Phu nu bao nhiêu tuổi thì sinh con tốt nhất năm 2024

Trong xã hội hiện đại, tỷ lệ vô sinh do tuổi tác ngày càng trở nên phổ biến do có nhiều phụ nữ chọn lựa lập gia đình trễ hoặc trì hoãn sinh con vì nhiều lý do như kinh tế, sự nghiệp giáo dục kéo dài và mục tiêu cá nhân, du lịch, bệnh tật hoặc đôi khi phải mất nhiều năm để tìm được "đối tác phù hợp".

Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi người cũng nhận thức được rủi ro rằng dù có khỏe mạnh hơn và chăm sóc bản thân tốt hơn bao giờ hết, điều này vẫn không thể bù đắp được cho SỰ SUY GIẢM KHẢ NĂNG SINH SẢN LIÊN QUAN ĐẾN TUỔI TỰ NHIÊN.

Vậy, độ tuổi lý tưởng để sinh con là bao nhiêu? Có hay không khả năng bảo tồn sinh sản khi độ tuổi còn trẻ?

Phu nu bao nhiêu tuổi thì sinh con tốt nhất năm 2024

1. Sức khỏe sinh sản có gì khác nhau giữa nam giới và nữ giới?

Khả năng sinh sản của nam giới không có giới hạn liên quan đến tuổi. Mặc dù chất lượng tinh trùng sẽ suy giảm phần nào khi nam giới già đi nhưng nhìn chung nó không trở thành vấn đề trước khi một người đàn ông ở độ tuổi 60.

Không giống như nam giới, khả năng sinh sản của phụ nữ giảm rõ rệt theo thời gian. Nguyên nhân đến từ việc giảm nhanh cả số lượng và đặc biệt là chất lượng trứng khi phụ nữ bước sang độ tuổi 30.

Khi sinh ra, phụ nữ có khoảng một triệu nang trứng – đây được xem như là tất cả “gia tài” vì số nang trứng sẽ giảm dần theo thời gian và không có bất kỳ phương pháp nào “sản xuất” thêm. Đến tuổi dậy thì, buồng trứng chỉ còn khoảng 300.000 nang trứng và trong đó, chỉ có khoảng 300 trứng sẽ rụng trong suốt độ tuổi sinh sản. Đến giai đoạn mãn kinh, buồng trứng còn khoảng 1000 nang trứng nhưng nó không còn khả năng sinh sản nữa.

2. Độ tuổi tốt nhất để có con?

Thông thường, những năm 20-30 tuổi đánh dấu thời điểm có khả năng sinh sản cao cho cả nam và nữ.

Theo Hiệp hội Y học Sinh sản Hoa Kỳ, phụ nữ giảm nhẹ khả năng sinh sản ở độ tuổi 30, và điều này sẽ giảm đáng kể ở độ tuổi từ 35 đến 45. Một người 30 tuổi khỏe mạnh có khoảng 20% ​​khả năng mang thai mỗi tháng. Ở tuổi 40, con số đó giảm xuống dưới 5% mỗi chu kỳ. Càng lớn tuổi khả năng mang thai tự nhiên càng thấp, không những thế còn làm tăng các biến chứng trong thai kỳ và nguy cơ bất thuờng thai nhi cao.

3. Khi nào bạn cần giúp đỡ?

Vô sinh thường được chẩn đoán nếu người phụ nữ không mang thai sau 1 năm quan hệ và không sử dụng biện pháp tránh thai nào.

Tuy nhiên, từ 35 tuổi trở lên, việc đánh giá nên bắt đầu sau 6 tháng cố gắng nhưng không thụ thai.

Nếu một cặp vợ chồng có một vấn đề y tế rõ ràng ảnh hưởng đến khả năng thụ thai như không có kinh nguyệt (vô kinh), rối loạn chức năng tình dục, tiền sử bệnh lý vùng chậu hoặc phẫu thuật trước đó, nên khám và đánh giá vô sinh ngay.

4. Điều gì xảy ra nếu bạn bỏ lỡ độ tuổi lý tưởng?

Nếu mọi người bỏ lỡ độ tuổi lý tưởng để sinh con, vẫn có thể có con nhờ vào các phương pháp hỗ trợ sinh sản hoặc thông qua việc sử dụng tinh trùng, trứng hoặc phôi của người hiến tặng hoặc nhận nuôi một đứa trẻ.

Với bất kỳ phương pháp điều trị nào, tuổi của phụ nữ đều ảnh hưởng đến cơ hội mang thai. Điều đó có nghĩa là: dù có điều trị, bạn vẫn nên điều trị càng sớm càng tốt vì càng muộn thì tỷ lệ thành công càng thấp. Sau 40 tuổi, xin trứng và thực hiện IVF (Thụ tinh trong ống nghiệm) được tư vấn nhằm tăng khả năng thành công, nhưng nhiều cặp vợ chồng hoặc phụ nữ độc thân ở độ tuổi 40 chọn chấp nhận cơ hội mang thai thấp hơn và sử dụng trứng của chính họ. Ở tuổi 43, cơ hội mang thai qua IVF là dưới 5% và ở tuổi 45, sử dụng trứng của người hiến tặng là cách thay thế hợp lý duy nhất.

5. Bảo tồn khả năng sinh sản

Phụ nữ muốn trì hoãn việc sinh con cho đến cuối độ tuổi 30 hoặc đầu 40 có thể xem xét các phương pháp bảo tồn khả năng sinh sản như đông lạnh phôi sau thụ tinh ống nghiệm hoặc trữ lạnh trứng để sử dụng sau. Kể từ đầu năm 2020, Đơn vị Hỗ trợ sinh sản IVF Phương Châu đã triển khai thực hiện các kỹ thuật này.

Sự thành công của phôi đông lạnh sau IVF khá tốt, nhưng nó đòi hỏi người phụ nữ phải có bạn tình hoặc sử dụng tinh trùng Trữ lạnh trứng của người hiến tặng.

Trữ lạnh trứng để bảo tồn khả năng sinh sản là một xu hướng mới đầy hứa hẹn. Bạn có thể trữ lạnh trứng khi chưa lập gia đình và sau đó khi có ý định sinh con, có thể rã đông trứng và thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản. Khi trữ trứng ở độ tuổi càng cao thì tỷ lệ thành công bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản sau khi rã đông trứng càng thấp vì vậy nên cân nhắc trữ trứng sớm khi đã có ý định trì hoãn lâu dài việc sinh con trong tương lai.

Các bác sĩ cho biết phụ nữ mang thai khi lớn tuổi bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản hoặc phương pháp tự nhiên đều tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của thai phụ và thai nhi.

Làm mẹ khi ở chức... bà nội

Tháng 4-2023, Bệnh viện Quân y 354 (Hà Nội) cho biết đã đỡ đẻ thành công cho một sản phụ sinh thường bé gái nặng 3,2kg ở tuổi 51. Sản phụ này đã là bà nội của hai cháu 11 tuổi và 7 tuổi, mang thai hoàn toàn tự nhiên.

Theo chia sẻ của sản phụ, khi nhận thấy không có kinh nguyệt bà cứ nghĩ là mình đã mãn kinh, cho đến khi thấy trong bụng có em bé đạp mới đi siêu âm, bất ngờ biết mình mang thai ở tuần thứ 22.

Sản phụ có ý định bỏ thai vì tuổi đã cao, cháu nội đã lớn và xấu hổ với mọi người, thế nhưng gia đình vẫn quyết định sinh em bé. Suốt quá trình mang thai, sản phụ thường xuyên thăm khám định kỳ, theo dõi và thai nhi không có gì bất thường. Rất may mắn sản phụ sinh đúng dự kiến và em bé chào đời khỏe mạnh.

Hay như mới đây, Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng cho biết cũng đã mổ đẻ thành công cho một sản phụ 60 tuổi, sinh con gái nặng 3,1kg.

Khi ở tuổi 59 vì quá khao khát có con nên hai vợ chồng sản phụ này đã tìm đến trung tâm hỗ trợ sinh sản của bệnh viện để được hỗ trợ thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. Sau khi chuyển phôi thành công, thai kỳ phát triển thuận lợi, bệnh viện mổ đẻ thành công cho sản phụ.

Bác sĩ CKI Vũ Thị Thu - khoa sản, Bệnh viện Đa khoa khu vực Thủ Đức (TP.HCM) - cho biết trong quá trình thăm khám và điều trị tại bệnh viện, bác sĩ cũng đã tiếp nhận không ít sản phụ mang thai trong độ tuổi 50 - 60. Điển hình như một sản phụ 51 tuổi, đã có cháu nội cháu ngoại, đến bệnh viện thăm khám vì thấy bụng mình to lên nhưng nghĩ là do khối u.

Tuy nhiên khi siêu âm thì phát hiện mình đã mang thai. Sau khi được các bác sĩ đánh giá các yếu tố nguy cơ, thai nhi không có bất thường, sản phụ này quyết định sinh em bé và may mắn em bé ra đời hoàn toàn khỏe mạnh.

Càng lớn tuổi mang thai rủi ro càng cao

Bác sĩ Thu cho biết trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh, phụ nữ trải qua giai đoạn tiền mãn kinh, thời gian có thể kéo dài từ 3-5 năm. Ở giai đoạn này, nữ giới có thể xuất hiện các triệu chứng như cơn bốc hỏa, tâm trạng thay đổi, kinh nguyệt không đều, thưa dần... Do vậy, nhiều người thường nghĩ rằng mình không còn khả năng có thai dẫn đến có thai mà không hay biết.

Thực tế, ở giai đoạn tiền mãn kinh nữ giới vẫn có khả năng mang thai, mặc dù tỉ lệ không cao vì lúc này buồng trứng vẫn còn hoạt động trước khi ngừng hẳn. Trong giai đoạn này, nữ giới không nên chủ quan và vẫn nên có biện pháp tránh thai phù hợp.

Bác sĩ Thu cho hay đối với những sản phụ lớn tuổi khi mang thai nguy cơ em bé gặp phải những bất thường sẽ cao.

Cụ thể, thai nhi có thể mắc một số khiếm khuyết theo hướng lệch bội nhiễm sắc thể như hội chứng Down - đây là hội chứng dễ gặp nhất có liên quan đến tuổi người mẹ, đặc biệt khi đã lớn tuổi. Ngoài ra, sản phụ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ khác như sẩy thai, sinh non, tiền sản giật...

"Trường hợp nếu lỡ mang thai trong độ tuổi tiền mãn kinh, thai phụ phải tuân thủ tuyệt đối theo hướng dẫn của các bác sĩ. Chú ý đến thăm khám đầy đủ để sàng lọc những yếu tố nguy cơ cho cả mẹ và bé", bác sĩ Thu nhấn mạnh.

Một chuyên gia về sản khoa tại TP.HCM cũng cho biết thêm tại Việt Nam hiện nay đa phần các trường hợp mang thai trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh đều nhờ phương pháp hỗ trợ sinh sản. Tuy nhiên, nếu mang thai ở giai đoạn này bằng cả phương pháp hỗ trợ sinh sản hoặc tự nhiên, nguy cơ bất thường thai nhi là rất lớn, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho cả mẹ và bé.

Theo vị chuyên gia này, giai đoạn tiền mãn kinh của phụ nữ thường kéo dài từ 45 - 55 tuổi. Giai đoạn này trứng đã già, do đó nguy cơ xuất hiện các gene xấu rất lớn. Kể cả phương pháp mang thai bằng hỗ trợ sinh sản hoặc tự nhiên đều tiềm ẩn nguy cơ thai nhi bị dị tật.

Ngoài ra, khi lớn tuổi, trứng và tinh trùng sẽ kém chất lượng khiến thai nhi có nguy cơ mắc phải hội chứng Down rất cao.

"Nhiều phụ nữ khi lớn tuổi có thể mắc một số bệnh lý như cao huyết áp, đái tháo đường... nếu mang thai sẽ nguy hiểm tính mạng cả mẹ và bé, sản phụ sẽ khó sinh thường mà phải mổ lấy thai. Sau khi sinh xong, những sản phụ này có độ hồi phục sức khỏe kém, cần nhiều thời gian để hồi phục hơn. Chưa kể, việc chăm con khi quá độ tuổi lao động cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của trẻ", vị chuyên gia này cho hay.

Các bác sĩ khuyến cáo trong giai đoạn tiền mãn kinh, phụ nữ trung niên nên tuân thủ các biện pháp tránh thai an toàn như uống thuốc tránh thai, dùng que tránh thai, đặt vòng... tùy theo tình trạng sức khỏe của mỗi người, bởi phụ nữ lớn tuổi có nhiều rủi ro khi mang thai và sinh con.

Nữ giới nên sinh con trong độ tuổi nào?

Bác sĩ Trịnh Nhật Thu Hương - trưởng khoa chăm sóc trước sinh, Bệnh viện Từ Dũ (TP.HCM) - cho biết giai đoạn vàng trong độ tuổi sinh sản của nữ là từ 20 - 25 tuổi. Đây là giai đoạn mà buồng trứng phát triển tối ưu, ít bị bất thường nhất. Một trong những yếu tố tối ưu để có em bé khỏe mạnh là phải mang thai trong giai đoạn còn trẻ.

Đối với trường hợp phụ nữ trên 35 tuổi đã có thai, bác sĩ Hương cho biết sản phụ sẽ phải tuân theo quy trình khám thai kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phụ nữ nên sinh con trước tuổi bao nhiêu?

Xét về khả năng thụ thai thì 20 – 24 là độ tuổi tốt nhất, nhưng ở khía cạnh chăm sóc con cái sau sinh thì phụ nữ 25 – 34 tuổi thuận lợi hơn do khả năng ổn định hơn về tâm lý, tài chính… Nhìn chung, ở độ tuổi 20 – 34, phụ nữ đều được bác sĩ tư vấn nên sinh con.

Tại sao phụ nữ lớn tuổi không nên sinh con?

Ở phụ nữ 40 tuổi trở lên, nguy cơ mắc các biến chứng thai kỳ, chẳng hạn như huyết áp cao, tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ cũng tăng lên. Tỷ lệ dị tật bẩm sinh hoặc tình trạng di truyền ở em bé cũng tăng lên.

Tại sao phụ nữ không nên sinh con khi dưới 16 tuổi hay trên 35 tuổi?

Ngoài ra, khi phụ nữ lớn tuổi, chất lượng trứng và khả năng thụ tinh giảm đi, do đó tăng khả năng gặp khó khăn trong việc thụ tinh và mang thai tự nhiên. Hơn nữa, phụ nữ lớn tuổi tăng nguy cơ mắc các tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung.

Bao nhiêu tuổi thì ko nên sinh con?

Mặc dù có thể mang thai từ khi có kỳ kinh nguyệt đầu tiên đến thời kỳ mãn kinh song các chuyên gia cho biết, nên hạn chế sinh con sau tuổi 30. Bắt đầu từ tuổi 32, nguy cơ sinh con mang dị tật hoặc sảy thai do giảm chất lượng trứng là rất cao.