Mục tiêu của tổ chức asean là gì

Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là?


A.

phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự ảnh hưởng giữa các nước thành viên.

B.

phát triển kinh tế và văn hoá dựa vào sức mạnh quân sự giữa các nước thành viên.

C.

phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên.

D.

phát triển kinh tế và văn hoá dựa trên sự đóng góp giữa các nước thành viên.

Mục tiêu thành lập của tổ chức ASEAN là:


A.

Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

B.

Hợp tác có hiệu quả trong tất các các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại.

C.

Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực năng động, đoàn kết cùng phát triển.

D.

Xây dựng Đông Nam Á thành một khu vực thịnh vượng chung và hạn chế sự ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

I.Khái quát về ASEAN

1. Thành lập

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á [ASEAN] được thành lập ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc, Thái Lan, với việc ký kết Tuyên bố ASEAN [Tuyên bố Băng Cốc] của 5 nước sáng lập ASEAN, cụ thể là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xing-ga-po và Thái Lan. Sau đó, Bru-nây Đa-ru-sa-lam gia nhập ngày 07/01/1984, Việt Nam ngày 28/7/1995, Lào và Mi-an-ma ngày 23/7/1997, và Cam-pu-chia ngày 30/4/1999, nâng tổng số các quốc gia thành viên của ASEAN lên 10.

2. Mục tiêu và mục đích

Như quy định trong Tuyên bố ASEAN, mục tiêu và mục đích của ASEAN là:

1.Để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác để củng cố nền tảng cho một cộng đồng thịnh vượng và hòa bình của các quốc gia Đông Nam Á;

2.Để thúc đẩy hòa bình và ổn định khu vực thông qua việc tuân thủ, tôn trọng công lý và nguyên tắc của pháp luật trong quan hệ giữa các nước trong khu vực và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc;

3.Để thúc đẩy hợp tác tích cực và hỗ trợ lẫn nhau về những vấn đề quan tâm chung trong kinh tế, xã hội, văn hóa, kỹ thuật, lĩnh vực khoa học và hành chính;

4.Cung cấp hỗ trợ cho nhau dưới các hình thức đào tạo và nghiên cứu trong các lĩnh vực giáo dục, chuyên nghiệp, kỹ thuật và hành chính;

5.Phối hợp hiệu quả hơn cho việc tận dụng các ngành nông nghiệp và công nghiệp, mở rộng thương mại của các nước, bao gồm việc nghiên cứu các vấn đề thương mại hàng hóa quốc tế, cải thiện giao thông vận tải, các phương tiện truyền thông và nâng cao mức sống của người dân các nước;

6.Để thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á;

7. Để duy trì sự hợp tác chặt chẽ và có lợi với các tổ chức quốc tế và khu vực với mục tiêu và mục đích tương tự, và khám phá tất cả các con đường hợp tác gần gũi hơn với nhau.

3. Nguyên tắc cơ bản

Trong quan hệ giữa các nước với nhau, các thành viên ASEAN đã thông qua các nguyên tắc cơ bản sau đây, như được ghi nhận trong Hiệp ước Thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á [TAC] năm 1976:

1. Tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc dân tộc của tất cả các quốc gia;

2.Quyền của mỗi Nhà nước trong việc bảo vệ sự tồn tại quốc gia khỏi sự can thiệp từ bên ngoài, lật đổ hoặc cưỡng ép;

3. Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

4. Giải quyết các bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hòa bình;

5. Sự từ bỏ các mốiđe dọa hoặc sử dụng vũ lực;

6.Hợp tác hiệu quả với nhau.

4. Hiến chương ASEAN

Hiến chương ASEAN đóng vai trò là nền tảng vững chắc để tiến tới hình thành Cộng đồng ASEAN, trong đó quy định tình trạng pháp lý và khuôn khổ thể chế cho ASEAN. Văn bản này hệ thống hóa các tiêu chuẩn, quy tắc và giá trị ASEAN; đặt mục tiêu rõ ràng cho ASEAN; và quy định về trách nhiệm và sự tuân thủ.

Hiến chương ASEAN có hiệu lực từ ngày 15/12/2008.Từ đó, ASEAN hoạt động theo một khuôn khổ pháp lý mới và thiết lập một số cơ quan mới để thúc đẩy quá trình xây dựng Cộng đồng ASEAN. Trong thực tế, Hiến chương ASEAN đã trở thành một thỏa thuận ràng buộc pháp lý đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN.

5. Cộng đồng ASEAN

Vào ngày 22/11/2015, trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 27 diễn ra tại Ma-lai-xi-a, lãnh đạo của 10 quốc gia thành viênASEAN đã đặt bút ký văn kiện lịch sử Tuyên bố thành lập Cộng đồng ASEAN. Đây là một cột mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập ASEAN, phản ánh sự lớn mạnh của ASEAN sau 48 năm hình thành và phát triển vươn lên trở thành một cộng đồng liên kết chặt chẽ trên cả 3 trụ cột là: chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội, với vị thế ngày càng cao ở cả khu vực và thế giới.Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng thông qua Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 mang tên “Vững vàng cùng tiến bước”, hướng tới một cộng đồng hòa bình, ổn định và cùng chia sẻ sự phồn vinh và trách nhiệm xã hội; hiện thực hóa một Cộng đồng ASEAN dựa trên luật lệ, hướng đến người dân và lấy người dân làm trung tâm.

Cộng đồng ASEAN bao gồm ba trụ cột là Cộng đồng An ninh - chính trị ASEAN [APSC], Cộng đồng Kinh tế ASEAN [AEC] và Cộng đồng Văn hóa - xã hội ASEAN [ASCC]. Mỗi trụ cột có một Kế hoạch tổng thể riêng.

Kế hoạch tổng thể AEC 2025 bao gồm năm [05] đặc trưng liên quan đến nhau và hỗ trợ cho nhau, đó là: [i] Một nền kinh tế hội nhập và cố kết cao; [ii] Một ASEAN cạnh tranh, sáng tạo, và năng động; [iii] Tăng cường khả năng kết nối và hợp tác ngành; [iv] Một ASEAN có khả năng phục hồi nhanh, toàn diện, hướng đến người dân và lấy người dân làm trung tâm; và [v] ASEAN toàn cầu.

Kế hoạch tổng thể AEC 2025 đưa ra những biện pháp chiến lược cho mỗi đặc trưng của AEC 2025. Nhằm thực hiện Kế hoạch tổng thể, các biện pháp chiến lược sẽ được xây dựng chi tiết và triển khai thông qua các kế hoạch công tác của các cơ quan chuyên ngành khác nhau trong ASEAN. Kế hoạch công tác ngành được xem xét và cập nhật định kỳ để đảm bảo tính phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, các nước cũng sẽ tích cực tìm kiếm, khuyến khích tham gia các thỏa thuận đối tác với khu vực tư nhân, các hiệp hội ngành công nghiệp và cộng đồng lớn hơn ở cấp khu vực và quốc gia để đảm bảo một cách tiếp cận toàn diện và có sự tham gia của các lực lượng này vào quá trình hội nhập.

Hội nhập trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng luôn được xác định là một trong những nội dung quan trọng trong AEC. Để đạt được các mục tiêu dài hạn nêu trên, lĩnh vực tài chính - ngân hàng sẽ tập trung vào 3 nội dung hợp tác: hội nhập tài chính, tài chính toàn diện và ổn định tài chính. Đối với trụ cột hội nhập tài chính, AEC theo đuổi mục tiêu thiết lập thị trường tài chính có tính kết nối khu vực cao thông qua nâng cao vai trò của các ngân hàng khu vực, gia nhập sâu vào thị trường bảo hiểm với mức độ phân tán rủi ro cao hơn, và duy trì mức độ lưu động vốn cao. Trụ cột tài chính toàn diện tập trung giáo dục và phổ biến kiến thức tài chính, đồng thời thúc đẩy đa dạng hóa sản phẩn và dịch vụ tài chính. Trụ cột ổn định tài chính thực hiện chiến lược tăng cường giám sát và hợp tác hệ thống tài chính - ngân hàng và khuôn khổ giám sát qua biên giới.

II. Hợp tác khu vực trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ ASEAN

1. Hợp tác tài chính ASEAN

Tại Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN năm 2015 tại Viên Chăn, Lào, các nước đã khẳng định cam kết thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ thích hợp để duy trì tăng trưởng kinh tế và ổn định thị trường tài chính thông qua việc điều chỉnh các chính sách kinh tế vĩ mô phù hợp với mức độ phát triển và tình hình cụ thể của từng nước. Hội nghị nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa cầu nội đia, tiếp tục cải cách cơ cấu, khuyến khích đầu tư khu vực tư nhân, với mục tiêu phát triển kinh tế cân bằng toàn khu vực. Đồng thời, Hội nghị thống nhất việc tăng cường nỗ lực hợp tác và hội nhập để cải thiện khả năng phục hồi của khu vực và đối phó với các nguy cơ bên ngoài.

1.1. Cơ chếgiám sát ASEAN

Cơ chếgiám sát ASEAN [ASP] bắt đầu vào năm 1999 như một cơ chế đểrà soát và trao đổi quan điểm giữa các quan chức cao cấp [NHTWvà Bộ Tài chính] vềcác vấn đề chính sáchvàphát triển kinh tế trong ASEANgần đây. Kể từ đó, nó trở thành một cơ chế quan trọng trong ASEAN về theo dõi và giám sát kinh tế khu vực.

Những thành tựu quan trọng cho đến nay bao gồm: thành lập một đơn vị chuyên trách tại Ban thư ký ASEAN [ASEC] để tiến hành giám sát khu vực và tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác khu vực tài chính; thành lập đơn vị giám sát quốc gia ở một số nước [In-đô-nê-xi-a, Cam-pu-chia, Lào, Phi-líp-pin, Thái Lan và Việt Nam] để hỗ trợ xây dựng năng lực trong các công việc liên quan đến giám sát; chương trình đào tạo xây dựng năng lực cho các cán bộ Bộ Tài chính và NHTW ASEAN về giám sát kinh tế khu vực do Ngân hàng Phát triển châu Á [ADB] tổ chức; tiến hành các nghiên cứu kỹ thuật và bài viết chính sách về các vấn đề kinh tế và tài chính [ví dụ như tính bền vững tài chính, tái cơ cấu ngân hàng và doanh nghiệp và giám sát dòng vốn].

Tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN đặc biệt tại Tát-xken, U-dơ-bê-kít-xtan tháng 5/2010, các Bộ trưởng đã thông qua Điều khoản tham chiếu và ngân sách ban đầu cho việc thành lập Văn phòng giám sát kinh tế vĩ mô và tài chính, gọi tắt là MFSO. MFSO sẽ chịu trách nhiệm thực hiện các hoạt động giám sát trong ASEAN và giám sát các sáng kiến​​hội nhập kinh tế khu vực như hội nhập tài chính. MFSO hiện được đặt tại ASEC và đã đi vào hoạt động đầy đủ từ tháng 5/2010.

1.2. Lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ ASEAN

Lộ trình hội nhập tài chính - tiền tệ ASEAN [RIA-Fin] được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN năm 2003. RIA-Fin bao gồm các bước đi, mốc thời gian và các chỉ số hoạt động trong ba lĩnh vực: [i] Tự do hóa tài khoản vốn [CAL], [ii] Phát triển thị trường vốn [CMD] và [iii] Tự do hóa dịch vụ tài chính [FSL], với mục tiêu cuối cùng là hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trong ASEAN vào năm 2015. Ngoài ra, Việt Nam và các nước đang triển khai các sáng kiến hợp tác tài chính khác như: Khuôn khổ hội nhập ngân hàng [ABIF], Hệ thống thanh toán [PSS], Tài chính toàn diện [FINC] và Ủy ban tăng cường năng lực hỗ trợ hội nhập tài chính ASEAN [SCCB].

Các Thống đốc NHTW và Bộ trưởng tài chính đã giao cho Ủy ban cấp cao về hội nhập tài chính - ngân hàng ASEAN [SLC] chỉ đạo các nhóm công tác trong khuôn khổ hợp tác tài chính – ngân hàng khu vực ASEAN xây dựng Kế hoạch hành động chiến lược [SAP] phù hợp với Tầm nhìn AEC 2025 để tổng hợp, xây dựng kế hoạch chiến lược tổng thể cho Tầm nhìn AEC 2025. SAP của mỗi nhóm công tác bao gồm các yếu tố sau: hành động chính sách, mục tiêu định lượng và mốc thời gian quan trọng.

Tự do hóa tài khoản vốn [CAL]

Mục đích của sáng kiến là nhằm tự do hóa hơn nữa các luồng vốn, phù hợp với tình hình kinh tế và mức độ sẵn sàng của mỗi nước, qua đó hỗ trợ phân bổ hiệu quả các khoản tiết kiệm trong ASEAN để tạo thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế và phúc lợi, bằng cách loại bỏ dần các hạn chế trong các luồng vốn vãng lai, đầu tư trực tiếp nước ngoài, đầu tư gián tiếp và các luồng vốn khác.

Đến nay, các nước ASEAN ghi nhận những nỗ lực nhằm mục tiêu tự do hóa hơn nữa tài khoản vốn của các quốc gia thành viên thông qua [i] Quy trình đối thoại chính sách về cơ chế bảo vệ an toàn trong khuôn khổ CAL nhằm cập nhật xu hướng vận động của các luồng vốn trong khu vực theo quy trình tự do hóa tài khoản vốn; [ii] Biểu đánh giá hiện trạng tự do hóa tài khoản vốn [CAL Heatmap] của từng quốc gia thành viên. Trong số đó, CAL Heatmap được coi là một công cụ đánh giá hiệu quả nhằm xác định hiện trạng/mức độ mở cửa tài khoản vốn của từng nước thành viên ASEAN và chỉ có tính tham chiếu nhằm hỗ trợ triển khai các nội dung hợp tác trong khuôn khổ Nhóm công tác CAL.

Việc tham gia sáng kiến CAL được triển khai thực hiện trên mức độ sẵn sàng của từng quốc gia có xem xét tới mức độ phát triển cũng như độ mở cửa của nền kinh tế các quốc gia trên. Chủ yếu việc tham gia là thực hiện công tác đánh giá, tham gia các diễn đàn, trao đổi hợp tác và đối thoại chính sách. Các cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ CAL phù hợp với chủ trương và lộ trình tự do hóa giao dịch vốn hiện hành.

Phát triển thị trường vốn [CMD]

Mục đích của sáng kiến là nhằm xây dựng năng lực và cơ sở hạ tầng để phát triển thị trường vốn ASEAN, để đạt được hội nhập thị trường vốn và tạo thuận lợi hơn cho thương mại và đầu tư. Những thành tựu chính cho đến nay bao gồm: nâng cấp Bảng chấm điểm mức độ phát triển thị trường trái phiếu ASEAN để theo dõi diễn biến và các chế độ quản lý thị trường trái phiếu; cung cấp các chỉ số thị trường trái phiếu theo các khoảng thời gian đều đặn, giá trái phiếu sau giao dịch và nhà đầu tư bán lẻ tiếp cận để mua trái phiếu chính phủ; và thông qua các tiêu chuẩn chứng khoán nợ của ASEAN.

Tự do hóadịch vụ tài chính [FSL]

Mục đích của sáng kiến là nhằmtự do hóa hơn nữa các luồngdịch vụ tài chính [DVTC] trong khuôn khổ Hiệp định khung về thương mại dịch vụ ASEAN [AFAS]. Các hoạt động của Nhóm công tác là hướng quá trình tự do hoá DVTC phù hợp với nguyên tắc và mục tiêu của Kế hoạch tổng thể AEC, hài hoà mục tiêu của Kế hoạch tổng thể AEC với Lộ trình hội nhập tài chính tiền tệ ASEAN và tạo cơ sở để đàm phán DVTC giữa ASEAN với các nước đối tác.

Đến nay, Nhóm công tác FSL đã hoàn tất đàm phán và ký kết Gói cam kết thứ 8 về Tự do hóaDVTC trong AFAS. Mức độ cam kết mở cửa thị trường ngân hàng trong khuôn khổ FSL hiện nay không vượt quá các cam kết cắt ngang trong WTO. Song song với đó là việc các nước đang nỗ lực đàm phán nâng cấp Phụ lục DVTC trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại dịch vụ ASEAN [ATISA] nhằm thay thế Hiệp định AFAS.

Trong việc kết nối ASEAN với nền kinh tế toàn cầu, Nhóm công tác FSL tiếp tục theo dõi diễn biến và tham gia đàm phán các nghĩa vụ dịch vụ tài chính trong các FTA ASEAN +, bao gồm Hiệp định Đối tác toàn diện kinh tế khu vực [RCEP] thông qua Nhóm phụ trách RCEP về Dịch vụ tài chính [SWG-FIN].

Khuôn khổ hội nhập ngân hàng khu vực ASEAN [ABIF]

Mục đích của sáng kiến là đạt được sự tự do đối với hoạt động ngân hàng giữa các quốc gia trong khu vực ASEAN thông qua việc xây dựng Hướng dẫn thực hiện hội nhập ngân hàng khu vực ASEAN. Hướng dẫn ABIF xác định các nguyên tắc và định hướng nhằm tăng cường hiện diện thương mại của các nước ASEAN trên thị trường lẫn nhau. Các nước ASEAN sẽ xem xét công nhận ngân hàng của một quốc gia khác là Ngân hàng đạt chuẩn ASEAN [QAB] thông qua đàm phán giữa hai quốc gia, ký kết Thỏa thuận song phương về ABIF. Việc một quốc gia công nhận QAB của nước đối tác, cho phép tiếp cận thị trường và/hoặc dành các ưu đãi đặc biệt hơn hoàn toàn dựa trên cơ sở “sẵn sàng” và mức độ hài hòa hóa khuôn khổ pháp lý nội bộ của nước chủ nhà. Sau khi Hướng dẫn thực hiện ABIF được phê duyệt vào năm 2015, các nước sẽ tiến hành triển khai, đàm phán Thỏa thuận song phương và công nhận QAB.

Hệ thống thanh toán [PSS]

Mục đích của sáng kiến là nhằm thực hiện các nghiên cứu và đưa ra khuyến nghị chính sách để phát triển một hệ thống thanh toán khu vực nhằm đạt được mục tiêu về hội nhập về tài chính và thị trường vốn vào năm 2025 trong Kế hoạch tổng thể AEC.

Trong thời gian qua, Nhóm công tác PSS đã nghiên cứu và thảo luận về các lĩnh vực: thanh toán thương mại qua biên giới, chuyển tiền qua biên giới, thanh toán bán lẻ qua biên giới, thanh toán thị trường vốn qua biên giới và vấn đề chuẩn hoá trong thanh toán. Nhóm công tác PSS đã xây dựng các báo cáo đề nghị các quốc gia ASEAN áp dụng như:[i] Các nguyên tắc minh bạch và công khai thông tin sản phẩm, dịch vụ thanh toán thương mại xuyên biên giới; [ii] Bộ nguyên tắc cơ bản về Chương trình Định hướng cho người lao động ở các nước ASEAN trước khi đi xuất khẩu lao động; [iii] Báo cáoTầm nhìn về hệ thống thanh toán ASEAN để định hướng cho việc xây dựng các chiếnlược về hệ thống thanh toán.

Hiện nay, Nhóm công tác PSSđang triển khaiKế hoạch hành động chiến lược ASEAN sau năm 2015 với 2 nội dung về:[i]Kết nối và đảm bảo khả năng liên thông giữa các hệ thống thanh toán; [ii] Hài hòa hóa và chuẩn hóa hệ thống thanh toán.

Tài chính toàn diện [FINC]

Tại Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW các nước ASEAN [AFMGM] năm 2015 tại Ma-lai-xi-a, các Bộ trưởng đã thống nhất về việc tài chính toàn diện sẽ là một trong 3 trụ cột trong Kế hoạch hội nhập tài chính ASEAN hậu 2015 [bên cạnh 2 trụ cột khác là hội nhập tài chính và ổn định tài chính]. Các Bộ trưởng cũng nhất trí về sự cần thiết của việc thành lập Nhóm công tác ASEAN về Tài chính toàn diện [FINC].

Tôn chỉ hoạt động của Nhóm công tác FINC là xem xét, đề xuất các giải pháp chính sách, phối hợp/điều phối hoạt động giữa các đối tác quốc tế và các nước ASEAN nhằm nâng cao hiệu quả tiếp cận tài chính toàn diện thông qua các phương diện trung gian tài chính và các kênh phân phối, giáo dục nâng cao nhận thức tài chính và bảo vệ người tiêu dùng.

Nhóm công tác FINC đề ra các nhiệm vụ sau: [i] Xây dựng khung chính sách, chiến lược, hệ thống chỉ số/công cụ giám sát phục vụ cho các mục tiêu tài chính toàn diện; [ii] Tăng cường năng lực và chia sẻ kinh nghiệm và hiệu quả thực thi các chương trình tài chính toàn diện quốc gia; [iii] Hợp tác với các đối tác phát triển để phát huy thế mạnh về tài chính toàn diện và điều phối cùng các nhóm công tác trong ASEAN về tài chính toàn diện;

Ủy ban tăng cường năng lực hỗ trợ hội nhập tài chính ASEAN [SCCB]

Uỷ ban tăng cường năng lực để hỗ trợ hội nhập tài chính ASEAN [SCCB] đã được thành lập tại Hội nghị SLC lần thứ 2 vào tháng 9/2011. Các thành viên Uỷ ban bao gồm đại diện của ADB, SEACEN, ASEC và các NHTW ASEAN. Uỷ ban là cơ quan đầu mối có nhiệm vụ: [i] khớp nối nhu cầu và nguồn cung cho sáng kiến tăng cường năng lực; [ii] giám sát và hướng dẫn thực hiện các sáng kiến tăng cường năng lực; [iii] báo cáo lên SLC và đệ trình các khuyến nghị về các sáng kiến tăng cường năng lực đã được khớp nối. Uỷ ban sẽ ưu tiên cho nhóm các nước Bru-nây, Cam-pu-chia, Lào, Mi-an-ma và Việt Nam [BCLMV] trong các sáng kiến tăng cường năng lực, phù hợp với những thoả thuận đạt được tại các cuộc họp SLC. Các hoạt động tăng cường năng lực bao gồm đào tạo, các đoàn học tập kinh nghiệm, trao đổi cán bộ, cung cấp chuyên gia tư vấn, nghiên cứu và phát triển.

Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN

Ủy ban cấp cao về Hội nhập tài chính ASEAN[SLC] được các Thống đốc NHTW ASEAN thông qua tại Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN tháng 4/2011. Thành viên Ủy ban gồm: các Phó Thống đốc NHTW trong nhóm Troika – nhóm ba nước đăng cai tổ chức Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN liền kề nhau; đồng chủ trì Nhóm đặc trách về Mốc mục tiêu hội nhập; đồng chủ trì/chủ trì các nhóm công tác ASEAN; ASEC và ADB. Ủy ban được thành lập nhằm mục đích đưa ra định hướng chỉ đạo và hài hòa hóa tiến độ các nội dung hội nhập tài chính tiền tệ trong khu vực ASEAN. Nhiệm vụ chính của Ủy ban là vạch ra các mốc chủ chốt lịch biểu, giám sát việc thực hiện, đưa ra ý tưởng và khuyến nghị chung về phương pháp và cách thức triển khai cũng như ưu tiên các hành động cần thiết.

Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN, Hội nghị Phó Thống đốc NHTW ASEAN và Hội nghị Bộ trưởng Tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN

Theo cơ chế luân phiên, hàng năm, NHTW các nước ASEAN sẽ tiến hành đăng cai tổ chức Hội nghị Thống đốc NHTW ASEAN [ACGM] và Hội nghị Phó Thống đốc NHTW ASEAN [ACDM]. Đây là diễn đànđểcác nhà lãnh đạo và các chuyên gia về tài chính - ngân hàng trong khu vực trình bày quan điểm và cùng nhau trao đổi về các vấn đề chung của khu vực cũng như khả năng tăng cường và mở rộng quan hệ hợp tác tài chính - ngân hàng trong khối ASEAN. Bên cạnh đó, Hội nghị cũng là dịp để các nhà lãnh đạo đánh giá tiến độ cũng như đưa ra các định hướng chỉ đạo đối với việc triển khai các sáng kiến hội nhập khu vực.

Kể từ năm 2012, các quốc gia ASEAN đã thống nhất việc tổ chức Hội nghịBộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN [AFMGM] với mục tiêu tạo dựng một diễn đàn trao đổi chính sách kinh tế vĩ mô và tài chính - ngân hàng giữa các Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW các nước khu vực ASEAN. Đây sẽ là hoạt động thường niên của các nhà hoạch định chính sách trong khu vực.

2.Hợp tác tài chính ASEAN+3

2.1. Đa phương hóa Sáng kiến Chiềng Mai

Từ bài học kinh nghiệm khủng hoảng tài chính – tiền tệ châu Á năm 1997, các Bộ trưởng tài chính ASEAN+3 đã thống nhất quan điểm rằng các nước trong khu vực cần có một quỹ dự trữ ngoại tệ lớn để hỗ trợ cán cân thanh toán và duy trì dự trữ ngoại hối của từng quốc gia để đối phó với các trường hợp xảy ra khủng hoảng. Ý tưởng về hỗ trợ tài chính đa phương trong ASEAN+3 đã được đề xuất và bắt đầu nghiên cứu từ năm 2006 và Thỏa thuận Đa phương hóa sáng kiến Chiềng Mai [CMIM] đã được Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW các nước ASEAN+3 ký kết và có hiệu lực vào ngày 24/3/2010.

CMIM là thể thức hỗ trợ tài chính ngắn hạn giữa các nước trong khu vực ASEAN+3 được thực hiện thông qua các giao dịch hoán đổi tiền tệ giữa các NHTW để các thành viên CMIM giải quyết khó khăn khẩn cấp trong cán cân thanh toán và thanh khoản nhằm thực hiện mục tiêu ổn định tiền tệ và kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, trong bối cảnh bất ổn toàn cầu gia tăng, đặc biệt là sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, các nước thành viên đã thống nhất ký kết một Thỏa thuận CMIM mới thay thế cho Thỏa thuận 2010, tăng gấp đôi quy mô quỹ CMIM lên 240 tỉ đô la Mỹ đồng thời bổ sung cơ chế ngăn ngừa khủng hoảng. Thỏa thuận sửa đổi CMIM đã có hiệu lực từ ngày 23/06/2020.

2.2. Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3

Việc thực hiện cơ chế giám sát kinh tế vĩ mô ASEAN+3 là một điều kiện bắt buộc đối với các nước ASEAN+3 khi tham gia Thỏa thuận CMIM. Cơ chế giám sát này được thực hiện định kỳ nhằm đảm bảo sự vận hành hiệu quả của CMIM. Để thể chế hoá cơ chế này, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 [AMRO] được thành lập vào ngày 4/5/2011. Nhận thấy vai trò quan trọng của AMRO trong quá trình giám sát kinh tế vĩ mô khu vực, Hội nghị Bộ trưởng tài chính và Thống đốc NHTW ASEAN+3 [AFMGM+3] năm 2012 đã nhất trí nâng cao vị trí pháp lý của AMRO thành một tổ chức quốc tế. Vào ngày 10/10/2014, Hiệp ước thành lập AMRO đã được ký bên lề Hội nghị thường niên IMF/WB. Ngày 09/02/2016, Hiệp ước AMRO chính thức có hiệu lực.

Nhằm tạo điều kiện cho AMRO thực hiện nhiệm vụ phân tích và giám sát kinh tế khu vực, hỗ trợ cho quá trình vận hành của CMIM, hàng năm, NHNN đã đón tiếp các đoàn công tác AMRO và cung cấp thông tin, số liệu xây dựng báo cáo giám sát khu vực.

2.3. Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á

Sáng kiến phát triển thị trường trái phiếu châu Á [ABMI] được khởi xướng vào năm 2003 với mục tiêu phát triển có hiệu quả và sâu rộng các thị trường trái phiếu trong khu vực; tăng cường hợp tácqua biên giới giữa các thị trường. Sáng kiến này tập trung vào những nỗ lực và hành động của các nước trên hai lĩnh vực là [i] thúc đẩy khả năng tiếp cận thị trường của các nhà phát hành trái phiếu; [ii] tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của các thị trường trái phiếu khu vực. Theo sáng kiến, ASEAN+3 thiết lập các Nhóm công tác để triển khai nghiên cứu, thực hiện các sáng kiến khu vực về phát triển thị trường trái phiếu bao gồm 4 Nhóm đặc trách theo lĩnh vực, 1 Nhóm Hỗ trợ kỹ thuật, 1 Nhóm hỗ trợ và Nhóm điều phối chung; đồng thời thành lập Quỹ Bảo lãnh tín dụng và đầu tư [CGIF] nhằm thúc đẩy hoạt động bảo lãnh trái phiếu trong nước của khu vực.

Nhằm thúc đẩy hơn nữaABMI, Hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN+3 lần thứ 11 tháng 5/2007 đã thông qua Lộtrình ABMI mới, theo đó thiết lập lại cơ cấu và mục tiêu hoạt động của sáng kiến này. Để triển khai nội dung trên, trong thời gian qua, các Nhóm đặc xây dựng chương trình công tác và tập trung vào các ưu tiên chính trong từng lĩnh vực. ASEC hỗ trợ ABMI với tư cách quản trị viên của các chương trình hỗ trợ kỹ thuật do Bộ Tài chính Nhật Bản thực hiện dưới sự hỗ trợ của Quỹ Hỗ trợ kỹ thuật Nhật Bản [JAFTA]. Hỗ trợ kỹ thuật tập trung vào việc xây dựng năng lực của các nước ASEAN trong các khía cạnh khác nhau của phát triển thị trường trái phiếu như trái phiếu Chính phủ và hỗ trợ cơ sở hạ tầng.

Quỹ bảo lãnh và tín dụng đầu tư [CGIF] là nội dung quan trọng thuộc ABMI trong khuôn khổ hợp tác tài chính, ngân hàng ASEAN+3. CGIF được chính thức tuyên bố thành lập tại Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN+3 vào tháng 5/2010 tại U-dơ-bê-kít-xtan với quy mô là 700 triệu USD. CGIF được thành lập dưới hình thức một Quỹ tín thác do ADB quản lý, hoạt động độc lập với ADB và chỉ sử dụng nguồn vốn góp từ ADB và các nước ASEAN+3. CGIF sẽ bảo lãnh cho doanh nghiệp phát hành trái phiếu huy động vốn trên thị trường vốn trong nước và dưới sự bảo lãnh của CGIM, trái phiếu doanh nghiệp sẽ được xếp hạng AAA [bằng mức xếp hạng của ADB].

Đến nay, CGIF đã tiến hành 17 giao dịch bảo lãnh phát hành trái phiếu cho các nước ASEAN. Trong đó, đối với Việt Nam, CGIF đã thực hiện bảo lãnh phát hành trái phiếu cho Công ty Masan Consumer Holidings [10/12/2014, cập nhật ngày 17/2/2017], Tập đoàn Vingroup [2/3/2016], Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động [21/11/2017], Công ty cổ phần Tập đoàn PAN [10/9/2018] và Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ [5/10/2018] với trị giá huy động lần lượt là 2.100 tỉ đồng, 3.000 tỉ đồng, 1.135 tỉ đồng, 1.135 tỉ đồng và 2.330 tỉ đồng.

III. Việt Nam và vai trò chủ tịch ASEAN

Năm 2020, Việt Nam là Chủ tịch ASEAN theo cơ chế luân phiên với chủ đề “Gắn kết và thích ứng”. Đây là một trọng tâm đối ngoại của Việt Nam trong năm 2020, thể hiện quyết tâm của Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng và nâng tầm đối ngoại đa phương. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cùng với Bộ Tài chính – với vai trò là Chủ trì tiến trình hợp tác tài chính, ngân hàng ASEAN và ASEAN+3 đã phối hợp tổ chức các sự kiện, hội nghị cấp cao để hướng tới đạt được các mục tiêu sau:

[i] Đóng góp vào việc thực hiện Chiến lược tổng thể Cộng đồng Kinh tế ASEAN đến năm 2025 [AEC Blueprint 2025] và Kế hoạch Hành động chiến lược về hội nhập tài chính – ngân hàng đến năm 2025 [SAP – Fin 2025].

[ii] Tạo dấu ấn về vai trò chủ trì của Việt Nam thông qua các nội dung, văn kiện của Hội nghị tăng cường hình ảnh của Việt Nam trong khu vực ASEAN, ASEAN+3. Củng cố và tăng cường vị thế của Việt Nam, đặc biệt là vị thế trong hợp tác tài chính trên trường quốc tế.

[iii] Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh về đất nước, con người và thành quả của công cuộc cải cách tại Việt Nam, góp phần tạo điều kiện thúc đẩy quan hệ thương mại, đầu tư và du lịch giữa các nước trong khu vực.

Năm 2020, do diễn biến của dịch bệnh Covid-19, lịch làm việc cũng như kế hoạch tổ chức các phiên họp, sự kiện trong khuôn khổ năm ASEAN đã bị ảnh hưởng. Kế hoạch tổ chức Hội nghị Thống đốc NHTW và Bộ trưởng Tài chính ASEAN đã phải thay đổi thời gian tổ chức sang tháng 10/2020 [thay vì tổ chức vào tháng 03/2020 như kế hoạch ban đầu]. Việc trao đổi trực tuyến giữa các NHTW cũng có lúc bị gián đoạn do bị ảnh hưởng các biện pháp phong tỏa xã hội tại từng quốc gia.

Tuy nhiên, để khắc phục các ảnh hưởng của dịch bệnh, NHNN đã tích cực đẩy mạnh trao đổi, phối hợp với các NHTW ASEAN thông qua thư điện tử, họp trực tuyến... để thống nhất các vấn đề, nội dung để đảm bảo triển khai các sáng kiến, ưu tiên đúng kế hoạch đã đề ra từ đầu năm. Các chủ đề ưu tiên trong kênh tiền tệ - ngân hàng gắn kết với chủ đề chung của quốc gia và được thực hiện đúng tiến độ, được các nước ASEAN và các cơ quan đối tác đánh giá cao. Về cơ bản, các sáng kiến, ưu tiên, nội dung do NHNN đưa ra đều đã được các nước ASEAN/ASEAN+3 hoan nghênh, thống nhất, phê duyệt.

1.Sáng kiến của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng năm ASEAN 2020:

Trong năm 2020, NHNN đề xuất 02 sáng kiến hợp tác trong lĩnh vực ngân hàng và đã được các Thống đốc NHTW ASEAN thông qua, bao gồm: [i] Thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực [01 trong 13 sáng kiến đăng ký trong năm Chủ tịch ASEAN và sẽ được báo cáo tại Hội nghị cấp cao ASEAN thông qua Bộ Công thương]; và [ii] Các nguyên tắc ngân hàng bền vững.

-Sáng kiến Thúc đẩy kết nối thanh toán khu vực: Trong bối cảnh toàn cầu hóa thương mại và đầu tư ngày càng mạnh mẽ, du lịch và di chuyển nhân lực ngày càng phát triển trong phạm vi khu vực, một hệ thống thanh toán - với tư cách cơ sở hạ tầng tài chính – ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điều kiện cho các giao dịch tài chính xuyên biên giới diễn ra một cách hiệu quả, an toàn và đáng tin cậy. Mục tiêu của sáng kiến là: [i] Thúc đẩy khả năng liên thông của các hệ thống thanh toán bán lẻ trong khu vực ASEAN; [ii] Cung cấp các phương tiện an toàn và hiệu quả để thực hiện thanh toán bán lẻ cho các quốc gia ASEAN tham gia; [iii] Đảm bảo có cơ chế quản lý hiệu quả các rủi ro phát sinh từ khi tiếp nhận, xử lý, thanh toán và bù trừ các giao dịch thanh toán bán lẻ giữa các quốc gia; và [iv] Đảm bảo các quyền và lợi ích của người tiêu dùng được bảo vệ và hệ thống thanh toán bán lẻ có khả năng liên thông trong khu vực ASEAN không được lợi dụng cho các hoạt động bất hợp pháp theo các quy tắc về chống rửa tiền/chống tài trợ khủng bố trong khu vực ASEAN.

Ngoài ra, trong khuôn khổ sáng kiến này, NHNN và NHTW Thái Lan đã phối hợp xây dựng Nhóm Công tác chung để triển khai thí điểm kết nối phục vụ cho giao dịch thanh toán bán lẻ song phương sử dụng công nghệ mã QR. Dự kiến việc kết nối thử nghiệm sẽ được thực hiện trong thời gian tới trước khi đưa vào thực tế triển khai trong thực tế.

-Sáng kiến các nguyên tắc ngân hàng bền vững: Đây là sáng kiến do NHNN khởi xướng trong kênh hợp tác ngân hàng. Phù hợp với chủ đề chính của Năm ASEAN 2020 là Gắn kết – Chủ động – Thích ứng, sáng kiến được xây dựng trên cơ sở phù hợp với các tiêu chuẩn và thông lệ tài chính bền vững hiện nay trên thế giới, có tính thống nhất với kết quả nghiên cứu và các khuyến nghị của báo cáo nghiên cứu về “Vai trò của NHTW đối với rủi ro khí hậu và môi trường nhằm thúc đẩy bền vững”. Nội dung sáng kiến có tính định hướng các chính sách và cam kết của các quốc gia ASEAN nhằm thúc đẩy phát triển ngân hàng bền vững trong khu vực ASEAN.

2.Các sáng kiến chung trong lĩnh vực ngân hàng ASEAN:

Mặc dù các trao đổi kỹ thuật bị gián đoạn trong nửa đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch bệnh tới các quốc gia ASEAN, tuy nhiên các NHTW trong khu vực đã nỗ lực phối hợp để thống nhất những sáng kiến, văn kiện hợp tác quan trọng đã được đề ra từ đầu năm, cụ thể:

-Báo cáo nghiên cứu Vai trò của NHTW đối với rủi ro khí hậu và môi trường nhằm thúc đẩy phát triển bền vững: Phát triển bền vững đang là chủ đề được các quốc gia trên thế giới quan tâm để ứng phó với những tác động ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu. Trong bối cảnh đó, NHTW ASEAN đã nhất trí về việc cần hợp tác, phối hợp cùng nhau để hiểu rõ hơn về các rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường cũng như triển khai các hành động thiết thực để giảm thiểu các rủi ro này một cách chủ động hơn để đảm bảo sự tăng trưởng bền vững trong tương lai. Do đó, báo cáo về “Vai trò của NHTW đối với rủi ro khí hậu và môi trường nhằm thúc đẩy bền vững” được xây dựng để đánh giá về các rủi ro liên quan đến khí hậu và môi trường tới sự ổn định tài chính và tiền tệ từ góc độ của NHTW, vai trò của NHTW trong việc quản lý và giảm thiểu các rủi ro khí hậu và môi trường, từ đó đưa ra khuyến nghị cho các NHTW trong khu vực. Nghiên cứu này tái khẳng định quyết tâm và cam kết của NHTW các nước trong việc thúc đẩy phát triển hệ thống tín dụng xanh và ngân hàng xanh nhằm hướng tới tăng trưởng bền vững và có trách nhiệm với môi trường.

-Lộ trình ngân hàng bền vững ASEAN: Các nước đã thống nhất lộ trình thực thi các nội dung của chương trình nghị sự về ngân hàng bền vững ASEAN, cụ thể: [i] Xây dựng chiến lược truyền thông rõ ràng hướng tới ngân hàng bền vững, [ii] Vai trò lãnh đạo của NHTW trong việc xây dựng và triển khai ngân hàng bền vững, [iii] Chiến lược xây dựng Bản đồ xanh ASEAN, [iv] Đối thoại chính sách về các nội dung cùng quan tâm, [v] Xây dựng khuôn khổ chung để khuyến khích các ngân hàng lồng ghép nội dung phát triển bền vững vào hoạt động kinh doanh, [vi] Nghiên cứu khả thi về việc xây dựng khuôn khổ thu thập dữ liệu chung; [vii] Tăng cường năng lực.

-Sáng kiến Mạng lưới chia sẻ thông tin và tăng cường an ninh mạng [CRISP]: Là sáng kiến của các NHTW ASEAN với mục tiêu khuyến khích việc trao đổi thông tin trong lĩnh vực ngân hàng trên cơ sở tuân thủ các quy định trong nước, cụ thể bao gồm: các vi phạm an ninh mạng, bài học kinh nghiệm ứng phó với các vi phạm an ninh mạng, thống kê sự cố mạng, các mối đe dọa an ninh mạng, các lỗ hổng an ninh mạng bị tin tặc khai thác nhiều, chia sẻ các thông lệ mới nhất về thực thi các chính sách mới trong đảm bảo an toàn an ninh mạng ngành ngân hàng.

Video liên quan

Chủ Đề