Ngô diên hy là ai

- Ủy ban Phát triển Chính phủ số là một trong số 08 ủy ban chuyên môn vừa được Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam [VINASA] thành lập với mục tiêu “Hợp lực chuyển đổi số”.

Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam [VINASA] vừa tổ chức thành công Hội nghị Chiến lược 2022. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh đất nước bước vào giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế sau đại dịch, Chính phủ đẩy mạnh tăng tốc chuyển đổi số và đặc biệt, VINASA kỷ niệm 20 năm đồng hành cùng sự phát triển của ngành CNTT Việt Nam, một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của Hiệp hội.

 Hội nghị Chiến lược năm 2022, vì vậy đã đặt khẩu hiệu của năm là “Hợp lực Chuyển đổi số” kêu gọi các doanh nghiệp cùng đồng tâm, hiệp lực cùng các cơ quan của Chính phủ tăng tốc chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc.

Sau khi xác định các mục tiêu hoạt động của Hiệp hội trong giai đoạn tới mang định hướng chiến lược bài bản, dựa trên 03 trụ cột chính là: Công nghệ, Kết nối, và Phát triển cộng đồng, và tinh thần của một Ban lãnh đạo trẻ, Hội nghị đã thành lập 08 ủy ban chuyên môn.

 

Ủy ban Phát triển Chính phủ số được xác định là 1 trong 3 trụ cột chính trong Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia, hoạt động của Ủy ban sẽ hướng đến đào tạo, tư vấn, cung cấp thông tin cập nhật, đóng góp ý kiến xây dựng chính sách, kết nối chuyên gia trong nước, quốc tế để hỗ trợ các cơ quan, địa phương xây dựng, phát triển chính phủ số nhanh chóng, hiệu quả. Ông Ngô Diên Hy, Phó Chủ tịch VINASA, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn VNPT là Chủ tịch Ủy ban.

Ngoài Ủy ban Phát triển Chính phủ số còn có các ủy ban: Ủy ban CĐS cho Doanh nghiệp do ông Lữ Thành Long, Phó Chủ tịch VINASA, Chủ tịch MISA là Chủ tịch Ủy ban; Ủy ban Thành phố Thông minh do ông Nguyễn Mạnh Hổ, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc Viettel Solution, là Chủ tịch Ủy Ban; Ủy ban Phát triển Trí tuệ Nhân tạo [AI] do ông Nguyễn Tử Quảng, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc Bkav, là Chủ tịch Ủy ban; Ủy ban Đầu tư & Phát triển Startup do ông Mai Duy Quang, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc TFI, làm Chủ tịch Ủy ban; Ủy ban Hợp tác Quốc tế do bà Nguyễn Thị Thu Giang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký VINASA, làm Chủ tịch Ủy ban; Ủy ban Chính sách do Luật sư Lê Xuân Hòa, Phó Chủ tịch VINASA, được giao làm Chủ tịch Ủy ban; Ủy ban Phát triển Cộng do ông Lâm Nguyễn Hải Long, Phó Chủ tịch VINASA, Tổng Giám đốc QTSC, làm Chủ tịch Ủy ban.

Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Chủ tịch VINASA, việc thành lập 08 Ủy ban chuyên môn, phân định rõ vai trò, chức năng nhiệm vụ của từng Ủy ban được kỳ vọng không chỉ tạo ra sự chuyên nghiệp, bài bản, xuyên suốt mang tính chiến lược của VINASA, mà còn thể hiện quyết tâm của Ban Lãnh đạo trẻ VINASA trong gia đoạn tới mong muốn đẩy mạnh liên kết - hợp tác - tận dụng tối đa các nguồn lực của nhau để cùng nhau phát triển, để chuyển đổi số không chỉ cho doanh nghiệp mình, cho ngành mình mà cho toàn bộ các cơ quan, tổ chức trong nền kinh tế.

Phạm Lê

Theo ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT, Việt Nam có đầy đủ điều kiện để thực hiện nền tảng định danh số quốc gia. Đây sẽ là nền tảng phục vụ phát triển kinh tế.

Bùng nổ nhu cầu định danh số 

Phát biểu tại Diễn đàn Quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ III vừa tổ chức, ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT cho biết, định danh số mang lại nhiều lợi ích trên các lĩnh vực như y tế, Chính phủ điện tử, viễn thông, tài chính. 

Theo ông Ngô Diên Hy, định danh số có các đặc tính quan trọng đó là gắn kết cá nhân, tổ chức với một thế giới số; đảm bảo 1:1; luôn đi liền với xác thực số và mở ra không gian, thị trường mới tiềm năng chưa từng có. Thực tiễn cho thấy, định danh số phục vụ tất cả lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống.

Ông Ngô Diên Hy, Phó Tổng giám đốc tập đoàn VNPT. [Ảnh: Lê Anh Dũng]

Dẫn nghiên cứu của McKinsey, ông Ngô Diên Hy cho hay nếu được phổ biến rộng rãi, định danh số sẽ tạo ra một nền kinh tế tương đương với 3-13% GDP vào năm 2030. Định danh số sẽ giúp 3 tỷ người trên thế giới tiếp cận được với các dịch vụ, lợi ích do công nghệ số mang lại và tiết kiệm hơn 100 tỷ giờ làm việc mỗi năm.

Các chính sách, nghị định cho phép số hóa thủ tục hành chính trên môi trường mạng của Chính phủ thời gian qua đã tạo ra cuộc cách mạng trong dịch vụ công. Điều này góp phần giúp cho nhu cầu và thị trường định danh số bùng nổ ở Việt Nam.

Dịch vụ chữ ký số từ xa rất khác với dịch vụ truyền thống, khóa bí mật của chứng thư được quản lý tại hạ tầng của nhà cung cấp dịch vụ chứ không phải nằm trên thiết bị của người dùng. Do vậy, khâu trọng yếu nhất là đảm bảo an toàn của chứng thư số và chỉ được sử dụng khi thuê bao cho phép. 

Theo đánh giá của các chuyên gia, mô hình ký số từ xa sẽ là nền tảng then chốt thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam, cũng như triển khai thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19, mô hình này có thể giúp cho người dân, doanh nghiệp tương tác và ký số mọi lúc, mọi nơi, trên mọi thiết bị.  

Ông Ngô Diên Hy chia sẻ, dịch vụ ký số từ xa hướng tới con số 5 triệu hộ kinh doanh cá thể và 28 triệu người dân giao dịch trong lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng, tài chính.

Với xu hướng ký kết hợp đồng điện tử trên mạng, nhu cầu sử dụng hóa đơn điện tử thời gian tới sẽ tăng lên khi các doanh nghiệp phải kết nối và sử dụng hóa đơn điện tử và định danh số sẽ có nhiều cơ hội phát triển.

Hiện việc sử dụng chữ ký chữ số, sinh trắc học, xác thực khuôn mặt là mức độ cao nhất của định danh. “Trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, có 17 trường số liệu, thu nhập được các dữ liệu về khuôn mặt, vân tay, đây là một yếu tố quan trọng để xây dựng một hệ thống định danh điện tử cho quốc gia”,  ông Hy nói. 

Doanh nghiệp Việt sẵn sàng đồng hành cùng Chính phủ 

Theo ông Ngô Diên Hy, VNPT đã cung cấp một số sản phẩm định danh. Mới đây, Bộ TT&TT cấp cho VNPT giấy phép cung cấp dịch vụ chữ ký số từ xa SmartCA, đây là đơn vị tự phát triển module quản lý kích hoạt chữ ký theo tinh thần Make in Vietnam.

Ông Hy đánh giá, SmartCA rất thuận tiện và dễ sử dụng, có thể dùng được trên mọi thiết bị và nền tảng, giúp người dùng có thể “ký” mọi lúc mọi nơi nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu bảo mật cao nhất. Thêm vào đó dịch vụ còn có giá thành hợp lý, hướng tới toàn dân có thể sử dụng các giao dịch điện tử trên môi trường mạng.

Đại diện VNPT đề xuất, các cơ quan quản lý cần sớm ban hành quy định về định danh điện tử và bảo vệ dữ liệu cá nhân; các nhà cung cấp dịch vụ chữ ký số được xác minh danh tính công dân trực tuyến hoàn toàn. Đồng thời, hệ thống định danh xác thực bằng sinh trắc học phải được xác thực bởi những tổ chức có uy tín.

Ông Ngô Diên Hy khẳng định, doanh nghiệp công nghệ Việt đã có đầy đủ công nghệ, sẵn sàng đồng hành cùng với Chính phủ xây dựng, vận hành và khai thác giá trị của định danh số: "Chúng ta đã có đầy đủ điều kiện để thực hiện nền tảng định danh số quốc gia chính thức, có nền tảng định danh số quốc gia sẽ phục vụ tốt cho nền kinh tế".

Duy Vũ - Hương Dung

Theo Tổng giám đốc Công ty cổ phần Misa, sử dụng nền tảng số để quản trị ngân sách không chỉ giúp tiết kiệm thời gian, công sức mà còn tạo ra cơ sở dữ liệu tài chính cho các ngành, địa phương và góp phần chuyển đổi số quốc gia.

Tại buổi lễ Chủ tịch VNPT Phạm Đức Long đã trao quyết định bổ nhiệm bà Trần Thanh Thủy và ông Ngô Diên Hy làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn VNPT.

Bà Trần Thanh Thủy sinh năm 1972. Bà đã có 26 năm trong ngành bưu điện, từ năm 2013 đến tháng 5/2019, với trọng trách là Trưởng Đại diện, Giám đốc VNPT Nghệ An, bà Thủy đã góp phần tạo nên những bứt phá mạnh mẽ trong hiệu quả sản xuất, kinh doanh, cải thiện bậc xếp hạng hiệu quả kinh doanh của VNPT Nghệ An.

Từ tháng 5/2019 đến 7/2020, bà Thủy được bổ nhiệm làm Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty VNPT-VinaPhone. Trong thời gian này, bà Thủy đã cùng tập thể lãnh đạo VNPT-VinaPhone chỉ đạo, điều hành đơn vị vượt qua những khó khăn, giữ vững doanh thu, thị phần của VNPT trong bối cảnh thị trường đầy thách thức và đặc biệt là trong giai đoạn nền kinh tế chịu ảnh hưởng mạnh mẽ do dịch bệnh. Tháng 7/2020, bàThủy đã được bổ nhiệm làm Trưởng ban Kế hoạch - Đầu tư của Tập đoàn.

Được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn, bà Trần Thanh Thủy cũng được giao kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT- VinaPhone.

Ông Ngô Diên Hy sinh năm sinh 1975, là Thạc sỹ Quản trị kinh doanh [MBA]. Từ năm 1996, ông Ngô Diên Hy công tác tại Ban quản lý dự án GPC toàn quốc [tiền thân của VNPT- VinaPhone]. Sau đó, ông Hy được giao trọng trách ở các vị trí: Phó Giám đốc Trung tâm tính cước của Công ty VinaPhone, Giám đốc Trung tâm Phát triển dịch vụ, Công ty VinaPhone. Tháng 3/2015, ông Hy được bổ nhiệm Phó Ban IT&VAS của VNPT. Tháng 4/2016, ông Hy giữ chức vụ Tổng Giám đốc Tổng Công ty VNPT- Media. Đến tháng 4/2018, ông Ngô Diên Hy được giao nhiệm vụ Tổng giám đốc VNPT-IT, một trụ cột mới của VNPT trong chiến lược chuyển đổi cơ cấu tăng trưởng từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ số.

Được bổ nhiệm làm Phó Tổng giám đốc Tập đoàn phụ trách lĩnh vực chuyển đổi số, ông Ngô Diên Hy cũng được giao kiêm chức vụ Chủ tịch VNPT-Media.

Phát biểu nhận nhiệm vụ, bà Trần Thanh Thủy và ông Ngô Diên Hy cảm ơn sự quan tâm của lãnh đạo Tập đoàn và hứa sẽ nỗ lực đem hết tâm huyết, trí tuệ, cùng kinh nghiệm để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ.

Phát biểu tại lễ công bố các quyết định, Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long cho rằng, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh mạnh và chịu sự ảnh hưởng mạnh của bệnh dịch, hoạt động SXKD của VNPT đang và sẽ chịu không ít áp lực và thách thức. Việc bổ nhiệm 2 Phó Tổng Tập đoàn hôm nay đã bổ sung, tăng cường sức mạnh cho Ban lãnh đạo VNPT để lãnh đạo lãnh đạo VNPT vượt qua những thách thức này. Chủ tịch HĐTV Tập đoàn VNPT Phạm Đức Long bày tỏ tin tưởng, với những kinh nghiệm và kết quả có được trong những năm vừa qua, bà Trần Thanh Thủy và ông Ngô Diên Hy sẽ tiếp tục thế mạnh và kinh nghiệm của mình để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Video liên quan

Chủ Đề