Tiểu sử ông trần văn minh đà nẵng năm 2024

Chiều 13/1, HĐXX tiến hành tuyên án vụ thâu tóm đất công tại Đà Nẵng với bị cáo Phan Văn Anh Vũ, hai cựu Chủ tịch Đà Nẵng Trần Văn Minh, Văn Hữu Chiến cùng 18 bị cáo khác.

Theo nhận định của HĐXX: Tính chất vụ án là đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn cho Nhà nước. Các bị cáo đều là lãnh đạo UBND, các Sở ngành của Đà Nẵng đã có hành vi làm trái... nên việc đưa vụ án ra xét xử cho thấy sự nghiêm minh của pháp luật, không có vùng cấm.

Tiểu sử ông trần văn minh đà nẵng năm 2024
HĐXX nhận định bị cáo Trần Văn Minh là người giữ vai trò chính. (Ảnh: TTXVN)

Đối với từng bị cáo, HĐXX nhận định, bị cáo Trần Văn Minh là người giữ vai trò chính, ban hành các chủ trương, chính sách pháp luật, trực tiếp quyết định giao nhà đất công sản, chỉ đạo cho các bị cáo dưới quyền và trực tiếp thực hiện hành vi phạm tội cùng các bị cáo. Bị cáo chưa nhận thức rõ hành vi sai phạm và chịu trách nhiệm là người đứng đầu nên phải chịu trách nhiệm và mức án cao so với các bị cáo.

HĐXX nhận định, bị cáo Phan Văn Anh Vũ giữ vai trò đặc biệt trong vụ án nhưng tại cơ quan điều tra và phiên tòa bị cáo không thừa nhận hành vi phạm tội.

HĐXX tuyên mức án cụ thể cho từng bị cáo: Trần Văn Minh - cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bị tuyên 12 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và 5 năm tù về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”; tổng hợp hình phạt là 17 năm tù.

Văn Hữu Chiến - cựu Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bị tuyên 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và 3 năm tù về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”; tổng hợp hình phạt là 12 năm tù.

Phan Văn Anh Vũ bị tuyên 17 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và 8 năm tù về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”; tổng hợp hình phạt là 25 năm tù. Tổng hợp hình phạt tại các bản án trước, bị cáo Vũ phải chấp hành hình phạt chung là 30 năm tù.

Bị cáo Nguyễn Ngọc Tuấn - cựu Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng bị tuyên 3 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và 2 năm tù về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”; tổng hợp hình phạt là 5 năm tù.

Phan Xuân Ít - cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng bị tuyên 4 năm tù về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí” và 2 năm tù về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”; tổng hợp hình phạt là 6 năm tù.

Đối với nhóm bị cáo phạm tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”: Gồm Nguyễn Thanh Sang - cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Đà Nẵng, Nguyễn Thị Thu Hà - cựu Phó Giám đốc Sở Tài chính TP Đà Nẵng, Phan Minh Cương - cựu Giám đốc Công ty TNHH I.V.C, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng 79 và Nguyễn Quang Thành - cựu Giám đốc Công ty TNHH Minh Hưng Phát cùng bị tuyên phạt 3 năm tù.

Cùng tội danh nói trên, các bị cáo Nguyễn Công Lang - cựu Giám đốc Công ty Quản lý nhà Đà Nẵng bị tuyên 4 năm 6 tháng tù. Trần Phi - cựu Tổng Giám đốc Công ty CP xuất nhập khẩu Đà Nẵng bị tuyên 2 năm tù. Phan Ngọc Thạch - cựu Giám đốc Công ty cổ phần du lịch Đà Nẵng, Huỳnh Tấn Lộc - cựu Giám đốc Công ty CP công nghệ phẩm Đà Nẵng và Lê Anh Tuấn - Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty CP Cung ứng tàu biển Đà Nẵng bị tuyên 18 tháng tù.

Đối với nhóm bị cáo phạm tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”: Gồm Nguyễn Điểu - cựu Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng bị tuyên 3 năm tù. Trần Văn Toán - cựu Phó Giám đốc Sở TN&MT TP Đà Nẵng bị tuyên 30 tháng tù. Đào Tấn Bằng - cựu Phó Chánh Văn phòng UBND TP Đà Nẵng bị tuyên 18 tháng tù. Lê Cảnh Dương - cựu Giám đốc Ban Xúc tiến và Hỗ trợ đầu tư TP Đà Nẵng, Nguyễn Viết Vĩnh - cựu Trưởng phòng Quản lý đô thị thuộc Văn phòng UBND TP Đà Nẵng, cựu Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa - Sở Giao thông Vận tải TP Đà Nẵng và Nguyễn Đình Thống - cựu Giám đốc Công ty Quản lý và khai thác đất Đà Nẵng bị tuyên 2 năm tù. Ngoài ra, các bị cáo còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về dân sự.

Miễn trách nhiệm hình sự cho bị cáo Nguyễn Văn Cán, Nguyễn Quang Thành, Phan Minh Cương về tội “Vi phạm các quy định đề quản lý đất đai”.

Chiều 6.5, TAND cấp cao tại Hà Nội tiếp tục xét xử phúc thẩm 20 bị cáo trong vụ án vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai xảy ra tại TP.Đà Nẵng.

Bản án sơ thẩm cáo buộc, vì những động cơ khác nhau, trong giai đoạn 2006 - 2014, bị cáo Minh và các đồng phạm đã giúp Phan Văn Anh Vũ (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Xây dựng 79, Công ty CP Bắc Nam 79) thu lợi bất chính đặc biệt lớn, thông qua việc nhận chuyển giao tài sản, quyền quản lý, khai thác tại 22 nhà, đất công sản và 7 dự án đất.

Hậu quả, nhà nước bị thiệt hại hơn 22.000 tỉ đồng. Riêng dự án 29 ha Khu đô thị Quốc tế Đa Phước, số tiền thiệt hại trên 11.200 tỉ đồng.

Cựu Chủ tịch Trần Văn Minh kêu oan

Sau phần xét hỏi bị cáo Văn Hữu Chiến, Hội đồng xét xử (HĐXX) yêu cầu bị cáo Trần Văn Minh, cựu Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng, lên bục khai báo. Trả lời trước tòa, bị cáo Minh kêu oan khi bị tòa sơ thẩm kết án 17 năm tù giam vì các tội danh vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí và vi phạm các quy định về quản lý đất đai.

Trả lời HĐXX và các luật sư, bị cáo Minh khẳng định bản thân mình trên cương vị Chủ tịch UBND TP.Đà Nẵng đã không làm trái quy định pháp luật về đất đai để tạo điều kiện cho Phan Văn Anh Vũ và người thân hưởng lợi số tiền đặc biệt lớn, qua giao dịch mua bán nhà đất công sản, như quy kết của tòa sơ thẩm.

Bị cáo Minh cho rằng, trong các giao dịch bán nhà, đất công sản cho Phan Văn Anh Vũ kèm theo hưởng lợi như giảm 10% giá đất, giảm hệ số sinh lời, được chuyển đổi tên, bán không qua đấu giá… là đúng pháp luật, cơ chế của thành phố trực thuộc T.Ư. Căn cứ bị cáo Minh đưa ra là nghị quyết HĐND TP.Đà Nẵng, Nghị quyết 33 của Bộ Chính trị, cơ chế của Chính phủ.

Đồng thời, bị cáo Minh cho rằng, các văn bản mình ký đều mang tính chất áp dụng pháp luật chứ không phải văn bản quy phạm pháp luật nên không cần nói rõ dựa vào điều nào, luật nào, văn bản nào. Theo đó, bị cáo Minh khẳng định bản thân bị kết án oan.

Đồng thời, cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng còn cho rằng, tại thời điểm đó, việc bán nhà, đất công sản theo phương thức như trên là vận dụng sáng tạo vì sự phát triển chung của TP.Đà Nẵng.

Tiểu sử ông trần văn minh đà nẵng năm 2024

Bị cáo Phan Văn Anh Vũ trả lời trước tòa phúc thẩm

Ảnh Lê Quân

“Tôi là người đi mua, không làm gì sai cả”

Sau phần xét hỏi đối với bị cáo Trần Văn Minh, HĐXX yêu cầu bị cáo Phan Văn Anh Vũ lên bục khai báo. Trước tòa, trong trang phục áo sơ mi trắng, quần âu, giày tây, tóc chải mượt như thường thấy, bị cáo Vũ tỏ ra tự tin trả lời các câu hỏi của HĐXX, luật sư.

Thậm chí, bị cáo hoa chân múa tay và còn cho rằng đại diện Viện Kiểm sát "chưa đọc kỹ hồ sơ đã đặt câu hỏi". Thái độ này khiến chủ tọa phiên tòa phải nhiều lần nhắc nhở bị cáo Vũ phải giữ thái độ chuẩn mực.

Trả lời về việc có quan hệ thân thiết với cựu Chủ tịch TP.Đà Nẵng hay không, bị cáo Vũ cho hay mình không có quan hệ đặc biệt với bị cáo Minh. Đồng thời, Phan Văn Anh Vũ khẳng định, là doanh nghiệp làm ăn trên địa bàn TP.Đà Nẵng nên thời chủ tịch thành phố nào cũng biết đến mình và ngược lại.

Trước tòa, bị cáo Vũ cũng nêu thắc mắc: TP.Đà Nẵng bán gần 3.500 nhà đất công sản qua các thời kỳ theo cùng phương thức giống nhau, nhưng không hiểu vì sao lại chỉ tập trung xử lý hơn chục bất động sản liên quan đến bản thân mình mua.

“Tôi là doanh nghiệp, thấy kinh doanh có lợi thì mua. Tôi là người đi mua, không làm gì sai cả. Tôi làm đúng pháp luật”, bị cáo Vũ biện minh.

Tại tòa phúc thẩm chiều nay, HĐXX cũng cho mời đại diện cơ quan điều tra của Bộ Công an, đại diện đơn vị giám định của Bộ Tài chính, đại diện đơn vị thẩm định giá đất của Bộ Tài nguyên - Môi trường, Bộ Xây dựng, UBND TP.Đà Nẵng, doanh nghiệp nhận chuyển nhượng 29 ha đất ở Khu đô thị Quốc tế Đa Phước... để làm rõ vấn đề giao đất mặt nước, chuyển nhượng cũng như khả năng thu hồi, như bản án bổ sung của tòa sơ thẩm.