Quà nào vui bằng gia đình sum họp năm 2024

Một năm 2020 nhiều biến động và xáo trộn càng khiến chúng ta mong chờ tới Tết hơn bao giờ hết. Dù chỉ là trong vài khoảnh khắc bình yên ta được tách mình ra khỏi sự vận động thường ngày, của những lo toan sợ hãi. Những phút giây cả nhà quây quần bên mâm cơm chiều cuối năm, cùng ngồi trò chuyện bên nồi bánh chưng, bánh tét, háo hức đón giây phút giao thừa… là những khoảnh khắc thiêng liêng và được mong chờ nhất.

Quà nào vui bằng gia đình sum họp năm 2024

Anh Hồ Trung Quân nói: "Cả năm nay cứ dịch bệnh rồi bão lũ liên miên, định về quê mấy lần mà lại phải hủy vé. May quá giờ ở Đà Nẵng vẫn bình yên, Tết có mong gì nhiều đâu ngoài sức khỏe hả em. Mong ba má còn sống để Tết còn có nơi để về, chở má đi chợ Tết, chở ông ba ra chợ hoa vậy là đủ".

"Hạnh phúc, đi về nhà

Cô đơn, đi về nhà

Thành công, đi về nhà

Thất bại, đi về nhà

Mệt quá, đi về nhà

Mông lung, đi về nhà

Chênh vênh, đi về nhà".

(Trích bài hát Đi về nhà)

Không may mắn như anh Quân, bác Thuận chia sẻ: "Cũng gần 4 năm nay, cứ khi nào đi làm về thấy người ta bày hoa bán Tết thì coi như đêm nào bác cũng khóc, nhớ má. Tết xưa có má gia đình lúc nào cũng đông vui, làm món này món nọ. Bây giờ mình vẫn nấu món đó cho con cháu thôi nhưng không còn tiếng má nói cười dưới bếp nữa. Tết bác chỉ mong sống lâu chút bên con cháu bên cháu cho ngày Tết đầy đủ tình cảm".

Quà nào vui bằng gia đình sum họp năm 2024

Tết là dịp để những đứa con trở về bên gia đình, người thân, về với cội nguồn, nơi đấng sinh thành đang chờ đợi sau một năm xa nhà. Đi xa ta lại nhớ nhà da diết, ta không nhớ một nơi chốn cụ thể, ta nhớ kỷ niệm, nhớ ký ức tuổi thơ, nhớ mùi vị món ăn mẹ nấu… và Tết cho ta cơ hội được trở về với cội nguồn của nỗi nhớ.

Quà nào vui bằng gia đình sum họp năm 2024

Phong, sinh viên năm 3 chia sẻ: "Học xa nhà mới biết em thấy quý hơn những món ăn mẹ nấu, Tết về việc đầu tiên em muốn làm nhất là ăn bữa cơm sum họp cùng gia đình, ăn cơm thịt kho nước dừa của mẹ".

Còn Đức Thiện, nhân viên văn phòng lại muốn được ngồi uống cốc bia cùng tía: "Hai cha con lai rai, nghe ổng kể chuyện vụ mùa năm qua. Cả năm xa nhà, chẳng biết uống bia bao nhiêu lần nhưng chẳng hiểu sao chai bia uống cùng tía lại thấy ngọt như vậy. Cha con anh bình thường cũng ít nói chuyện lắm, chỉ khi nào có cốc bia thì mới dễ mở lòng".

Khép lại một năm bận rộn với bao lo toan, bộn bề của cuộc sống bằng một bữa tiệc sum vầy bên gia đình là điều mà ai cũng ước mong, vì Tết sum họp đủ đầy mới là một cái Tết trọn niềm vui. Bia Saigon Chill mong muốn mang tới một bữa tiệc thật chill cho cả gia đình sum vầy đồng thời khơi nguồn năng lượng sống tích cực cho năm mới vui vẻ.

Quà nào vui bằng gia đình sum họp năm 2024

Là thành viên trẻ trung nhất được ra mắt, Bia Saigon Chill sẽ giúp bạn dẫn dắt những bữa tiệc sum họp thật chill. Với kỹ thuật lọc bia lạnh sâu ở -2 độ C mang đến hương vị sảng khoái, đặc trưng, sẽ đánh thức mọi giác quan và đem lại sảng khoái tức thì qua từng ngụm bia, giúp các cả nhà tận hưởng cuộc vui trọn vẹn. Không khí đón xuân mới đang nhộn nhịp và lan tỏa khắp nơi, hãy hãy gạt bỏ âu lo để chill cùng Bia Saigon Chill. Nhưng đã uống đồ uống có cồn thì không lái xe bạn nhé!

Bia Saigon Chill là thành viên trẻ nhất được ra mắt của Sabeco. Với kỹ thuật lọc bia lạnh sâu ở -2ºC mang đến hương vị sảng khoái đặc trưng. Đánh thức mọi giác quan tức thì qua từng ngụm bia, giúp thực khách tận hưởng cuộc vui trọn vẹn. Hệ thống toàn quốc của Sabeco gồm 26 nhà máy, 10 công ty thương mại thành viên và mạng lưới hơn 100.000 điểm bán trải dài khắp cả nước. Sabeco mang đến nhiều thương hiệu bia được người tiêu dùng Việt yêu thích như Bia Saigon Special, Bia Saigon Export, Bia Saigon Lager, Bia Lạc Việt, Bia Saigon Gold và Bia 333.

Các thành viên trong gia đình quây quần bên nhau thưởng trăng, phá cỗ, trò truyện là điều làm nên ý nghĩa sâu sắc của ngày Tết trung thu. (Tranh minh họa)

Những chiếc đèn ông sao với đủ hình dạng, màu sắc thoả sức phô diễn vẻ đẹp trong sự phấn khích, tinh nghịch của đám trẻ. Được tham gia phá cỗ trăng rằm, nhấm nháp hương vị của chiếc bánh nướng, bánh dẻo là kỷ niệm ấu thơ trong trẻo, ngọt lành mà mỗi đứa trẻ mang theo trong suốt hành trình khôn lớn, trưởng thành.

Nhưng có lẽ, điều mà mỗi đứa trẻ cảm thấy vui thích nhất chính là được hoà mình vào đoàn người đi rước đèn qua khắp xóm, làng, những con phố. Đoàn múa lân huyên náo, rộn ràng tiến bước tới đâu, tiếng cười lanh lảnh, giòn tan của trẻ nhỏ vang lên tới đó. Chúng tíu tít bên cạnh ông địa bụng bự, má đỏ hây hây, tay phe phẩy quạt.

“Thùng thình thùng thình trống rộn ràng ngoài đình/Có con sư tử vui múa quanh vòng quanh”…

Chỉ một câu hát như thế mà đủ sức vun vén, khuấy động cả bầu trời tuổi thơ của nhiều thế hệ.

Trung thu năm này khác hẳn. Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, để đảm bảo công tác phòng, chống dịch hiệu quả, tỉnh Thanh Hoá sẽ không tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu tại cơ quan, đơn vị, trường học, cộng đồng dân cư, khu vực tập trung đông người, khu vực công cộng. Người lớn nhìn đám con trẻ mà thương, lòng trộm nghĩ: “Bóng ma dịch bệnh đáng sợ đến thế. Nó không chỉ cướp đi mạng sống của biết bao nhiêu người, làm “chao đảo” nền kinh tế, đảo lộn đời sống thường ngày mà còn nhẫn tâm tước đoạt đi niềm vui thích nhỏ nhỏ, bình dị của con trẻ”.

Vắng bóng đoàn diễu hành, rước đèn, thiếu đi những không gian, hoạt động vui chơi liệu đêm Rằm tháng Tám có còn ai ngóng đợi? Câu trả lời chắc chắn là có.

Chẳng biết xuất phát tự bao giờ, nguồn gốc từ đâu nhưng ở Việt Nam cho đến ngày nay, việc đón Tết Trung thu đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống, in sâu vào tiềm thức. Trong dân gian vẫn lưu truyền nhiều sự tích hay liên quan tới ngày lễ đặc biệt này.

Ngược dòng thời gian, lần theo lịch sử, văn hoá truyền thống để hiểu biết một cách sâu sắc, rộng mở hơn về sức sống của Rằm tháng Tám trong tâm thức người dân nước Việt.

Từ những năm đầu thế kỉ XX, Phan Kế Bính từng có những ghi chép tỉ mỉ về sinh hoạt của người dân nước ta trong ngày lễ đặc biệt này: “Ban ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng trăng. Đầu cỗ là bánh mặt trăng và dùng nhiều thứ bánh trái hoa quả, nhuộm các màu sặc sỡ, xanh đỏ, trắng và vàng. Con gái ở phố thi nhau tài khéo, gọt đu đủ thành các thứ hoa, nặn bột làm con tôm, con cá voi..." (Việt Nam phong tục).

Trang trọng, tỉ mỉ, chu đáo là thế! Sự xuất hiện của mâm cỗ cúng gia tiên vào ngày rằm tháng tám trong gia đình người Việt xưa khiến mỗi người trong chúng ta nghĩ suy, trăn trở, thấm thía nhiều hơn về ý nghĩa, giá trị của ngày lễ đặc biệt ấy. Chẳng cần mâm cao cỗ đầy, chẳng phải cầu kì, kiểu cách, việc gia đình quây quần, cùng nhau chuẩn bị mâm cỗ cũng gia tiên vào ngày Tết Trung thu là cách con cháu thể hiện tình cảm, lòng thành kính, trân trọng, tưởng nhớ đến những người thân đã khuất. Càng có ý nghĩa hơn khi cả nhà cùng ngồi lại với nhau trước hiên nhà thưởng trăng, phá cỗ, chuyện trò rôm rả…

Bởi lẽ đó, ngoài những hoạt động rước đèn, phá cỗ, hơn tất thảy, ngày Rằm tháng Tám - Tết Trung thu còn mang một tên gọi khác đầy thân thương, xúc động: Tết đoàn viên.

Ánh trăng rằm chính là duyên cớ tốt lành, đong đầy yêu thương đến với mọi người, mọi nhà. Đó mới là điều làm nên giá trị cốt lõi, vĩnh hằng của ngày Tết Trung thu trong tâm thức người Việt.