Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Ít ai biết rằng, thị trường ngoại hối đã xuất hiện từ rất lâu. Ở thời điểm đó, việc trao đổi mua bán ngoại tệ diễn ra khá đơn giản bởi vì quan hệ cung cầu. Nhưng cho đến nay, nó dần trở nên phức tạp hơn, đồng thời cái nhìn về thị trường tiền tỷ cũng ngày càng phổ biến hơn. Tại Việt Nam, thị trường ngoại hối dù mới hình thành nhưng đang dần đi vào ổn định bất chấp nhiều rào cản.

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam
Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam
Thị trường ngoại hối là nơi diễn ra hoạt động trao đổi tiền tệ

Ngoại hối, thị trường ngoại hối là gì?

Ngoại hối vốn là một thuật ngữ trong giao dịch quốc tế bao gồm: Tiền tệ (các loại tiền tệ quốc tế), Vàng (vàng thỏi, vàng miếng, vàng khối), chứng từ có giá trị (trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu), tiền mã hóa (Bitcoin, Ethereum).

Thị trường ngoại hối: Là nơi mà các nhà giao dịch có thể mua bán các loại tiền tệ trên thế giới. Đây là một thị trường có khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến hàng nghìn tỷ USD. Việc trao đổi ngoại tệ diễn ra cả ngày lẫn đêm, trừ những ngày cuối tuần.

Thành phần tham gia thị trường ngoại hối:

Trên thực tế, hầu hết mọi người đều có thể tham gia trao đổi tại thị trường ngoại hối. Dựa theo đó người ta phân thành các nhóm tham gia:

  • Nhóm khách hàng mua bán lẻ: Nhóm này bao gồm các công ty trong và ngoài nước, các nhà đầu tư cá nhân, quốc tế. Mục đích của họ là tạo ra lợi nhuận từ việc chuyển đổi ngoại tệ.
  • Ngân hàng thương mại và đầu tư: Mục đích của ngân hàng là kinh doanh. Ngoài ra, họ còn đóng vai trò là nhà môi giới thực hiện mua bán cho khách hàng.
  • Các nhà môi giới: Với tư cách là người trung gian, mục đích của họ là tạo tài khoản giao dịch cho khách hàng cá nhân để thu phí hoa hồng cho mình.
  • Ngân hàng trung ương: Với vai trò là tổ chức, điều hành và kiểm soát. Ngân hàng TW tham gia mua bán ngoại tệ để giúp ổn định hoạt động của thị trường ngoại hối.

Giai đoạn phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Trước năm 1991 nền kinh tế của Việt Nam vẫn trong giai đoạn hướng nội. Về ngoại thương và ngoại hối đều phải thông qua nhà nước. Mặc dù trước đó, vào ngày 26/3/1988 Hội đồng Bộ trưởng đã tách hệ thống Ngân hàng Việt Nam thành hai cấp. Gồm Ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại trung ương.

Nhiệm vụ của Ngân hàng nhà nước là quản lý, ban hành chính sách về tiền tệ và tín dụng. Nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại là kinh doanh tiền tệ và tín dụng. Ngoài ra, chỉ duy nhất ngân hàng Thương mại được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối (Forex). Bên cạnh đó nó còn làm nhiệm vụ thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài. Tuy nhiên, nhằm đổi mới đất nước, nhà nước Việt Nam đã thông qua Ngân hàng nhà nước để thực hiện thống nhất quản lý ngoại hối.

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam
Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam
Năm 1994 đánh dấu sự hình thành và phát triển của ngoại hối tại Việt Nam

Vào năm 1994, sự ra đời của thị trường liên ngân hàng bắt đầu. Đánh dấu bước ngoặt hình thành và phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Từ năm 2004 đến nay, thị trường Forex tại Việt Nam dần trở nên sôi động hơn. Chính năm 1994 đã đánh dấu sự bắt đầu của giao dịch tiền tệ. Nhờ sự kết hợp giữa kỹ thuật, hạ tầng và chính sách đã đẩy nhanh sự tiến bộ của thị trường Forex hơn nữa, giao dịch ngoại hối đầu tiên được thực hiện qua mạng internet. Với sự tham gia chính của hệ thống liên ngân hàng thế giới, giờ đây thị trường này trở thành thị trường có khối lượng giao dịch hàng ngày lớn nhất và có tính thanh khoản cao nhất thế giới.

Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam hiện tại

Hiện nay, chỉ cần search từ khóa “Forex” sẽ xuất hiện hàng loạt thông tin trên Google, điều đó nói lên sư phát triển vượt bậc của Forex tại Việt Nam. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng dù có hàng trăm sản phẩm về giao dịch ngoại hối, nhưng tại Việt Nam, Forex vẫn chưa phát triển toàn diện. Tổng khối lượng giao dịch kỳ hạn, tương lai vẫn chưa thực sự chiếm tỷ trọng cao. Nhưng điều đó vẫn không làm giảm sự quan tâm của giới đầu tư đối với thị trường.

  • Trong năm 2017, thị trường ngoại hối nhìn chung là ổn định.
  • Đến năm 2018, VND đã mất giá so với USD do ảnh hưởng từ việc tăng lãi suất của Fed và diễn biến thương mại căng thẳng giữa Mỹ- Trung. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại trong năm 2018 tiến tới mức biên độ trần 3%.
  • Trong quý 3/2018, thặng dư thương mại đạt hơn 2 tỷ USD. Lãi suất liên ngân hàng tăng mạnh, 20/09/2018, tăng trưởng tín dụng đạt mức 9,52% so với tháng 12/2017. Cũng trong năm đó, Ngân hàng nhà nước đã bán ra ngoại tệ nhằm ổn định tỷ giá.  Điều này làm cho phương tiện thanh toán tăng chậm và dẫn tới thanh khoản eo hẹp.

Khi Fed ngày càng tăng lãi suất, làm cho đồng USD cứ thế mạnh lên dẫn đến những biến động cho tỷ giá VND/USD. Điều đó sẽ dẫn đến hệ lụy không tốt cho năm 2019 và 2020. Dự kiến, sự tăng trưởng của thị trường ngoại hối tại Việt Nam còn nhiều biến động nữa trong tương lai.

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Dự trữ ngoại hối của Việt Nam đang ra sao?

Tình hình căng thẳng giữa Nga – Ukraine, kéo theo các biện pháp trừng phạt kinh tế, liệu có ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam và tác động tới doanh nghiệp?

Ký kết Quy chế mua bán ngoại tệ giữa ngân sách nhà nước và Dự trữ ngoại hối Nhànước

Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng cao, Việt Nam có nguồn lực cho đà tăng trưởng mới

Ngân hàng Nhà nước mua vào lượng lớn USD để củng cố dự trữ ngoại hối

Dự trữ ngoại hối đạt 92 tỷ USD

Bên cạnh đó, những lo ngại về việc Việt Nam liệu có đủ nguồn cung vềngoại hốiđể bình ổn tỷ giá, trước các biến động khôn lường của thị trường thế giới, cũng được đặt ra.

Trong những ngày đầu tháng 3/2022, thị trường tài chính toàn cầu vẫn đang tiếp tục xoay quanh xung đột giữa Nga – Ukraine và các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây. Diễn biến căng thẳng địa chính trị và quan hệ kinh tế toàn cầu đã khiến các đồng tiền trú ẩn an toàn đều tăng so với trước đó, trong đó, điển hình là đồng USD đã có những biến động trên thị trường thế giới.

Đối với tỷ giá USD/VND trong nước, theo ghi nhận chưa có diễn biến tăng đột biến do Việt Nam không chịu tác động trực tiếp. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, áp lực đối với đồng VND đã xuất hiện khi đồng USD có xu hướng mạnh lên ở thị trường quốc tế và áp lực lạm phát cao hơn từ giá dầu tiếp tục tăng cao

Báo cáo mới đây của Công ty Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC) cho rằng nguồn cung ngoại hối sẽ vẫn dồi dào trong năm 2022. Mặt khác, tình trạng xuất siêu dự tính sẽ tiếp tục trong năm 2022 khi các yếu tố vĩ mô vẫn đang ủng hộ. Theo tính toán của BSC, con số này ước tính đạt 5,2 – 6,9 tỷ USD. Cùng với đó, nguồn kiều hối ước tính có tốc độ tăng trưởng trung bình 3 năm ở mức 4,4% và đạt 18,9 tỷ USD vào năm 2022.

Hiện Ngân hàng Nhà nước vẫn duy trì chính sách thu mua ngoại tệ nhằm nâng cao dự trữ ngoại hối. BSC cho rằng, tỷ giá liên ngân hàng nhiều khả năng sẽ nằm trong khoảng từ 23.100 – 23.200 đồng/USD (tăng 0,7% - 1,2% so với năm 2021). BSC nhấn mạnh có 2 lý do để đưa ra dự báo trên, đó là: Thứ nhất, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) dừng việc thu mua trái phiếu và nâng lãi suất 3 lần trong năm 2022, sẽ khiến nguồn cung USD suy giảm và từ đó, tăng mạnh giá trị đồng tiền này trên toàn cầu. Bên cạnh đó, Mỹ loại Việt Nam ra khỏi danh sách thao túng tiền tệ và quyết định gia tăng mối quan hệ thương mại song phương là tín hiệu tốt cho chính sách gia tăng dự trữ ngoại hối của NHNN. Điều này có thể đảm bảo biến động của tỷ giá nằm dưới biên độ 2% của NHNN.

Nhằm tiếp tục để cân đối nguồn ngoaị tệ, Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ký quy chế mua bán ngoại tệ trong việc điều hành thị trường ngoại hối; đồng thời, tạo thuận lợi cho ngân sách nhà nước cân đối ngoại tệ, phục vụ cho các khoản chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ.

Theo đó, việc triển khai quy chế mua bán ngoại tệ sẽ tiếp tục tăng cường sự phối hợp của Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc thực hiện nhiệm vụ tài chính, ngân sách, điều hành chính sách tiền tệ, quản lý ngoại hối nhằm thực hiện mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một số cơ chế cụ thể của mua/bán ngoại tệ như giá ngoại tệ, rủi ro tỷ giá, tính minh bạch trong quy chế chưa được công bố.

Hiện Việt Nam vẫn đang có cán cân thương mại thặng dư, dự trữ ngoại hối đang ở mức cao nhất lịch sử, trong khi nền kinh tế vĩ mô được duy trì ổn định. Theo dữ liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), dự trữ ngoại hối của Việt Nam đến cuối năm 2020 đạt 94,8 tỷ USD, đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016.

Đến cuối năm 2021, báo cáo của Công ty Chứng khoán BIDV (BSC) cho biết giá trịdự trữ ngoại hối Việt Namtăng lên 105 tỷ USD. Đây là mức dự trữ ngoại hối cao kỷ lục của Việt Nam. Với Việt Nam, đà tăng mạnh những năm vừa qua ghi nhận chủ yếu từ hoạt động mua ròng ngoại tệ mà Ngân hàng Nhà nước thực hiện. Năm 2020 đã đạt 94,8 tỷ USD, đánh dấu chuỗi gia tăng mạnh mẽ kể từ năm 2016.

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Ông Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia tài chính ngân hàng khẳng định, Việt Nam vẫn duy trì được vị thế tích cực với dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại hối quốc gia gồm các cấu phần khác nhau như ngoại tệ, vàng, trái phiếu chính phủ nước ngoài,… được xác định và đánh giá lại tại các thời điểm.

Một khi lượng dự trữ ngoại hối dồi dào sẽ giúp cho Ngân hàng Nhà nước có nhiều dư địa và giải pháp phù hợp trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt nhất là, chúng tạo nên sự thuận lợi trong việc điều hành linh hoạt và ổn định tỷ giá, nâng cao giá trị của VND.

Dự trữ ngoại hối còn là một bộ đệm quan trọng giúp nền kinh tế trong nước chống đỡ lại các cú sốc từ bên ngoài, qua đó góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, củng cố lòng tin của các nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, thị trường ngoại hối ổn định sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tự tin bỏ vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam, bởi họ ít phải lo ngại về rủi ro tỷ giá. “Chính sách tỷ giá luôn là một yếu tố vĩ mô quan trọng để nhà đầu tư nước ngoài xem xét khi họ có ý định đầu tư vào Việt Nam”, ông Hiếu khẳng định.

In bài viết

tỷ giá thị trường tài chính dự trữ ngoại hối tốc độ tăng trưởng chính sách thu mua ngoại tệ

THÔNG TIN CẦN QUAN TÂM

  • Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

    Ngăn "bom" trái phiếu và bất động sản sẽ tác động ra sao đến tín dụng?

  • Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

    Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xếp hạng tín dụng tại Việt Nam: Triển vọng và trở ngại

  • Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

    Tổng nợ xấu chưa xử lý tại các tổ chức tín dụng là 412.700 tỷ đồng

Tin nổi bật

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

6 giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam (*)

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Lùi thời hạn trình Quốc hội cho ý kiến dự án Luật Đất đai (sửa đổi)

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Kinh nghiệm vận hành và quản lý Quỹ bảo vệ nhà đầu tư chứng khoán tại một số nước

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Hài hòa hóa pháp luật về thương mại điện tử trong khu vực ASEAN và một số khuyến nghị

Sự phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam

Thị trường chứng khoán Việt Nam: Vẫn nhiều động lực tăng trưởng