Tiêu chảy liên tục là bệnh gì năm 2024

Tiêu chảy là tình trạng phổ biến thường gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đối với tình trạng nhẹ, bệnh có thể tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp bệnh tiêu chảy kéo dài liên tục mà không có dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm mà bạn không nên ngó lơ. Vậy thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây ngay nhé!

Thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì?

Tình trạng tiêu chảy kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể có thể mắc một số bệnh lý dưới đây:

1/ Hội chứng ruột kích thích

Thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì? Đây có thể là dấu hiệu của hội chứng ruột kích thích hay còn gọi là đại tràng co thắt. Là tình trạng rối loạn, suy giảm chức năng đại tràng và nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây thủng hoặc chảy máu đại tràng, thậm chí là ung thư đại tràng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/4_1_80ab7714ed.jpg)

Thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì

Ngoài tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích còn đi kèm một số biểu hiện như đau bụng âm ỉ, đầy hơi, chướng bụng, đau dọc khung đại tràng… nhưng khi nội soi đại tràng và ruột bệnh nhân không thấy có tổn thương.

2/ Tổn thương đại tràng

Tổn thương đại tràng hay còn gọi là viêm đại tràng. Bệnh diễn ra khi cơ thể bị nhiễm phải các ký sinh trùng như lamblia, amip. Hoặc do các vi khuẩn gây hội chứng lỵ như salmonella, shigella dẫn đến viêm đại tràng và gây tiêu chảy kéo dài.

Tình trạng tổn thương đại tràng gây tiêu chảy kéo dài, ngoài ra còn đi kèm các biểu hiện khác như rối loạn tiêu hóa, phân lỏng nhiều nước hoặc kèm theo dịch nhầy hoặc có lẫn máu, đau bụng dọc theo khung đại tràng và 2 hố chậu, cảm giác mót rặn, cơ thể mệt mỏi, hay lo lắng, cáu gắt, suy giảm trí nhớ…

3/ Rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa xảy ra khi người bệnh ăn phải thức ăn ôi thiu, hỏng hoặc có chứa chất độc gây tổn thương niêm mạc ruột. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể xuất hiện do tình trạng kém hấp thu hoặc không hấp thu các loại đường như lactose, fructose… Hoặc do thiếu hụt các men như lactase, sucrase-isomaltase…

Biểu hiện thường gặp của người bị rối loạn tiêu hóa là tiêu chảy, phân lỏng không thành khuôn, bụng đau lâm râm hoặc dữ dội ở vùng hạ sườn trái, miệng đắng, buồn nôn hoặc nôn.

4/ Ung thư đại, trực tràng

Thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì? Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư đại trực tràng. Là một bệnh lý rất nguy hiểm do các tế bào đột biến phát triển và xâm lấn vào các tế bào bình thường tạo thành khối u. Sự xuất hiện và bài tiết của các khối u sẽ làm loạn quy luật đại tiện do đường ruột bị kích thích.

Ngoài tiêu chảy, bệnh ung thư đại trực tràng còn đi kèm các triệu chứng như tiêu chảy vào buổi sáng, phân có đờm lẫn máu, có mủ lẫn máu hoặc có màu đỏ tươi; người mệt mỏi, sụt cân nhanh và khi sờ vào hậu môn có thể thấy khối u hoặc cục cứng.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/4_3_53176b6522.jpg)

Thường xuyên bị tiêu chảy có thể là bệnh ung thư đại trực tràng

5/ Ung thư dạ dày

Đây là bệnh lý do u ác tính và chưa xác định được nguyên nhân chính xác nên rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu. Bệnh thường có các biểu hiện như tiêu chảy đột ngột và kéo dài, phân có màu đen, ăn uống không ngon miệng, đau rát dạ dày, trướng bụng, khó chịu vùng thượng vị.

Đồng thời xuất hiện các hiện tượng ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn hoặc nôn, cơ thể mệt mỏi, đau quặn bụng sau mỗi bữa ăn.

6/ Ung thư tuyến tụy

Là một trong những bệnh về đường tiêu hóa khá phổ biến nhưng khó tiên lượng. Khó chẩn đoán và phát hiện qua các kiểm tra thông thường do tuyến tụy bị che khuất bởi dạ dày và đại tràng.

Bệnh có các biện hiện như tiêu chảy liên tục, kéo dài trên 2 tuần liên tiếp hoặc tạm ngưng rồi phát trở lại, khó chịu ở vùng bụng trên, đau thắt lưng, hệ tiêu hóa không ổn định, sụt cân không rõ nguyên nhân.

/https://cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/4_2_13a9de0206.jpg)

Thường xuyên bị tiêu chảy có thể là biểu hiện cảu ung thư tuyến tụy

Người bị tiêu chảy liên tục nên làm gì?

Khi bị đau bụng tiêu chảy liên tục bạn có thể xử lý như sau:

- Ngăn chặn tình trạng mất nước: Tình trạng tiêu chảy liên tục nhiều sẽ khiến cơ thể bị mất nước, mất điện giải, rối loạn chức năng thận… dễ gây ra sốc phản vệ và trúng độc axit. Chính vì vậy, cần phải ngăn chặn tình trạng mất nước bằng cách uống nhiều nước, tốt nhất là nên sử dụng 1 gói oresol hoặc 1 viên sủi Hydrite.

- Bổ sung điện giải: Tiêu chảy sẽ khiến cơ thể mất cân bằng điện giải dẫn đến tim đập nhanh, loạn nhịp tim, người mệt mỏi hay thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nên bổ sung thêm nước, thêm muối vào nước để bổ sung Na+, uống nước trái cây để bổ sung kali.

- Thay đổi chế độ ăn uống: Người bị tiêu chảy cần phải xây dựng một chế độ ăn phù hợp, ăn nhiều trái cây, rau củ quả. Đồng thời không nên ăn các loại thức ăn sẵn, thức ăn cay nóng, thực phẩm lạnh hoặc bị ôi thiu, hạn chế uống rượu bia, cà phê và thuốc lá. Thực hiện ăn chín, uống sôi, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Thăm khám bác sĩ: Người bệnh có thể phán đoán mức độ nghiêm trọng của bệnh và nhanh chóng thăm khám bác sĩ khi có các biểu hiện như tình trạng tiêu chảy có kèm theo miệng nôn, trôn tháo, không ăn uống được gì. Hoặc thấy tình trạng tiêu chảy kéo dài liên tục trên 10 lần/ngày. Mất nước nghiêm trọng, da nổi ban đỏ xen lẫn đốm trắng, chân tay lạnh...

Trên đây là những chia sẻ giải đáp cho câu hỏi thường xuyên bị tiêu chảy là bệnh gì và phải làm sao? Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích trong việc kiểm soát tình trạng tiêu chảy nhé!

Tiêu chảy sau bao lâu thì khỏi?

Ở người lớn, tiêu chảy nhẹ thường hết sau 2 đến 4 ngày. Tuy nhiên, tùy vào từng nguyên nhân và tình trạng tiêu chảy mà các triệu chứng có thể kéo dài hơn. Trong đó: Tiêu chảy cấp tính thường kéo dài trong vài ngày nhưng một số bệnh nhiễm trùng có thể gây tiêu chảy kéo dài từ 1 đến 2 tuần.nullNgười lớn bị tiêu chảy bao lâu thì khỏi? Cách xử lý nhanh tại nhàhellobacsi.com › tieu-chay › nguoi-lon-bi-tieu-chay-bao-lau-thi-khoinull

Tiêu chảy như thế nào là nguy hiểm?

Bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm tiêm chủng cho Trẻ em và Người lớn VNVC cho biết: “Những trường hợp bị tiêu chảy có dấu hiệu mất nước hoặc có các dấu hiệu nguy hiểm như: tiêu chảy phân toàn nước với khối lượng nhiều, bị sốt cao trên 39 độ C; phân có máu, chất nhầy hoặc có màu đen; đau bụng dữ ...nullBị tiêu chảy kéo dài có nguy hiểm không? - VNVCvnvc.vn › bi-tieu-chay-keo-dai-co-nguy-hiem-khongnull

Bị tiêu chảy có triệu chứng gì?

Triệu chứng bệnh Tiêu chảy.

Chóng mặt..

Chuột rút..

Đầy hơi, đau bụng, buồn nôn..

Phân có máu..

Khô, dính miệng..

Nước tiểu màu vàng đậm, hoặc rất ít hoặc không có nước tiểu..

Ít hay không có nước mắt khi khóc..

Bị tiêu chảy nên uống gì để cấm?

Khi bị tiêu chảy, bạn nên uống nước lọc, nước bổ sung điện giải oresol, hoặc có thể uống một số loại trà như trà hoa cúc, trà gừng, nước gạo rang,…nullBị tiêu chảy uống gì và kiêng uống gì để bệnh nhanh khỏi? - Medlatecmedlatec.vn › tin-tuc › bi-tieu-chay-uong-gi-va-kieng-uong-gi-de-benh-nh...null