Thuốc hh bảo vệ thực vật là gì lớp 10 năm 2024

Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) hay nông dược là những chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ dại, chuột và các tác nhân khác.

Thuốc hh bảo vệ thực vật là gì lớp 10 năm 2024

Thuốc bảo vệ thực vật là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật có độc không?

Tính độc của thuốc là nói đến khả năng gây độc của một lượng thuốc nhất định khi xâm hại vào cơ thể. Các thuốc bảo vệ thực vật tuy đem lại hiệu quả sử dụng với thực vật nhưng đối với cơ thể người hay động vật thì chúng đều là những chất độc.

Cơ thể chúng ta có thể bị nhiễm độc do hít hoặc tiếp xúc trực tiếp với các loại thuốc BVTV từ môi trường. Hoặc nhiễm độc do ăn phải các thực phẩm có chứa hóa chất này khi chưa đủ thời gian cách ly theo quy định. Việc nhiễm độc có thể gây ra nhiều triệu chứng khác nhau và để lại một số hậu quả khó lường.

Thuốc hh bảo vệ thực vật là gì lớp 10 năm 2024

Thuốc bảo vệ thực vật có độc không?

Về cơ bản, độc tính của chúng được chia ra thành các cấp độ như sau:

  • Độc cấp tính: là khả năng gây độc tức thời. Chúng khiến cơ thể biểu hiện các triệu chứng như: chóng mặt, toát mồ hôi, buồn nôn,… ngay khi cơ thể tiếp xúc, hay bị nhiễm phải một lượng nào đó.
  • Độc mãn tính: là khả năng gây độc lâu dài về sau.Chúng ngấm từ từ vào cơ thể sau nhiều lần tiếp xúc. Điều này sẽ phá hủy dần cơ thể, làm suy yếu các chức năng, đến một mức nào đó mới bộc phát và biểu hiện ra ngoài.
  • Nhóm rất độc: Theo tổ chức y tế thế giới WHO và nước ta đã phân chia thuốc BVTV thành các nhóm độc khác nhau. Sự phân chia này căn cứ vào trị số LD 50 (là liều gây chết cho 50% số lượng con vật thử nghiệm).

LƯU Ý KHI SỬ DỤNG VÀ BẢO QUẢN THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT

Như đã nói ở trên, thuốc bảo vệ thực vật là những chất độc có khả năng gây độc cho người và động vật cũng như gây hại đến môi trường sống. Do đó cần thực hiện đúng những quy tắc đảm bảo an toàn trong suốt quá trình bảo quản, sử dụng và vận chuyển chúng.

Lưu ý khi sử dụng

  • Sử dụng thuốc đúng mục đích, đúng liều lượng, đúng thời điểm và có kế hoạch triển khai cụ thể để đạt hiệu quả cao. Mỗi loại thuốc đều có những tác dụng khác nhau, sử dụng cho mỗi loại cây và từng thời điểm phù hợp.
  • Làm theo đúng hướng dẫn sử dụng của từng loại thuốc, không phun thuốc ngược chiều gió, không đùa nghịch, cấm hút thuốc hoặc ăn uống.

Thuốc hh bảo vệ thực vật là gì lớp 10 năm 2024

Để rác đúng nơi quy định sau khi sử dụng

  • Trang bị phòng hộ đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cơ thể. Sử dụng bình phun, dụng cụ pha chế thuốc an toàn.
  • Sau khi sử dụng xong phải rửa sạch dụng cụ bằng nước sạch. Không được rửa bình phun xuống ao, hồ gần nguồn nước uống hoặc đổ lượng thuốc dư ra môi trường bừa bãi.
  • Hạn thế tối đa việc để thuốc dính vào người, quần áo. Quần áo sau đó phải được giặt sạch bằng xà phòng. Cần tắm rửa người sạch sẽ.
  • Người làm việc trong môi trường tiếp xúc với thuốc thường xuyên nên đi khám sức khỏe định kỳ. Thời gian sử dụng thuốc cho thực vật phải đảm bảo cách biệt với thời gian thu hoạch để cho ra sản phẩm an toàn hơn. Hiện tại, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận với đội ngũ nhân sự nhiều kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại đã triển khai thử nghiệm thuốc Bảo vệ thực vật trên các nền mẫu rau quả, thực phẩm…Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vui lòng liên hệ với Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Bình Thuận để được tư vấn và hướng dẫn. Hợp chất bảo vệ thực vật là những hợp chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng để phòng hoặc trừ sinh vật gây hại cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến tài nguyên thực vật.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực phẩm là phần còn lại của hoạt chất, các thành phần chuyển hóa và các thành phần khác có trong thuốc, tồn tại trong cây trồng, nông sản, đất, nước sau một thời gian dưới tác động của các hệ sống và điều kiện ngoại cảnh (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…). Dư lượng của thuốc được tính bằng mg (miligam) thuốc có trong 1kg nông sản, đất và nước.Như vậy, dư lượng thuốc BVTV bao gồm bất kỳ dẫn xuất nào của thuốc cũng như các sản phẩm chuyển hóa của chúng có thể gây độc cho môi sinh, môi trường. Dư lượng có thể có nguồn gốc từ những chất đã xử lý vào đất hay trên bề mặt vật phun, phần khác lại bắt nguồn từ sự ô nhiễm có trong không khí, đất, nước.

Tác hại của hợp chất bảo vệ thực vật

Hầu hết hóa chất BVTV đều độc với con người và động vật máu nóng ở mức độ khác nhau

  • Chất độc cấp tính: Ở dưới liều gây chết, chúng không đủ khả năng gây tử vong, dần dần bị phân giải và bài tiết ra ngoài.
  • Chất độc mãn tính: Có khả năng tích lũy lâu dài trong cơ thể vì chúng rất bền, khó bị phân giải và bài tiết ra ngoài.

Hóa chất BVTV có thể thâm nhập vào cơ thể con người và động vật qua nhiều con đường khác nhau, thông qua 3 đường chính: hô hấp, tiêu hóa và tiếp xúc trực tiếp. Khi tiếp xúc với hóa chất BVTV con người có thể bị nhiễm độc cấp tính hoặc mãn tính, tùy thuốc vào phạm vi ảnh hưởng của thuốc

  • Nhiễm độc cấp tính: mệt mỏi, ngứa da, đau đầu, lợm giọng, buồn nôn, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ, tăng tiết nước bọt, chảy nước mắt, nếu nặng có thể gây tử vong…
  • Nhiễm độc mãn tính: kích thích các tế bào ung thư phát triển, gây đẻ quái thai, dị dạng, suy giảm trí nhớ và khả năng tập trung, suy nhược nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hệ thần kinh và não…
    Thuốc hh bảo vệ thực vật là gì lớp 10 năm 2024
    Tìm hiểu về các nhóm thuốc bảo vệ thực vật (Ảnh minh họa. Nguồn: Internet)

Các loại hợp chất bảo vệ thực vật

Hợp chất bảo vệ thực vật gồm nhiều loại, chủ yếu 4 nhóm chính

Nhóm Clo hữu cơ:

là các dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này bao gồm những hợp chất hữu cơ rất bền vững trong môi trường tự nhiên và thời gian bán phân hủy dài. Đại diện của nhóm này là Aldrin, Dieldrin, DDT, Heptachlo, Lindan, Methoxychlor

Nhóm lân hữu cơ (organophosphorus):

đều là các este, là các dẫn xuất hữu cơ của acid photphoric. Nhóm này có thời gian bán phân hủy ngắn hơn so với nhóm clo hữu cơ và được sử dụng rộng rãi hơn. Nhóm này tác động vào thần kinh của côn trùng bằng cách ngăn cản sự tạo thành men Cholinestaza làm cho thần kinh hoạt động kém, làm yếu cơ, gây choáng váng và chết. Nhóm này bao gồm một số hợp chất như parathion, malathion, diclovos, clopyrifos…

Nhóm Carbamat:

là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như carbofuran, carbaryl, carbosulfan, isoprocarb, methomyl,…

Nhóm Pyrethroid:

là những thuốc trừ sâu có nguồn gốc tự nhiên, là hỗn hợp của các este khác nhau với cấu trúc phức tạp được tách ra từ hoa của những giống cúc nào đó. Đại diện của nhóm này gồm cypermethrin, permethrin, fenvalarate, deltamethrin,…

Ngoài ra, còn có một số nhóm khác như: các chất trừ sâu vô cơ (nhóm asen), nhóm thuốc trừ sâu sinh học có nguồn gốc từ vi khuẩn, nấm, virus (thuốc trừ nấm, trừ vi khuẩn…), nhóm các hợp chất vô cơ (hợp chất của đồng, thủy ngân, …)

Hiện nay, Nhóm Clo hữu cơ đã bị cấm sử dụng, nhóm Pyrethroid vẫn đang được sử dụng nhưng độc tính thấp, ít có khả năng gây nhiễm độc cho người sử dụng. Còn lại 2 nhóm: lân hữu cơ và Carbamat đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp, độc tính cao và là nguyên nhân chính của phần lớn các vụ ngộ độc do ăn rau quả nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật ở nước ta.

Thực trạng và hướng xử lý

Ngày nay với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật đã có nhiều phương pháp xác định dư lượng thuốc bảo vệ thực vật như: phương pháp sắc kí, phương pháp điện di mao quản, Quang phổ UV – VIS, cực phổ, sắc ký bản mỏng, xử lý mẫu và định tính, định lượng… Tuy nhiên những phương pháp này đòi hỏi người thực hiện phải có nhiều kiến thức chuyên môn cao, am hiểu kỹ thuật , vận hành được các thiết bị chạy sắc kí và chi phí đầu tư thiết bị máy móc đắt tiền…

Hôm nay, Công Ty Tin Cậy chúng tôi xin giới thiệu đến quý khách hàng bộ test kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.Việc sử dụng bộ kit này là một giải pháp tối ưu, nhanh chóng, dễ dàng thực hiện đối với tất cả mọi người.Kit kiểm tra nhanh dư lượng thuốc trừ sâu trong rau quả dùng để kiểm tra nhanh thuốc trừ sâu nhóm lân hữu cơ và Carbamate trong rau, quả.Kit VPR 10 sử dụng cho 10 lần thử. Kit đơn giản dễ sử dụng- phù hợp cho nhu cầu kiểm tra nhanh dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong rau quả đầu vào của Siêu thị, nhà hàng, bếp ăn công nghiệp, bếp ăn bệnh viện, căn teen, các công ty kinh doanh, phân phối rau, củ quả, v.v

Đặc điểm kỹ thuật của VPR10

Phạm vi áp dụng

Thuốc hh bảo vệ thực vật là gì lớp 10 năm 2024
Tìm hiểu về các nhóm thuốc bảo vệ thực vật

  • Kiểm tra được hầu hết các loại rau, củ, quả.
  • Riêng với quả chanh- thì do ảnh hưởng của acid và tinh dầu trên vỏ chanh, nên độ chính xác không cao. Với rau mồng tơi- thì do độ nhớt cao, nên quá trình chiết mẫu khó tách nước, dẫn đến kết quả chính xác cũng không cao.

Khi lạm dụng thuốc hóa học bảo vệ thực vật thường xuyên sẽ sảy ra điều gì?

+ Sử dụng quá nhiều thuốc BVTV sẽ làm thoái hóa đất, ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất (làm tồn dư các hóa chất độc hại trong đất, rồi cây trồng lại hấp thụ các hóa chất độc hại đó, kết quả là nông sản không đảm bảo an toàn vệ sinh). + Việc vứt bừa bải vỏ, bao bì thuốc ở đồng ruộng, bờ mương, ao hồ gây ô nhiễm môi trường.

Thuốc hóa học bảo vệ thực vật là gì?

Hóa chất BVTV hay còn gọi là thuốc BVTV là những loại hóa chất bảo vệ cây trồng hoặc những sản phẩm bảo vệ mùa màng, là những chất được tạo ra để chống lại và tiêu diệt loài gây hại hoặc các vật mang mầm bệnh. Chúng cũng gồm các chất để đấu tranh với các loại sống cạnh tranh với cây trồng cũng như nấm bệnh cây.

Nồng độ thuốc BVTV là gì?

- Nồng độ: lượng thuốc cần dùng để pha loãng với 1 đơn vị thể tích dung môi, thường là nước. (đơn vị tính là %, g hay cc thuốc/số lít nước của bình phun). - Liều lượng: lượng thuốc cần áp dụng cho 1 đơn vị diện tích (đơn vị tính là kg/ha, lít/ha ).

Btvt là gì?

Thuốc bảo vệ thực vật (BTVT) là những hợp chất độc có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp hóa học được dùng trong nông nghiệp để phòng chống các đối tượng gây hại cho cây trồng và nông sản trên đồng ruộng, vườn tược và kho tàng được gọi chung là thuốc bảo vệ thực vật.