Chiều hướng tiến hóa của học thuyết đacuyn năm 2024

- Trình bày được những luận điểm cơ bản trong học thuyết Lamac: Vai trò của ngoại cảnh và tập quán hoạt động trong sự thích nghi của sinh vật.

- Nêu được những luận điểm cơ bản của học thuyết Đacuyn: Vai trò của các nhân tố biến dị, di truyền, chọn lọc tự nhiên, phân li tính trạng đối với sự hình thành đặc điểm thích nghi, hình thành loài mới và nguồn gốc chung của các loài.

- Nêu đặc điểm của thuyết tiến hóa tổng hợp. Phân biệt được khái niệm tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn.

- Trình bày được vai trò của đột biến đối với tiến hóa nhỏ là cung cấp nguyên liệu sơ cấp. Nêu được đột biến gen là nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa.

- Trình bày được vai trò của giao phối (giao phối có lựa chọn, giao phối gần và tự phối) đối với tiến hóa nhỏ: Cung cấp nguồn nguyên liệu thứ cấp, làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể.

- Nêu được vai trò của di - nhập gen đối với tiến hóa nhỏ.

- Trình bày được sự tác động của chọn lọc tự nhiên. Vai trò của chọn lọc tự nhiên.

- Nêu được vai trò của biến động di truyền (các yếu tố ngẫu nhiên) đối với tiến hóa nhỏ.

- Nêu được vai trò của các cơ chế cách li (cách li không gian, cách li sinh thái, cách li sinh sản và cách li di truyền).

- Biết vận dung các kiến thức về vai trò của các nhân tố tiến hóa cơ bản (đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên) để giải thích sự hình thành đặc điểm thích nghi thông qua các ví dụ điển hình: sư hóa đen của các loài bướm ở vùng công nghiệp nước Anh, sự tăng cường sức đề kháng của sâu bọ và vi khuẩn).

- Nêu được sự hợp lý tương đối của các đặc điểm thích nghi.

- Nêu được khái niệm loài sinh học và các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc (các tiêu chuẩn: hình thái, địa lý - sinh thái, sinh lí - hóa sinh, di truyền).

- Nêu được thực chất của quá trình hình thành loài và đặc điểm của các con đường hình thành loài mới: con đường địa lý, sinh thái, lai xa và đa bội hóa.

- Trình bày được sự phân li tính trạng và sự hình thành các nhóm phân loại.

- Nêu được các chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới (ngày càng đa dạng và phong phú, tổ chức ngày càng cao, thích nghi ngày càng hợp lý).

- Hoàn thành bảng thể hiện nội dung của 3 giai đoạn phát sinh và tiến hoá của sự sống và 3 giai đoạn phát sinh và tiến hoá loài người.

Sự phát sinh

Các giai đoạn

Đặc điểm cơ bản

Sự sống

- Tiến hoá hoá học

- Tiến hoá tiền sinh học

Loài người

- Người tối cổ

- Người cổ

- Người hiện đại

- Tiến hoá của sự sống. Các học thuyết tiến hoá.

- Hoàn thành bảng so sánh các học thuyết tiến hoá.

Chỉ tiêu

Thuyết Lamac

Thuyết Đacuyn

Thuyết hiện đại

Các nhân tố tiến hoá

Hình thành đặc điểm thích nghi

Hình thành loài mới

Chiều hướng tiến hoá

- Cơ sở di truyền của tiến hoá

- Hoàn thành bảng thể hiện nội dung cơ sở di truyền của tiến hoá

Cơ sở

Nội dung

Kết quả

Di truyền phân tự

Di truyền tế bào

Di truyền Menđen, các quy luật di truyền

Di truyền quần thể

- Cho một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống.

Lời giải chi tiết

Hoàn thành bảng Các giai đoạn phát sinh, tiến hóa của sự sống và loài người

Sự phát sinh

Các giai đoạn

Đặc điểm cơ bản

Sự sống

- Tiến hoá hoá học

- Tiến hoá tiền sinh học

- Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ dưới tác động của các tác nhân tự nhiên.

- Hình thành các đại phân tử (prôtêin, axit nuclêic) từ các đơn phân hữu cơ đơn giản (axit amin, nuclêôtit). Hình thành tế bào nguyên thủy từ các đại phân tử và màng sinh học.

Loài người

- Người tối cổ

- Người cổ

- Người hiện đại

- Chuyển đời sống từ trên cây xuống mặt đất. Đã đứng thẳng, đi bằng 2 chân nhưng vẫn khom về phía trước. Não bộ lớn hơn vượn người. Chưa biết chế tạo công cụ

- Đã có tư thế đứng thẳng đi bằng 2 chân. Não bộ lớn. Đã biết chế tạo công cụ. Có tiếng nói. Biết dùng lửa. Bắt đầu có nền văn hoá.

- Đã có đầy đủ đặc điểm như người hiện nay, Thuộc về một loài Homo sapiens. Phân hoá thành nhiều chủng tộc phân bố khắp các châu lục.

Hoàn thành bảng so sánh các học thuyết tiến hoá.

Chỉ tiêu

Thuyết Lamac

Thuyết Đacuyn

Thuyết hiện đại

Các nhân tố tiến hoá

- Thay đổi điều kiện môi trường.

- Thay đổi chức năng hoạt động cơ quan.

- Biến dị cá thể trong quần thể.

- Chọn lọc tự nhiên.

- Quá trình đột biến.

- Di nhập gen

- Phiêu bạt gen

- Giao phối

- Chọn lọc tự nhiên

- Cơ chế cách li.

Hình thành đặc điểm thích nghi

Các cá thể phản ứng giống nhau trước thay đổi của ngoại cảnh. Các đặc điểm thích nghi có thể di truyền.

Các biến dị có lợi được bảo tồn , các biến dị bất lợi bị đào thải do tác động của chọn lọc tự nhiên.

Do tác động của các nhân tố tiến hoá.

Hình thành loài mới

Dưới tác động của ngoại cảnh loài biến đổi từ từ qua nhiều dạng trung gian.

Loài mới được hình thành dần dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác động của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân li tính trạng từ một gốc chung.

Hình thành loài mới là quá trình biến đổi kiểu gen của quần thể gốc tạo nên quần thể mới cách li sinh sản với quần thể gốc.

Chiều hướng tiến hoá

Nâng cao trình độ tổ chức từ đơn giản đến phức tạp.

Ngày càng đa dạng, tổ chức càng cao, thích nghi càng hợp lí.

Tiến hoá là kết quả của mối tương tác giữa cơ thể với môi trường và kết quả là tạo nên đa dạng sinh học.

Hoàn thành bảng thể hiện nội dung cơ sở di truyền của tiến hoá

Cơ sở

Nội dung

Kết quả

Di truyền phân tử

Đột biến gen.

Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Di truyền tế bào

Đột biến nhiễm sắc thể.

Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên

Di truyền Menđen, các quy luật di truyền

Biến dị tổ hợp trong kiểu gen của cá thể.

Nguyên liệu của chọn lọc tự nhiên.

Di truyền quần thể

Biến dị trong vốn gen của quần thể.

Hình thành loài mới.

- Một số ví dụ về ứng dụng công nghệ di truyền trong sản xuất và đời sống: Ứng dụng công nghệ gen trong công nghiệp sản xuất các chất dược phẩm như sản xuất inxulin, hoocmôn sinh trưởng, kháng sinh...

Loigiaihay.com

  • Câu 2 trang 275 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 2 trang 275 SGK Sinh học 12 nâng cao
  • Câu 4 trang 274 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 4 trang 274 SGK Sinh học 12 nâng cao
  • Câu 3 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 3 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao
  • Câu 2 trang 273 SGK Sinh học nâng cao Giải bài tập Câu 2 trang 273 SGK Sinh học nâng cao
  • Câu 1 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao Giải bài tập Câu 1 trang 273 SGK Sinh học 12 nâng cao

\>> Xem thêm

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Sinh lớp 12 - Xem ngay

\>> Luyện thi TN THPT & ĐH năm 2024 trên trang trực tuyến Tuyensinh247.com. Học mọi lúc, mọi nơi với Thầy Cô giáo giỏi, đầy đủ các khoá: Nền tảng lớp 12; Luyện thi chuyên sâu; Luyện đề đủ dạng; Tổng ôn chọn lọc.

Theo Đacuyn thì chiều hướng tiến hóa của sinh vật là gì?

Chiều hướng tiến hóa chung của sinh giới gồm có: ngày càng đa dạng, phong phú; tổ chức ngày càng cao và thích nghi ngày càng hợp lý.

Học thuyết tiến hóa của Đacuyn là gì?

Nội dung chính của học thuyết tiến hóa Đacuyn cho rằng: các cá thể sinh vật luôn phải đấu tranh với nhau để giành quyền sinh tồn (hay còn gọi là quá trình đấu tranh sinh tồn) và do vậy chỉ có một số ít các cá thể được sống sót qua mỗi thế hệ.

Thuyết tiến hóa của Đacuyn đã giải thích thành công điều gì?

Thuyết tiến hóa của Đacuyn đã giải thích thành công điều gì ? Thuyết tiến hóa của Đacuyn đã giải thích thành công điều gì ? C. Giải thích thành công nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyển biến dị.

Học thuyết tiến hóa là của ai?

Học thuyết Darwin, hay Học thuyết tiến hóa của Darwin (tiếng Anh: Darwinism) là một học thuyết về tiến hóa sinh học được đề xướng chủ yếu bởi nhà tự nhiên học người Anh Charles Darwin (1809–1882), cùng một số nhà nghiên cứu khác (như Thomas Huxley), phát biểu rằng mọi loài sinh vật xuất hiện và phát triển nhờ quá trình ...