Thị trường là gì có máy loại thị trường

Đối với những người làm ăn, mua bán thì thuật ngữ “Thị trường” đã không còn quá xa lạ. Tuy nhiên nhiều người vẫn chưa hiểu được chính xác Thị trường là gì? Hay thị trường có những nét đặc trưng nào? Do đó qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp giúp Qúy khách về vấn đề này.

Thị trường là gì?

Thị trường là quá trình giao dịch giữa bên có nhu cầu mua và bên có nhu cầu bán, là “nơi” diễn ra các hoạt động mua bán, chuyển nhượng, cho thuê hay các dịch vụ có liên quan khác mà đối tượng có thể là hàng hóa, dịch vụ, sức lao động….

“Nơi” diễn ra ở đây được hiểu là ở bất cứ không gian, khung cảnh nào chỉ cần diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi chứ không nhất thiết phải gắn với một địa điểm cụ thể nào.

Căn cứ vào các tiêu chí khác nhau mà thị trường có thể được chia thành nhiều loại như:

– Dựa vào đối tượng giao dịch thì có thể chia ra thành thị trường thị trường lao động, thị trường điện tử, thị trường nhà đất, thị trường dệt may….

– Dựa vào phạm vi giao dịch thì thị trường sẽ được chia ra thành thị trường trong nước (thị trường nội địa) và thị trường quốc tế…

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường được hiểu là quá trình tìm hiểu, xác định các thông tin thị trường, qua đó, có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận. Quá trình tìm hiểu về thị trường cũng giúp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của họ để có thể cải tiến hàng hóa, nhằm mang lại một giải pháp tối ưu nhất cho khách hàng.

Phương pháp nghiên cứu thị trường cơ bản: sau khi bạn đã hiểu được lý do tại sao cần phải hiểu rõ thị trường khi khởi sự kinh doanh giải thích và minh họa, bạn cần nắm vững một số phương pháp nghiên cứu thị trường thường được sử dụng để đạt hiệu quả cao nhất.

Các loại thị trường tiêu dùng

Các loại thị trường này có nguồn gốc từ những chợ ở trung tâm của làng hoặc thị trấn, tại những chợ này xảy ra những giao dịch về sản phẩm trang trại, quần áo, và công cụ. Những loại thị trường đường phố này sau đó phát triển thành những thị trường hướng đến người tiêu dùng như thị trường chuyên viên, trung tâm mua sắm, siêu thị, hoặc thậm chí là những thị trường ảo như eBay.

Thị trường hàng hóa

Cùng với sự tăng giá của dầu và thực phẩm, thị trường hàng hóa một lần nữa trở thành thị trường nổi bật. Hàng hóa là cơ sở cho những hoạt động kinh tế. Thị trường hàng hóa bao gồm: năng lượng (dầu, khí đốt, than đá và những nguồn năng lượng có thể tái tạo như diesel sinh học), những loại hàng hóa mềm và ngũ cốc (lúa mì, yến mạch, ngô, gạo, đậu nành, cà phê, cacao, đường, vải bông, nước cam đông lạnh…), thịt và các loại hàng hóa tài chính như trái phiếu.

Thị trường công nghiệp và thị trường hàng hóa trọng yếu

Thị trường hàng hóa trọng yếu giúp cho những doanh nghiệp có thể mua được những hàng hóa bền bỉ có thể sử dụng được cho quy trình sản xuất công nghiệp. Rất nhiều dịch vụ có liên quan đến những mặt hàng hóa này. Giao dịch có xu hướng buôn bán với số lượng lớn với giá thành thấp.

Các yếu tố cấu thành Thị trường

– Yếu tố chủ thể tham gia vào thị trường: Gồm có bên mua và bên bán, bên môi giới thứ ba và các chủ thể được nhà nước trao quyền để quản lý.

Trong đó bên môi giới thực hiện là bên trung gian, thực hiện các chức năng tư vấn, hỗ trợ trong giao dịch của bên mua và bên bán. Bên môi giới thường có mặt trong các loại giao dịch như, chứng khoán, bất động sản…

Cơ quan được nhà nước trao quyền để quản lý như các cơ quan quản lý thị trường sẽ giám sát các hoạt động giao dịch trên thị trường, đảm bảo cho hoạt động giao dịch đúng theo nội dung quy định của pháp luật đối với đối tượng giao dịch đó.

– Yếu tố khách thể của thị trường: Là những lợi ích, kết quả mà các chủ thể muốn có được khi thực hiện giao dịch, có thể là các giá trị hữu hình như tiền, hàng hóa, nhà đất… Hay các giá trị vô hình như sức lao động, dịch vụ…

– Yếu tố giá cả: Mức giá cả sẽ được xác định dựa trên nhu cầu cung – cầu trên thị trường.

Trong trường hợp cung lớn hơn cầu, thì khi đó dẫn đến tình trạng hàng hóa, dịch vụ mất giá, giá cả trên thị trường sẽ có xu hướng giảm.

Nếu cung nhỏ hơn cầu, tức là nguồn cung cấp không đáp ứng được hết nhu cầu thì khi đó giá thành của hàng hóa, dịch vụ sẽ tăng cao.

Đặc điểm của thị trường

Đối với mỗi loại thị trường thì đều mang những đặc điểm riêng nhất định được căn cứ trên những điểm đặc trưng của tưng loại đối tượng giao dịch, nhưng nhìn chung thị trường sẽ có một số đặc điểm cơ bản như:

– Là nơi diễn ra hoạt động mua bán, trao đổi của các chủ thể, đối tượng giao dịch phụ thuộc vào nhu cầu các bên

– Mọi hoạt động giao dịch trên thị trường phải được diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. Tức là tự nguyện trong việc đưa ra quyết định, bình đăng trong quyền và lợi ích của các chủ thể.

– Thị trường không có tính ổn định lâu dài, là “nơi” luôn xảy ra các biến động do nhiều nguyên nhân khác nhau.

– Ngày nay thị trường ngày càng được mở rộng, không bị giới hạn bởi yếu tố địa lý, có sự liên kết, mở cửa giữa thị trường trong nước với thị trường khu vực và thị trường thế giới…

Trên đây là toàn bộ nội dung về Thị trường là gì? Nếu Qúy khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ đến số tổng đài 1900 6557 để được hỗ trợ.

Có nhiều cách phân loại khác nhau về thị trường.

*                    Cách phổ biến nhất là phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa mà người ta giao dịch. Theo cách này, ở mức tổng quát nhất, các thị trường được chia ra thành thị trường hàng hóa tiêu dùng (thị trường đầu ra) và thị trường các yếu tố sản xuất (thị trường đầu vào). Các thị trường đầu ra lại có thể phân nhỏ thành vô số thị trường cụ thể như thị trường gạo, thị trường quần áo, thị trường ô tô, thị trường giáo dục v.v… Các thị trường đầu vào có thể phân thành thị trường vốn hiện vật (máy móc, thiết bị, nhà xưởng v.v…), thị trường đất đai, thị trường lao động v.v… Tùy theo cách người ta quan niệm về hàng hóa là theo nghĩa rộng hay nghĩa hẹp hơn mà người ta có thểđặt tên cho thị trường một cách khác nhau. Ví dụ, thị trường máy móc (đầu vào) có thể chia ra thành các phân nhánh như thị trường máy dệt, thị trường máy xát gạo v.v… Khi nói về một thị trường chung, có tính chất đại diện, ta nói đến một thị trường cụ thể hay riêng biệt nào đó theo cách phân loại này.

*                    Phân loại thị trường theo không gian kinh tế mà theo đó các quan hệ trao đổi hàng hóa diễn ra: Theo cách này, thị trường có thể phân ra thành thị trường thế giới, thị trường khu vực, thị trường quốc gia, thị trường vùng hay địa phương. Thật ra, khi nói đến các thị trường theo cách phân loại này, người ta vẫn thường kết hợp với cách phân loại thị trường theo nội dung hàng hóa để xem xét một thị trường cụ thể, trên một địa bàn hay không gian kinh tế cụ thể. Ví dụ, người ta thường nói đến thị trường lúa, gạo, cà phê hay chung hơn, thị trường nông sản thế giới, Việt Nam hơn là nói đến một thị trường thế giới, hay Việt Nam chung chung.

Trong các hàng hóa, có những thứ do chi phí vận chuyển tương đối thấp so với giá trị hàng hóa nên thị trường về bản chất thường mang tính chất thế giới. Giá cả các hàng hóa này ở các địa điểm giao dịch khác nhau trên thế giới không có sự sai biệt lớn (chẳng hạn thị trường vàng). Ngược lại, khi chi phí vận chuyển hàng hóa là tương đối lớn và do một số lý do khác, thị trường của một số hàng hóa lại thường mang tính chất địa phương (ví dụ, thị trường vật liệu xây dựng).

*                    Theo cấu trúc thị trường, người ta cũng có thể chia ra thành các thị trường khác nhau. Một cấu trúc thị trường cụ thể thường được định dạng bởi số lượng người mua, người bán trên đó và mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa họ. Theo cách phân loại này, thoạt tiên các thị trường được phân ra thành hai loại lớn: thị trường cạnh tranh hoàn hảo (trên thị trường này, người mua hay người bán không có quyền lực chi phối giá cả hàng hóa) và thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (trên thị trường dạng này, người mua hay người bán riêng biệt, dù ít, dù nhiều vẫn có khả năng chi phối giá). Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo lại bao gồm những dạng thị trường như: thị trường độc quyền thuần túy, thị trường độc quyền nhóm, thị trường cạnh tranh có tính chất độc quyền. Mặc dù có những điểm chung, hành vi của những người mua hay bán trên từng dạng thị trường cụ thể vẫn mang những sắc thái riêng, bị chi phối bởi những điểm đặc thù của từng thị trường.


Các từ khóa trọng tâm hoặc các thuật ngữ liên quan đến bài viết trên:
  • phan loai thi truong
  • tại sao phải phân loại thị trường
  • ,