So sánh d link và tp link

Để mua switch mạng nào tốt nhất, người dùng cần tìm hiểu về sản phẩm chi tiết để đánh giá lựa chọn phù hợp. Wifi và mạng có dây cung cấp tài nguyên từ nhà mạng, được ứng dụng trong xây dựng hệ thống đường truyền mạng internet ảo nhưng hữu ích để truyền tải thông tin, chia sẻ dữ liệu cực hiệu quả. Sau đây cùng Long Hưng Phú tìm hiểu nhé!

  • Thiết bị mạng là gì? Thiết bị mạng cơ bản gồm những loại nào?### Tìm hiểu cách chọn mua bộ phát Wifi - Router Wifi nào tốt năm hiện nay

    Bộ chia mạng là gì?

    Bộ chia mạng hay còn gọi là Switch là thiết bị chuyển mạch có tác dụng định tuyến, tạo ra các đường truyền kết nối giữa các thiết bị kết nối với Switch để chuyển đổi thông tin, với độ chính xác cao, chuyển dữ liệu đến địa chỉ đích.

    Bộ chia mạng đóng vai trò trung tâm, kết nối các đoạn mạch với nhau, để cung cấp thông tin cho nhiều máy tính cùng lúc. Bộ chuyển mạch thuộc thiết bị chuyển mạch lớp 2, có khả năng lựa chọn đường truyền hoặc không tùy theo thiết kế thuật toán đã được cài đặt sẵn.

    Thiết bị đóng vai trò quan trọng trong hệ thống thiết bị máy tính số lượng lớn, cần được kết nối và chia sẻ dữ liệu với nhau, tạo nên hệ thống làm việc nội bộ.

    Phân loại bộ chia mạng hiện nay?

    Thiết bị mạng được phát triển đa dạng thành nhiều loại, cho người dùng nhiều lựa chọn về tính năng, cấu hình máy khác nhau. Phân loại bộ chia mạng dưới đây sẽ giúp người dùng có lựa chọn phù hợp. Dựa trên khả năng vận hành chuyển đổi tập tin của thiết bị.

    • Hub là gì ?

    Hub là gì ? (Hay còn có thể nói là bộ chia mạng là gì?). Khi nói về mạng máy tính thì HUB là một phần không thể thiếu, vì nó là một thiết bị mạng cơ bản, có khả năng kết nối nhiều máy tính hay nhiều thiết điện tử với nhau. Thông thường một HUB thì có 4 đến 24 cổng nên chúng còn được gọi là bộ chia mạng. HUB là trung tâm kết nối các thiết bị trong hệ thống mạng, dùng để kết nối mạng LAN vì chúng có khá nhiều cổng giúp thực hiện công việc đó dễ dàng hơn.

    Có nghĩa là dữ liệu được truyền đến một cổng và nó sẽ sao chép ra và chuyển đến các công khác tương tự như vậy, giúp các cổng khác nhận dạng được các thông tin đó.

    Tóm lại HUB đóng vai trò như một kết nối của nó đến với tất cả thiết bị mạng. Nhưng HUB không phân biệt được cổng sẽ thực hiện nhiệm vụ gửi đến nên nó đành chuyển đến tất cả các cổng, để đảm bảo rằng nó đã truyền hết thông tin đi theo dự tính.

    • Switch mạng là gì?

    Switch mạng ( Hay còn có thể gọi là thiết bị chuyển mạch) là bộ phận rất quan trọng trong mạng, chúng là thiết bị được dùng vào việc định tuyến. Dựa vào thuật toán đã cài đặt sẵn, các thông số cho trong giao thức để tạo ra đường nối đến với thiết bị khác và sau đó là di chuyển dữ liệu đi.

    Theo một cách định nghĩa khác thì Switch mạng là thiết bị chuyển mạch để kết nối các đoạn mạng lại với nhau. Chúng có khả năng kết nối được nhiều phân khúc lại với nhau tùy thuộc vào cổng Switch mang lại.

    Chính vì thế nên Switch mạng là một thiết bị quan trọng dùng để kết nối các đoạn mạng với nhau. Chúng đóng vai trò là trung tâm khi mà tất cả các thiết bị điện tử hay máy tính đều kết nối về cùng một hệ thống. Chế độ hoạt động Full Duplex cho khả năng truyền và nhận tín hiệu cùng lúc. Đường truyền mạng được tối ưu, tập tin được chuyển đến đúng địa chỉ đích.

    Phân biệt giữa HUB và SWITCH

    • Sau khi các bạn đã nắm rõ về bộ chia mạng là gì? thiết bị chuyển mạch là gì? Thì hãy tiếp tục so sánh sử khác nhau giữa chúng nhé. Phân biệt được điểm giống và khác nhau sẽ giúp bạn nhận biết đâu sẽ là Hub và đâu là Switch mạng một cách dễ dàng nhất.
    • Khi cả hai thiết bị này ddeuf có vai trò tương tự như nhau, chúng đều có khả năng kết nối trung tâm cho tất cả các thiết bị mạng. Đều nhận giữ liệu từ một cổng sau đó khuếch đại nó lên và truyền đến các cổng khác. Nhưng mặc dù có sự tương đồng như vậy thì hai thiết bị này vẫn có những sự khác biệt.

    Điểm giống nhau của HUB và SWITCH

    • Đều làm nhiệm vụ có khả năng kết nối nhiều máy tính, thiết bị điện tử lại với nhau.
    • Đều có chức năng khuếch đại thông tin lên và truyền đến các ngõ, các cổng khác nhau khác.

    Điểm khác nhau giữa HUB và SWITCH

    Điểm khác nhau giữa HUB và SWITCH (bộ chia mạng, thiết bị chuyển dịch mạch) sẽ được thể hiện như sau:

    Hub ( bộ chia mạng )

    • Trong mô hình OSI: Bộ chia mạng là thiết bị hoạt động ở layer 1
    • Cách chuyển dữ liệu: Khi dữ liệu đi vào 1 cổng của Hub thì lập tức nó phát tán ra số cổng còn lại, vì nó không hiểu được thông tin đi vào cổng nào nên dễ gây ra hiện tượng xung đột mạng hay còn gọi là Collision domain. Sau đó tiếp tục gửi thông tin đó đến toàn bộ cổng mà nó có
    • Chế độ hoạt động: Hub chạy ở chế độ half duplex. Là là chỉ truyền hoặc nhận trong 1 thời điểm(chạy 1 chiều)

    Switch ( Thiết bị chuyển dịch mạch )

    • Trong mô hình OSI: Là thiết bị hoạt động ở layer 2 và có loại switch ở layer 3
    • Cách chuyển dữ liệu: Dữ liệu đó nhưng đi vào Switch thì lập tức nó sẽ kiểm tra dữ liệu vừa nhận được , nó xác định nguồn và đích nên nó gửi thông tin đến đích đến một cách chính xác. Điều này giúp tránh được sự xung đột tín hiệu, thông tin truyền đi.
    • Chế độ hoạt động: Switch chạy ở chế độ Full duplex. Là vừa truyền và vừa nhận cùng 1 lúc (2 chiều)

    Mặc dù có những điểm khác nhau nhưng HUB và SWITCH lại cùng mục đích nhiệm vụ là cung cấp một điểm kết nối trung tâm hãy tất cả máy tính, thiết bị điện tử khác. HUB và SWITCH có cung cấp thông tin cho nhiều máy tính cùng lúc.

    Nếu HUB và SWITCH được sắp xếp theo kiểu 1 máy tính thực hiện truyền tải dữ liệu thì các dữ liệu truyền tải sẽ gửi qua dây nhận của máy tính khác.

    Những lưu ý để mua bộ chia mạng tốt nhất? giá rẻ hiện nay

    Thiết bị mạng là những công cụ đắc lực xây dựng hệ thống thiết bị máy tính kết nối mạng, chia sẻ thông tin nhanh chóng hiệu quả. Để lựa chọn bộ chia mạng phù hợp, người dùng cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

    Chọn loại bộ chia mạng

    Như đã phân loại ở trên, người dùng sẽ có 2 lựa chọn bộ chia mạng: HUB và Switch với những đặc điểm và hiệu quả hoạt động khác nhau. Trong đó:

    • Hub hoạt động trong mạch mạng lớp 1 – Với độ chính xác đường truyền không cao nên ít được ứng dụng. Vận hành hệ thống không tối ưu với quá nhiều tập tin rác.
    • Switch hoạt động ở lớp 2 hoặc 3 – Chuyển đổi tập tin tối ưu, chính xác đến các địa chỉ đích trong hệ thống, không tạo ra các tập tin rác.

    Số cổng và tốc độ cổng

    Tùy quy mô hệ thống mà người dùng lựa chọn bộ chia mạng với số cổng kết nối phù hợp. Các Switch thừng có số cổng kết nối từ 4 – 24 cổng RJ45 hoặc Ethernet.

    Tốc độ đường truyền mỗi cổng từ 10/100/1000mbps, đáp ứng khả năng chuyển đổi tập tin dung lượng lớn, tốc độ cao. Đồng thời chọn bộ chia mạng có trang bị đèn led báo trạng thái hoạt động thiết bị.

    • Với nhu cầu sử dụng gia đình và văn phòng nhỏ, số cổng từ 4 – 8 là phù hợp.
    • Với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, văn phòng với nhiều thiết bị kết nối cần 12 – 24 – 48 cổng.

    Thiết kế và chất liệu

    Chọn bộ chia mạng có cấu tạo đơn giản, giúp việc cài đặt sử dụng dễ dàng, lắp đặt linh hoạt cho nhiều vị trí. Chất liệu vỏ ngoài của bộ chia mạng thường được làm bằng nhựa cứng, chịu va đập, chịu nhiệt tốt, có trang bị tản nhiệt giúp thiết bị vận hành ổn định trong thời gian dài.

    Chất liệu cổng kết nối bằng kim loại, độ bền cao, tăng kết nối và tiếp xúc giúp đường truyền ổn định, tuổi thọ kết nối lâu dài.

    Tính năng bộ chia mạng

    Bộ chia mạng không chỉ thực hiện chức năng tiếp nhận thông tin, lưu trữ và chuyển đổi mà còn được trang bị thêm nhiều tính năng để tối ưu hiệu suất hoạt động, đường truyền ổn định. Một số tính năng quan trọng cần có để vận hành mạch mạng hiệu quả:

    • Auto Negotiation – nhận diện kết nối và tương thích thiết bị tự động. Giúp việc cài đặt các thiết bị đơn giản mà không cần điều chỉnh cấu hình với kỹ thuật phức tạp.
    • Công nghệ PoE cấp nguồn dự phòng – giải pháp vận hành thiết bị ổn định, đường truyền hoạt động liên tục, giảm các gián đoạn.
    • Tính năng MDI – MDIX giúp giải quyết các vấn đề kết nối chéo.
    • Tính năng tiết kiệm điện, điều chỉnh tốc độ mạng bằng cách nhận diện đường truyền tự động, tối ưu hiệu suất đường truyền và năng lượng điện.

    Thương hiệu uy tín

    • Chọn mua bộ chia mạng từ thương hiệu uy tín là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo chất lượng đường truyền mạng, hiệu suất hoạt động của thiết bị, vi mạch được gia công chính xác, các thông số kỹ thuật công khai phù hợp với yêu cầu hệ thống mạng.
    • Thương hiệu uy tín có chính sách bảo hành sản phẩm lâu dài, giúp đổi trả hoặc đảm bảo vấn đề kỹ thuật ổn định khi sử dụng.

    Giá thành phải chăng

    • Bộ chia mạng giá bao nhiêu? Các thiết bị chia mạng trên thị trường hiện nay khá đa dạng, nhiều phân khúc khác nhau cho người dùng lựa chọn, với các tính năng đáp ứng yêu cầu sử dụng riêng.
    • Tính năng và công nghệ càng hiện đại, tốc độ càng cao giá thành càng đắt. Lựa chọn sản phẩm với phân khúc giá vừa túi tiền cùng những tính năng cần thiết cho hoạt động chia mạng của hệ thống.
    • Nên mua bộ chia mạng ở đâu? Khách hàng có nhu cầu cần lưu ý chỉ nên mua bộ chia mạng ở những website uy tín như Tiki, Lazada, Shopee, longhungphu.vn để được tư vấn hỗ trợ sản phẩm tốt nhất.

    Nên mua bộ chia mạng switch hiệu nào tốt nhất?

    • Bộ chia mạng TP-Link có tốt không? Bộ chia mạng TP-Link được nhiều người lựa chọn, cung cấp nhiều thiết bị với số cổng từ 5-8 cổng đáp ứng nhu cầu sử dụng của các văn phòng nhỏ, gia đình.
    • Tốc độ cổng kết nối 10/100mbps, dễ dàng mở rộng đường truyền mạng LAN với các kết nối ổn định. Hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến giúp thiết bị tự động kết nối với nhiều chuẩn khác nhau. Tiết kiệm điện, hiệu suất chuyển đổi cao. Nhiều mức phân khúc giá.

    Bộ chia mạng Tenda

    • Bộ chia mạng Tenda có tốt không? Tenda là nhà cung cấp mạng uy tín, với nhiều thiết bị chuyển mạch, chia mạng ổn định. Số cổng 5 – 8, với tốc độ đường truyền 10/100mbps hoặc Gigabite cho phép chuyển đổi tập tin lớn.
    • Giải pháp chia sẻ kết nối mạng nội bộ dễ dàng với nhiều tính năng hỗ trợ: Auto Negotiation, MDI-MDIX, Full Duplex thiết kế nhỏ gọn dễ sử dụng. Giá thành phải chăng.

    Bộ chia mạng Linksys

    • Bộ chia mạng Linksys có tốt không? Bộ chia mạng Linksys với nhiều phân khúc và dòng máy cho gia đình, văn phòng lựa chọn.
    • Số cổng kết nối đa dạng từ 5 – 16 cổng, trang bị công nghệ cấp nguồn dự phòng PoE hiện đại, tốc độ đường truyền cao 10/100 hay Gigabite cho phép chuyển tập tin dung lượng lớn. Thiết kế cài đặt đơn giản, tối ưu hiệu suất chuyển đổi. Giá thành khá cao.

    Bộ chia mạng D-Link có tốt không? Bộ chia mạng D-Link là giải pháp được nhiều người dùng công nghệ lựa chọn. D-link được đánh giá cao về độ bền, vận hành ổn định, đường truyền tốc độ, chính xác.

    Số cổng kết nối đa dạng, nhiều lựa chọn để chia sẻ mở rộng mạng, tốc độ kết nối cao 10/100/1000mbps. Công nghệ thông minh tự động điều chỉnh tốc độ đường truyền, tối ưu hiệu suất. Giá thành tầm trung và cao.

    Bộ chia mạng Toto-Link có tốt không? Bộ chia mạng Toto-Link là bộ chia mạng tốc độ cao, mở rộng mạng Lan hiệu quả. Tốc độ đường truyền cao đạt 100mbps, có thể mở rộng lên Gigabite, hiệu suất cao.

    Sản phẩm dễ dàng lắp đặt sử dụng cho nhiều không gian với thiết kế nhỏ gọn. Trang bị đèn led báo hiệu trạng thái, kiểm soát vận hành hiệu quả. Giá thành phải chăng.

    Ngoài ra, khách hàng có thể tham khảo thêm một số thương hiệu bộ chia mạng uy tín khác như bộ chia mạng Cisco, Planet, Fi-Ra Photonics và Switch UniFi.

    Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa hup và switch, cũng như cách chọn mua bộ chia mạng switch nào phù hợp nhất hiện nay. Sau đây mời các bạn đến với phần 2 tóp những thương hiệu cũng như các bộ chia mạng tốt nhất hiện nay.