So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

Cùng nằm trong top đầu châu Á nhưng thành tích của Nhật Bản và Hàn Quốc lại không giống nhau. Nếu như người dân xứ sở kim chi vẫn tự hào về thành tích lọt vào bán kết World Cup 2002 thì Nhật Bản đã giành tới 4 danh hiệu Asian Cup.

Trong năm nay, một lần nữa Hàn Quốc lại phải đứng nhìn Nhật Bản đánh chiếm danh hiệu đội tuyển số một châu Á, chức vô địch mà họ đã phải chờ đợi 59 năm (lần gần nhất Hàn Quốc vô địch Asian Cup là năm 1960). Chính vì vậy, CĐV của họ không thể giấu được cảm xúc ghen tị.

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

Nhật Bản đang đứng trước cơ hội lần thứ 5 vô địch giải đấu Asian Cup.

Highlight của trận đấu giữa Nhật Bản và Iran trên trang Naver Sport thu hút 150.000 lượt xem và hơn 1000 bình luận trong vòng 7 tiếng. Trong số những bình luận của người Hàn, quá nửa là những phát biểu rất tự ti về màn trình diễn của Son Heung-min và đồng đội tại Asian Cup 2019.

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

"Chợt nhận ra Nhật Bản giỏi hơn Hàn Quốc của chúng ta mọi mặt".

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

"Giờ thì chúng ta chẳng có gì tự hào khi so sánh với Nhật Bản nữa. Họa chăng thì đó là K-pop".

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

"Thú thật tôi rất ghen tị với Nhật Bản. Làm tốt lắm những chiến binh Samurai".

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

"Mục tiêu của Nhật Bản là vô địch World Cup. Bóng đá Hàn Quốc còn phải nỗ lực rất nhiều để đuổi kịp họ".

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

"Những cầu thủ trẻ Nhật Bản đánh đầu tốt, di chuyển tốt, chưa kể đến cách họ chuyền bóng. Bóng đá của chúng ta thua kém họ nhiều quá".

Trước giải đấu năm nay, sức mạnh của Nhật Bản bị nghi ngờ khi họ không triệu tập nhiều cầu thủ tấn công nổi tiếng như Shinji Kagawa, Shinji Okazaki vì những lý do khác nhau. Tuy nhiên, các Samurai xanh đã lọt vào trận chung kết Asian Cup một cách tương đối dễ dàng. Còn với Hàn Quốc, dù gọi trở lại cả Son Heung-min, ngôi sao sáng giá nhất châu Á nhưng đoàn quân của ông Bento đã dừng bước tại tứ kết.

Chứng kiến cách Nhật Bản chơi bóng vượt trội hơn hẳn Iran ngày hôm qua, nhiều giả thiết cho rằng họ chưa đá hết sức khi đối đầu với Việt Nam. Nếu người Nhật toan tính chuẩn xác, đẳng cấp như vậy thì chức vô địch năm nay khó thoát khỏi tay họ.

Cách đây 12 năm, tờ The Korea Herald đã đặt một câu hỏi: "Cầu thủ Hàn Quốc vươn ra toàn cầu: Lợi hay hại?". Điều đó có nghĩa cách đây hơn 10 năm, người Hàn Quốc đã không còn lo lắng về việc cầu thủ của họ có được sang nước ngoài thi đấu hay không, mà lo lắng việc có... quá nhiều cầu thủ sang nước ngoài từ khi còn quá trẻ.

Lee Young-pyo, cựu danh thủ thi đấu ở châu Âu trong giai đoạn 2003-2009 đặt vấn đề: "Với những cầu thủ trẻ của châu Á, họ sẽ gặp rất nhiều sự khác biệt văn hóa khi sang châu Âu và cần thời gian để thích ứng. Giải Hà Lan là bước đệm tuyệt vời để học hỏi và nếu bạn có thể thi đấu, thích ứng tốt ở đó thì có thể thi đấu ở mọi nơi khác".

Lee Young-pyo đang lấy câu chuyện của bản thân và Park Ji-sung để làm ví dụ cho lớp trẻ. Nhưng suy nghĩ đó bây giờ đã trở nên lỗi thời, việc cầu thủ Hàn Quốc nhảy thẳng từ giải quốc nội sang 5 giải VĐQG hàng đầu châu Âu (ở đội một hoặc học viện) không còn hiếm nữa trong 10 năm qua.

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

Với Nhật Bản, khi lần đầu tiên dự World Cup năm 1998, toàn bộ các cầu thủ được triệu tập đều thi đấu ở J.League. Tới đại hội ở quê nhà năm 2012, họ có 4 người thi đấu ở châu Âu. Các con số này cứ tăng đều đặn ở mỗi giải. Năm 2014, Nhật Bản có 12 người, rồi tăng lên thành 16 ở Nga năm 2018. Và tại World Cup 2022 vừa qua, 22/26 cầu thủ mà HLV Moriyasu Hajime lựa chọn đến từ châu Âu. Nói không quá, tiêu chuẩn để vào ĐTQG bây giờ là cầu thủ phải thi đấu ở châu Âu.

Tính đến lúc này, có tới hơn 100 cầu thủ Nhật Bản thi đấu ở các hạng đấu cao nhất tại châu Âu, chứ chưa tính đến những hạng dưới. Giống như Hàn Quốc, chuyện cầu thủ Nhật Bản chơi cho các đội bóng hàng đầu lục địa già là quá bình thường, chứ không còn gây chấn động như trước.

Khi đem so sánh, bóng đá Nhật Bản và Hàn Quốc đâu phải lúc nào cũng chiếm 2 vị trí đầu tại châu Á. Như ở thời điểm này, BXH FIFA chỉ ra Nhật Bản đứng số 1 châu Á, còn Hàn Quốc đứng thứ 4 và xung quanh còn có Iran, Australia, Saudi Arbia, Qatar, Iraq... Nhưng tại sao 2 quốc gia này lại có thể "xuất khẩu" cầu thủ tốt đến vậy?

Đầu tiên là vấn đề văn hóa. Hàn Quốc và Nhật Bản có sự tự tôn dân tộc rất cao, nhưng đồng thời cũng rất "sính ngoại". Chính việc coi châu Âu là thước đo chuẩn mực về bóng đá hay nhiều lĩnh vực khác trong cuộc sống thôi thúc người dân 2 nước này quyết tâm học hỏi không ngừng để đạt được mục đích sang đó định cư. Chỉ riêng về mặt ý chí và quyết tâm, gần như không có quốc gia châu Á nào vượt qua được Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cũng chính vì cởi mở với văn hóa phương Tây nên cầu thủ Nhật và Hàn được tiếp xúc với những điều mới mẻ từ sớm, nên không gặp nhiều khó khăn trong việc thích nghi khi sang châu Âu thi đấu. Khác biệt hay những cú sốc văn hóa như Lee Young-pyo từng chia sẻ là câu chuyện của cả thập kỷ trước rồi.

Các giáo trình đào tạo cầu thủ trẻ của 2 cường quốc này cũng chủ yếu được mang về từ châu Âu, đặc biệt là Đức, Hà Lan và Anh. Và nó giống như việc mở "lò luyện thi" với một cái đề được ôn đi ôn lại, chuyện các học viên sau này đều đến châu Âu là hệ quả tất yếu.

So sánh bóng đá hàn quốc và nhật bản năm 2024

Định hướng tư tưởng cũng là rất quan trọng. Nếu như Nhật Bản và Hàn Quốc coi việc thi đấu ở châu Âu là điều kiện cần để lên ĐTQG, thì những quốc gia Trung Đông như Saudi Arabia, UAE hay Qatar lại đóng cửa với thế giới hơn nhiều. Tại World Cup vừa rồi, toàn bộ cầu thủ Saudi Arabia đều thi đấu ở trong nước. Họ có đãi ngộ tốt và không có tư duy phải ra nước ngoài để đổi đời, trong khi ở lại có cơ hội lên tuyển cao hơn. Saudi Arabia cũng đủ giàu có để mang các ngôi sao thế giới về Saudi Pro League, thay vì di chuyển theo chiều ngược lại. Đấy là chưa kể ở những quốc gia này, rào cản văn hóa với châu Âu mới thực sự là vấn đề lớn.

Iran hay Iraq cũng đã có những cầu thủ tiên phong và làm nên tên tuổi ở châu Âu. Tuy nhiên, để đến được phương Tây, những cầu thủ của 2 quốc gia này phải nỗ lực rất nhiều mà không nhận được sự ủng hộ cần thiết. Tất cả những yếu tố trên biến họ khó có thể trở thành mảnh đất màu mỡ với những nhà tuyển dụng.

Trong khi đó, Hàn Quốc và Nhật Bản đã hình thành những mạng lưới kết nối đào tạo, chuyển nhượng xuyên lục địa. Rất nhiều đội bóng ở 2 quốc gia này trở thành một phần của những hệ thống đa CLB, qua đó giúp chia sẻ thông tin và kéo gần các phần của thế giới lại với nhau.

Nhờ Hàn Quốc và Nhật Bản, châu Á đã có những người vô địch nước Anh, tham dự chung kết Champions League, Vua phá lưới, đội trưởng một CLB Premier League và rất nhiều kỳ tích khác. Với đà phát triển này, ngày những cầu thủ Hàn Quốc và Nhật Bản trở thành những ngôi sao nhất nhì thế giới cũng không còn xa.