Cà phê đc trồng nhiều ở đâu

Đắk Lắk được mệnh danh là “thủ phủ” của cà phê Việt Nam. Nếu hỏi cây cà phê được trồng nhiều nhất ở tỉnh nào của Tây Nguyên thì câu trả lời chắc chắn là Đắk Lắk.

Diện tích cà phê ở Đắk Lắk hiện nhiều nhất ở khu vực Tây Nguyên. Với khoảng 205.000 ha cà phê Đắk Lắk chiếm tới 70% tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày của tỉnh, chiếm thế độc tôn trong cơ cấu cây trồng. Diện tích này cũng tương đương 42% diện tích cà phê của khu vực Tây Nguyên và hơn 32% diện tích cà phê của cả nước.

Với người dân Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung, cây cà phê là linh hồn cũng là nguồn sinh kế.

Sản lượng cà phê mỗi năm của Đắk Lắk là khoảng 450.000 –  490.000 tấn, dẫn đầu sản lượng cả nước. Điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp của nơi đây đã khiến cà phê trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh.

TP Buôn Ma Thuột hiện là tỉnh lỵ Đắk Lắk, cũng là đô thị hạt nhân vùng Tây Nguyên. Chất lượng cũng như sự nổi tiếng cũng của thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột đã giúp cho nền kinh tế, xã hội địa phương phát triển nhanh chóng. Những đồn điền cà phê trên miền đất đỏ bazan Buôn Ma Thuột có lịch sử trăm năm đã mang lại đời sống sung túc cho người dân nơi đây.

Cà phê có nguồn gốc từ Ethiopia, châu Phi. Loại cây này du nhập vào Việt Nam từ giữa thế kỷ 19 bởi những tu sĩ truyền đạo người Pháp. Ban đầu cà phê được đem trồng ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Mãi đến đầu thế kỷ 20, nhất là trong những năm 1915 – 1920, cà phê mới có mặt và gây ấn tượng mạnh mẽ ở vùng đất cao nguyên Đắk Lắk. Thời gian này người Pháp bắt đầu xây dựng những đồn điền cà phê rộng lớn ở Buôn Ma Thuột.

Đắk Lắk chủ yếu trồng cây cà phê vối, hay còn gọi là cà phê Robusta, loại cà phê phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, thời tiết nơi đây. Vào thời Pháp thuộc, hơn nửa diện tích cà phê Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk là cà phê chè  – loại cà phê được đánh giá cao về chất lượng. Tuy nhiên, do không phù hợp với điều kiện ký hậu, thổ những nên loại cây cà phê này thường xuyên mắc bệnh, năng suất không cao. Từ khi chuyển sang chủ lực cà phê vối, ngành cà phê Đắk Lắk dần lên hương với năng suất và chất lượng cao.

Cà phê được xác định là cây trồng chủ lực và chiến lược của Đắk Lắk, đóng vai trò quan trọng số 1 trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Hoạt động sản xuất, chế biến, tiêu dùng và xuất khẩu cà phê rất được chú trọng tại Đắk Lắk.

Cà phê là mặt hàng chiếm đến 86% kim ngạch xuất khẩu từ các sản phẩm nông sản nói chung, đóng góp hơn 60% tổng thu ngân sách hàng năm của tỉnh Đắk Lắk. Hoạt động sản xuất cà phê còn giải quyết việc làm cho hơn 350.000 lao động trực tiếp và hơn 120.000 lao động gián tiếp.

Theo số liệu của Cục Thống kê tỉnh Đắk Lắk, niên vụ 2017-2018, diện tích cà phê toàn tỉnh Đắk Lắk là 204.808 ha, tăng 1.071 ha so với niên vụ trước. Trong đó, diện tích cho sản phẩm 187.279 ha, năng suất bình quân đạt 24,55 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 459.785 tấn, tăng 11.975 tấn.

Về hoạt động chế biến và xuất khẩu, đến hết năm 2018 Đắk Lắk có 301 cơ sở chế biến cà phê, xuất khẩu cà phê đạt 191.169 tấn. Kim ngạch xuất khẩu đạt 365 triệu USD.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột được tổ chức lần đầu vào năm 2005, lần tiếp theo vào năm 2008, lần 3 năm 2011. Từ đó về sau lễ hội được định kỳ 2 năm một lần vào tháng 3. Đây là lễ hội cấp quốc gia, thu hút hàng chục nghìn du khách tham gia. Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần 7 năm 2019 diễn ra từ ngày 9/3 đến ngày 16/3 với chủ đề “Tinh hoa đại ngàn”. Lễ hội quảng bá thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột, tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

[DGCP] Cà phê được khám ra đầu tiên ở Ethiopia, và sau đó chúng có mặt ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy những vùng nào có cà phê ngon nhất?

Trong các dòng sản phẩm của TNI King Coffee, có dòng sản phẩm cao cấp mang tên King Coffee Golden mà theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, cà phê này được dung hợp bởi 7 loại hạt cà phê ngon nhất từ 7 vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới: Guatemala, Ethiopia, Brazil, Colombia, Indonesia, Cau Dat & Buon Ma Thuot. Như vậy, theo TNI Corporation, Việt Nam có 02 nơi được đưa vào danh mục những vùng có cà phê ngon và nổi tiếng nhất thế giới. Hãy lần lượt khám phá 7 nơi này là đâu nhé.

Những vùng trồng cà phê nổi tiếng trên thế giới

Guatemala

Cây cà phê đầu tiên được đưa vào Guatemala là vào khoảng những năm 1750. Nhưng mãi vào năm 1871 cà phê ở Guatemala mới có bước chuyển mình đầy dữ dội.

Guatemala coffee

Vì vậy, đến năm 1880, cà phê đã chiếm khoảng 90% xuất khẩu của Guatemala. Các vùng trông cà phê chủ yếu là San Marcos, Acatenango, Atitlan, Coban và đặc biệt là cao nguyên Huehuetenango. Đây là một trong những vùng nổi tiếng ở Guatemala, cao nguyên Huehuetenango với ngọn núi lửa cao nhất ở Trung Mỹ và chúng rất thích hợp cho trồng cà phê. Nơi này có lẽ là nơi lệ thuộc nhiều nhất vào cà phê làm hàng xuất khẩu và có một số loại cà phê thật sự đáng kinh ngạc ở đây.

  • Hương vị thông thường: Body đầy đủ, hương vị của chocolate, mạch nha
  • Phương pháp chế biến: Ướt
  • Vùng trồng đáng chú ý: Antigua, Atitlán, Huehuetenango, Nuevo Oriente

Ethiopia

Ethiopia chính là nơi đầu tiên con người khám phá ra cây cà phê.

Ethiopia coffee

Thực tế, không quá khó để tin rằng cà phê có nguồn gốc từ một vùng đất – nơi mà rừng cây cà phê hoang dã vẫn là nguồn thu hoạch cà phê chủ yếu. Cà phê chính là một phần thiết yếu trong văn hóa của dân bản địa suốt 10 thế kỷ. Cà phê thường được trồng ở Sidamo, HarerKaffa. Quả thực mùi vị của các giống cà phê bản địa vô cùng phong phú, có loại có mùi vị cà phê đậm đà xen lẫn cả mùi socola, có loại còn có mùi của đồng cỏ hoặc hoa trái. Phải gọi là đầy đủ hương và vị.

Brazil

Brazil coffee

Brazil là nước sản xuất cà phê lớn nhất thế giới trong suốt 150 năm. Ngày nay, Brazil trồng khoảng một phần ba lượng cà phê thế giới. Trong quá khứ, thị trường của cà phê Brazil có lúc chiếm đến 80%. Cả hai loại cà phê arabicarobusta đều được trồng ở đất nước này nhưng các vùng trồng chúng là khác nhau. Khí hậu ,môi trường xung quanh, chất lượng giống và độ cao quyết định phần lớn cho sự phát triển của cây cà phê ở đây. Một tách cà phê hảo hạng Brazil là một cái gì đó rất rõ ràng, ngọt ngào, thể chất vừa vặn, có axit thấp.

  • Hương vị phổ biến: Độ chua thấp, dễ chịu, trái cây,
  • Phương pháp chế biến hoa: Ướt, tự nhiên, mật ong
  • Khu vực đáng chú ý: Bahia, Espírito Santo, Minas Gerais, San Janeiro, São Paulo

Colombia

Cà phê được sản xuất đầu tiên ở Colombia vào năm 1723 bởi người Jesuits, tuy cũng có nhiều người trồng khác. Cà phê lan rộng từ từ như một cây canh tác thương mại tới nhiều vùng trong đất nước, nhưng việc sản xuất không đáng kể cho tới gần cuối thế kỷ 19. Đến năm 1912, cà phê chiếm khoảng 50% xuất khẩu của Colombia.

Colombia coffee

Colombia có những vùng trồng được phân chia rõ rệt, và họ sản xuất một số lượng giống cà phê rất ấn tượng. Cho dù bạn muốn cà phê cân bằng, đậm đà, hay một cái gì đó rung động và hương trái cây rất có thể có một loại cà phê từ Colombia đáp ứng được tiêu chuẩn này. Hương vị chủ đạo ở Colombia có hương vị rất đa dạng, từ những loại nặng hơn, nhiều vị sô cô la hơn, đến những loại giống mứt, ngọt, và giàu hương vị trái cây. Các hương vị thay đổi rất đa dạng qua nhiều vùng

  • Hương vị phổ biến: Độ chua và body trung bình, cam quýt
  • Phương pháp chế biến: Ướt, tự nhiên
  • Khu vực phát triển đáng chú ý: Antioquia, Boyacá, Huila, Santa Marta, Quindio

Indonesia

Indonesia là một quốc gia bao gồm hàng ngàn đảo, trong đó có một số đảo lớn như Sumatra, Java, Sulawesi. Đây cũng là những cái tên nổi tiếng thế giới với những hạt cà phê chất lượng, nó gần như là thương hiệu quốc gia. Cây cà phê được người Hà Lan mang tới Indonesia vào thế kỷ 17 và nhanh chóng trở thành nơi cung cấp cà phê hàng đầu thế giới. Ngày nay, phần lớn cà phê được trồng tại những đồn điền nhỏ chừng 1-2 hecta và họ đều sử dụng phương pháp chế biến khô. Cà phê Indonesia được ghi nhận là đậm đà, có vị chua nhẹ.

Indonesia

Hồi xưa, những người nông dân giữ hạt cà phê lại để mong rằng có thể bán với giá cao hơn. Sau đó, kho bãi được dựng lên, và người ta phát hiện ra nhờ khí hậu ấm áp đặc trưng của vùng nhiệt đới, hạt cà phê khi ủ một khoảng thời gian thì có mùi vị nồng nàn hơn và ít chua hơn. Nó là một quá trình chứ không phải nhờ công nghệ. Vậy là Indonesia còn được biết đến với những hạt cà phê ở đúng độ tuổi – hạt cà phê sau khi xử lý, phơi khô xong vẫn chưa sử dụng liền mà phải ủ từ 6 tháng tới 1 năm, thậm chí 2 năm.

Cầu Đất – Đà Lạt – Lâm Đồng

Cầu Đất có tổng diện tích trồng cà phê vào khoảng 1,500 hecta, chiếm 86% diện tích nông nghiệp tại đây. Đặc biệt, trong đó diện tích trồng cà phê chiếm tới 98%. Những giống cà phê Arabica trồng tại đây đặc biệt thích nghi rất tốt với khí hậu và rất hiếm khi bị sâu bệnh. Mỗi hecta cà phê thu được 10 – 18 tấn cà phê tươi, tương đương với 4 tấn cà phê nhân. Sản lượng cà phê cao hơn hẳn với các giống khác.

Cầu Đất – Đà Lạt – Lâm Đồng

Hương vị đậm đà khó quên

Cà phê Arabica từ Cầu Đất nổi bật bởi sự kết hợp của vị chua thanh tao và đắng nhẹ. Hương cà phê phong phú và hài hoà với sự kết hợp của trái cây tươi, vị ngọt của mật ong. Được miêu tả như hương vị tinh khôi của buổi sáng chủ nhật, người uống sẽ không thể quên được cà phê Cầu Đất một khi đã thử qua một lần. Cà phê nơi đây hoàn toàn có thể sánh ngang với những loại cà phê tốt nhất trên thế giới.

Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

Cà phê Buôn Ma Thuột hay cà phê Ban mê là một trong những thương hiệu nổi tiếng của cà phê Việt Nam được trồng trên cao nguyên Buôn Ma Thuột, một cao nguyên thuộc vùng Tây Nguyên Việt Nam. Tuy cây cà phê được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm [năm 1870] nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk, xuất phát từ Buôn Ma Thuột chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của người Pháp.

Bên trên là 7 vùng trồng ra các hạt cà phê ngon nhất, được tuyển chọn để đưa vào dòng sản phẩm cao cấp của TNI King Coffee.

Xem thêm đầy đủ Các vùng trồng cà phê trên thế giới.

Video liên quan

Chủ Đề