Tập cận bình nhiệm kỳ năm 2023

Tờ Tân Hoa Xã đưa tin vào Chủ nhật 25/2 rằng Trung Quốc sẽ xem xét bãi bỏ quy định về số nhiệm kỳ tối đa của Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước. Thay đổi này có thể giúp mở đường cho Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử vào năm 2023.

Theo đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa đề xuất loại bỏ quy định trong Hiến pháp rằng Chủ tịch nước và Phó Chủ tịch nước phải "phục vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp".

Tập cận bình nhiệm kỳ năm 2023
Nếu đề xuất trên được Quốc hội thông qua, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có thể tái đắc cử nhiệm kỳ thứ ba liên tiếp vào năm 2023.

Thông cáo này được đưa ra sau cuộc họp của Bộ Chính trị vào thứ Bảy 24/2, ngay trước thềm Hội nghị Trung ương kéo dài ba ngày từ 26/2.

Hội nghị nhằm thảo luận về nhân sự và các thay đổi về thể chế khác trong cuộc họp quốc hội hàng năm tại Bắc Kinh.

Tấn Vĩ (Theo SCMP)

Sáng 17/3, tại Đại Lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIII đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 5 nhằm biểu quyết Dự thảo quyết định về phương án cải tổ cơ quan Quốc Vụ viện, biểu quyết Dự thảo bầu cử, bổ nhiệm trong Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa XIII, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các bộ trưởng; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

Tập cận bình nhiệm kỳ năm 2023

 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2.

Hội nghị đã tín nhiệm bầu ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước và Chủ tịch Quân ủy trung ương thêm một nhiệm kỳ nữa.

Cũng tại kỳ họp quốc hội nói trên, ông Vương Kỳ Sơn (70 tuổi), cựu Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra luật trung ương (CCDI) của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) được bầu làm Phó chủ tịch nước này. Các đại biểu còn bầu ông Lật Chiến Thư làm Chủ nhiệm BanThường vụ Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc - vị trí đứng đầu quốc hội nước này.

Ngay sau khi được bầu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức vừa được bầu đã tuyên thệ. Nhiệm kỳ thứ 2 của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc vào năm 2023.

Trước đó, ngày 11/3, với 2.958 phiếu thuận, 2 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 1 phiếu không hợp lệ, Quốc hội Trung Quốc khóa XIII đã thông qua các nội dung sửa đổi Hiến pháp, trong đó có đề xuất xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với vị trí Chủ tịch nước. Ngoài việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, nội dung sửa đổi Hiến pháp lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua này còn bao gồm việc đưa tư tưởng chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình vào Hiến pháp Trung Quốc.

Kỳ họp quốc hội thường niên của Trung Quốc, khai mạc ngày 5/3, sẽ kết thúc vào ngày 20/3 tới.

Sáng 17/3, tại Đại Lễ đường nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh (Trung Quốc), Kỳ họp thứ nhất Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc (Quốc hội) Trung Quốc khóa XIII đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ 5 khóa XIII.

Kỳ họp nhằm biểu quyết Dự thảo quyết định về phương án cải tổ cơ quan Quốc Vụ viện, biểu quyết Dự thảo bầu cử, bổ nhiệm trong Kỳ họp thứ nhất Quốc hội Trung Quốc khóa XIII, bầu Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Phó Chủ tịch nước; Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các bộ trưởng; Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án Nhân dân tối cao.

Tập cận bình nhiệm kỳ năm 2023

Chủ tịch Tập Cận Bình tái đắc cử (Ảnh: VOV.VN)

Tham dự hội nghị có Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (Xi Jinping), Thủ tướng Lý Khắc Cường (Li Keqiang), tân Chủ tịch Hội nghị Chính trị Hiệp thương nhân dân (Chính hiệp) Uông Dương (Wang Yang) cùng nhiều lãnh đạo cao cấp khác và hơn 2.900 đại biểu. Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Trần Hy (Chen Xi) chủ trì hội nghị.

Hội nghị đã tín nhiệm bầu ông Tập Cận Bình làm Chủ tịch nước, Chủ tịch Quân ủy Trung ương thêm một nhiệm kỳ nữa; ông Vương Kỳ Sơn (Wang Qishan) làm Phó Chủ tịch nước; ông Lật Chiến Thư (Li Zhanshu)  làm Chủ tịch Quốc hội Khóa XIII.

Ngay sau khi được bầu, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và các quan chức vừa được bầu đã tuyên thệ. Nhiệm kỳ thứ 2 của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ kết thúc vào năm 2023.

Tập cận bình nhiệm kỳ năm 2023

Hình ảnh Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc. (Ảnh minh họa. Nguồn: THX/TTXVN)

Cùng ngày, Đại hội Đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc (Quốc hội) Khóa XIII đã thông qua kế hoạch cải tổ Quốc vụ viện quy mô lớn nhằm củng cố bộ máy chính phủ hoạt động hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.

Theo kế hoạch này, Quốc vụ viện sẽ bao gồm 26 bộ và ủy ban. Các bộ mới được thành lập theo kế hoạch gồm Bộ Tài nguyên, Bộ Các vấn đề cựu chiến binh và Bộ Tình trạng khẩn cấp. Ngoài ra, sẽ có một số cơ quan hành chính mới dưới quyền chỉ đạo của Quốc vụ viện gồm Cơ quan Hợp tác và phát triển quốc tế và Cơ quan Nhập cư quốc gia.

Ngoài ra, kế hoạch cũng bao gồm đề xuất sáp nhập các cơ quan quản lý ngân hàng và bảo hiểm vào chung một đơn vị quản lý là Ủy ban Quản lý ngân hàng và bảo hiểm, với nhiệm vụ chính là giám sát hoạt động của các ngân hàng và công ty bảo hiểm, ngăn chặn và tháo gỡ những rủi ro về tài chính cũng như đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

Trước đó, ngày 11/3, với 2.958 phiếu thuận, 2 phiếu chống, 3 phiếu trắng và 1 phiếu không hợp lệ, Quốc hội Trung Quốc khóa XIII đã thông qua các nội dung sửa đổi Hiến pháp, trong đó có đề xuất xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ đối với vị trí Chủ tịch nước. Ngoài việc xóa bỏ giới hạn nhiệm kỳ của Chủ tịch nước, nội dung sửa đổi Hiến pháp lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ qua này còn bao gồm việc đưa tư tưởng chính trị của Chủ tịch Tập Cận Bình vào Hiến pháp Trung Quốc./.