Công ty cô phâ n hóa mỹ phẩm mỹ hảo năm 2024

Từ hơn 2 thập kỷ trước, Việt Nam đã là điểm đến hấp dẫn của nhiều tập đoàn đa quốc gia như Unilever, P&G (hàng tiêu dùng), CocaCola, PepsiCo (nước giải khát)... Theo thời gian, những tập đoàn này ngày càng uy lực. Báo cáo gần đây của hãng nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel cho thấy, Unilever là một trong ba thương hiệu được người tiêu dùng Việt Nam lựa chọn mua nhiều nhất. Bên cạnh đó, CocaCola và PepsiCo vẫn đang thượng phong trong thị trường đồ uống.

Trước uy lực của những gã khổng lồ này, doanh nghiệp Việt Nam liên tục gặp khó khăn. Và trong thế trận không ngang tài ngang sức ấy, một số doanh nghiệp đã phải bán mình. Song, vẫn tồn tại những doanh nghiệp kiên nhẫn bám thị trường, tìm cách vượt lên, trực tiếp “nghênh chiến”. Tiêu biểu có thể kể đến ở đây là công ty Cổ phần hóa mỹ phẩm Mỹ Hảo.

Vậy Mỹ Hảo đã làm như thế nào để giữ vững được thương hiệu của mình khi mà các sản phẩm của Unilever đang tràn ngập khắp thị trường cùng các chiến lược quảng cáo, PR,... hết sức rầm rộ?

Được biết, khi mới xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Unilever đã khiến cho nước rửa chén Mỹ Hảo từ chỗ chiếm trên 50% thị phần, chỉ còn lại trên 40%, những đại lý lớn của Mỹ Hảo dần rơi vào tay Unilever**.** Không những thế Unilever còn tiến hành đưa hàng hóa đến những nơi hẻo lánh, tổ chức lực lượng bán hàng hơn 100. người phân bố khắp cả nước. Theo một báo cáo của Viện Quản lý Kinh tế Trung Ương, Bộ Kế Hoạch- Đầu Tư, trung bình ở mỗi tỉnh thành có khoảng 34 điểm bán lẻ của Unilever. Với sự xuất hiện bao phủ mọi thị trường của Unilever như vậy, tưởng chừng như Mỹ Hảo sẽ sụp đổ thế nhưng họ vẫn tồn tại cho đến ngày hôm nay và vẫn có một chỗ đứng khá vững chắc, khẳng định được thương hiệu của mình trong lòng

  • Ngoài ra, còn sử dụng các phương pháp tiến hành phân tích, tổng hợp các thông tin thứ cấp trong quá trình làm bài.

6. Kết cấu đề tài

  1. Phần mở đầu
  1. Phần nội dung

Chương 1: Cơ sở lý luận

Chương 2: Phân tích chiến lược Marketing – mix cho sản phẩm nước rửa chén Mỹ Hảo

Chương 3: Nhận xét và đề xuất các giải pháp

  1. Phần kết luận

BẦN NỘI DUNG

**CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN

  1. Marketing là gì?**

1.1. Định nghĩa marketing

“ Marketing là một tiến trình trong đó các doanh nghiệp sáng tạo ra các giá trị cho khách hàng và xây dựng cho mình những mối quan hệ mật thiết với khách hàng để từ đó thu lại lợi nhuận.

Theo Philip Kotler và Gary Amstrong(2014).

“ Marketing là quá trình lên kế hoạch và tạo dựng mô hình sản phẩm, hệ thống phân phối, giá cả và các chiến dịch promotion nhằm tạo ra những sản phẩm hoặc dịch vụ có khả năng thỏa mãn nhu cầu các cá nhân hoặc tổ chức nhất định.

Theo Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ( 2008).

Ngoài ra, còn nhiều định nghĩa khác về marketing.

Sự khác nhau giữa các định nghĩa này cũng như nhiều định nghĩa khác về Marketing chỉ là ở quan điểm, góc độ nhìn nhận vấn đề nhưng đều nhấn mạnh đến tầm quan trọng của sự trao đổi nhằm thỏa mãn nhu cầu của người bán, người mua dù họ là một cá nhân hay một tổ chức.

1. Tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu kinh doanh, cơ cấu tổ chức

1.2. Tầm nhìn

Tầm nhìn thương hiệu là một thông điệp ngắn gọn và xuyên suốt định hướng hoạt động đường dài cho một thương hiệu. Vai trò của tầm nhìn giống như một thấu kính hội tụ tất cả sức mạnh của một thương hiệu vào một điểm chung. Doanh nghiệp thông qua tầm nhìn sẽ định hướng được việc cần và không cần làm của một thương hiệu.

1.2. Sứ mệnh

Là lý do để tổ chức tồn tại. Các tổ chức thường thể hiện sứ mệnh của mình bằng một "tuyên bố sứ mệnh” xúc tích, ngắn gọn, giải thích tổ chức đó tồn tại để làm gì và sẽ làm gì để tồn tại

1.2. Mục tiêu kinh doanh

Là toàn bộ kết quả cuối cùng hay trạng thái mà doanh nghiệp muốn đạt tới trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2. Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống chính thức về các mối quan hệ vừa độc lập, vừa phụ thuộc trong tổ chức, thể hiện những nhiệm vụ rõ ràng do ai làm, làm cái gì và liên kết với các nhiệm vụ khác trong tổ chức như thế nào nhằm tạo ra một sự hợp tác nhịp nhàng để đáp ứng mục tiêu của tổ chức.

1. Phân tích PEST, FIVE FORES

1.3. PEST

  • P (Politics):Chính trị - pháp luật

Chính trị pháp luật có ảnh hưởng lớn tới các hoạt động Marketing của doanh nghiệp.

Hệ thống pháp luật điều tiết các hoạt động của doanh nghiệp ở Việt Nam như: Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư nước ngoài, Luật hải quan, Luật chống độc quyền, Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Bưu chính, Luật Viễn thông, Nghị định về quản lý Internet, Nghị định về quảng cáo. Các văn bản pháp luật này nêu rõ lĩnh vực mà doanh nghiệp được phép kinh doanh và lĩnh vực cấm không được kinh doanh cũng như nghĩa vụ và quyền lợi đối với doanh nghiệp. Các nhà quản trị Marketing cần nắm vững luật pháp để tránh vi phạm sai lầm.

Kinh doanh trong một môi trường pháp luật hoàn chỉnh giúp cho doanh nghiệp hoạt động an toàn, bình đẳng. Hội nhập quốc tế, tham gia kinh doanh trên thị trường toàn cầu đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hiểu biết luật pháp quốc tế để tránh xảy ra những sai lầm đáng tiếc.

  • E (Economics): Kinh tế Đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc dân, là lạm phát, thất nghiệp, lãi suất ngân hàng. Các yếu tố kinh tế này ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người dân, của Chính phủ và của các doanh nghiệp, và do vậy cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động Marketing của doanh nghiệp. Trong hơn mười năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng nhanh. Năm 2001 mức tăng trưởng GDP của Việt Nam chỉ đứng sau Trung Quốc. Thu nhập của dân chúng tăng, đầu tư trong và ngoài nước vẫn ở mức cao, lạm phát thất nghiệp thấp, nhà nước cũng có chính sách kích cầu. Đây chính là các điều kiện kinh tế vĩ mô thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất kinh doanh.

Mặt khác, Việt Nam đang chuyển mạnh sang nền kinh tế thị trường, đồng thời từng bước chủ động hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Việt Nam đã ký hiệp định thương mại Việt - Mỹ, là thành viên ASEAN, APEC và đã trở thành thành viên thứ 150 của WTO vào cuối năm 2006. Trong điều kiện đó, cạnh tranh sẽ ngày càng gia

Công nghệ là một vũ khí cạnh tranh. Công nghệ mới sẽ tạo ra các sản phẩm mới cạnh tranh với sản phẩm hiện tại. Do vậy công nghệ tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp mới giúp cho các doanh nghiệp mới cạnh tranh với các doanh nghiệp cũ chậm chạp. Để nâng cao khả năng cạnh tranh, các nhà quản trị Marketing phải luôn theo dõi sự biến đổi của công nghệ mới để giữ vị trí tiên phong trên thị trường.

1.3. FIVE FORCES

Hình 1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter (marketingbox)

1. Chọn thị trường mục tiêu...........................................................................

1.4. Phân khúc thị trường.............................................................................

Các tiêu thức phân khúc thị trường: theo khu vực địa lý, khu vực nhân khẩu học, đặc điểm tâm lý, và hành vi tiêu dùng.

1.4. Chọn thị trường mục tiêu.......................................................................

Có 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu như sau:

  • Phương án 1 : Tập trung vào một đoạn thị trường thuận lợi nhất để kinh doanh một loại sản phẩm thuận lợi nhất. Phương án này thường được chọn khi công ty mới bước vào thị trường, chưa đủ kinh nghiệm và vốn liếng, nhân lực, uy tín, tiếng tăm.
  • Phương án 2 : Chuyên môn hoá theo khả năng. Công ty chọn một số đoạn thị trường phù hợp với khả năng cuả công ty để kinh doanh.
  • Phương án 3 : Chuyên môn hoá theo thị trường. Công ty chọn một thị trường nào đó và cung cấp các sản phẩm của mình. Nói cách khác, công ty cung cấp tất cả các sản phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù hợp.
  • Phương án 4 : Chuyên môn hoá theo sản phẩm. Công ty chọn một sản phẩm thuận lợi và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường.
  • Phương án 5 : Bao phủ toàn bộ thị trường với tất cả các loại sản phẩm khác nhau. 1.4. Định vị sản phẩm trên thị trường...........................................................

Quy trình định vị diễn ra theo các bước, như sau:

Phân tích tình hình→ Lập sơ đồ định vị→ Lựa chọn chiến lược định vị→ Nỗ lực marketing- mix để thực hiện chiến lược định vị.