Tại sao cổ phiếu plx giảm

Một cửa hàng xăng dầu của Petrolimex. (Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN

Lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, mã chứng khoán PLX) đã âm gần 704 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 là hơn 1.137 tỷ đồng.

Trong văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh cuối tháng 8 vừa qua, Petrolimex cho biết lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ giảm mạnh so với cùng kỳ và phát sinh lỗ là do giá dầu thô chịu ảnh hưởng trực tiếp từ xung đột Nga-Ukraine và các lệnh trừng phạt của Mỹ, phương Tây với lĩnh vực năng lượng của Nga đã khiến cho giá dầu thế giới biến động khó lường.

Giá dầu thô thế giới (WTI) đã tăng từ 91,59 USD/thùng vào ngày 25/2 lên mức 120-122 USD/thùng (tăng hơn 30%) vào đầu tháng 6, sau đó quay đầu giảm còn 105,76 USD/thùng vào ngày 30/6 và tiếp tục đà giảm mạnh về mức 96,42 USD/thùng vào ngày 28/7.

Trong khi đó, để đảm bảo nguồn cung xăng dầu trong nước, tại những thời điểm khó khăn về nguồn hàng khi Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn giảm mạnh công suất và trong các chu kỳ giá thế giới tăng cao, Petrolimex đã tăng cường nhập khẩu để bù đắp thiếu hụt.

Vì vậy, biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu bị suy giảm lớn trong quý 2/2022.

Đặc biệt, do giá bán xăng dầu trong nước từ tháng 7 được điều chỉnh giảm với biên độ lớn, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng theo chuẩn mực kế toán và cung cấp thông tin minh bạch cho các nhà đầu tư, Công ty mẹ đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày 30/6 trên cơ sở giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho tại ngày lập báo cáo tài chính với giá trị trích lập dự phòng là 1.259 tỷ đồng.

[Sau trích lập quỹ bình ổn, giá xăng E5 RON92 và RON95 cùng đi ngang]

Nếu không trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, lợi nhuận trước thuế 6 tháng của Công ty mẹ là 295 tỷ đồng.

Ngoài ra, một số công ty con thuộc lĩnh vực hoá dầu, gas, kinh doanh kho, vận tải cũng chịu tác động nhất định từ hoạt động kinh doanh xăng dầu và biến động giá dầu thế giới, dẫn đến kết quả kinh doanh giảm so với cùng kỳ.

Với việc lợi nhuận sau thuế giữa niên độ sau soát xét của công ty mẹ bị âm gần 704 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất giữa niên độ sau soát xét của Petrolimex chỉ đạt hơn 308 tỷ đồng trong khi con số này của cùng kỳ năm 2021 là hơn 2.330 tỷ đồng.

Trên thị trường chứng khoán, chốt phiên giao dịch ngày 31/8, cổ phiếu PLX giảm 0,12% và đóng cửa ở mức 42.200 đồng/cổ phiếu.

Tính chung 8 tháng qua, thị giá giảm 3,65%; trong đó giá đóng cửa cao nhất là 43.900 đồng/cổ phiếu (ngày 25/8) và giá đóng cửa thấp nhất là 42.200 đồng/cổ phiếu (ngày 31/8)./.

Ngày giao dịch 3/8 chứng kiến VN-Index tăng 8,14 điểm lên 1.249,76 điểm, trong khi mã PLX của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) tiếp tục “thấm đòn” sau thông tin thua lỗ quý II/2020.

Theo đó, chốt phiên giao dịch, cổ phiếu PLX của Petrolimex đứng mức 40.900 đồng, giảm 100 đồng mỗi cổ phiếu. Đây là phiên giảm thứ hai liên tiếp của PLX. Trước đó, ngày 2/8, mã này giảm 1,9%, tức mỗi cổ phiếu “bay” 800 đồng. 

Theo Finance Vietstock, tính từ đầu năm (1/1 - 3/8), cổ phiếu của Petrolimex đã lao dốc 24,1%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 13.000 đồng. Với hơn 1,2 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường Petrolimex đã bị “cuốn trôi” khoảng 15.900 tỷ đồng.

Tại sao cổ phiếu plx giảm

Xăng dầu tăng giá mạnh nhưng ông lớn Petrolimex lỗ, giá cổ phiếu cũng lao dốc từ đầu năm.

Petrolimex cũng vừa công bố báo cáo tài chính với kết quả kém khả quan. Theo đó, doanh thu thuần trong quý II đạt 84.367 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2021. Tuy nhiên, giá vốn lại tăng mạnh gấp 1,9 lần lên 81.965 tỷ đồng, tương đương hơn 97% doanh thu thuần dẫn tới lợi nhuận gộp đạt được chỉ ở mức 2.403 tỷ đồng, bằng 56,8% kết quả của cùng kỳ năm 2021.

Doanh thu hoạt động tài chính tăng gấp 2,2 lần, đạt 416 tỷ đồng nhưng chi phí tài chính lại tăng tới 2,9 lần lên 512 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù giá bán trên thị trường tăng mạnh nhưng Petrolimex lại ghi nhận lỗ thuần hơn 295 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh, trong khi cùng kỳ lãi 1.829 tỷ đồng. Cộng thêm gần 17 tỷ đồng lợi nhuận khác, Petrolimex lỗ trước thuế 279 tỷ đồng và lỗ sau thuế 141 tỷ đồng, trong đó, lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ âm 196 tỷ đồng (cùng kỳ đạt 1.498 tỷ đồng).

Giải trình với Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, Petrolimex cho biết lợi nhuận sau thuế quý II giảm mạnh so với cùng kỳ và phát sinh lỗ, chủ yếu do giá dầu thô chịu ảnh hưởng trực tiếp xung đột quân sự giữa Nga và Ukraine, các nước Tây Âu và Mỹ cấm vận dầu Nga đã làm cho giá xăng dầu thế giới biến động bất thường. Trong đó giá dầu thế giới (WTI) tăng từ 99,4 USD/thùng vào đầu quý 2 lên mức 122 USD/thùng (tăng 23%), sau đó giảm sâu còn 105,8 USD/thùng vào cuối tháng 6.

Bên cạnh đó, Petrolimex cũng phải tăng cường nhập khẩu bù đắp nhu cầu tiêu dùng xã hội trong chu kỳ giá thế giới tăng cao, khiến biên lợi nhuận gộp của hoạt động kinh doanh xăng dầu giảm mạnh.

Petrolimex cũng cho biết thêm, do giá xăng dầu từ tháng 7 được điều chỉnh giảm với biên độ lớn, để đảm bảo nguyên tắc thận trọng theo chuẩn mực kế toán và cung cấp thông tin minh bạch tình hình tài chính cho nhà đầu tư, công ty mẹ đã trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tại ngày 30/6 đối với lượng hàng tồn kho, với giá trị trích lập dự phòng là 1.259 tỷ đồng .

Vẫn theo báo cáo, tổng tài sản của Petrolimex vào cuối quý II là 81.049 tỷ đồng, tăng 16.258 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó chủ yếu ghi nhận mức tăng mạnh tại giá trị hàng tồn kho, các khoản phải thu của khách hàng và giá trị đầu tư tài chính dài hạn.

Petrolimex hiện còn 22.479 tỷ đồng hàng tồn kho tại thời điểm 30/6, tăng mạnh gấp 1,8 lần so với hồi đầu năm. Doanh nghiệp phải trích dự phòng giảm giá (hợp nhất) tới 1.331 tỷ đồng, cao gấp 5,9 lần so với thời điểm ngày 1/1.

Nợ phải trả cũng tăng 18.398 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, ở mức 54.929 tỷ đồng ở thời điểm cuối quý II, trong đó chủ yếu là nợ ngắn hạn với 53.671 tỷ đồng.

Từ đầu năm, Petrolimex phải trả hơn 321 tỷ đồng lãi suất vốn vay.