã trở nên gia trưởng, hay có thể cho rằng tính gia trưởng đã bắt đầu chuyển đổi vị trí từ người đàn ông sang người phụ nữ?

Dù ở nam hay nữ, tính gia trưởng là tích cực hay tiêu cực trong quá trình giao tiếp, thiết lập quan hệ hiệu quả với người xung quanh? Trong gia đình có cần chút gia trưởng để "làm chủ tình hình" hay... giành thế áp đảo không? Khi cha hoặc mẹ có tính gia trưởng thì con cái sẽ gìn giữ được gia phong hoặc những nét truyền thống tốt đẹp đã có của gia đình? Nếu không gia trưởng thì gia đình có nhiều nguy cơ đánh mất sự gắn bó, tôn ti và giềng mối họ hàng?

Đã có nhiều người chấp nhận tính gia trưởng. Họ cho rằng thà có người chủ xướng mạnh mẽ dứt khoát, còn hơn là cứ mãi băn khoăn chẳng biết xác định hướng đi và đi như thế nào để không bị lạc đường trong một bàn cờ chằng chịt lối. Trong trường hợp này, gia trưởng không có vẻ độc đoán mà chỉ là sự thể hiện một cá tính mạnh mẽ, một phong cách đặc trưng của người sẵn sàng chấp nhận vai trò trụ cột.

Tuy nhiên gia trưởng kiểu này lại cần phải có sự uyển chuyển hơn, mềm mỏng hơn để "cấp dưới" chấp nhận và an tâm hơn về tính gia trưởng "biết điều" trong xu thế mới!

Ở góc độ khác, một số người tỏ ra gia trưởng chỉ để chứng minh giá trị của mình hoặc để phản ứng thực tế nào đó. Một vài người đàn ông cố tình thể hiện tính gia trưởng khi cảm thấy mình bị...cạnh tranh giá trị trong gia đình. Có thể đó chỉ là những phản ứng vô thức nhưng dẫu sao vẫn phản ánh sự bất phục của họ khi ai đó có vẻ... xem thường mình.

Nhiều người tự hỏi tại sao các quí ông lại cứ phải "phát xít" thế?

Mọi người đàn ông khi chứng minh được năng lực, giá trị của mình sẽ đương nhiên được gia đình thừa nhận và có thể trở thành người "người dẫn đường" đáng kính, mà không cần phải cố chứng tỏ mình là người gia trưởng như thế nào!

Trong đời sống thường nhật, “gia trưởng” là từ được sử dụng để chỉ người có tính cách độc đoán và thích kiểm soát hay người có cái tôi lớn. Nhưng theo nghĩa gốc, “gia trưởng” không có hàm ý tiêu cực, mà đơn thuần là một thuật ngữ mà khái niệm, mô tả tính chất của nó liên tục được nghiên cứu, làm rõ trong nhiều năm. Vậy chính xác gia trưởng là gì? Cụ thể là trong bối cảnh gia đình, người mang tính cách gia trưởng sẽ có các biểu hiện như thế nào?

Nội dung bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nhiều tầng nghĩa cũng như mở ra cho bạn nhiều góc nhìn về khái niệm gia trưởng là gì, khác với cách hiểu về gia trưởng mà bạn vẫn hay nghĩ.

Gia trưởng là gì?

Gia trưởng (paternalism) là một hệ tư tưởng, một quan niệm đề cao vai trò và vị trí của người đàn ông trong gia đình. Đây là định nghĩa thuộc thời kỳ Nho giáo – khoảng thời gian mà khái niệm này xuất hiện. “Gia trưởng” đại diện cho lối tư duy trọng nam khinh nữ, nghĩa là chỉ có đàn ông mới có khả năng tạo lập, nuôi dưỡng gia đình, và rộng hơn là xây dựng, phát triển xã hội. Chính vì vậy mà người đàn ông được xem là quan trọng nhất, là trung tâm của gia đình.

Ở thời điểm đó, khi sống trong gia đình, người phụ nữ phải coi cha là số 1, khi lấy chồng thì chồng là số 1, còn khi chồng mất thì con trai là số 1. Vì vậy người phụ nữ trong xã hội xưa luôn được gắn với quan điểm ‘tam tòng’ – Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử.

Theo cập nhật mới nhất từ Từ điển Đại học Cambridge Anh, định nghĩa Gia trưởng (paternalism) là từ dùng để chỉ người có thẩm quyền nhất định trong một hệ thống và có xu hướng hành động, suy nghĩ hay ra quyết định thay cho người khác, muốn người khác hành động theo ý mình. Mặc dù hành vi của người gia trưởng có thể hướng tới lợi ích của người khác, nhưng nó lại ngăn cản người khác phát triển tính tự chịu trách nhiệm cho chính cuộc sống của chính họ.

Tính cách của người gia trưởng như thế nào?

Về mặt ngôn ngữ học, nghĩa của từ gia trưởng không có hàm ý tiêu cực. Nó có nghĩa đơn giản là những người đứng đầu, người có khả năng gánh vách và đảm nhận những trọng trách lớn trong gia đình.

Về tính cách và thái độ, người gia trưởng thường có tính cách áp đặt, bảo thủ, kiểm soát và có xu hướng ép buộc người khác phải theo ý của mình. Những người này thường có tính cách cộc cằn, khô khan, dễ cáu gắt và nổi giận. Do tính cách này mà họ thường rất quyết đoán nên về mặt công việc họ thường đạt kết quả cao. Tuy nhiên họ thường thất bại trong việc giao tiếp và quản lý đội nhóm.

Trong gia đình, những người này thường khiến không khí gia đình trở nên nặng nề, ngột ngạt và dễ nảy sinh mâu thuẫn; tạo cho mọi người cảm không muốn ở gần.

Gia trưởng / Người gia trưởng

Những người đưa ra quyết định thay cho người khác. Mặc dù những quyết định này có thể có lợi cho những người kia, nhưng những hành động này đã giới hạn và ngăn cản quyền quyết định và khả năng tự chịu trách nhiệm nơi bản thân họ. Ngoài ra việc thường xuyên ra quyết định thay cho các thành viên khác trong gia đình, tuy với ý định mang lại điều tốt nhất, lại ngăn cản quyền tự chủ của họ. Như trong bối cảnh cụ thể giữa người cha gia trưởng và các con, hành vi này của họ đã vô tình giới hạn quyền quyết định và khả năng tự chịu trách nhiệm của các con.

Tính cách gia trưởng là gì năm 2024
Đàn ông gia trưởng muốn mọi người phải theo ý của mình và phải phụ thuộc vào mình; không tin vào khả năng tự lập của người khác.

Dấu hiệu nhận biết một người đàn ông gia trưởng là gì?

Sau khi bạn đã hiểu về nguồn gốc và khái niệm của gia trưởng là gì, bạn sẽ dễ dàng hiểu lý do vì sao những người đàn ông có những dấu hiệu sau đây.

Dấu hiệu nhận biết đàn ông gia trưởng

  • Thích kiểm soát mọi thứ
  • Muốn mọi người phải theo ý mình
  • Luôn cho rằng bản thân là đúng
  • Muốn mọi người phải nhận sự giúp đỡ từ anh ta
  • Có quan niệm người làm việc nhà phải là phụ nữ
  • Sẵn sàng sử dụng bạo lực để đạt được mục đích.
  • Tin rằng bản thân có năng lực tốt nhất trong mọi lĩnh vực
  • Tin rằng bản thân đang tạo lợi ích tốt nhất cho các cá nhân và toàn tập thể
  • Đánh giá người khác không có khả năng hoặc có thì cũng kém hơn mình
  • Kiểm soát: Giành quyền lao động, chu cấp tiền bạc và kiến thức, ra quyết định của người khác

Ngoài ra, một số quan niệm hướng đến nữ giới của người gia trưởng còn có thể là:

  • Người làm việc nhà phải là phụ nữ
  • Những quyết định đối với gia đình, nữ giới không có quyền lên tiếng…

Nhìn chung, những đặc điểm tính cách này đều nhằm phục vụ cho niềm tin họ là người đưa ra quyết định vì muốn tốt cho mọi người, và họ còn tin rằng chỉ có quyết định của họ luôn đúng. Tóm lại, những đặc điểm tính cách này đều nhằm thể hiện và duy trì sự gia trưởng trong bản thân cá nhân và toàn hệ thống như gia đình hay tổ chức.

Tính cách gia trưởng là gì năm 2024
Đàn ông gia trưởng có một niềm tin là chỉ có bản thân họ mới là người có thể đưa ra quyết định đúng đắn

Câu hỏi thường gặp

Đàn ông gia trưởng có tốt không?

Để trả lời cho câu hỏi này, trước hết bạn cũng cần biết qua một số khái niệm mở rộng về gia trưởng là gì.

Steve Corbett và Brian Fikkert là hai tác giả sách, nhà phát triển cộng đồng và cũng là hai nhà nghiên cứu phát triển kinh tế, họ đã xuất bản một quyển sách về chủ nghĩa gia trưởng và phân loại chủ nghĩa này thành 5 loại khác nhau bao gồm:

  1. Gia trưởng tài nguyên (Resource paternalism): Tin rằng bản thân là người đảm nhận trọng trách trong việc kiếm tiền và cung cấp cho những người khác trong gia đình và xã hội. Với niềm tin rằng bản thân là người duy nhất có khả năng trong việc kiếm tiền, người thuộc nhóm gia trưởng tài nguyên có xu hướng độc chiếm vị trí tạo thu nhập để duy trì gia đình. Vì đối với người gia trưởng thì những người khác không có khả năng tự chủ về tài chính. Họ đánh giá những thành viên còn lại của gia đình không có khả năng tự chủ tài chính và cần phụ thuộc hoàn toàn vào họ.
  2. Gia trưởng tinh thần/ tôn giáo (Spiritual paternalism): Cho rằng bản thân là người am hiểu và có niềm tin, tư tưởng tốt hơn bất kỳ ai. Những người thuộc nhóm này thường nằm trong gia đình có lối sống theo được ảnh hưởng bởi một tinh thần, tư tưởng hay tôn giáo nào đó. Người gia trưởng tinh thần/ tôn giáo cho rằng những điều họ học được từ hệ thống tư tưởng/ giáo lý là tuyệt đối đúng mà không tiếp nhận các bàn luận khác.
  3. Gia trưởng hiểu biết (Knowledge paternalism): Người có tính gia trưởng hiểu biết luôn cho rằng người kia không hiểu bản thân mình bằng họ nên họ có xu hướng đưa ra quyết định thay người kia. Khá tương đồng với tính gia trưởng tinh thần/ tôn giáo, tính gia trưởng hiểu biết cũng có xu hướng cho rằng những ý kiến của họ về các kiến thức chung hay lĩnh vực chuyên môn là chính xác và hiệu quả nhất. Họ không có nhu cầu tham khảo thêm ý kiến của các chuyên gia và thậm chí từ chối tiếp nhận bất cứ đóng góp nào đến từ các nguồn khác.
  4. Gia trưởng sức lao động (Labor paternalism): Muốn làm tất cả mọi thứ vì không tin vào khả năng của người khác. Đặc trưng của nhóm này thể hiện qua việc thường dành phần làm tất cả công việc trong gia đình, bao gồm cả những việc mà các thành viên khác có khả năng làm và nên làm cho chính họ. Hành vi này được lý giải là do người mang tính gia trưởng lao động không tin vào khả năng làm việc, hoàn thành nhiệm vụ của người khác và cho rằng chất lượng công việc mà họ đạt được luôn là tối ưu nhất.
  5. Gia trưởng quản lý (Managerial paternalism): Lập kế hoạch và đưa ra quyết định thay người khác, vì không tin người khác có khả năng làm tốt. Người thuộc nhóm này có nhận thức méo mó rằng người khác không có khả năng lên ý tưởng hay lựa chọn chính xác, vậy nên họ sẽ dành phần lập kế hoạch và đưa ra quyết định thay cho người khác. Người gia trưởng quản lý có xu hướng nhảy vào các tình huống/ sự kiện không thuộc về hay bao hàm họ, và ra quyết định như thể họ là chuyên gia.

Vậy đàn ông gia trưởng có tốt không?

Quả thật, đối với những người có tính cách thích dựa dẫm, không có khả năng sống tự lập thì việc ở gần người đàn ông gia trưởng là điều cần thiết. Ngược lại, đối với một người phụ nữ tự tin, có khả năng tự lập và biết cách chăm sóc bản thân (self-care) thì có thể sẽ không cần người đàn ông bên cạnh phải tỏ ra gia trưởng và quyết định tất cả. Như phân tích, có thể thấy dù trong lĩnh vực nào, tính gia trưởng cũng mang màu sắc của sự bao bọc, cung cấp vô độ kèm theo sự kiểm soát và không coi trọng người khác. Xét trong bối cảnh mối quan hệ cặp đôi hay gia đình, những lợi ích, tác hại của tính cách này tùy vào nhận thức của từng thành viên. Những trường hợp khác nhau có thể xảy ra, bao gồm:

  • Những thành viên còn lại có thể mặc cảm, tự ti và hạn chế khả năng phát triển các kỹ năng phục vụ cuộc sống tự lập khi thường xuyên bị coi nhẹ năng lực của bản thân.
  • Nếu có khả năng sử dụng sự nguồn tài nguyên cả về tài chính và kiến thức từ người gia trưởng để đầu tư cho bản thân, và có khả năng tự nhận thức, những thành viên còn lại trong gia đình sẽ có nền tảng vững chắc để phát triển.

Phụ nữ gia trưởng là gì? Phụ nữ có gia trưởng hay không?

Như đã đề cập, gia trưởng là một khái niệm và là một hệ tư tưởng có từ thời kỳ Nho giáo, đại diện cho hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ”, “gia trưởng” khi đó được dùng để chỉ nam giới, là tàn dư của xã hội phong kiến lúc bấy giờ. Vào thời đó, phụ nữ không được xem trọng trong gia đình, mà chỉ xem là người chăm lo việc nội trợ và duy trì nòi giống. Tuy nhiên với sự phát triển của xã hội và khoa học, “gia trưởng” ngày nay đã trở thành một tính từ mang các tính chất mà hoàn toàn có thể xuất hiện ở cả hai giới nam và nữ, trong nhiều bối cảnh: gia đình, công ty, tổ chức, xã hội… chứ không còn chỉ giới hạn trong bối cảnh gia đình.

Tuy nhiên, khi cụm từ gia trưởng được sử dụng để ám chỉ một người phụ nữ thì lại được nhiều người hưởng ứng với thái độ tích cực hơn. Vì người phụ nữ gia trưởng thường được mọi người tung hô là người có khả năng tự chủ, độc lập tài chính và có khả năng chăm sóc người khác.

Kết luận

Tóm lại, gia trưởng là một khái niệm xuất phát từ hệ tư tưởng “trọng nam khinh nữ” trong thời kỳ tôn giáo, vốn mang đậm tính chất tôn sùng vai trò, khả năng của nam giới, xóa bỏ vị trí của nữ giới và từ đó trao mọi quyền quyết định cho người nam trong gia đình nói riêng và xã hội nói chung. Trải qua các thời kỳ, có thể thấy mô tuýp cá nhân nắm quyền sản xuất, chu cấp và kiểm soát các thành viên còn lại của hệ thống xuất hiện ở nhiều nơi với đa dạng về cả tính chất của hệ thống hay cá nhân. Ngày nay, từ “gia trưởng” đã trở thành một từ ngữ thông dụng cho mọi tầng lớp, giới tính.

Sau khi hiểu rõ hơn về nguồn gốc và khái niệm gia trưởng là gì, bạn mới có thể hiểu rõ hơn về cách những người gia trưởng vận hành suy nghĩ, hành vi của họ, cách họ lý giải sự vật sự việc dưới góc nhìn của họ và tại sao họ lại lặp lại những hành động như vậy

Gia trưởng là gì ví dụ?

Gia trưởng (người gia trưởng) là một hệ tư tưởng, quan niệm, hoặc hành vi đề cao vai trò, vị trí của người đàn ông trong gia đình và xã hội. Hệ tư tưởng này cho rằng đàn ông là trụ cột, là người có quyền quyết định mọi việc, và phụ nữ phải phụ thuộc, tuân theo đàn ông.12 thg 3, 2024nullGia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận người gia trưởng biết? Không cho ...thuvienphapluat.vn › hoi-dap-phap-luat › 83A0750-hd-gia-truong-la-gi-da...null

Làm thế nào để biết một người đàn ông gia trưởng?

Đàn ông gia trưởng thường là những người có tính cách cứng nhắc, khô khan và dễ nóng giận. Họ đưa ra quyết định một cách độc đoán mà không chú ý đến ý kiến hay tôn trọng người khác. Trong công việc, đàn ông gia trưởng thường dễ thành công nhưng lại thiếu kỹ năng quản lý từ đó gây áp lực cho đồng nghiệp.27 thg 11, 2023nullĐàn ông gia trưởng là gì? 06 dấu hiệu nhận biết đàn ... - Coolmatewww.coolmate.me › Góc mặc đẹpnull

Thế nào là người chồng gia trưởng?

“Gia trưởng” đại diện cho lối tư duy trọng nam khinh nữ, nghĩa là chỉ có đàn ông mới có khả năng tạo lập, nuôi dưỡng gia đình, và rộng hơn là xây dựng, phát triển xã hội. Chính vì vậy mà người đàn ông được xem là quan trọng nhất, là trung tâm của gia đình.4 ngày trướcnullGia trưởng là gì? Tính cách của người gia trưởng như thế nào?hellobacsi.com › Tâm lý - Tâm thần › Xây dựng mối quan hệnull

Song gia trưởng là gì?

Gia trưởng được định nghĩa là hành động giới hạn sự tự do hoặc tự chủ của một cá nhân hay một nhóm người nào đó với mục đích mang lại lợi ích cho cá nhân đó, muốn người khác phụ thuộc vào mình. Gia trưởng cũng có một ý nghĩa khác là chỉ hành vi chống lại sự bất chấp ý muốn của một người, bắt người khác nghe theo mình.8 thg 3, 2023nullGia trưởng là gì? Dấu hiệu nhận biết một người đàn ông gia trưởng?luatminhkhue.vn › Từ điển Pháp luậtnull