Tại sao dừa có mùi dừa

Đó là loại dừa dứa được trồng nhiều ở Bến Tre và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thứ dừa này khác với dừa xiêm thông thường, nước và cơm dừa thoang thoảng mùi thơm lá dứa. Tuy trái nhỏ, nước không nhiều nhưng hương vị dừa đặc biệt khiến người ở xa nhớ mãi vị thơm thảo quê nhà.

Dừa dứa thích hợp với loại đất tơi xốp, nhiều chất hữu cơ, độ pH từ 5 trở lên, thuộc nhóm dừa lùn, trồng sau 3 năm bắt đầu thu hoạch. Dừa trưởng thành ra trái khoảng 15 buồng/năm [200 - 220 trái/năm]. Kể cả bộ rễ và lá cũng có mùi thơm lá dứa. Hiệu quả kinh tế ước tính 20 năm.

Trước giai đoạn toàn thành phố giãn cách, tôi kịp nhận mấy quầy dừa dứa ở Vĩnh Long gửi lên. Dừa nhà trồng, còn lấm lem đất cát thôn quê, được người nông dân tiện tay hái xuống làm quà ngay cạnh bờ ao, có khu vườn xum xuê cây trái.

Giữa trưa hè Sài Gòn nóng bức, quả dừa dứa làm lòng người thanh thản, mát dịu, có tác dụng giải độc, giảm mệt nhọc, trừ phong nhiệt, chống ô xy hóa, khiến đẹp da, đẹp tóc.

Tuy nhiên, dừa vốn mang tính âm hàn, không có lợi cho người huyết áp thấp. Vả lại, dừa ngon uống mãi thành ra lạt vị. Tôi quyết định “chơi sang” một lần, bổ dừa dứa ra lấy nước làm nguyên liệu thêm thắt hương vị đậm đà cho những món ăn của bếp nhà trong mùa giãn cách.

Gà hầm sả, thịt kho tàu, đậu hũ khìa... là các món đơn giản điển hình có thể phối hợp nước dừa chung với phụ liệu rồi cô đặc thành thứ nước chiết xuất mỡ màng, sóng sánh từ quá trình nấu nướng. Đem bánh mì chấm ăn hoặc chan cơm ăn đều hết sảy!

Nói “chơi sang” là bởi dừa dứa có giá mắc hơn và ít mọng nước như dừa xiêm bình thường trên thị trường nên hiếm khi người ta dùng dừa dứa nấu ăn. Nhưng mùa dịch không có nhiều lựa chọn, của quê mấy khi sẵn có, ngoài nấu món mặn, tôi còn đem dừa dứa đi nấu chè, lấy được hương thơm lá dứa. Cơm dừa dẻo ngon bỏ vào tủ lạnh ăn dần, nếu thích thì xay thành sinh tố dừa để uống.

Trái dừa dứa nói riêng và các loại dừa nói chung thường gắn với những câu chuyện thú vị đậm chất nông thôn miền Tây. Đó là kỹ thuật gọt dừa, leo cây hái dừa, chặt dừa ba phát bạt được tới gáo, cách nhận biết dừa “đúng nạo”, dừa bị “trăng ăn”…

Ngoài sự ngon ngọt đặc trưng của trái dừa dứa, dân miền Tây còn trồng dừa sáp ở Trà Vinh [có giá tại vườn 50.000 - 60.000 đồng/trái], nhân giống dừa sữa [loại dừa có nước trắng đục như sữa] ở huyện Chợ Lách [Bến Tre] hoặc chuyền tay nhau trái dừa xiêm xanh, gáo bầu, được đồn rằng độ ngọt ngon số một.

Tin liên quan

Dừa dứa là gì là câu hỏi nhiều du khách khi sử dụng dừa này đặt ra và dừa dứa khác dừa xiêm điểm nào , làm thế nào để phân biệt dừa dứa và dừa xiêm vì chúng hoàn toàn giống nhau về bên ngoài nếu không phải dân trong nghề thì khó mà biết được.

Sau đây mời bạn đọc cùng Điện máy Sài Gòn tìm hiểu về dừa dứa hay còn gọi là dừa thơm Thái Lan nhé.

1Tìm hiểu về nguồn gốc xuất xứ của dừa Dứa

Dừa dứa còn được gọi là dừa xiêm thơm Thái Lan có tên khoa học là "Cocos Nucifera" thuộc họ Cau " Arecaceae " có nguồn gốc xuất xứ từ Thái Lan được du nhập vào nước ta trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đặc biệt là Bến Tre.

Anh Trần Phú Xuân đang khai thác dừa dứa trong vườn nhà. Ảnh: Mạnh Hùng.

Sau khi bàn bạc cùng gia đình, anh Trần Phú Xuân đã lặn lội vào tỉnh Vĩnh Long để tham quan các vườn dừa dứa ở đây. Nắm được những đặc điểm của cây dừa dứa và kỹ thuật trồng, chăm sóc, anh Xuân quyết định đầu tư vào trồng vườn dừa dứa tại chính mảnh đất quê hương mình.

Anh Trần Phú Xuân cho biết, giống dừa dứa này cần được chăm sóc kỹ lưỡng hơn so với dừa truyền thống. Tuy nhiên, cách chăm sóc cũng đơn giản như các loại cây ăn quả khác, đó là bón phân, tưới nước, chú ý theo dõi nhất là trong những ngày đầu xuống giống.

Được sự hỗ trợ của Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa về cây giống và một phần chi phí phân bón, anh Xuân đã liên hệ với Viện Cây quả miền Nam mua 300 cây dừa dứa giống. Tính tất cả chi phí thì cây giống nhập về có giá 120 ngàn đồng/cây.

Dừa dứa được trồng theo hàng cách nhau khoảng 6m, cây cách cây 6m. Điều đáng lưu ý là vì dừa dứa có mùi thơm nên dễ thu hút các loại sâu bệnh, đặc biệt là loài kiến dương phá hoại cây. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện loại kiến dương hay ẩn nấp sâu trong thân cây dừa để có biện pháp phòng trừ loài địch hại này.

Anh Trần Phú Xuân cho biết, dừa dứa sau 3 năm trồng thì cho trái và cho trái quanh năm. Khi cây còn thấp thì rất thuận tiện trong việc thu hoạch, có thể ngồi để hái trái được. Ảnh: Bảo Hòa [Báo Quảng Ngãi].

Đến nay vườn dừa dứa của anh Trần Phú Xuân sinh trưởng phát triển rất tốt với hơn 250 cây đang ra trái. Năng suất trung bình khoảng 60 quả/cây. Với giá bán tại vườn 10.000 đồng/quả, anh Xuân nhẩm tính sau khi trừ mọi chi phí phân bón, thuốc… anh còn lãi hơn 100 triệu đồng.

Anh Xuân cho biết điều đáng mừng là có nhiều thương lái đã đến đặt hàng “bao trọn” cả trái lớn và trái nhỏ để bán cho các sạp hàng trái cây, nhằm đáp ứng nhu cầu lựa chọn các loại nước uống giải khát hợp vệ sinh, có nguồn gốc từ thiên nhiên của người tiêu dùng. Ngoài ra, quả dừa dứa có hình tròn, hình dáng vừa phải, đẹp mắt nên được nhiều người thích mua về để trưng bày bàn thờ tổ tiên, nhất là trong dịp Tết cổ truyền.

Ông Phạm Đăng Đồng - Trưởng Trạm Khuyến nông huyện Tư Nghĩa cho biết, việc đưa giống dừa dứa vào trồng tại địa phương góp phần tăng thêm cơ cấu cây trồng cho người nông dân. Trồng dừa dứa mang lại nhiều hiệu quả như dùng làm nước uống tốt cho sức khỏe, phù hợp với việc phát triển du lịch sinh thái, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế nông thôn.

Dừa dứa cho quả tròn, nước ngọt có vị thơm như mùi lá dứa. Mùa nắng nước dừa càng thơm ngon. Cả lá non, rễ cây cũng có mùi thơm. Dừa dứa trồng sau 3 năm là ra trái. Dừa dứa trồng được chăm sóc tốt, bình quân dừa có thể ra 15 buồng/năm, tương đương với hơn 100 quả/cây và cho năng suất cao kéo dài đến 20 năm./.

Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.

Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. [tháng 10 năm 2014]

Dừa dứa [hay dừa xiêm thơm Thái Lan] là loại dừa giống nhỏ, nhiều trái. Da quả màu xanh giống dừa xiêm nhưng khác là nước và cơm dừa có mùi thơm của dứa, mùa nắng thơm hơn, nước cũng ngọt hơn. Nước dừa ngọt và mát. Tại Việt Nam, dừa được trồng ở một số vùng đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là ở Bến Tre.

Dừa dứaTình trạng bảo tồn

An toàn

Phân loại khoa họcGiới [regnum]Plantae[không phân hạng]Angiospermae[không phân hạng]Monocots[không phân hạng]CommelinidsBộ [ordo]ArecalesHọ [familia]ArecaceaePhân họ [subfamilia]ArecoideaeTông [tribus]CocoeaePhân tông [subtribus]AttaleinaeChi [genus]Cocos
L., 1753Loài [species]C. nuciferaPhân loài [subspecies]Cocos nucifera var aromanticDanh pháp ba phầnCocos nucifera var aromantic

Ở Việt Nam, dừa dứa được nhập từ Thái Lan và được trồng thử nghiệm ớ các địa phương, một số vùng đồng bằng sông Cửu Long đã thành công. Vùng ven biển rất thích hợp trồng loại dừa này. Bến Tre, Tiền Giang, Đồng Tháp[1] là một trong số các tỉnh trồng dừa dứa hiệu quả nhất, cho năng suất cao. Bến Tre có huyện Châu Thành, Mỏ Cày, Chợ Lách, Giồng Trôm trồng dừa dứa cho trái tốt. Ngoài ra, vùng đất phèn rừng U Minh Thượng[2] thuộc tỉnh Kiên Giang trồng dừa dứa thử nghiệm cũng đã thành công, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng.

Xin hãy đóng góp cho bài viết này bằng cách phát triển nó. Nếu bài viết đã được phát triển, hãy gỡ bản mẫu này. Thông tin thêm có thể được tìm thấy tại trang thảo luận.

Dừa dứa thích hợp với loại đất tơi xốp, độ pH từ 5 trở lên, đất cần cung cấp nhiều chất hữu cơ, thuộc nhóm dừa lùn, giồng đồng hợp tử [homozygous, cho trái sát mặt đất, trồng sau ba năm dừa bắt đầu cho trái. Dừa trưởng thành ra trái khoảng 15 buồng/năm [200-220 trái/năm]. Ngoài ra quả dừa có mùi thơm kể cả bộ rễ và lá cũng có mùi thơm của dứa. Kỹ thuật trồng dừa dứa giống dừa xiêm, đặc biệt trồng dừa dứa không xen kẽ với các dừa khác, hoàn toàn cách ly. Dừa dứa sinh trưởng nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế rất cao trên 20 năm.

  • Nước dừa được dùng làm nước uống giải khát, có thể kết hợp với rau má.
  • Cơm dừa làm nguyên liệu chế biến các món ăn thức uống như cà ri gà, sinh tố dừa, kem dừa, v.v.

Nước dừa có vị ngọt, mát dịu có tác dụng giải độc, giảm mệt nhọc, trừ phong nhiệt, chống oxy hóa, chữa nhiều bệnh về da.

  1. ^ //www.khuyennongvn.gov.vn/dong-thap-vuon-dua-dua-tren-240-trieu-dong_t77c629n31801tn.aspx
  2. ^ “Bản sao đã lưu trữ”. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 10 năm 2013. Truy cập ngày 3 tháng 10 năm 2013.

  •   Dữ liệu liên quan tới Dừa dứa tại Wikispecies

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Dừa_dứa&oldid=67664827”

Video liên quan

Chủ Đề