So sánh giữa cpt và pes năm 2024

FCA và CPT là 2 điều kiện quan trọng được đề cập trong incoterms 2020 có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2020. Giữa 2 điều kiện DPU và DAP có nhiều điểm khác nhau.

– Điều kiện FCA (Free Carrier: Giao cho người chuyên chở)

– Điều kiện CPT (Carriage Paid To: Cước phí trả tới)


1. Về cách viết trên hợp đồng

– Cách viết Điều kiện FCA: FCA [Nơi đến quy định] Incoterms 2020

– Cách viết Điều kiện CPT: CPT [Nơi đến quy định] Incoterms 2020


2. Về trách nhiệm của người bán

2.1. Điều kiện FCA

– Giao hàng cho người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định tại địa điểm người mua nhận hàng theo thỏa thuận đã ký tại hợp đồng ngoại thương.

– Người bán không có nghĩa vụ kí kết hợp đồng vận tải quốc tế và mua bảo hiểm, nếu người mua yêu cầu thì rủi ro cho việc vận tải này nguời mua sẽ chịu trách nhiệm. Người bán hoàn toàn có quyền từ chối ký hợp đồng vận tải mua bảo hiểm quốc tế theo yêu cầu của người mua.

– Về thông quan xuất khẩu: Nếu trong thỏa thuận có việc thông quan xuất khẩu thì người bán phải chịu toàn bộ chi phí và trách nhiệm thông quan xuất khẩu như: giấy phép xuất khẩu; kiểm tra an ninh; giám định hàng hóa; và bất kì quy định pháp lý nào.

– Ngoài ra, người bán cũng được yêu cầu hỗ trợ người mua cung cấp các chứng từ cần thiết cho việc thông quan nhập khẩu

Thực tế, hiện nay các điều kiện mua bán FCA người bán có trách nhiệm thông quan xuất khẩu và hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu cho người mua.

2.2. Điều kiện CPT

– Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới địa điểm người mua chỉ định nhận hàng

– Có trách nhiệm thông quan xuất khẩu nhưng không có trách nhiệm thông quan nhập khẩu, Có trách nhiệm cung cấp giấy phép hỗ trợ người mua thông quan nhập khẩu

– Ký hợp đồng vận tải giao hàng tới địa chỉ người mua chỉ định nhận hàng có thể tại cảng nhập hoặc sâu bên trong nước nhập khẩu

So sánh giữa cpt và pes năm 2024
Hình minh họa. So sánh điều kiện FCA và CPT trong incoterms 2020


3. Về trách nhiệm của người mua

3.1. Điều kiện FCA

– Nhận hàng tại địa điểm chỉ định

– Ký hợp đồng vận tải quốc tế, mua bảo hiểm quốc tế nếu cần thiết, ký hợp đồng vận tải nội địa từ cảng nhập về kho người mua

– Có trách nhiệm làm thủ tục thông quan nhập khẩu, thanh toán các chi phí về thuế, phí tại nước nhập khẩu.

3.2. Điều kiện CPT

– Có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu

– Nhận hàng tại địa điểm chỉ định từ người chuyên chở do người bán thuê.

– Bốc xếp hàng vào kho tiến hành nhập kho tiêu thụ hàng hóa


4. Về nơi chuyển giao rủi ro

4.1. Điều kiện FCA

Chuyển giao từ người bán qua người mua tại nơi hàng hóa được bàn giao cho người chuyên chở hoặc người khác do người mua chỉ định.

4.2. Điều kiện CPT

Rủi ro được chuyển giao từ người bán qua người sau khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vây, CPT có người bán có trách nhiệm giao hàng tới nơi chỉ định nhận hàng nhưng không đảm bảo được an toàn cho hàng hóa, rủi ro vẫn là người mua chịu.

CIP và CPT là 2 điều kiện quan trọng được đề cập trong incoterms 2020 có hiệu lực áp dụng kể từ ngày 01/01/2020. Giữa 2 điều kiện này có nhiều điểm khác nhau.


1. Điều kiện CIP (Carriage & Insurance Paid To: Cước phí và bảo hiểm trả tới)

Cách viết trên chứng từ: CIP [Nơi đến quy định] Incoterms 2020

1.1. Trách nhiệm của người bán

– Giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới địa chỉ nhận hàng người mua chỉ định. Để làm việc này người bán sẽ thực hiện các công viêc sau:

– Sản xuất, đóng gói đảm bảo đủ sản lượng hàng kéo hàng ra cảng xuất theo đúng tiến độ

– Thông quan xuất khẩu

– Ký hợp đồng vận trở tới địa chỉ người mua nhận hàng ( vận tải quốc tế, nội địa đầu nhập..)

– Hỗ trợ cung cấp chứng từ nhập khẩu theo yêu cầu của người mua để thông quan nhập khẩu

– Ký hợp đồng vận tải quốc tế với điều khoản cao nhất cho người mua hưởng (Điều khoản loại A)

1.2. Trách nhiệm của người mua

– Thông quan nhập khẩu

– Nhận hàng tại nơi người chuyên chở do người bán giao hàng

– Dỡ hàng từ phương tiện vận tải xuống nhập kho tiêu thụ ( nếu thỏa thuận có viêc người chuyên chở do người bán thuê phải dỡ hàng xuống thì người mua không phải dỡ hàng từ phương tiện vận tải trở tới nữa)

1.3. Chuyển giao rủi ro

Rủi ro được chuyển giao từ người bán qua người sau khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở đầu tiên. Như vây, CPT có người bán có trách nhiệm giao hàng tới nơi chỉ định nhận hàng nhưng không đảm bảo được an toàn cho hàng hóa, rủi ro vẫn là người mua chịu.

CPT là một trong những điều kiện giao hàng quốc tế được quy định trong Incoterms 2020. CPT có nghĩa là Carriage Paid To, tức là người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến điểm đến được chỉ định và thanh toán phí vận chuyển - khá tương đồng với CIP.

Vậy CPT là gì? Nó có điểm khác biệt nào so với CIP hay không? Cùng HVT Logistics giải đáp A-Z ngay sau đây!

MỤC LỤC

1. CPT là gì?

So sánh giữa cpt và pes năm 2024
CPT là viết tắt của Carriage Paid To

CPT hay CPT Incoterm 2020 là viết tắt của Carriage Paid To, có nghĩa là người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến điểm đến được chỉ định và thanh toán phí vận chuyển cho người vận chuyển. Người bán cũng phải hoàn thành các thủ tục xuất khẩu và cung cấp các giấy tờ cần thiết cho người mua. Tuy nhiên, người bán không chịu trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Điều này có nghĩa là người mua phải tự bảo hiểm hàng hóa nếu muốn kiểm soát tối đa rủi ro cho bản thân mình.

CPT có thể áp dụng cho mọi loại vận chuyển, bao gồm cả đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ hoặc kết hợp các phương tiện khác nhau. Điểm đến được chỉ định trong CPT có thể là một cảng, sân bay, ga xe lửa, kho hàng hoặc bất kỳ địa điểm nào khác được thỏa thuận giữa hai bên.

\>>> Xem thêm: Mậu dịch là gì?

2. Hướng dẫn sử dụng điều kiện CPT Incoterms 2020

Để sử dụng điều kiện CPT Incoterms 2020, bạn cần lưu ý những điểm sau:

  • Điều kiện áp dụng: Điều kiện CPT áp dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.
  • Điểm chuyển giao hàng hóa và rủi ro: Người bán ký hợp đồng và chi trả chi phí vận tải để đưa hàng tới địa điểm đến được chỉ định. Tiếp đó, người bán chịu trách nhiệm giao hàng cho người chuyên chở tại một địa điểm thỏa thuận. Điểm rủi ro được chuyển giao tại điểm giao hàng cho người chuyên chở đã được thoả thuận trong hợp đồng, không phải đến điểm đích cuối của người mua hàng.
  • Chi phí: Chi phí chuyển khi hàng hóa đến địa điểm đến được chỉ định trong hợp đồng do người bán chịu trách nhiệm. Người mua nếu có nhu cầu bảo hiểm hàng hoá có thể tự sử dụng kinh phí bản thân để mua.
  • Nghĩa vụ thực hiện thủ tục thông quan xuất nhập khẩu hoặc quá cảnh: Người bán phải thông quan xuất khẩu hàng hóa, nhưng không có nghĩa vụ thông quan nhập khẩu hoặc thực hiện quá cảnh hàng hoá tại nước thứ ba. Ngoài ra, người bán cũng không có trách nhiệm về thuế, chi phí nhập khẩu.

3. Nghĩa vụ của người mua và người bán trong CPT Incoterm 2020

Theo điều kiện CPT Incoterms 2020, nghĩa vụ của người mua và người bán được phân chia như sau:

Đối với người bán:

  • Giao hàng hóa cho người vận chuyển tại nơi xuất phát.
  • Thanh toán phí vận chuyển cho người vận chuyển đến điểm đến được chỉ định.
  • Hoàn thành các thủ tục xuất khẩu và cung cấp các giấy tờ cần thiết cho người mua để nhập khẩu hàng hóa.
  • Thông báo cho người mua khi hàng hóa đã được giao cho người vận chuyển và khi hàng hóa đã đến điểm đến được chỉ định.
  • Hỗ trợ người mua trong việc thu thập các thông tin hoặc giấy tờ liên quan đến bảo hiểm hàng hóa, nếu có.

Đối với người mua:

  • Nhận hàng hóa từ người vận chuyển tại điểm đến được chỉ định.
  • Chịu rủi ro mất mát hoặc hư hại của hàng hóa từ thời điểm nhận hàng từ người vận chuyển.
  • Thanh toán giá hàng hóa cho người bán theo hợp đồng.
  • Hoàn thành các thủ tục nhập khẩu và thanh toán các thuế, phí hoặc chi phí khác liên quan đến nhập khẩu hàng hóa.
  • Có thể mua bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển để đảm bảo kiểm soát rủi ro khi có nhu cầu.
  • Thông báo cho người bán khi hàng hóa đã được nhận và kiểm tra khi hàng hoá được giao đến nơi.

4. Quy định về chi phí của các bên trong CPT Incoterms 2020

Theo điều kiện CPT Incoterms 2020, chi phí của các bên được quy định như sau:

Người bán phải chịu:

  • Chi phí giao hàng hóa cho người vận chuyển tại nơi xuất phát.
  • Chi phí vận chuyển cho người vận chuyển đến điểm đến được chỉ định.
  • Chi phí xuất khẩu và các chi phí khác liên quan đến giao hàng hóa cho người vận chuyển.
  • Chi phí cung cấp các giấy tờ cần thiết cho người mua để thực hiện nhập khẩu hàng hóa.

Người mua phải chịu:

  • Chi phí nhập khẩu và các chi phí khác liên quan đến nhận hàng hóa từ người vận chuyển tại điểm đến được chỉ định.
  • Chi phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển nếu có mua bảo hiểm.

5. So sánh CPT và CIP trong Incoterms 2020

CPT và CIP là hai điều kiện giao hàng quốc tế có nhiều điểm tương đồng. Cụ thể:

  • Cả hai điều kiện đều yêu cầu người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến điểm đến được chỉ định và thanh toán phí vận chuyển.
  • Cả hai điều kiện đều có thể áp dụng cho mọi hình thức vận chuyển, bao gồm cả đường biển, đường không, đường sắt, đường bộ hoặc kết hợp các hình thức vận chuyển khác nhau.
  • Cả hai đều có điểm chuyển giao rủi ro giữa người bán và người mua là khi hàng hóa được giao cho người vận chuyển tại nơi xuất phát.

Tuy nhiên, CPT và CIP cũng có một điểm khác biệt quan trọng, đó là về trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Cụ thể:

  • Theo điều kiện CPT, người bán không phải bảo hiểm hàng hóa, mà người mua phải tự bảo hiểm.
  • Theo điều kiện CIP, người bán phải bảo hiểm hàng hóa cho người mua với mức bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa. Người bán cũng phải cung cấp cho người mua chứng từ bảo hiểm hoặc bằng chứng khác về việc bảo hiểm hàng hóa.

Vì vậy, khi lựa chọn giữa CPT và CIP, bạn cần xem xét các yếu tố sau:

  • Mức độ rủi ro mà bạn muốn chấp nhận trong quá trình vận chuyển hàng hóa: Nếu bạn muốn giảm thiểu rủi ro, bạn nên chọn CIP để người bán bảo hiểm hàng hóa cho bạn. Nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hoặc có thể tự bảo hiểm hàng hóa, bạn có thể chọn CPT.
  • Mức độ tin cậy của người vận chuyển và điều kiện vận chuyển của hàng hóa: Nếu bạn tin tưởng vào khả năng và uy tín của người vận chuyển và hàng hóa của bạn không quá nhạy cảm hoặc dễ hư hại, bạn có thể chọn CPT. Nếu bạn lo lắng về việc hàng hóa có thể gặp sự cố hoặc tai nạn trong quá trình vận chuyển, bạn nên chọn CIP để có sự bảo vệ tốt hơn.

Lời kết

Trên đây là A-Z giải đáp của HVT Logistics về CPT là gì trong Incoterm 2020. CPT có nghĩa là Carriage Paid To, tức là người bán chịu trách nhiệm vận chuyển hàng hóa đến điểm đến được chỉ định và thanh toán phí vận chuyển - khá tương đồng với CIP.

Tuy nhiên, CPT và CIP cũng có điểm khác biệt quan trọng, đó là về trách nhiệm bảo hiểm hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Theo điều kiện CPT, người bán không phải bảo hiểm hàng hóa, mà người mua phải tự bảo hiểm nếu có nhu cầu. Ngược lại, với điều kiện CIP, người bán phải có nghĩa vụ bảo hiểm hàng hóa cho người mua với mức bảo hiểm tối thiểu là 110% giá trị hàng hóa và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người mua.

Việc lựa chọn giữa CPT và CIP phụ thuộc vào nhu cầu của bạn về mức độ rủi ro bạn muốn chấp nhận trong quá trình vận chuyển hàng hóa và mức độ tin cậy của người vận chuyển và điều kiện vận chuyển của hàng hóa. Nếu bạn muốn giảm thiểu rủi ro và có người bán bảo hiểm hàng hóa cho bạn, bạn nên chọn CIP. Ngược lại, nếu bạn muốn tiết kiệm chi phí hoặc muốn tự bảo hiểm hàng hóa, CPT có thể là lựa chọn phù hợp.

Hy vọng qua những thông tin hữu ích bài viết này, bạn sẽ có được những lựa chọn điều kiện vận chuyển phù hợp với điều kiện, nhu cầu và trường hợp cụ thể của mình. Chúc bạn thành công!

Điều kiện CFR và CPT khác nhau như thế nào?

Sự khác nhau giữa CFR và CPT là gì? - Trong điều kiện CPT thì người bán sẽ hết trách nhiệm sau khi giao hàng hóa cho bên vận tải đầu tiên. Còn trong điều kiện CFR thì người bán chỉ hết trách nhiệm khi hàng hóa đã được bốc lên tàu.

CIP và CPT khác gì nhau?

Khác nhau: điểm khác nhau rõ ràng nhất là về trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa, cụ thể: Điều kiện CPT: Người bán không có trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa; Điều kiện CIP: Người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm hàng hóa, với mức bảo hiểm tối thiểu là bằng 110% giá trị hợp đồng hàng hóa.

Incoterm có bao nhiêu loại?

Như vậy có thể thấy từ khi ra xuất bản lần đầu tiên cho đến nay, Incoterms có 9 phiên bản chính thức bao gồm: Incoterms 1936, Incoterms 1953, Incoterms Incoterms 1967, Incoterms 1976, Incoterms 1980, Incoterms 1990, Incoterms 2000, Incoterms 2010, Incoterms 2020.

FAS và FOB khác nhau như thế nào?

5. Sự khác nhau giữa điều kiện FAS và điều kiện FOB. Sự khác biệt chính giữa điều kiện FAS và FOB là nằm ở nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa lên tàu của người bán. Theo điều kiện FAS hàng hóa phải được đặt tại vị trí dọc mạn tàu, trong khi đó theo điều kiện FOB hàng hóa phải được đặt lên tàu khi thực hiện giao hàng.