Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương

Regular price $80.00 USD

Regular price Sale price $80.00 USD

Unit price per

Sale Sold out

Couldn't load pickup availability

Refresh

Vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương là chấp bút của một bà mẹ Do Thái sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, đã bồi dưỡng con cái của mình trở thành triệu phú. Do Thái là một dân tộc huyền bí, từng xuất hiện nhiều triết gia vĩ đại và doanh nhân thành công ở khắp mọi nơi trên thế giới. Mặc dù dân số không đông nhưng lại có nguồn sức mạnh tiềm ẩn khổng lồ, chưa biết chừng còn nắm giữ huyết mạch của cả thế giới. Tích hợp phương pháp giáo dục của Trung Quốc và Do Thái, Sara cho rằng: “Người nào nuông chiều con cái, ắt có ngày người đó phải băng bó vết thương cho con. Mềm mỏng là hại, tàn nhẫn là yêu!” Bà cũng ví von: “Một số cha mẹ Trung Quốc yêu thương con giống hình tử cung, còn các bậc cha mẹ Do Thái yêu thương con cái như hình đống lửa.” Giáo dục con cái là một môn học, một nghệ thuật, mà tất cả mọi người đều phải học tập. Đáng thương cho tấm lòng cha mẹ trong thiên hạ, nếu không học cách nuôi dạy con đúng đắn thì chắc chắn sẽ chuốc lấy hậu quả đáng sợ và đáng hận. “Con muốn học mà cha mẹ không dạy” cũng bi thương như “con muốn nuôi, mà cha mẹ chẳng còn”. Vậy cha mẹ cần dạy dỗ con một cách khoa học như thế nào? Đó là một câu hỏi và cũng là một vấn đề lớn có liên quan mật thiết đến sự thành công hay thất bại của một người và cũng như sự hưng thịnh hay suy thoái của cả một dân tộc. Vì trái tim có hình ngọn lửa, nên dù yêu con đến mấy, cha mẹ cũng cần phải biết "tàn nhẫn", cần phải đẩy con ra khỏi vòng tay ấm áp của mình, dằn lòng tập cho con quen với nghịch cảnh và cố giữ một ánh nhìn lạnh nhạt để con tự chống chọi với khó khăn. Cha mẹ chỉ nên đứng từ xa, dùng tình yêu thương của mình để thắp lên ngọn lửa nghị lực, giúp con trưởng thành với một trái tim quả cảm, nhiệt thành và mạnh mẽ. Và như vậy, "tàn nhẫn" cũng là "yêu thương", một dạng thức yêu thương có trách nhiệm để đem lại cho gia đình một đứa con ngoan, và trao cho xã hội một công dân tốt. Sara Imas là một bà mẹ Trung Quốc mang trong mình dòng máu Do Thái. Sau khi quan hệ Trung Quốc - Israel được thiết lập, trước tiếng gọi trở về của cố hương, Sara đã từ bỏ cuộc sống an yên ở Thượng Hải, mang theo ba đứa con thơ để trở về Israel, nơi đồng bào của bà đang phải ngày ngày chịu đựng khói lửa chiến tranh, bắt đầu một trải nghiệm giáo dục đặc biệt của mình. Khác với tập 1, "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương 2" đã đối chiếu một cách biệt lập giữa phương thức nuôi dạy con của người Trung Quốc và người Israel. Tác giả không ngần ngại phơi bày những bất cập vốn tồn tại đã lâu trong cách nuôi dạy con của người Trung Quốc, đồng thời nêu bật những quan điểm về tình mẫu tử, những giá trị thiết thực trong nền giáo dục Do Thái. Với những trải nghiệm trong môi trường sống mới này, Sara đã quyết tâm rũ bỏ hình tượng của một "bà mẹ trực thăng" luôn nuông chiều, quán xuyến mọi việc cho con để trở thành một bà mẹ lý trí, biết gửi gắm tình yêu con cái của mình dưới một vỏ bọc sắt đá, kiên trì và đầy tính cương quyết. Làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng, đôi khi chúng ta phải mất cả đời để tìm ra con đường trở thành một người mẹ tốt. Mẹ không chỉ là một thiên chức mà còn là tấm gương về cách ứng xử. Hy vọng rằng cuốn sách này sẽ đem đến những phút giây trải nghiệm thú vị, những bài học quý giá và một góc nhìn khác về tình yêu thương cho các bậc cha mẹ Việt Nam trong quá trình nuôi dưỡng những mầm xanh của mình.

Một cuốn sách thực sự hay và mình học được rất nhiều điều, dù có đến phân nửa thời gian mình đọc sách và suy ngẫm từ góc độ một người con. Mình tin cuốn sách này mang lại nhiều lợi ích cho những bậc cha mẹ cho việc nuôi dạy và yêu thương con cái đúng cách. Đồng thời, bạn đọc cũng có được những bài học quý giá cho bản thân qua phương pháp giáo dục của người Do Thái, nhấn mạnh vào kỹ năng sinh tồn và không ngừng trau dồi tri thức mỗi ngày.

Lúc đầu tựa đề cuốn sách có khiến mình hiểu lầm đôi chút, vì từ tàn nhẫn làm mình liên tưởng đến việc dùng roi vọt. Không ngờ nó trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ ban đầu này của mình. Tàn nhẫn ở đây là sự nghiêm túc của cha mẹ trong việc giáo dục con cái, nghiêm khắc trong việc thực hiện những nguyên tắc đã đề ra, không nhượng bộ trước những đòi hỏi vô lý của con, không có điều kiện thì tự tạo ra điều kiện để con trải nghiệm khó khăn, nghịch cảnh và biết buông tay để con có thể tự lập. Thực tế, cha mẹ Do Thái không dùng roi vọt và cũng ít khi lớn tiếng quát mắng con cái. Họ thể hiện sự tôn trọng tuyệt vời với con cái và sử dụng sự lạc quan và tình yêu duy trì nhịp đập gia đình.

Tác giả Sara Imas là một người Do Thái (Israel) sinh ra và lớn lên ở Thượng Hải, Trung Quốc. Bà được cha mình giáo dục theo cách của người Do Thái nhưng khi kết hôn và sinh ba người con ở Trung Quốc, bà lại trở thành một người mẹ Trung Quốc chính hiệu, yêu thương con mù quáng. Sau khi trở về Israel, bà tiếp xúc với phương thức giáo dục trẻ ở Israel và dần nhận ra những sai lầm của mình. Bà đã dần thay đổi cách thức và đã khiến con mình có được sự lột xác hoàn hảo. Dù làm bất cứ công việc gì chúng ta đều cần phải có sự học hỏi, trau dồi tri thức và thực nghiệm nó. Việc làm cha mẹ lại là một trong những việc khó nhất trên thế giới này thì những người đảm nhận công việc này càng cần phải trang bị cho mình kiến thức sâu rộng và không ngừng học hỏi mỗi ngày.

Cuốn sách được chia là 05 chương và lời nhắn nhủ tổng kết lại của tác giả tới các bậc làm cha mẹ.

Chương I. Vô Cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương: quá trình chuyển đổi cách thức giáo dục của bà khi tiếp xúc với phương pháp giáo dục xuyên quốc gia (Trung Quốc và Do Thái)

Chương II. Yêu con trong nguyên tắc có làm có hưởng: đây chính là tinh hoa trong phương pháp giáo dục Do Thái. Giúp con có kỹ năng sinh tồn, biết sống tự lập.

Chương III. Trì hoãn sự thỏa mãn trên danh nghĩa của tình yêu: chỉ ra sai lầm hại con khi quá nuông chiều theo ý thích của con. Cách thức để biết yêu con và biết dạy con.

Chương IV. Càng yêu con, càng lùi bước: Cha mẹ cần dần buông tay để con tự lập. Tình yêu của cha mẹ chính là tình yêu hướng tới sự phân ly. Cách thức để buông tay con để con tự đứng vững trên đôi chân của mình. Cha mẹ là người làm quân sư cho con chứ không phải là người quản gia của con.

Chương V. Cha mẹ nhẫn tâm để yêu thương con sâu đậm: Yêu thương con đúng cách để con có thể vừa nhận được sự giáo dục giúp con trưởng thành, tự lập, vừa cảm nhận được tình yêu vô bở bến của cha mẹ.

Bà lấy phương pháp giáo dục Do Thái làm chuẩn mực và chỉ ra những điểm sai lầm trong phương pháp giáo dục con của cha mẹ Trung Quốc. Cho dù những lời giáo huấn của ông cha để lại từ xưa có điểm tương đồng với phương pháp giáo dục của người Do Thái, nhưng dường nhưng những ông bố, bà mẹ Trung Quốc đã quên đi mà tập trung vào việc dành tình yêu cho con, không tương đồng với việc dạy con, tạo ra những sai lệch gây hại cho con.

Bà kể về quá trình chuyển đổi của bản thân trong phương pháp giáo dục con nhờ vào sự tiếp xúc với giữa hai nền văn hóa Trung Quốc và Do Thái. Nhận ra sai lầm trong cách yêu con của mình, bà đã kịp thời thay đổi, nhờ có sự góp ý thẳng thắn từ một người mẹ Do Thái. Các con bà giờ đây đều đã trưởng thành và đạt được những thành công ngoài mong đợi của bà. Bà nói về các nguyên tắc trong phương pháp giáo dục của người Do Thái và những cách thức cho việc giáo dục có ý nghĩa, tạo ra giá trị và đạt được thành quả.

Bà nhấn mạnh vào tinh hoa trong phương pháp giáo dục chính là kỹ năng sinh tồn mà chủ đạo là nguyên tắc "có làm có hưởng". Không để cha mẹ biến thành nô lệ của con cái và không biến con cái thành những kẻ ăn bám. Dạy cho con những kỹ năng sinh tồn cơ bản ngay từ khi con còn nhỏ, ở độ tuổi con bắt đầu biết nhận thức (hai tuổi trở nên), như phương pháp quản lý tài sản, trân trọng giá trị của việc có làm có hưởng, phương pháp quản lý thời gian, đầu tư đúng cách cho nguồn vốn mình có, kỹ năng giao tiếp, kết nối với người khác.

Vì mỗi đứa trẻ có những đặc điểm và tính cách khác nhau, nên việc nuôi dạy con cần người mẹ phải trở nên tinh tế trong việc nhận biết được tâm lý của con để có thể áp dụng những phương pháp giáo dục hợp lý, đúng thời điểm. Không áp dụng một cách máy móc để tránh đưa đến tác dụng ngược lại. Điều này một lần nữa yêu cầu sự học tập và nỗ lực không ngừng của bậc làm cha mẹ.

*** Mặc dù cuốn sách có rất nhiều đoạn lặp, nhưng mình đánh giá cao giá trị mà cuốn sách mang lại. Điều quan trọng nhất là những gì mình học được sau khi gấp cuốn sách lại.

Cảm ơn cha mẹ vì những hy sinh và nỗ lực dạy dỗ con. Khi đọc cuốn sách này mình thực sự cảm thấy biết ơn cha mẹ, dù mình nhận được phần lớn tình yêu hình tử cung. Nếu bố mẹ không lỡ buông tay thì con sẽ tự đẩy mình ra để tự lập hơn.

parenting


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

22 reviews

December 13, 2015

Sach viet dai dong, minh nghi co the co dong y chinh trong mot doan van ngan. Viet dai dong va lap lai y nhieu lan nen hoi kho' de doc het duoc.

unfinished


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

82 reviews2 followers

August 14, 2021

Mới nghe bản Audio book trên Fonos. Đối với mình thì dạy con là việc khó khăn và áp lực nhất, vì tính cách và cách dạy con của mình trước đến giờ bị ảnh hưởng một cách vô thức bởi thế hệ trước rất nhiều. Kiểu biết hành động sai nhưng nó là một kiểu bộc phát khó kiểm soát. Đọc xong thấy đôi lúc mình giống "bà mẹ Trung Quốc" ghê, thích ôm đồm hết mọi việc, không kìm lòng được trước mong muốn của con. Note lại đây vài bài học hay từ cuốn sách: - Yêu thương, tàn nhẫn đúng cách, đúng thời điểm. - Biết cách trì hoãn ham muốn của con. - Biết làm việc nhỏ mới có thể làm việc lớn. - Cho con quản lý tài sản từ những năm tiểu học. - Cho con tự quản lý và làm những việc liên quan đến bản thân mình. - Tạo hứng thú học tập và khám phá cho con.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

269 reviews56 followers

October 5, 2020

Cách đặt tựa sách rất ấn tượng, nhưng "vô cùng yêu thương" thì có, còn "vô cùng tàn nhẫn" thì không chính xác lắm - chỉ là không bao bọc con quá thôi. Nhìn chung cuốn sách này rất hữu ích mặc dù không có nhiều ý tưởng mới. Khi đọc mình có cảm giác đang đọc một cuốn hồi ký, có vẻ tác giả viết quá nhiều thứ lan man và một vài điều lặp đi lặp lại.

Một điều nhỏ mình không thích nữa là tác giả trích dẫn câu nói tầm thường của Mao Trạch Đông vào sách. Lẽ nào tác giả không biết Mao là người thế nào, hay vì lấy lòng thị trường Trung Quốc (điều này rất phổ biến)?

Một vài ý chính:

- Yêu con trong nguyên tắc có làm có hưởng - Con trẻ nên biết cách quản lý tài sản từ nhỏ - Biết làm việc nhỏ mới có thể làm việc lớn - Giáo dục sinh tồn với giáo dục kĩ năng - Trì hoãn sự thỏa mãn trên danh nghĩa tình yêu - Để sự hứng thú thôi thúc con học tập

Trích dẫn:

"Không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhan phải một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu"

"Gần như hàng tuần, mỗi gia đình Israel đều có buổi họp mặt định kỳ. Theo chuyên gia giáo dục Israel: Thảo luận hoặc giải quyết vấn đề về con cái (từ bốn tuổi trở lên) trong buổi họp gia đình được tổ chức mỗi tuần một lần có thể giảm bớt rất nhiều rắc rối cho cha mẹ. Nhiều vấn đề có thể được giải quyết thông qua buổi họp gia đình, song đây chỉ là lợi ích phụ mà nó đem đến cho bạn. Lợi ích quan trọng hơn của buổi họp gia đình nằm ở chỗ, nó giúp trẻ học kiến thức sinh tồn, như nắm được cách giải quyết vấn đề, học hỏi kỹ năng giao tiếp, biết hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, bồi dưỡng trí sáng tạo, biết cách tổ chức thảo luận tập thể, biết chịu trách nhiệm và phát biểu cảm nhận, biết làm sao cho mọi người đều vui vẻ."

2020 education parenting


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

537 reviews77 followers

January 2, 2022

Một quyển sách nên đọc cho những người làm bố làm mẹ. Thỉnh thoảng hơi dài dòng và lặp lại tí thôi. Sẽ review chi tiết sau.

HN, ngày 02.01.2022


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

76 reviews2 followers

May 7, 2018

Quyển này nhìn chung vẫn nêu bật được phương pháp dạy con đặc biệt của người Do Thái, vốn được cả thế giới ngưỡng mộ. Tuy nhiên, đây rõ ràng là quyển sách dành riêng cho thị trường Trung Quốc. Có lẽ vì vậy mà tôi không nhìn ra được "cái thần" của một gia đình Do Thái ở đây.

Từ trước đến nay, người Do Thái được cả thế giới ngưỡng mộ vì rất nhiều thứ, trong đó có trí tuệ của họ. Thiết nghĩ, nền tảng của sự thông thái này đến từ việc họ là tuyển dân được chọn, là dân tộc đặc biệt được Chúa Trời ban phước, sửa phạt, dạy dỗ. Niềm tin của họ mạnh mẽ, và dù tản lạc khắp nơi, đức tin ấy vẫn được duy trì. Sara không hề nhắc đến niềm tin của bà (có lẽ do việc xuất bản tại Trung Quốc), nhưng việc con trai bà đặt một mảnh giấy ghi điều ước dưới chân bức tượng Quan Âm làm tôi hoang mang quá. Thêm vào đó, lễ Vượt qua được nhắc tới như một sự kiện để tưởng nhớ đến hoàn cảnh khó khăn của dân tộc (?!?) trong khi ý nghĩa của sự kiện này xa rộng hơn rất nhiều.

israel


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

240 reviews110 followers

March 31, 2018

Đọc thử vì nghe PR khá nhiều. Sau khi đọc vài chương vô cùng thất vọng. Vẫn là môtip quen thuộc của việc dạy con thiên tài, dạy con làm sao có những tính cách sau này tạo ra những gia sản lớn. Dừng lại sau 6 chương và sẽ không bao h đọc những dòng thể loại sách này.


Read

October 28, 2022

Tôi hoàn thành việc đọc cuốn vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương, cuốn sách là một món quà dành tặng cho những bậc cha mẹ. Bởi phương pháp giáo dục của một người mẹ chịu ảnh hưởng từ hai văn hóa giữa người Trung Quốc và Do Thái, bà chỉ ra những sai lầm trong cách yêu thương con, đưa ra những biện pháp giúp khắc phục những sai lầm, và những câu chuyện được tác giả lồng ghép vào rất ý nghĩa. Nó có thể giúp bạn dạy dỗ, truyền đạt tư tưởng, gợi mở cho các con của bạn có cách nhìn đúng đắn rút ra được bài học cho bản thân chúng. Hình thành những kỹ năng tốt ,tinh thần vững chắc ,can đảm,dùbcho cuộc sống khó khăn như thế nào thì vẫn có thể đứng vững ,mà bạn không cần phải quá lo lắng và còn rất nhiều thứ thú vị, mang giá trị đặc biệt nằm trong cuốn sách.

Không tốn quá nhiều thời gian để đọc, nhưng bạn lại có thể nắm vững những bí quyết giáo dục con từ một dân tộc thông minh nhất thế giới. Từ đó có thể áp dụng vào gia đình mình mà tạo được sự thay đổi lớn cho con cái và gia đình bạn. Theo thực tế, ta thấy được rất nhiều tài sản của các gia tộc được truyền từ đời này sang đời khác, đi sâu vào bên trong có thể thấy: "Người Do Thái không chỉ truyền lại của cải vật chất, mà còn truyền lại tố chất và kiến kỹ năng sinh tồn, tinh thần trách nhiệm đối với bản thân và xã hội". Vì vậy, mà người Israel có thể giàu có cả ba đời và thậm chí hơn thế, họ trở nên tài giỏi và giàu có, cho dù có phiêu bạt tới bất cứ nơi nào thì sự nghiệp của họ cũng như cá gặp nước. Quan trọng là cách truyền dạy truyền lửa của ba mẹ cho con cái như thế nào.

Rõ ràng tầm quan trọng trong giáo dục gia đình có tác động vô cùng sâu rộng trên toàn cầu trong hàng ngàn công việc khác nhau. Nuôi dạy con cái là công việc quan trọng nhất và nhiều thử thách nhất trong hàng ngàn công việc. Chương 1 cuốn sách "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" có đưa ra 9 cách nuôi dạy con như:

1. Cần học cách yêu con -theo đuổi tình yêu chất lượng cao. 2. Cha mẹ là "nô lệ", "trực thăng" của con cái - yêu con một cách cố chấp. 3. Tìm bí quyết nuôi dạy con - thời khắc ba mẹ tự kiểm điểm. 4. Lấy gì yêu con_ gợi ý cách yêu con của phụ huynh Do Thái. 5. Nâng cao tình mẫu tử. 6. Yêu thương con cũng cần có kỹ xảo và nghệ thuật.

Trong từng phần, tác giả đều có cách lý giải những hiện tượng, cũng như chỉ ra cái sai cái cần khắc phục một cách hợp lý . Đọc từng câu từng chữ mà ngẫm lại rất đúng với nhiều gia đình , mỗi phần đều có những câu nói hay mà tôi tâm đắc. Và chắc chắn là mọi người cũng sẽ tìm được những gì mình cần trong cuốn sách. Lấy trích dẫn một đoạn nói về phương pháp yêu con khá đặc biệt rằng: "Tình yêu thương của các bậc cha mẹ Do Thái nhằm vào mục đích đem lại lợi ích suốt đời cho con, chứ họ không đáp ứng nhu cầu tạm thời của con. Họ thực hiện “cơ chế thị trường, không bồi dưỡng ra thế hệ ăn bám cha mẹ”, “phát huy tố chất triệu phú của mỗi đứa trẻ”, “nắm bắt kỹ năngquản lý từ nhỏ”, “trì hoãn thỏa mãn của con để cho chúng hiểu cha mẹ”, “tham quan một ngày của cha mẹ”, “phụ huynh 100 điểm không bằng phụ huynh 80 điểm”, “phụ huynh rút về hậu phương thôi thúc con ‘hứng thú’ và ‘ao ước’ học tập”, “cha mẹ làm quân sư quan sát, tham mưu, nhắc nhở con, không đào tạo con thành một kẻ tầm thường”.

Cuối cùng tác giả muốn nói với các bậc phụ huynh: Dù bạn có đem toàn bộ tính mạng, của cải, địa vị, thời gian, tinh thần và sức lực cho con thì con bạn cũng không thể hạnh phúc cả đời. Chỉ có dạy con biết mưu sinh, biết theo đuổi mục tiêu của mình, biết hưởng thụ cảm giác hạnh phúc và thỏa mãn sau khi đạt được mục tiêu thì đến cuối đời bạn mới ung dung nhàn nhã và con bạn mới có thể thành công trong cuộc sống .

Các cha mẹ có từng đặt câu hỏi. Tại sao cha mẹ càng hiểu con càng chăm bẵm, càng đáp ứng đòi hỏi của con cái, con cái càng không hiểu cha mẹ ,thậm chí giày vò họ. Nguyên nhân là do chính những vị phụ huynh này chỉ biết yêu con chứ chưa biết dạy con. Những ai là cha mẹ đều rất yêu thương con cái, nhưng tình yêu trong cuốn sách có hai hình ảnh được tác giả nhắc đến. Một là tình yêu hình ngọn lửa của dân tộc Do Thái, hai là tình yêu hình tử cung của dân tộc Trung Quốc. Tình yêu hình tử cung là con cái sẽ luôn được bao bọc trong cung điện ấm áp của người mẹ, nhưng còn hình ảnh ngọn lửa chính là nhóm lên ước mơ động lực cho cuộc đời và tiền đồ con cái.

Rất nhiều điều nữa mà không thể nói ra hết trong vài trai giấy, chỉ có thể là chính bạn hãy tìm đọc, suy ngẫm và nếu cảm thấy đúng, thì hãy áp dụng phương pháp mà tác giả đã đưa ra để dành tặng cho con cái như một món quà.

Sara là một người mẹ đơn thân nhưng không vì hoàn cảnh khó khăn ấy mà làm cho các con thấy mặc cảm hay thiếu thốn tình yêu thương từ gia đình. Bà đã tạo ra những hoàn cảnh, đẩy đứa con ra xa, để chúng tự giải quyết vấn đề, dần dần luyện cho con tính cách tự lập, có lòng tự tin, tư duy kiện toàn, những kỹ năng quản lý công việc từ nhỏ, biết tích lũy cho con cho quá trình trưởng thành. Sau này sẽ ung dung đối mặt với tương lai .

Và kết quả mà bà nhận được rất xứng đáng. Cả ba đứa con đều thành tài và rất hiếu thảo với mẹ của mình và không còn phải lo lắng như các bậc cha mẹ khác. Xin nhắc lại là phương pháp giáo dục gia đình "vô cùng tàn nhẫn vô cùng yêu thương" không hề làm cha mẹ và con cái trở nên xa cách mà còn tăng thêm tính liên kết trong gia đình tăng thêm cảm giác an toàn cho con trẻ.

Cuốn sách thật sự rất hay , mang màu sắc , phong cách riêng biệt . Rất đáng để dành thời gian đọc. Mặc dù tôi chưa lập gia đình nhưng lại rất phấn khởi khi biết được một phương pháp hay cho việc nuôi dạy con cái, điều này không khó khăn như mọi người thường nghĩ. Chỉ là cách nuôi dạy của ta có phần quá chăm chút, sợ con tổn thương, nhưng nếu ta mong muốn chúng có thể thích nghi với mọi môi trường thì hãy đẩy chúng ra xa , và cha mẹ hãy lùi về sau một bước, chỉ nên là quân sư , cố vấn cho con cái. Hãy để chúng tự trải nghiệm và hiểu được cảm giác để rút ra cho mình bài học.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

85 reviews7 followers

December 7, 2020

Vô cùng tàn nhẫn Vô cùng yêu thương là quyển sách về nuôi dạy con theo phương pháp của người Do Thái, bên cạnh đó thì phương pháp này được so sánh với phương pháp nuôi dạy con của người Trung Quốc. 1 bà mẹ xuất phát là người Isarel nhưng đã sống ở Trung Quốc từ lâu nên thấm những văn hóa và cách dạy con của người Trung Quốc đó là họ thể hiện tình yêu thương con trẻ bằng cách nuông chiều, thỏa mãn các yêu cầu của con trẻ ngay lập tức và ko cần suy xét nhiều về cái mà trẻ yêu cầu, và không yêu cầu trẻ lao động hay tư duy bất cứ điều gì. Sau đó khi người mẹ này ly hôn và quay lại Isarel mới nhận thấy là phương pháp khác về nuôi con của người Isarel và họ chứng minh được là tại sao trên thế giới người Isarel rất ít nhưng họ đều ngồi ở những vị trí quan trọng, 30% giải Nobel được trao cho người gốc Isarel, các ông chủ ngan hàng, doanh nghiệp lớn trên thế như Roketfeler, Churchi.. các nhà khoa học nổi tiếng như Edison Eistanx…đều có nguồn gốc do thái. Qua quá trình tìm hiểu thì người mẹ mới nhận ra đó là cách giáo dục con cái. Có những nguyen tắc cần xác lập khi nuôi con như Nguyên tắc có làm có hưởng, nếu con muốn cái gì thì phải tự lên kế hoạch tự làm để đạt được nó chứ không phải đi yêu cầu cha mẹ. Quá trình dạy con cùng cần dạy thêm các kỹ năng như quản lý tài sản với 1 lượng tiền nhỏ như tiền tiêu vặt và có hình thức khen thưởng khi con làm tốt và hình thức phạt khi con làm không tốt. Ngoài giáo dục kiến thức thì cần cho con học và biết kỹ năng sinh tồn và giáo dục các kỹ năng cơ bản bằng cách đẩy con ra ngoài cuộc sống với 1 giới hạn nhất định để con tự xoay sở với xã hội, với môi trường xung quanh. Một bước quan trọng nữa là cần phải trì hoãn sự thỏa mãn của con bằng cách không quan tâm, ko để ý tới con hay có phần thưởng khi con có thể chờ đợi và kiên trì. Mặc kệ cho con khóc hay gào thét thì điều đó cần phải nghiêm túc thực hiện Một hình ảnh rất ấn tưởng trong cuốn sách là khi mẹ đưa cho con 1 quả cà rốt, 1 qua trứng và 1 thìa cà phê và bảo con đi bỏ vào nồi nước và đun lên. Sau khi đun thì cà rốt đã mềm đi, trứng thì cứng và chắc chắn còn cà phê thì hòa tan vào nước. Cho thấy là với mỗi sự vật hiện tượng thì con người ta có cách phản xạ nhất định và cách làm và kết quả là do mình lựa chọn Về việc học tập cần bồi dưỡng cho con thái độ ham học hỏi và hiểu biết chứ không làm vì tiền như bằng cách là hiểu biết càng nhiều thì càng được nhiều người quý mến, hiểu càng nhiều thì con có nhiều lựa chọn và con có thể làm được điều mà con thích chứ ko phải vì tiền. Và cần cho trẻ tiếp xúc sớm với những ngành nghề hoặc người thành đạt trong xã hội để trẻ có thể hình dung là điều gì là điều mình mong muốn và những người như vậy đều trải qua quá trình học tập và nghiên cứu vất vả chứ không phải là ngồi chơi sau đó thành công như vậy


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

53 reviews2 followers

May 3, 2020

Đây là một cuốn sách của một người mẹ người Do Thái dạy con bằng phương pháp Do Thái, nhưng từng bị ảnh hưởng bởi phương pháp dạy con của những bà mẹ Trung Quốc. Quyển sách khá đơn giản, dễ đọc, dễ hiểu, nhiều câu từ và ý của sách bị trùng lặp, đôi khi hơi dài dòng nhưng những ví dụ trong sách khá hay và sinh động. Một số phương pháp chính của cuốn sách chính là: - Có làm có hưởng: tạo thói quen ngay từ nhỏ cho trẻ, phải ngoan ngoãn, nghe lời, tự làm việc gì đó thì mới được thưởng. - Trì hoãn sự thỏa mãn: đây cũng là cách để trẻ theo thói quen có làm có hướng. Không nên thỏa mãn quá mức, những bậc cha mẹ nên học cách khéo léo từ chối thỏa mãn của con, giúp trẻ rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian - Lùi 1 bước, buông tay để trẻ độc lập, không làm ba mẹ trực thăng luôn can thiệp vào mọi điều trong cuộc sống của trẻ, hãy đặt mình vào vị trí của trẻ để thấu hiểu trẻ hơn - Hãy là những bậc cha mẹ quan sát, nhắc nhở và tham mưu cho con, luôn chia sẻ cho con. Tóm lại, tác giả cho rằng mục đích của giáo dục là mỗi cá nhân đều phải tôi rèn thành một người có tư tưởng độc lập theo lời của Albert Einstein. Qủa thật, nếu cha mẹ biết cách để con cái phát triển đúng hướng, không chiều chuộng quá mức, sử dụng phương pháp “vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” thì chắc chắc mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái sẽ vô cùng tốt đẹp, những đứa con đó sẽ rất thành công trong cuộc sống. Chưa đến độ tuổi để nghĩ về việc phải có con hay nuôi dạy con cái, nhưng mình cũng có 2 đứa cháu. Nhìn cách chúng được cha mẹ, ông bà được yêu thương hết mực nhưng cũng chiều chuộng hết mực, mình lúc đó đã may mắn vừa đọc xong cuốn sách này nên cũng đã nói chuyện với cả anh chị và bố mẹ liền. Biết rằng ai cũng thương con, thương cháu nhưng phải biết cách thương yêu, dạy dỗ để trẻ có thể phát triển với tương lai tươi sáng. Sau này có lẽ mình sẽ là một bà mẹ khắt khe trong việc dạy con cái, nhưng dù vô cùng tàn nhẫn, nhưng vẫn vô cùng yêu thương con mình. Mình chỉ mong con mình lớn trở thành một người tốt, một con người tử tế. Và để như vậy, mẹ chúng cũng phải là con người tử tế. Sống trên đời vì mục đích gì? Đơn giản là sống tử tế, đối xử tốt với nhau mà thôi.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

3 reviews

May 30, 2021

Cuốn sách được chấp bút bởi một người mẹ gốc Do Thái sinh sống ở Thượng Hải và quay lại Isarel sau cuộc hôn nhân đổ vỡ cùng 3 người con. Sự thay đổi môi trường sống đã tạo ra một sự cách mạng trong tư duy giáo dục con cái của bà. Mình gọi là cách mạng chứ không phải là thay đổi vì nó có ý nghĩa và giá trị to lớn. Tình yêu của cha mẹ dành cho con cái thì ở quốc gia nào, thời đại nào, hoàn cảnh nào cũng vô bờ bến nhưng cách thể hiện tình yêu đó lại rất khác nhau- trong cuốn này là cách bà mẹ Trung Quốc và Do Thái bày tỏ tình yêu đó. Về mặt hình tượng, một bên là hình “tử cung”, một bên là hình “ngọn lửa”. Mẹ Việt Nam cũng có nhiều điểm giống mẹ Trung Quốc, luôn là những “bà mẹ trực thăng” bay lượn trên đầu những đứa con, dùng thanh bảo kiếm của mình- nhân danh tình yêu quyết định mọi vấn đề của con. Còn trong tư duy của mẹ Do Thái, con cái phải cùng gánh vác trách nhiệm gia đình, ý kiến hợp lý của con trẻ cũng cần được tôn trọng. Cuốn sách có 1 ý mình rất đông tình “giáo dục sinh tồn” phải được ưu tiên trước thảy trong đó “nguyên tắc có làm có hưởng” là tinh hoa của giáo dục sinh tồn. Cuốn sách cũng phê phán tư tưởng “thoả mãn quá mức”, “thoả mãn tức thì”. “Không lo không biết yêu, chỉ lo biết yêu mà không biết dạy” “Có thứ tình yêu giống như dòng nước mát, sau khi làm thoả mãn cơn khát trong cổ họng của con, nó sẽ không để lại dấu vết gì; có thứ tình yêu lại giống như giọt máu đào đi sâu vào thể xác và tinh thần của con, suốt đời chảy vào trong người con, ban cho con sức mạnh” - Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương

Mình đọc cuốn sách ban đầu và dưới góc độ 1 người con. Dưới góc nhìn một đứa con để hiểu, cảm thông và biết ơn bố mẹ rất rất nhiều vì những tình cảm, giáo dục và cả những thứ khó gọi tên khác tạo nên bản thân hôm nay và sau nay. Đọc 1 phân nửa còn lại dưới góc độ một người sẽ làm mẹ (chỉ là chưa biết khi nào 🤣) và chắc chắn mình sẽ đọc đi đọc lại cuốn này vài lần nữa như lời nhắn đầu sách của tác giá “Xin dành tặng cuốn sách này cho các bậc cha mẹ quá mềm lòng”


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

304 reviews17 followers

Read

October 29, 2020

Trong khi đọc, không ngừng nghĩ tới bố mẹ và những năm tháng sống bên nhau dưới một mái nhà. Thấy thương họ vô cùng. Sao những điều quý giá như này, mà họ không được biết từ hồi xưa, để áp dụng lên đám con của họ. Và còn bao bố mẹ của những người bạn của mình, giá mà họ đều biết đến những bài học về giáo dục con cái này. Cả ông Thủ tướng, thay vì đề ra chính sách khuyến khích nam nữ thanh niên kết hôn trước 30 tuổi, sao ông không thúc giục những ai muốn kết hôn nên chuẩn bị tốt về những kiến thức xây dựng gia đình hạnh phúc, nuôi dưỡng con cái khỏe mạnh và có trách nhiệm. Cụ thể, có thể lấy cuốn sách này ra làm mẫu, bao nhiêu là kinh nghiệm hay từ dân tộc Do Thái.

Một đứa nhỏ càng tự lập sớm và có ý thức với cuộc đời thì nó chẳng lo sau này sa ngã hay lạc lối. Trăm năm trồng người, vậy mà người ta cứ đẻ ra đấy, tưởng hay ho lắm, không chịu bồi dưỡng đạo đức và ý chí cho chúng. Cuốn sách này nên được dùng làm quà cưới hay quà sinh nhật cho các gia đình. Không phải nhằm giúp con trở thành ông nọ bà kia giàu có, chỉ là giúp chúng hiểu dù có là ai trên đời thì luôn ý thức được giá trị bản thân và biết vực dậy mỗi khi vấp ngã.

Bà tác giả quả thực là một phụ nữ, một bà mẹ nghị lực can trường. Tình yêu đó mới thực sự là tình yêu, yêu nhau là lo cho nhau, là khiến những đứa con sau bao năm vẫn còn thấm thía những gì người mẹ dành cho chúng. Không phải là hy sinh, mà là giữ một khoảng cách vừa đủ, để con cái vẫn cảm nhận được sự quan tâm và nỗ lực phấn đấu mà lớn lên không đơn độc, trưởng thành không sợ hãi. Tỏ ra tàn nhẫn một chút dù đau lòng nhưng rất xứng đáng, vì nó bắt nguồn từ tình yêu.

Một lần mình đã nghĩ, cái ngu nhất của người lớn là coi thường trẻ con; và cái ngu nhất của trẻ con là mong mình lớn thật nhanh. Dù có lớn hay bé thì thật tuyệt khi được sống mà biết yêu thương.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

195 reviews12 followers

August 30, 2022

1. Yêu là 1 nghệ thuật, trong đó nắm bắt tâm trạng của đối phương là điều khó nhất.

2. Cha mẹ nên tha thứ cho những sai lầm của con bằng lý trí, đồng thời khuyến khích con sửa chữa sai lầm bằng nụ cười ấm áp.

3. Mối quan hệ giữa con người với con người có ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của mỗi cá nhân: kỹ năng giao tiếp liên quan đến việc thực hiện lý tưởng của một con người, sự phát triển cá tính và chỉ số hạnh phúc của họ.

Một người có mối quan hệ hài hòa tốt đẹp với mọi người xung quanh chắc chắn sẽ hạnh phúc, cá tính của anh ta cũng phát triển bình thường; còn một người sống trong những mối quan hệ bất hòa căng thẳng sẽ làm giảm cảm giác hạnh phúc của mình, cùng với đó là cảm giác cô độc lẻ loi, tự ti và nghi hoặc dần xâm chiếm tâm hồn.

4. Một người chưa có kỹ năng trao đổi tâm tư tình cảm, rất khó có thể xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.

Đứa trẻ có quan hệ tốt với cha mẹ chắc chắn sẽ có quan hệ tốt với mọi người trong xã hội. Một đứa trẻ ngay đến cha mẹ mình cũng không tin tưởng, thì làm sao có thể tin tưởng người khác và được người khác tin tưởng?

5. BÁC ÁI, CẢM ƠN, THÀNH TÍN, NHẪN NẠI, LẠC QUAN, TRI THỨC.

6. Tìm kiếm ý nghĩa của cuộc đời không phải là đứng ở một ngưỡng cửa, mà quan trọng là sau khi bước vào ngưỡng cửa đó, bạn phải đánh đổi sự nỗ lực và chuyên tâm của mình để đi đến mục tiêu sau cùng.

Kỹ năng tự chủ, tập nghiệp là niềm hạnh phúc, tự tích lũy là sự vui vẻ.

7. Mục đích của giáo dục là mỗi người đều phải tôi rèn thành một người có tư tưởng độc lập.

8. Học tập là chiếc chìa khóa mở ra cánh cửa trí tuệ, nhưng khả năng suy nghĩ mới có thể giúp bạn mở toàn cánh cửa ấy ra và bước ra thế giới rộng lớn.

9. Con người có ba người bạn là con cái, của cải và việc thiện

This entire review has been hidden because of spoilers.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

19 reviews4 followers

October 15, 2018

Quyển sách nêu bật được những nguyên tắc giáo dục con cái chính yếu của người Do Thái như "Có làm có hưởng", "Trì hoãn thỏa mãn", hay "Lùi 1 bước - biết buông tay" kèm rất nhiều ví dụ cụ thể về các tình huống trong gia đình Trung Quốc và Israel. Nền văn hóa đề cao tính cộng động của Việt Nam và các giá trị cốt lõi trong đời sống có nhiều nét tương đồng với Trung Quốc. Vậy nên những câu chuyện, trải nghiệm của Sara Ilmas khá dễ hình dung và thấm thía đối với độc giả Việt (dù là ở vai trò nào: phụ huynh, con cái, hay một ai có quan tâm đến giáo dục gia đình).

Đáng chú ý nữa là, trong suốt quá trình nuôi dạy con, khi phải đối mặt với nhiều khác biệt về thế giới quan cũng như giá trị sống giữa 2 nền văn hóa, Sara Imas luôn thể hiện mình là một bà mẹ có tình thần cầu thị, chịu học hỏi, dám chấp nhận sự thay đổi (bản thân & trong cách vận hành gia đình) và luôn kiên định, bền bỉ đồng hành với con cái. Những đức tính trên cùng với tình yêu thương bản năng người mẹ đã giúp bà giáo dục con cái thành những cá nhân độc lập, có trách nhiệm và thành công trong sự nghiệp. Qua đây ta cũng thấy, được tiếp cận với phương pháp và môi trường thuận lợi là yếu tố cần, song việc cởi mở học hỏi và dám thay đổi cũng quan trọng không kém (đặc biệt là đối với người trưởng thành khi đã có vốn sống nhất định).

Khép quyển sách lại, người đọc còn có thể hình dung rõ hơn vì sao một dân tộc nhỏ bé (khoảng 0.2% dân số thế giới), chịu nhiều khổ ải (bị miệt thị, thảm sát và phải sống lưu vong,...) lại được biết đến với nhiều thành tựu đáng nể (người gốc Do Thái chiếm khoảng 30% tổng số giải Nobel trên thế giới).

Vài điểm trừ là cách hành văn chưa được súc tích lắm, một số nội dung bị trình bày lặp đi lặp lại qua các phần. Nhiều hình ảnh đời sống cá nhân của tác giả được chèn vào chưa hợp lý vì không ăn nhập với nội dung đang trình bày cùng trang, điều này làm mình có cảm giác đang đọc một quyển nhật ký chủ quan và đôi khi bị phân tâm.

edu vn_nonfiction


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

522 reviews28 followers

July 2, 2023

Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương by Sara Imas

*sách tóm tắt.

Do Thái- dân tộc thông minh nhất thế giới, qua nhiều đời. Sức mạnh trong lĩnh vực kinh tế. Bí mật: Cách nuôi dạy con Yêu thương con nhưng cách thể hiện khác. Ng tắc 1: CÓ LÀM MỚI CÓ HƯỞNG

K cố gắng mang đến cho con mọi thứ con muốn. K biến con thành tiểu hoàng đế, còn mọi ng là nô lệ. K hi sinh hp của mình cho con. Để con tự tìm việc và chịu trách nhiệm. K đổ lỗi do môi trg khốc liệt. TQ có câu K ai giàu 3 họ: thế hệ sau ăn chơi … -> k bền vững Muốn tiêu tiền phải kiếm tiền. Tình yêu thương cha mẹ nhằm mục đích đem lại hp suốt đời cho con, chứ k phải nhu cầu tạm thời. Ng tắc 2: TRÌ HOÃN THỎA MÃN, KHÉO LÉO TỪ CHỐI

Tnao là chiều con? ta có nên chiều con hay k? Cho con quá nhiều ko có nghĩa là yêu thương. K đáp ứng quá đà vì trẻ trở nên ích kỉ, k biết quý trọng, lãng phí tiền bạc, k biết nhẫn nại, k thể chịu khổ, trở nên buông thả, k có ý chí. K có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con tiếp nhận pp gd làm chúng trở nên vậy. Ham muốn con ng là vô hạn. Nhưng phạm vi hưởng thụ thì có hạn. Bỏ ra 1 đ, phải phát huy hết giá trị 1 đ đó. Đòi hỏi k hợp lý – từ chối nhưng phải giải thích. k từ chối thô bạo Đòi hỏi hợp lý – k đáp ứng ngay. Phải chờ đợi và trao đổi lại. Cho con mở rộng thế giới, biết đc cs ngoài kia tnao. Hiểu mình may mắn khi đang có những j Ng tắc 3: LÙI 1 BƯỚC, BIẾT BUÔNG TAY

Tình yêu nào cũng hướng đến gắn kết. Nhưng ty cha mẹ với con thì hướng đến sự phân ly (cắt cuống rốn, con đi học, con dậy thì, con có cs riêng…). Con phá vỡ tổ kén. Nếu cha mẹ quá kìm kẹp con sẽ k lớn đc. Đại bàng mẹ phá tổ để con phải vỗ cánh tập bay. Cha mẹ nên để con tự quyết định, buông tay rút lui,.. k để con thành thai nhi quá hạn. Dưới 2 tuổi: Đáp ứng hầu hết mong muốn của con. Trì hoãn chỉ trong 1 p 2-3 tuổi: Học cách đợi. Trì hoãn vài phút đến vài ngày, tùy đòi hỏi. Trẻ càng lớn, càng phải học cách đợi và cố gắng để đạt đc. Mua sách vở, đầu tư cho văn hóa và giáo dục. Coi trọng tri thức. Gạt bỏ những thứ phù phiếm: K đi học các môn năng khiếu, thư pháp, nhảy, vẽ… Bồi dưỡng tư chất = kĩ năng sinh tồn, có lý tưởng, ý chí… Để trẻ tự phục vụ, tự nuôi sống, tự quản lý cuộc đời mình. KĨ NĂNG CHO CON:

Tự phục vụ: Tự nấu cơm, dọn rửa, làm việc nhà. K làm phiền ng lớn. Hiểu đc sự vất vả của ng lớn, cảm thông… Trách nhiệm giữ gìn đồ đạc, vệ sinh nhà cửa Tự nuôi sống: Kiếm tiền từ sớm = trao đổi sức lao động. Học quản lý tài sản Chịu trách nhiệm vv chi tiêu Tự quản lý cuộc đời: Nhân cách, phẩm hạnh làm ng K ngại khi bán hàng rong,… Có trải ng cs. Lý tưởng sống. Có mục tiêu phấn đấu. Đầu tư/ xây dựng hệ thống kd đơn giản. Giao tiếp Mqh hài hòa tốt đẹp với mng xh Biết cách ứng xử Có năng lực nghiệp vụ và ngoại giao Biết cách bán hàng. K ngại khi ng với ng lạ. Thể hiện theo tính cách của mình. K nên nóng vội và áp đặt. Cho con tham gia vào câu ch của bố mẹ (kp nói leo). Đặt trẻ ngang hàng, giảng giải cặn kẽ, học cách lắng nghe, đưa ra câu hỏi, trao đổi thông tin… K đc quá đề cao bản thân Biết nhiều ngoại ngữ khác nhau -> thành công trong thương mại quốc tế, tiếp cận nhiều nguồn tri thức Quản lý thông tin Nghe nhiều, quan sát nhiều, hỏi nhiều — thu thập sắp xếp tt Du lịch: Tìm hiểu và lưu lại tt để hiểu về địa danh mình đến Cho con toàn quyền xử lý những ngày nghỉ phép: lên KH, tìm tt, tìm phòng, báo giá, báo cáo, thuyết trình trc cả nhà Cho con tiếp cận tt cổ phiếu/ kinh tế, … Quản lý thời gian Đầu tư vào thời gian, biết quý thời gian, sử dụng thời gian… Phân loại công việc: Lớn/ Nhỏ, Gấp/ Ko gấp, Quan trọng/ Ko quan trọng… Tạo ra nhân tài gắn kết xã hội, chứ k phải 1 ng học nghề chỉ biết đọc. Vượt khó Chỉ số thông minh (20%), cảm xúc và vượt khó (tổng 80%) – ảnh hưởng đến thành công Nghịch cảnh là 1 phần cs. Nếu trốn nó = trốn học Đặt ra khó khăn vừa phải để trẻ trải ng. Quen với sóng gió cs. Chơi game k nên nhường con 🙂 Thắng thua là bt. Phải chịu đc áp lực tâm lý khi thua. EQ: tán đồng, tiếp nhận ng khác Lựa chọn, phán đoán, ra quyết định K can thiệp quá sâu vào cs và suy nghĩ của con. Thành tích học tập của con k nói lên cha mẹ có thành công trong việc dạy con k. K yêu thương chiếm hữu và độc đoán. Lùi về phía sau làm quân sư, động viên và gợi ý. Khả năng học tập suốt đời Suy nghĩ, tư duy, phản biện Kiểm soát bản thân Khép nề nếp từ năm 3 tuổi. K phải răm rắp tuân theo luật lệ ng khắcc. Hiếu động/ bừa bãi, quy củ/ rụt rè… Nhắc nhở 3 lần – mới cân nhắc hình phạt Phạt: Có giúp con sửa k, hay để bố mẹ thỏa mãn cơn tức giận K đánh con, k to tiếng Thẳng thắn nói về trạng thái cx bản thân với con. Lựa chọn từ ngữ. Tránh mặt/ im lặng nếu cha mẹ k thể giữ bình tĩnh Tha thứ cho con. Ôm/ đối thoại. Cha mẹ phải làm gương 03.03.2023 N

Tác giả là một người Do Thái, sinh ra và lớn lên tại Trung Quốc (cha là người Do Thái, mẹ là người Trung Quốc), kể lại hành trình nuôi dạy con của mình. Là mẹ đơn thân của 3 người con, trở về Isreal để bắt đầu cuộc sống mới, có không ít khó khăn xảy đến với gia đình nhỏ của bà, nhưng cuối cùng tất cả đều vượt qua và nhận lại trái ngọt. Các con của b�� đều trưởng thành, thành đạt và có vị trí nhất định trong xã hội, tùy theo thiên hướng bẩm sinh của mỗi người. Vì bà và các con điều trải qua quãng thời gian sống tại Trung Quốc và Israel, nên hầu hết các ý trong sách là so sánh giữa nguyên tắc giáo dục trong gia đình giữa 2 nền văn hoá Do Thái – Trung Quốc. Cách dạy con của người Do Thái được nói trong cuốn này không khác mấy so với cách dạy con của nhiều gia đình Việt Nam hiện tại: Để con được sống một cuộc sống độc lập và kỉ luật. Có làm mới có ăn. Tự lo, tự do, tự quyết. Có một vài ý khá hay mà khi đọc mình phải mở vội điện thoại ra để note lại. Điểm trừ là lặp ý hơi nhiều, dài dòng. Nhiều đoạn hơi giống “khoe” con? (vâng, con của bà tài giỏi xuất sắc thì bà nói gì cũng thành đúng). Và tư duy tác giả vẫn đóng khung bằng thiên kiến “người Trung Quốc thì dạy con thế này, người Do Thái thì dạy con thế kia” để so sánh một cách rành mạch, dù rằng không phải gia đình Trung Quốc nào cũng chạy theo con, là máy bay trực thăng của con, và chưa chắc gia đình Do Thái nào cũng cũng đào tạo được những công dân xuất sắc. Thay vì so sánh giữa những nền văn hóa, nên góp nhặt những điểm tốt từ mỗi quốc gia, để tạo nên thế hệ “công dân toàn cầu” có sự chủ động, dấn thân, ham học hỏi, dám nghĩ dám làm. Sau quyển này có thêm 2 quyển (màu đỏ và xanh lá) nữa nhưng mình nghĩ là mình đọc 1 quyển này là đủ rồi.

Rating: 3/5 sao N 15.08.2021

đọc thêm review/ tóm tắt sách của mình tại: https://nhungghicheplinhtinhcuangoc.w...


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

31 reviews16 followers

August 28, 2020

(Nếu đã là cha mẹ mà bạn không đọc quyển sách này thì sẽ vô cùng đáng tiếc!)

Làm cha làm mẹ là một nghề mà bạn có làm xuất sắc đến đâu cũng không dược trao bằng khen hay được hưởng mức lương theo đúng năng lực, nhưng nó lại là một nghề quan trọng nhất đời người.

Bạn mình có nói “ờ thì ai mà chẳng trưởng thành” – đúng rồi, 18 tuổi vẫn ngây ngô như rồi 30-40 nó sẽ dần lớn thôi, nhưng cái cách – quá trình để con người trưởng thành quan trọng hơn là việc họ trưởng thành rất nhiều.

Những ông bố, bà mẹ quanh mình đều nuôi con theo bản năng, và dạy con theo cảm tính. Nghề làm cha mẹ nó là một ngành khoa học, và tiếc là nhiều người chưa kịp học đã phải làm cha, làm mẹ rồi. Kết quả họ loay hoay tron, thậm chí là bất lực trong chính cách nuôi dạy con của bản thân, vô tình đã tước đi cơ hội trưởng thành của trẻ và biến nó thành những kẻ ăn bám gia đình, xã hội.

Đọc xong hơn 500 trang sách, là những cảm xúc trọn vẹn. Không có người làm cha làm mẹ nào lại không thương yêu con của mình. Cha mẹ có thể đánh đổi và từ bỏ tất cả để con cái có được những điều tốt đẹp nhất trên cuộc đời này. Từ lúc sinh con ra cho đến khi ba mẹ chết đi, người làm cha mẹ không khi nào không lo nghĩ cho con mình.

Thế nhưng vẫn có những đứa trẻ sinh ra với đầy đủ ba mẹ nhưng vẫn gặp rất nhiều bất hạnh trong cuộc sống gia đình khi không có được tình yêu thương chăm sóc, khi bị ép buộc làm những điều mà mình không thích, khi phải sống trong sự kỳ vọng của ba mẹ,... Có rất nhiều hoàn cảnh khác nhau trong cuộc sống này. Bất kể chuyện gì cũng có thể xảy ra giữa cha mẹ và con cái.

Có cha mẹ nào không muốn con mình lớn lên trở thành một người con hiếu thảo trong gia đình và thành công ngoài xã hội. Nhưng liệu mong muốn đó có dễ dàng thực hiện được? Dân tộc Do Thái vốn là một dân tộc nổi tiếng thông minh và tài giỏi. Bởi vì từ nhỏ họ đã nhận được sự giáo dục từ trong gia đình. Cha mẹ đã biết cách dạy họ trở thành những CÁ THỂ ĐỘC LẬP, có khả năng sinh tồn trong bất kể hoàn cảnh nào. Họ từ nhỏ đã là những đứa trẻ hiểu biết, có đạo đức, có chính kiến và có năng lực làm việc.

Bất kể trước đây đã học - đọc - tìm kiếm những kiến thức gì về nuôi dạy con đi chăng nữa, thì tất cả hình như đều được tổng hợp ở cuốn này.

Bà Sara (tác giả) kể câu chuyện nuôi dạy con thành công, trở thành những triệu phú vượt khó vươn lên, và lý giải vì sao dân tộc Do Thái lại có những nhân tài như vậy.

Tất cả là nhờ vào phương pháp đúng đắn của cha mẹ và truyền thống giáo dục của cả dân tộc ấy.

Có mấy điều tác giả nhắc đi nhắc lại trong cuốn sách nhiều đến mức làm mình thuộc luôn:

1️⃣. Phải để con biết nguyên tắc "có làm có hưởng"

2️⃣. Không được "thoả mãn quá mức" những yêu cầu của con và trang bị giáo dục sinh tồn cho chúng còn quan trọng hơn bất cứ kỹ năng nào khác.

3️⃣. Đừng làm "cha mẹ trực thăng" luôn bay lượn xung quanh con, kiểm soát mọi thứ quanh con. Bỗng một ngày sẽ khiến con bạn sống trong những ảo tưởng của một "gia tộc dâu tây" với những sự ích kỷ, tự tin, sĩ diện hão bên ngoài, còn mềm yếu thiếu kiên cường bên trong...

Đúng là, Không ai có thể trách cha mẹ đã hết lòng yêu thương con cái, không ai có thể phán xét thế nào là nuôi dạy con thành công hay thất bại, nhưng đúng là cần biết "yêu đúng cách"...

🌟"Không có người bất hạnh, chỉ có sự giáo dục bất hạnh”. Không có đứa con bất hiếu, chỉ có đứa con không may tiếp nhận phải một phương pháp giáo dục khiến chúng dần trở nên bất hiếu.

🌟”Điểm số tốt = trường học tốt Trường học tốt = tấm bằng đẹp Tấm bằng đẹp = công việc tốt NHƯNG Công việc tốt KHÔNG ĐỒNG NGHĨA VỚI sự nghiệp thành công”

🌟 “Sinh con là việc ngay cả gà mái cũng làm được, nhưng yêu con lại là việc khác”

🌟 Yêu con thì cha mẹ nào cũng yêu nhưng yêu con như thế nào là đúng thì không phải cha mẹ nào cũng biết.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

137 reviews12 followers

March 6, 2022

Viết lan mang quá. Chắc lọc cốt lõi thì chắc còn khoảng 1/5 cuốn sách thôi. Đã thế còn lập lại nữa chứ, lập lại nguyên đoạn văn luôn. Tóm lại là: " có làm mới có hưởng" - dạy trẻ quản lý chị tiêu. Giá trị của lao động - làm việc nhà. Nguyên tắc bồi dưỡng kĩ năng giao tiếp: Một là phải lắng nghe lời đối phương nói với thời gian nhiều hơn gấp đôi thời gian mình nói. Hai là phải đưa ra nhiều câu hỏi, vì nhu cầu trao đổi thông tin và tri thức là khởi đầu của mối quan hệ giữa con người với con người. Tạo điều kiện và môi trường cho trẻ giao tiếp. Bồi dưỡng kĩ năng quản lý thời gian: lên kế hoạch định mỗi ngày, phân biệt tính cấp bách và tính quan trọng, tận dụng tri���t để thời gian làm việc hiệu quả nhất, dốc toàn bộ sức lực để làm công việc quan trọng nhất Trì hoãn thỏa mãn của trẻ. Nắm bắt thời gian và cách thức trì hoãn dựa vào từng độ tuổi. Giải thích lý do trì hoãn. Trì hoãn bằng phương pháp trao đổi. Rèn luyện kĩ năng vượt khó: giúp con nhận thức đúng đắn về trở ngại, đặt ra một số khó khăn ở mức độ vừa phải, cùng con phân tích nguyên nhân dẫn đến trở ngại, tạo cho con cơ hội giành lấy thành công, vận dụng hợp lý cơ chế tự vệ tâm lý. Định ra quy tắc cho con: định ra quy tắc trong đối thoại, định ra quy tắc trong vui chơi, phạt thật nghiêm khi con vi phạm quy tắc, cho con thời gian tự kiểm điểm thay vì phạt thể xác. cha mẹ hãy cho con trẻ một không gian phù hợp để chúng thể hiện cá tính của mình và cũng là để giữ gìn mối quan hệ tình thân máu mủ. Một số phương pháp giúp phụ huynh giảm bớt gánh nặng cho mình: để có tự sắp xếp thời gian, cho con một không gian độc lập,

for-pleasure


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

14 reviews

December 11, 2023

Giới thiệu sách “Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương” tác giả Sara Imas, một người mẹ người trung quốc, gốc do thái, đã nuôi day 3 người con của mình thành triệu phú. Có thể nói, điểm chung đối với các bậc làm cha làm mẹ đó là tình yêu thương vô bờ bến đối với những đưa con của mình, tuy nhiên, tình yêu thương đó cần phải được dặt đúng chỗ mới có thể mở ra cho con mình một chân trời thành công thực sự trong tương lai Bằng sự trải nghiệm tại đât nước Trung Quốc và Israel, tác giả đã nêu ra 4 sai lầm của các bậc cha mẹ tại Trung Hoa lục địa: - Chỉ trang bị kiến thức, chuyên môn mà không giáo dục kỹ năng sinh tồn - Đáp ứng mọi đòi hỏi của con một cách vô điều kiện. - Biết yêu mà không biết dạy. - Chăm sóc quá mức, quan tâm ép buộc, lo lắng quá mức.. Bằng phương pháp dạy con của người Do Thái, chính bản thân tác gải đã áp dụng và từng bước thấy được sự hiệu quả rõ rệt qua sự trưởng thành của các con mình, đó là: 1. Trang bị kiến thức cho con cái đồng thời rèn luyện cho con kỹ năng sinh tồn cần thiết, biết làm việc nhà, tự chăm lo được cho chính bản thân và từng bước giúp đỡ cho cha mẹ những việc lớn hơn. 2. Giáo dục cho con kỹ năng quản lý tài sản ngay tư khi còn nhỏ,, dạy cho con hiểu được nguyên tắc “có làm thì mới có ăn”, từ đó giáo dục con biết quý trọng đồng tiền tự làm ra được. Đồng thời, cha mẹ cũng giáo dục cho con kỹ năng giao tiếp với những người xung quanh, biết lắng nghe, biết đặt câu hỏi, … Các bậc cha mẹ phải tự lấy bản mình làm gương vì con cái sẽ nhìn vào gương cha mẹ để hành động, 3. Không đáp ưng các đòi hỏi của con cái một cách dễ dàng, cần phải giáo dục con trẻ hiểu rằng, mỗi đồng tiền bỏ ra thì phải phát huy hết giá trị của đồng tiền đó, nếu muốn thỏa mãn những nhu cầu của mình thì bắt buộc con dựa vào nỗ lực của chính bản thân mình, chứ không phải dựa vào bất kỳ người nào khác.. 4. Bố mẹ không thay con vẽ nên tương lai mà hãy để chính con tự quyết định, mạnh dạn buông tay con để con tự lập, tự mình đối mặt thử thách, va chạm với cuộc đời và quyết định con đường đi của chính bản thân mình. Bố mẹ có thể đứng bên cạnh để tạo thêm động lực và thúc đẩy cho con Tôi thực sự rất tâm đắc với chia sẻ của tác giả “Giáo dục con cái là một nghệ thuật mà tất cả bố mẹ đều phải học, Bạn có thể thất bại trong hôn nhân, sự nghiệp, nhưng bạn không thể thất bại trong nuôi dạy con trẻ”. Đây là cuốn sách rất hữu ích cho các bậc cha mẹ đang tìm kiếm phương pháp đúng đắn trong việc nuôi dạy con trẻ

khai-tâm


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

129 reviews25 followers

October 18, 2018

Mình rất thích cuốn sách này. Đứng ở vị trí của một người mẹ thì mình thấy trang nào dòng nào cũng bổ ích và dễ đọc dù cuốn sách dày và hơn nhiều trang so với vài cuốn sách dạy con mình đã từng đọc và thấy chán. Có lẽ vì những ngày này mình đang trăn trở nhiều về những điều nên hay không nên làm để dạy con nên cuốn sách này giúp mình có cái nhìn tổng quát hơn về việc nuôi dạy một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn và cho mình sự đồng cảm của một bà mẹ châu á sống ở một xứ sở khác, có pha trộn văn hóa. Dù sách khá chi tiết nhưng mình vẫn đặt câu hỏi về những cột mốc thời gian trong việc dạy con, đồng hành cùng con. Sẽ đọc lại khi mua được quyển sách khác. Đọc xong đem nghĩ sẽ đem tặng cho một người đang băn khoăn chuyện có con vì sợ bản thân chưa đủ trưởng thành. Cuốn sách đã tăng dũng khí và niềm tin rằng mình sẽ có thể làm một người mẹ tốt lên cho mình :) mình cũng nhận ra rằng việc đem một đứa trẻ đến với thế giới này là một quá trình, trải nghiệm và đồng hành cùng học, cùng lớn lên, cùng vấp ngã và cùng trưởng thành hơn. Bớt nghĩ thì sẽ nhẹ lòng và sẵn sàng hơn để nắm tay con và lớn lên cùng con.

education x_2018


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

89 reviews8 followers

October 22, 2020

Yêu quá hóa cục nợ 🤷

Một quyển sách chia sẻ việc làm mẹ đơn thân của người phụ nữ gốc Do Thái nhưng sinh ra và lớn lên ở Trung Quốc cùng với ba người con. Sách viết cực kì dễ hiểu, lồng ghép thêm những truyện ngắn ngụ ngôn hoặc có liên hệ với bài học, giúp người đọc tiện kể con nghe (thật ra kể ai nghe cũng được 🙄).

Hạn chế là sách dù dễ hiểu nhưng có khá nhiều ý bị lặp, đọc lấy ý chính và tinh thần của sách để ứng dụng đúng đắn là tốt rồi. Sách không phân định rõ ràng sự khác nhau việc nuôi bé trai hay bé gái, có thể hiểu rằng sách không có sự phân biệt giới tính trong dạy con. Sách chia sẻ kinh nghiệm, nên cân nhắc điều kiện và hoàn cảnh khi ứng dụng, không nên bắt chước quá độ kẻo tác dụng ngược 🙃.

Nghìn lần dành cho những ông bố bà mẹ sắp và đang có con nhỏ. Con mà lớn quá rồi thì mình đọc cuốn khác nha. Mấy bạn trẻ đọc cuốn này cũng rất tốt, để có thể hiểu thêm về ý nghĩa của việc làm cha mẹ. Hoặc lỡ crush hay người yêu mình là bé bự chưa lớn, mà trông mình lại khá giống thê nô, thì đọc sách này cũng hợp lí lắm, tiện chăm người ta luôn 😆

"Mũi dại lái chịu đòn", mong các bậc (sắp làm) cha mẹ đừng trở thành "mũi".


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

71 reviews10 followers

July 21, 2021

Thêm một cuốn sách dạy con tuyệt vời mà mình đọc được. Đây thực sự là một trong những cuốn must have trong tủ sách dạy con. Sách chia sẻ những kinh nghiệm, kim chỉ nan rất gần gủi, thực tế mà ai cũng biết nhưng lại rất ít người vận dụng hiệu quả và linh hoạt trong việc dạy con. Giống như nguyên tắc "có làm có hưởng" hay "trì hoãn thoả mãn yêu cầu của con" là những điều mà ta đều biết nhưng ít ai vận dụng để dạy con ngay từ khi con còn nhỏ. Sách được viết bởi một bà mẹ thực tế dạy 03 đứa con trưởng thành nên đọc rất thực tế và hay, khác với những cuốn sách chỉ mang tính lý thuyết bình thường. Ngoài ra, qua những trang sách ta cũng cảm thấy sự tỉ mỉ, chăm chút một cách "khoa học" của tác giả trong hành trình làm mẹ, hành trình nuôi dạy con của mình. Mình thấy đoạn này trong sách rất chân ái: "Mọi tình yêu trên thế giới đều hướng đến mục đích chung là sự gắn kết, chỉ có một tình yêu hướng đến sự phân ly là tình yêu cha mẹ dành cho con cái. Giúp con trở thành một cá thể độc lập sau khi rời khỏi cha mẹ, có thể đối diện với bằng chính nhân cách độc lập của mình đó mới là tình yêu thương đích thực cha mẹ dành cho con cái".


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

66 reviews10 followers

June 11, 2018

Đọc xong cuốn sách này rồi ngẫm nghĩ lại chính cách giáo dục của cha mẹ mình và cả những gia đình mà tôi quen biết. Một điều hiển nhiên bạn dễ nhìn thấy là những em học sinh đạt danh hiệu Thủ Khoa trong những kỳ thi đại học điều xuất phát từ con nhà nghèo. Những người khởi nghiệp thành công hoặc những vị lãnh đạo tài năng trong những công ty lớn, họ thường được sinh trưởng trong một môi trường mà bố mẹ của họ đã "vô cùng tàn nhẫn" để giúp họ có ý chí vững vàng, tinh thần luôn cố gắng vươn lên và luôn biết cách để tạm hoãn sự thõa mãn, họ được cha mẹ giáo dục từ nhỏ, được tham gia những công việc gia đình, được tham gia làm kinh tế từ nhỏ để hiểu được sự khó khăn, vất vả khổ cực của cha mẹ. Chính điều đó tạo nên một suy nghĩ là không có gì tự nhiên đến dễ dàng, và vì thế những người được sinh trưởng trong môi trường với sự giáo dục nghiêm khắc, bài bản, họ luôn có ý chí, ý chí sinh tồn cao hơn những người có cuộc sống được bao bọc quá nhiều.

Thầm cảm ơn ba má vì đã tàn nhẫn với con, để con có một ý chí không dễ dàng bỏ cuộc ngày hôm nay.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

75 reviews7 followers

September 20, 2018

Băn khoăn mãi không biết phải bắt đầu từ đâu để viết review cho cuốn sách này và bắt đầu rồi lại không biết phải viết như thế nào nữa. Vì chưa phải là một người mẹ, nên mình không biết được rằng làm cha mẹ lại là một công việc khó khăn đến như thế. Gần 20 tuổi đầu vẫn làm nũng, vẫn giận dỗi, vẫn đòi hỏi quá nhiều, yếu đuối quá nhiều, lệ thuộc quá nhiều.

Mình lúc nào cũng ngưỡng mộ người Do Thái vì trí thông minh của họ, và nghĩ thật đơn giản rằng, trí thông minh đó đơn thuần là yếu tố di truyền. Chấm hết. Và thế là cuốn sách này đã táng vào cái đầu u muội của mình một cái thật đau điếng cho mình tỉnh ngộ ra và thấy rằng: tất cả thành tựu của người Do Thái đều do phương thức giáo dục đặc biệt của cha mẹ tạo nên. Yêu nhưng không chiều, thương nhưng không dung túng, quan tâm nhưng không áp đặt, cổ vũ nhưng không khiến con dựa dẫm quá nhiều. Đó là cách yêu thương bằng trí tuệ, theo kiểu trong nóng ngoài lạnh mà không phải dân tộc nào cũng làm được.

Người Do Thái thành công vì dạy con theo đúng cách. Là vô cùng tàn nhẫn, nhưng vô cùng yêu thương.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

17 reviews1 follower

July 20, 2020

Ban đầu thì mình thấy tác giả viết hơi vòng vo, chỉ nhấn mạnh mỗi ý rằng cách giáo dục con cái của người Trung Quốc khác người Do Thái ở chỗ người Trung Quốc xem con là trọng tâm, và lúc nào cũng cưng chiều con. Trong khi người Do Thái xem trẻ con như một thực thể độc lập. có sự tự do và cần phải giáo dục nghiêm khắc. Phần sau thì mình thấy tác giả viết rất chi tiết và súc tích về kinh nghiệm dạy, có câu chuyện thực tế và cách thực hành. Chi tiết đến mức không ngờ. Như cho trẻ nhận biết tiền và giá trị của tiền, cho trẻ làm việc vặt và trả tiền để trẻ biết quý lao động và biết " có làm thì mới có ăn", cho trẻ tự làm vài việc phù hợp theo độ tuổi, nên có những buổi họp gia đình mà ở đó trẻ cũng được phát biểu và được chấp nhận ý kiến như người trưởng thành, ... Căn bản là cho trẻ tự do trong khuôn phép. Cha mẹ sẽ im lặng quan sát và chỉ ra mặt những khi cần thiết. Mình học được nhiều kiến thức về cách nuôi dạy con trẻ nhờ đọc cuốn sách này. Tương lai nếu có con, mình nghĩ mình sẽ đọc lại một lần nữa rồi áp dụng những cách làm của tác giả Sara Ima vào quá trình giáo dục con cái.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

7 reviews

November 16, 2023

A wonderful book about education. This book really helps me recognize the shortcomings of mine and how to deal with them. Also i see myself having a more mature mindset throughout the reading progress. Sara Imas makes me realize it's absolutely normal to get stuck in sth so small and how to accept and overcome it. Besides, i sometimes felt unfair and uncomfortable when my parents made me do things that i hate but now i understand them, i understand the value of being able to do anything on my own so i'm really grateful for them. One more thing is that i was pretty surprise to know that Jewish teach their children to be creative and independent in any subject and only show up when actually needed, they don't fulfil their needs immediately which, as i see, is impressively strong and admirable. The only problem is it's kinda like a loop, the author tends to repeat some parts quite a lot of times but in general this book is so fine.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

15 reviews1 follower

July 27, 2019

Nếu có điều kiện, mình hi vọng tất cả mọi người nên đọc cuốn sách này. Bạn sẽ thay đổi chính bản thân bạn, thay đổi cả những người xung quanh bạn. Hay gần nhất là con bạn và những người em, cháu và những bạn nhỏ quanh bạn! Thế anof là giáo dục đúng cách? Bạn có chắc cách giáo dục của bạn là đúng? Người Do Thái luôn làm cho mình có một sự tôn trọng. Từ cách tư duy, cách sống, lối suy nghĩ và cả văn hoá của họ. Giờ đọc xong cuốn này, có vẻ như họ lại làm cho mình thêm phần “nể phục”. Và cũng suy nghĩ lại về những nền giáo dục mà chính bản thân mình nhận được và đang làm tương tự với thế hệ trẻ quanh mình. Yêu thương bao nhiêu thì tàn nhẫn bấy nhiêu. Yêu đủ và đủ tàn nhẫn. 🤔🤔 cuốn sách đáng suy ngẫm cả đời đây!!


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

25 reviews1 follower

June 5, 2020

Cuốn sách viết về cách giáo dục con của một người mẹ người Do Thái. Câu chuyện của bà Sara cùng 3 người con của mình di cư tử Trung Quốc về Isarel. Tại đây bà đã thay đổi cách giáo dục con của mình - từ một bà mẹ nuông chiều con mình, bà đã thay đổi cách giáo dục giúp 3 đứa con trở nên thành công trong cuộc sống. Tuy nhiên, phần đầu cuốn sách hơi có khuynh hướng lặp đi lặp lại chủ để về việc cha mẹ nuông chiều con cái hay "thế hệ dâu tây" như trong cuốn sách đã đề cập mà điển hình là của cha mẹ Trung Quốc. Nhìn chung, một quyển sách nói về vấn đề dạy con thì "Vô cùng tàn nhẫn, vô cùng yêu thương" có thể là một trong những cuốn sách tham khảo cho cha mẹ về việc yêu thương con mình đúng cách.


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

185 reviews

February 11, 2019

Giản dị và không hoa hòe, nhiều đoạn văn mình đọc nghe hơi chán là đằng khác, bởi vì tác giả (như bà tự nhận) không phải là nhà văn. Bà chỉ là người mẹ tảo tần nuôi con có may mắn được trải nghiệm nền giáo dục ở cả 2 quốc gia Trung Quốc lẫn Israel. Bà viết sách này không phải để khoe khoang sự thành đạt của con mình mà đơn giản chỉ là mong muốn lan truyền những điều tốt đẹp đến mọi người (dễ thương quá). Những điều tác giả chia sẻ giúp mình có dịp nhìn nhận lại bản thân, nhận ra mình là một sản phẩm méo mó đến nhường nào. Rất chi đau lòng nhưng vẫn phải chấp nhận rằng yêu thương không phải là bản năng mà là môn học cần phải học, và thỉnh thoảng yêu thương cũng mang nghĩa là từ bỏ nữa.


March 3, 2019

Mình đã rất mất phương hướng khi làm mẹ: mình học theo những người mẹ hiện đại yêu con "không roi vọt", cố gắng làm một người mẹ dịu dàng, nhu mì nhưng vì đó không phải là bản chất của mình nên thật khó, và cuối cùng mình bị mắc kẹt trong cái lưới do mình giăng ra; khi mình yêu con "bằng roi vọt" thì lương tâm mình lại cắn rứt...Một thời gian dài mình cứ sống trong sự giằng xé như vậy, lúc nào mình cũng cảm thấy mình thật là một người mẹ kém cỏi. Nhưng rồi khi đọc cuốn sách mình đã tìm thấy đường đi cho mình: yêu bằng lý trí, chấp nhận nhìn thấy con gian khổ để trưởng thành.

personal-development


Sách nói bao nhiêu tàn nhẫn bấy nhiêu yêu thương năm 2024

217 reviews15 followers

June 10, 2020

Sách bị lặp khá nhiều. Mình nghĩ nội dung thực của cuốn sách chỉ bằng 2/3 tổng số trang sách được in.