Tại sao cần tạo rễ khi thành

Bộ rễ là cơ quan quan trọng đối với cây trồng, giúp cho cây sinh trưởng phát triển khỏe mạnh, đồng thời là cơ quan tiếp nhận thức ăn từ đất và vận chuyển lên các bộ phận khác của cây để giúp cây có nguồn thức ăn nuôi dưỡng cây. Tuy nhiên, bô rễ của cây rất dễ bị các sâu bệnh hại tấn công đặc biệt là vào mùa mưa.

Vậy làm thế nào để bảo vệ bộ rễ khỏi các loại côn trùng gây hại?

Sử dụng thuốc gì để phòng bệnh cho bộ rễ của cây ăn quả vào mùa mưa?

Làm thế nào để bộ rễ khỏe mạnh? Làm thế nào để sử lý bệnh trên rễ cây?

Tại sao bộ rễ bị suy thoái sau mùa mưa?

Làm thế nào để duy trì hệ rễ tốt, không bị suy thoái sau mùa mưa? Bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ với bạn đọc cách chăm sóc bộ rễ cây ăn quả sau mùa mưa.

1. Vai trò của bộ rễ đối với cây trồng:

- Bộ rễ là nguồn sống của cây trồng. Rễ hấp thụ không khí, nước, chất dinh dưỡng từ đất và vận chuyển chúng tới lá, nơi chúng có thể tương tác với ánh sáng mặt trời để sản xuất đường, hương vị, và năng lượng cho cây. Đó là sự kỳ diệu giúp cây phát triển nhanh và khỏe mạnh.

- Bộ rễ có vai trò bám vào lòng đất giúp cây đứng vứng hơn, cố định cây ở vị trí ban đầu, không bị đổ ngã. - Bộ rễ giúp hút nước cung cấp, vận chuyển lên các tế bào của cây, giúp cây có thể xanh tốt.

- Cung cấp dinh dưỡng cho cây như đạm, lân, kali, canxi, magie, lưu huỳnh,…

+ Đặc biệt nguồn nước là nguyên liệu cung cấp cho lá cây, tạo ra dinh dưỡng đường bột. Nếu không có nước khiến cây dẫn đến “cú sốc” do thiếu nước, nhưng nếu không có nước cây không tạo ra được cái dinh dưỡng đường bột.

+ Bộ rễ của cây nếu bị hư hỏng sẽ không thể lấy nguồn dinh dưỡng trong đất cung cấp cho cây, khiến cây không phát triển bình thường được.

- Ngoài ra, rễ còn đóng một vai trò quan trọng khác mà ít ai biết tới đó là tổng hợp Cytokinin, một dạng hormone thực vật giúp kích cây sinh trưởng, phát triển đâm trồi, nảy lộc.

2. Sự suy kiệt của bộ rễ khi bị ngập úng sau mùa mưa:

- Sau mùa mưa bão nếu vườn cây không kịp thoát nước, vườn luôn trong tình trạng ngập trong nước làm ảnh hưởng rất lớn đến bộ rễ của cây và các sinh vật có lợi trong đất.

- Khi bộ rễ cây bị ngập nước sau liên tục do thời tiết mưa nhiều, vườn không kịp thoát nước sẽ dẫn đến rễ cây bị tổn thương và đặc biệt rất dễ bị các loại nấm bệnh tấn công như bệnh thối rễ, nấm rễ,… khiến cho cây ảnh hưởng, chậm phát triển, cũng có thể gây nên chết cây nếu bộ rễ bị ảnh hưởng nặng.

- Sau mưa nếu vườn cây không thoát nước nhanh chóng bộ rễ của cây sẽ bị thối rễ, một bệnh khá nghiêm trọng đối với bộ rễ của cây. Bệnh có thể khiến cho cây bị suy nhược, thiếu dinh dưỡng, thiếu nước, vàng lá, rụng lá, rụng hoa và quả,... nếu cây bị nặng ảnh hưởng đến bộ rễ chính cây có thể bị chết.

- Bệnh thối rễ, vàng lá là loại bệnh khá phổ biến trong nhiều năm trở lại đây, đặc biệt là vào mùa mưa bệnh càng phát triển mạnh khiến cây nhanh chóng bị bệnh.

- Đặc biệt vào mùa mưa những sinh vật gây hại trong đất lây lan nhanh, phát triển mạnh mẻ, tấn công vào bộ rễ khiến bộ rễ bị tổn thương và suy kiệt dần, gây mất khả năng hút nước, hút dinh dưỡng cung cấp cho cây. Ngoài ra, bệnh còn có thể bị nhiễm bệnh sưng rễ, nấm mốc rễ, dẫn đến cây bị nhiễm bệnh và chết.

3. Cách bảo vệ bộ rễ khỏe mạnh vào mùa mưa:

Tại sao cần tạo rễ khi thành

- Kích thích hệ rễ phát triển mạnh bằng Chế Phẩm Sinh Học EM ROOT HLC ngoài tác dụng tăng cường hệ rễ tơ rễ tôm, lông hút, còn giúp giải độc hạ phèn, chống vàng lá.

- Trước khi vào mùa mưa, bà con cần có biện pháp phòng chống ngập lụt cho cây trồng, đặc biệt là cây ăn trái. Cần làm hệ thống đê bao thoát nước được kiên cố, tạo thêm dãnh thoát nước cho cây nhanh chóng.

- Sau khi tạnh mưa cần rút nước nhanh cho vườn cây, tránh tình trạng ngập nước trong vườn, khơi thông mương máng giúp cây thoát nước nhanh chóng hơn.

- Sau khi nước rút, bà con cần theo dõi nếu khô lớp đất sẽ cứng và ngăn cản không khí xuống rễ. Tuy nhiên, cần lưu ý không nên dùng cuốc xới xáo đất xung quanh gốc cây lúc này làm ảnh hưởng đến cơ giới đất khiến tầng đất càng dễ yếm khí. Đất đã khô và cây bắt đầu hồi xanh lại lúc này dùng cuốc răng để phá ván dưới tàn của cây để không khí thông xuống dễ dàng.

- Khi trời mưa các loài nấm bệnh trong đất phát triển mạnh mẻ, gây nên các hiện tượng thối rễ, lúc này không nên bón phân cho gốc cây đặc biệt là sử dụng phân hoặc thuốc hóa học. Đất càng yếm khí thì nấm hại càng phát triển mạnh mẽ.

- Bộ chế phẩm Trichoderma Bacillus và EM HLC đặc trị tuyến trùng chính là giải pháp giúp bà con bổ sung hệ vi sinh vật có lợi vào môi trường gốc rễ, ức chế và tiêu diệt nấm bệnh có trong đất để giúp bảo vệ bộ rễ được tốt nhất. Mục đích chính của bộ sản phẩm là giúp phòng trừ các bệnh gây hại bộ rễ do Phytophthora, Fursarium, tuyến trùng,... gây ra. Bộ sản phẩm này bà con nên định kỳ bổ sung 1 năm 3-4 đợt ưu tiên vào giai đoạn mùa mưa: đầu, trong và cuối mùa mưa. Ngoài ra, bộ sản phẩm còn giúp thúc đẩy phát triển bộ rễ và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của hệ rễ, đặc biệt là các nguồn dinh dưỡng khó tan như photpho ít tan, từ đó tăng cường các hoạt động sinh tổng hợp của cây, giúp cây chống chịu được các điều kiện khắc nghiệt như nhiễm mặn, phèn, ngộc độc hữu cơ.

Tại sao cần tạo rễ khi thành

- Ngoài ra bà con có thể sử dụng phân hữu cơ trộn với chế phẩm EM PLus HLC đào rãnh xung quanh bón cho cây trồng sẽ đem lại hiệu quả rất cao trong việc bổ sung dinh dưỡng hữu cơ cho cây, cải tạo đất ổn định pH cũng như bổ sung các chủng vi sinh vật có lợi bảo vệ cây trồng.

- Hạn chế làm cỏ hoặc phun thuốc diệt cỏ trong mùa mưa vì cỏ là những bơm sinh học làm tầng đất sâu mau khô ráo, hạn chế bị đóng váng.

- Cắt tỉa bớt các cành vô hiệu, chồi vượt để hạn chế tiêu hao chất dinh dưỡng của rễ cung cấp cho cây trồng.

- Hạn chế đi lại nhiều trong vườn trong mùa mưa vì vừa làm cho cây bị lay động gốc, rễ non bị đứt, nấm bệnh có điều kiện xâm nhập gây thối rễ, vừa làm cho đất ít kết chặt lại.

- Nước mưa rất thích hợp cho nấm phát triển mạnh. Nên chủ động phòng trừ nấm bệnh phát triển. Nếu để nấm tấn công phát triển mạnh sẽ có nguy cơ phát triển thành dịch.