Vị thần chết trong tôn giáo Voodoo tên là gì

Thứ năm, 26/09/2013 06:51

Trong rất nhiều câu chuyện thần thoại xa xưa có một điểm chung, đó là người ta luôn có niềm tin vào một vị thần có khả năng dẫn lối cho linh hồn sau khi chết. Có những “người đưa lối” tốt, nhưng cũng có người lại mang đến đau đớn hay tra tấn các linh hồn…

Trong rất nhiều câu chuyện thần thoại xa xưa có một điểm chung, đó là người ta luôn có niềm tin vào một vị thần có khả năng dẫn lối cho linh hồn sau khi chết. Có những “người đưa lối” tốt, nhưng cũng có người lại mang đến đau đớn hay tra tấn các linh hồn…

Ogmios là một vị thần trong thần thoại Celtic [Anh] có tài về hùng biện và là một người dẫn linh hồn. Nguyên mẫu của ông được cho là của Thần trí tuệ và khoa học Hy Lạp.


Ogmios sử dụng năng lực của mình để thuyết phục con người theo mình về thế giới bên kia. Ông cũng có khả năng tạo ra các viên thuốc thần gọi là defixione để ràng buộc linh hồn con người với mình. Khi một linh hồn đã bị thuyết phục, Ogmios sẽ dùng xích xuyên qua lưỡi họ và kéo họ xuyên qua tai ông. Theo sử sách, những linh hồn bị bắt thường rất biết ơn Ogmios và sẽ rất đau khổ, buồn bã nếu bị thả ra.

Papa Ghede là Thần chết trong tôn giáo Voodoo [Haiti]. Người ta tin rằng đây là linh hồn của người đầu tiên chết trên thế giới này. Papa Ghede sẽ đợi các linh hồn ở ngã ba đường giữa sự sống và cái chết để đưa các linh hồn tới Guinee- thế giới tâm linh. Do được hình thành từ đức tin của các nô lệ châu Phi, thế giới bên kia của Papa Ghede cũng mang đậm màu sắc châu Phi. Papa Ghede biết rõ về mọi giây phút tồn tại của con người, kể cả khi họ đã chết. 



Ông thường được miêu tả là vị thần mang mũ, hút xì-gà và có khiếu hài hước nhiều khi đến cay nghiệt. Thần thoại kể rằng, trong bữa tiệc của các vị thần, Papa Ghede đã đến dự nhưng say khướt và phá hỏng toàn bộ buổi tiệc. Vì thế ông mới bị đuổi xuống cai quản địa ngục.

Izanami-No-Mikoto là nữ thần sáng tạo ra sự sống và cái chết trong tôn giáo Shinto [Nhật Bản]. Izanami-No-Mikoto không chỉ là một thần chết thông thường mà là một shinagami- nghĩa là vị thần có khả năng làm người khác tử vong bằng cách trực tiếp hay gián tiếp.


Izanami-No-Mikoto còn được biết đến với danh nghĩa người sáng tạo ra vùng đất đầu tiên cùng với chồng là Izanagi-no-Mikoto. Sau khi hạ sinh con trai là Kagu-Tsuchi, Thần lửa, chồng cô đã giết chết đứa con vì cho rằng nó là nguyên nhân gây ra cái chết của vợ mình.

Oya là nữ thần cai quản lửa, chiến tranh và địa ngục trong thần thoại Yoruba [Nigeria]. Oya còn được biết đến như nữ thần Sông Niger và là một chiến binh dũng mãnh.

Bà là người gác cổng địa ngục để đợi các linh hồn và dẫn dắt họ qua thế giới bên kia. Bà là hiện thân của sự sống nhiều hơn cái chết, chính là đức tin về sự tái sinh và kiếp luân hồi. Tương truyền, nếu một người muốn hưởng phúc từ Oya, hãy dâng cho bà trái cà tím và rượu vang đỏ.

Anguta là đấng tối cao của người Inuit. Nhiệm vụ của Anguta là kéo các linh hồn người chết tới Adlivun- một kiểu luyện ngục chuyên tra tấn linh hồn họ.


Anguta sẽ dùng roi đánh họ, càng nhiều tội lỗi trên trần gian thì họ càng phải chịu nhiều đòn roi. Sau thời gian chịu đòn, thường kéo dài khoảng 1 năm, các linh hồn sẽ được phép dời đến Quidlivun - vùng đất của mặt trăng hay nói cách khác chính là thiên đường. Tên của Anguta có nghĩa là “Người cắt” vì theo thần thoại ông đã cắt vụn người cô con gái của mình để biến cô thành một nữ thần.

Tuy ở những tôn giáo, tín ngưỡng, nền văn minh khác nhau nhưng có thể dễ nhận thấy rằng đức tin của con người về cái chết đều khá tương đồng. Tất cả họ đều tin rằng sau khi chết, con người sẽ tới và sống tiếp ở một “vùng đất mới” được cai quản bởi các linh hồn.

TheoCao Anh Lâm
An Ninh Thủ Đô


Gửi bài viết

Chủ đề:

  • Vụ bà Nguyễn Phương Hằng bị khởi tố: Những người từng giúp sức rồi quay lưng tố ngược CEO Đại Nam có bị xử lý không?
  • Sáng đến công ty thấy có hộp chocolate trong ngăn kéo, tôi đi tìm chủ nhân thì sốc óc trước lời tiết lộ của đồng nghiệp
  • Phim mới của Hoài Linh bị chê bai thậm tệ: "Rác phẩm mang tiếng tôn vinh LGBT nhưng quá kệch cỡm, phản cảm"
  • Vụ Alibaba vẽ "dự án ma" lừa đảo: Choáng trước số nạn nhân và số tiền "khủng" mà nhóm Nguyễn Thái Luyện chiếm đoạt
  • Midu từng xử lý "tiểu tam" thế nào sau khi huỷ hôn chấn động Vbiz một thời?
  • Bản tin VTV xuất hiện từ khóa "nương tựa", hình ảnh xế hộp G63 kèm câu dẫn của BTV: "Ngồi thì thích thật đấy, nhưng mà ngồi lâu thì cũng dễ khom lưng lắm!"
  • Điều tra các tài khoản tung tin bà Nguyễn Phương Hằng được tại ngoại
  • Mẹ vợ đến nhà tôi ở nhưng bữa cơm không dám ăn thịt, hôm sau tìm hiểu nguyên nhân, tôi ngẩn người trước hành động của em dâu
  • 3 năm kết hôn vẫn chưa có bầu, để chứng minh “trong sạch”, tôi kéo chồng đi kiểm tra, không ngờ vì vậy mà ly hôn
  • Từng từ chối hợp đồng 400 triệu/ tháng, Linh Ngọc Đàm hé lộ thu nhập của streamer: Số người chết trong nghề, không kiếm được tiền rất đông

Gửi bài tâm sự

Anubis [/əˈnbəs/ hay /əˈnjbəs/[1]; tiếng Hy Lạp cổ: Ἄνουβις] là tên Hy Lạp [2] cho vị thần mình người đầu chó rừng có liên quan đến quá trình ướp xác và cuộc sống sau cái chết trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Anubis là con của Nephthys và Osiris theo như Thần thoại Ai Cập cổ. Còn theo bản dịch tiếng Akkadia từ bức thư của Amarna, cái tên Anubis là một từ trong tiếng Ai Cập là Anapa.[3] Những hiểu biết cổ xưa nhất về ý nghĩa của Thần Anubis bắt nguồn từ thời Cổ Vương quốc Ai Cập, người ta gán cho Anubis trong việc chôn cất các pharaoh.[4] Vào thời này, Anubis là vị thần tối quan trọng trong cái chết của người Ai Cập cổ. Nhưng nhiều thế kỉ sau, Anubis nhanh chóng bị thay thế trong thời Trung Vương Quốc bởi Osiris.[5]

Anubis

Thần của những nghi thức tang lễ và ướp xác

Hình vẽ Anubis trong các lăng mộ với mình người và đầu chó rừng.

Tên bằng chữ tượng hình

Thờ phụng chủ yếuLycopolis, CynopolisBiểu tượngmóc - néoCha mẹNephthys và Set [thần thoại]
Osiris
Ra [thần thoại buổi đầu].Phối ngẫuAnputHậu duệKebechet

Anubis được liên tưởng tới với vai trò quan trọng của ông trong nhiều tang lễ, ông được nhấn mạnh như là người bảo vệ người đã chết và các lăng mộ, và danh hiệu Quan tư tế ướp xác, liên kết ông với các thủ thuật trong quá trình ướp xác.[4] Cũng giống như nhiều vị thần trong văn hóa Ai Cập cổ đại, Anubis có vai trò khác nhau trong từng trường hợp.

Anubis cũng là một trong số ít vị thần tham gia vào quá trình phán xét tội lỗi của con người ở cuộc sống sau cái chết, được gọi là "Weighing Of The Heart"[6] [cân tim].

Anubis được gắn với việc ướp xác và bảo vệ người chết cho cuộc hành trình về thế giới bên kia. Ông thường được miêu tả đưới hình dạng nửa người nửa chó rừng, hoặc ở dạng một con chó rừng. Cánh tay ông đeo một dải ruy băng, một tay cầm móc, tay kia cầm néo.[7] Chó rừng được gắn bó mật thiết với nghĩa trang ở Ai Cập cổ đại, vì nó là kẻ ăn xác thối.[8] Đặc biệt màu đen của Anubis không phải do có mối liên hệ với màu lông của chó rừng, mà là sự liên tưởng với màu sắc của thịt thối rữa và với đất đen của thung lũng sông Nile, tượng trưng cho sự tái sinh.[8]

Anubis thường được mô tả trong các tang lễ, nơi ông tham dự vào quá trình ướp xác người chết hoặc đang ngồi trên một ngôi mộ để bảo vệ nó. Trên thực tế trong quá trình ướp xác, một quan tư tế sẽ đội mặt nạ và ăn mặc như thần Anubis để thực hiện các nghi lễ. trong lúc làm lễ, người ta tái hiện lại quá trình cân tim như trong Sách chết, cho thấy Anubis sẽ xác định sự xứng đáng của người đã khuất có được sống ở thế giới bên kia không, thường được gọi là Duat]. Trong nhiều ngôi mộ ở thời Tân Vương Quốc cũng mô tả Anubis ngồi trên đỉnh của nine bows tượng trưng cho sự thống trị của mình đối với các kẻ thù của Ai Cập.[4]

Một trong những vai trò của Anubis là "Người canh giữ linh hồn".[9] Ông tham gia quyết định mức độ tốt xấu của một linh hồn nhờ vào quá trình cân quả tim của người đấy với một cộng lông đà điểu là Ma'at. Trong quá trình cân, nếu một linh hồn có trái tim nhẹ hơn Ma'at thi đó là một linh hồn tốt, và ngược lại. Anubis có khả năng quyết định số phận của linh hồn. Theo cách này, ông trở thành chúa tể của Âm ty, chỉ dưới quyền của Osiris.

Anubis là con trai của Ra trong những thần thoại cổ xưa nhất, nhưng sau đó ông trở thành con của Osiris và Nephthys, ông là người đã giúp Isis ướp xác người cha quá cố.[8] Thật vậy, trong Truyền thuyết về Osiris và Isis, Osiris bị giết bởi Set, sau đó nội tạng của Osiris được gửi cho Anubis như là một món quà, Anubis đã ướp xác và làm hồi sinh Osiris ở thế giới bên kia, sau này Osiris trở thành vua của chốn Âm ty. Nhờ mối liên kết này, Anubis dần trở thành Thần bảo trợ của các xác ướp và là người thực hiện các nghi thức tang lễ cho quy trình ướp xác. Theo minh họa từ Quyển sách của cái chết, thường cho ta thấy hình ảnh của một thầy tế đeo mặt nạ chó rừng hỗ trợ tích cực cho quá trình ướp xác. Anubis là anh cùng cha khác mẹ với Horus, con của Osiris và Isis.

Sau đó, trong thời Vương quốc Ptolemaios, Anubis đã được sáp nhập với một vị thần khác của Hy Lạp là thần Hermes, và trở thành Hermanubis.[10] Trung tâm của tình ngưỡng này là uten-ha/Sa-ka/ Cynopolis, một nơi trong tiếng Hy Lạp đơn giản có nghĩa là "Thành phố Chó". Trong chương XI của quyển "The Golden Ass" tác giả Apuleius, người ta tìm thấy bằng chứng rằng sự thờ phụng được duy trì ở Rome ít nhất là đến thế kỷ thứ 2. Thật vậy, cái tên Hermanubis xuất hiện trong nhiều tài liệu về giả kim thuật và hermetical của văn học thời Trung cổ và Phục hưng.

Mặc dù người Hy Lạp và La Mã thường khinh miệt các vị thần động vật của Ai Cập có đầu kỳ lạ và sơ khai [Anubis được biết đến và chế giễu như là "Barker" của người Hy Lạp], Anubis đôi khi làm người ta liên tưởng với Sirius trên thiên đàng, và Cerberus dưới địa phủ của Hades. Trong nhiều cuộc thảo luận [ví dụ Republic 399e, 592a], Plato cũng như Socrates đã nói một cách nhần mạnh rằng, "by the dog" [kai me ton kuna], "by the dog of Egypt", "by the dog, the god of the Egyptians" [Gorgias, 482b]. Anubis được biết như là thần ướp xác và cái chết. Thay vì có đầu như chó rừng, đầu Anubis lại có màu đen giống như thần chết.

Anubis là con trai của Nephthys, và cha ông là Osiris. Một vài truyền thuyết kể lại rằng, Nephthys đã quyến rũ và chuốc rượu cho Osiris say, kết quả là đã hạ sinh ra Anubis. Tuy nhiên một số truyền thuyết khác lại nói rằng, Nephthys đã cải trang mình thành Isis và quyến rũ Osiris, kết quả là sinh ra Anubis.[7]

Vợ của Anubis là nữ thần tang lễ Anput. Con gái của ông là thần thanh lọc xác ướp Kebechet.

  •  

    Tượng Thần Anubis trong Lăng mộ Tutankhamun [Bảo tàng Cairo].

  •  

    Sự tham dự của Anubis trong quá trình ướp xác của người quá cố.

  •  

    Tượng Thần Hermanubis [Bảo tàng Vatican]

  •  

    Mặt nạ Anubis, Roemer- und Pelizaeus-Museum Hildesheim

  1. ^ Merriam-Webster's Collegiate Dictionary, Eleventh Edition. Merriam-Webster, 2007. p. 56
  2. ^ Charles Russell Coulter, Patricia Turner [2000]. Encyclopedia of ancient deities. Mc Farland. tr. 58. ISBN 0-7864-0317-9.
  3. ^ “The Tell Amarna Tablets”. Books.google.ca. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  4. ^ a b c Wilkinson, Richard H. [2003]. The complete gods and goddesses of ancient Egypt. London: Thames & Hudson. tr. 188–190. ISBN 0-500-05120-8.
  5. ^ Charles Freeman, The Legacy of Ancient Egypt, Facts on File, Inc. 1997. p.91
  6. ^ “Papyrus from the Book of the Dead of Ani”. Britishmuseum.org. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  7. ^ a b “Ancient Egypt: the Mythology - Anubis”. Egyptianmyths.net. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.
  8. ^ a b c Freeman, op. cit., p.91
  9. ^ Raymond O. Faulkner & arol Andrews, James Wasserman [Reprint edition [ngày 1 tháng 4 năm 2008]]. The Egyptian Book of the Dead: The Book of Going Forth by Day. Chronicle Books. tr. 155. ISBN 978-0-8118-6489-3. Kiểm tra giá trị ngày tháng trong: |date= [trợ giúp]Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả [liên kết]
  10. ^ “Hermanubis | English | Dictionary & Translation by Babylon”. Babylon.com. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2012.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Anubis.
Tra Anubis trong từ điển mở tiếng Việt Wiktionary
  • Anubis – Archaeowiki.org

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Anubis&oldid=67103541”

Video liên quan

Chủ Đề