Phiếu nhận xét, đánh giá xếp loại video bài giảng trực tuyến

PHIẾU ĐÁNH GIÁ TIẾT DẠY

[Cấp tiểu học]

Họ tên người dạy:……………………………………………………………………...

Tên bài:………………………………………………………Tiết PPCT………………….

Môn:……………………Lớp:……………Tiết thứ :……………..Ngày dạy:……………….........

Họ tên người cùng dự:………………………………………………………………………...

Diễn biến bài giảng

[Theo nội dung cần trao đổi]

Nhận xét

[Ưu, nhược điểm]

................................................................................................

......................................................................


1. Nhận xét chung

Các mặt

Tiêu chí đánh giá

Điểm tối đa

Điểm đánh giá

Nhận xét

Nội dung [6 điểm]

1. Xác định được vị trí, mục tiêu và kiến thức kĩ năng trọng tâm bài học.

2,5

2. Học sinh đạt được các phẩm chất, năng lực trong bài học.

2,0

3. Có tính cập nhật, liên hệ thực tiển thể hiện tính giáo dục.

1,5

Phương pháp [10 điểm]

4. Tổ chức hoạt động học tập linh hoạt sáng tạo và phù hợp để đạt mục tiêu bài học.

2,5

5. Các phương tiện dạy học sử dụng hợp lí, hiệu quả.

1,0

6. Các nhiệm vụ giao cho học sinh đa dạng, có tính phân hoá cho đối tượng, kích thích sự sáng tạo của học.

2,0

7. Học sinh tham gia học tập

* Chủ động, tích tực, tự giác, sáng tạo phù hợp với nhận thức từng đối tượng.

* Có sự tương tác, hợp tác.

3,0

8. HS được tạo điều kiện liên hệ những kiến thức đã biết để phát hiện kiến thức mới, rèn luyện kĩ năng, vận dụng vào thực tế.

1,0

9. Phân bố thời gian cho các hoạt động hợp lí. Đảm bảo thời gian quy định

0,5

Đánh giá

[4 điểm]

10. Tổ chức hoạt động đánh giá linh hoạt phù hợp, kết hợp đánh giá của GV và HS.

1,0

11. HS có cơ hội tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau.

1,0

12. Đạt được mục tiêu bài học.

2,0

Tổng cộng

20,0

Xếp loại

Ngày …… tháng …… năm …..….

NGƯỜI DẠY

[Ký, ghi rõ họ tên]

NGƯỜI ĐÁNH GIÁ

[Ký, ghi rõ họ tên]

*Cách xếp loại:

+ Loại giỏi:Điểm tổng cộng đạt từ 17-20 điểm, các yêu cầu 2,4,5,7,9, đạt điểm tối đa [Tổng cộng 9 điểm]

+ Loại khá:Điểm tổng cộng đạt từ 13-16,5 điểm, các yêu cầu 2,4,7 đạt điểm tối đa [tổng cộng 7,5 điểm]

+ Loại trung bình:Điểm tổng cộng đạt từ 10 -12,5 điểm, các yêu cầu 2 và 4 đạt điểm tối đa [tổng cộng 4,5 điểm]

+ Yếu, kém:[dưới 10 điểm]

Hướng dẫn đánh giá bài dạy

[Theo Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo]

Thực hiện Công văn số 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn đánh giá bài dạy như sau:

A. TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ BÀI DẠY

1. Tiêu chí đánh giá

Nội dungTiêu chí Điểm tối đãĐiểm đánh giá

Kế

hoạch bài

dạy

1

Mức độ phù hợp của các hoạt động học với mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học được sử dụng.

1,00

2

Mức độ rõ ràng, chính xác của mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện mỗi hoạt động học của học sinh.

2,00

3

Mức độ phù hợp của thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng để tổ chức các hoạt động học của học sinh.

1,00

4

Mức độ phù hợp của phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh.

2,00

Hoạt

động

của

giáo

viên

5

Mức độ chính xác, phù hợp, sinh động, hấp dẫn của nội dung, phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh.

2,00

6

Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh.

1,00

7

Mức độ phù hợp, hiệu quả của các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập.

2,00

8

Mức độ chính xác, hiệu quả trong việc tổng hợp, phân tích, đánh giá quá trình và kết quả học tập của học sinh [làm rõ nghững nội dung/yêu cầu về kiến thức, kĩ năng học sinh cần ghi nhận được].

2,00

Hoạt

động

của

học

sinh

9

Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của tất cả học sinh trong lớp.

2,00

10

Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập

2,00

11

Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, trao đổi, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập.

2,00

12

Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.

1,00

Tổng

20.00

2. Đánh giá và cho điểm

Các tiêu chí được nhận xét, đánh giá theo 3 mức1: Đạt mức 1 cho khoảng 50-65% điểm tối đa; Đạt mức 2 cho khoảng 65-80% điểm tối đa; Đạt mức 3 cho khoảng 80-100% điểm tối đa.

Cho điểm đánh giá thành phần là bội số của 0,25.

3. Xếp loại bài dạy

- Giỏi: tổng điểm đạt từ 18 đến 20 điểm.

- Khá: tổng điểm từ 13,5 điểm đến dưới 18,0 điểm.

- Trung bình: tổng điểm từ 10 đến dưới 13,5 điểm.

-Không đạt yêu cầu: dưới 10,0 điểm.

II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ

I. Kế hoạch bài dạy

1. Các hoạt động học được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu nhằm huy động kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh để chuẩn bị học kiến thức/kĩ năng mới nhưng chưa tạo được mâu thuẫn nhận thức để đặt ra vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Kiến thức mới được trình bày rõ ràng, tường minh bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới. Có câu hỏi/bài tập vận dụng trực tiếp những kiến thức mới học nhưng chưa nêu rõ lí do, mục đích của mỗi câu hỏi/bài tập. Có yêu cầu học sinh liên hệ thực tế/bổ sung thông tin liên quan nhưng chưa mô tả rõ sản phẩm vận dụng mà học sinh phải thực hiện.

Mức 2: Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có của học sinh; tạo được mâu thuẫn nhận thức. Kiến thức mới được thể hiện trong kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng; có câu hỏi/lệnh cụ thể cho học sinh hoạt động để tiếp thu kiến thức mới và giải quyết được đầy đủ tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Nêu rõ yêu cầu và mô tả rõ sản phẩm vận dụng mà học sinh phải thực hiện.

Mức 3: Tình huống/câu hỏi/nhiệm vụ mở đầu gần gũi với kinh nghiệm sống của học sinh và chỉ có thể được giải quyết một phần hoặc phỏng đoán được kết quả nhưng chưa lí giải được đầy đủ bằng kiến thức/kĩ năng đã có; đặt ra được vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Kiến thức mới được thể hiện bằng kênh chữ/kênh hình/kênh tiếng gắn với vấn đề cần giải quyết; tiếp nối với vấn đề/câu hỏi chính của bài học để học sinh tiếp thu và giải quyết được vấn đề/câu hỏi chính của bài học. Hệ thống câu hỏi/bài tập được lựa chọn thành hệ thống, gắn với tình huống thực tiễn; mỗi câu hỏi/bài tập có mục đích cụ thể, nhằm rèn luyện các kiến thức/kĩ năng cụ thể. Hướng dẫn để học sinh tự xác định vấn đề, nội dung, hình thức thể hiện của sản phẩm vận dụng.

2. Mục tiêu, nội dung, sản phẩm, cách thức tổ chức thực hiện các hoạt động được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Mục tiêu của mỗi hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động đó được mô tả rõ ràng nhưng chưa nêu rõ phương thức hoạt động của học sinh/nhóm học sinh nhằm hoàn thành sản phẩm học tập.

Mức 2: Mục tiêu và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; phương thức tổ chức hoạt động cho học sinh được trình bày cụ thể, thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập cần hoàn thành.

Mức 3: Mục tiêu, cách thức hoạt động và sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động được mô tả rõ ràng; cách thức tổ chức hoạt động học cho học sinh thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập và đối tượng học sinh.

3. Thiết bị dạy học và học liệu được lựa chọn để sử dụng trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành nhưng chưa mô tả rõ cách thức mà học sinh hoạt động với thiết bị dạy học và học liệu đó.

Mức 2: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hành động [đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành] với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng.

Mức 3: Thiết bị dạy học và học liệu thể hiện được sự phù hợp với sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành; cách thức mà học sinh hoạt động [đọc/viết/nghe/nhìn/thực hành] với thiết bị dạy học và học liệu đó được mô tả cụ thể, rõ ràng, phù hợp với kĩ thuật dạy học tích cực được sử dụng.

4. Phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình tổ chức hoạt động học của học sinh được thiết kế trong Kế hoạch bài dạy

Mức 1: Phương án kiểm tra, đánh giá sản phẩm học tập mà học sinh phải hoàn thành trong mỗi hoạt động học được mô tả nhưng chưa rõ phương án kiểm tra trong quá trình hoạt động học của học sinh.

Mức 2: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trong các hoạt động học.

Mức 3: Phương án kiểm tra, đánh giá quá trình hoạt động học và sản phẩm học tập của học sinh được mô tả rõ, trong đó thể hiện rõ các tiêu chí cần đạt của các sản phẩm học tập trung gian và sản phẩm học tập cuối cùng của các hoạt động học.

II. Hoạt động của giáo viên

1. Phương pháp và hình thức chuyển giao nhiệm vụ học tập cho học sinh

Mức 1: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập phải hoàn thành, đảm bảo cho phần lớn học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ phải thực hiện.

Mức 2: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho hầu hết học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

Mức 3: Câu hỏi/lệnh rõ ràng về mục tiêu, nội dung, sản phẩm học tập, phương thức hoạt động gắn với thiết bị dạy học và học liệu được sử dụng; đảm bảo cho 100% học sinh nhận thức đúng nhiệm vụ và hăng hái thực hiện.

2. Khả năng theo dõi, quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh

Mức 1: Theo dõi, bao quát được quá trình hoạt động của học sinh/nhóm học sinh; phát hiện được những học sinh/nhóm học sinh có yêu cầu được giúp đỡ hoặc có biểu hiện đang gặp khó khăn.

Mức 2: Quan sát được cụ thể quá trình hoạt động trong từng học sinh/nhóm học sinh; phát hiện được khó khăn cụ thể mà học sinh/nhóm học sinh gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

Mức 3: Quan sát được một cách chi tiết quá trình thực hiện nhiệm vụ đến từng học sinh/nhóm học sinh; chủ động phát hiện được khó khăn cụ thể và nguyên nhân mà từng học sinh/nhóm học sinh đang gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

3. Các biện pháp hỗ trợ và khuyến khích học sinh hợp tác, giúp đỡ nhau khi thực hiện nhiệm vụ học tập:

Mức 1: Đưa ra được những gợi ý, hướng dẫn cụ thể cho học sinh/nhóm học sinh vượt qua khó khăn và hoàn thành được nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 2: Chỉ ra cho học sinh/nhóm học sinh những sai lầm có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng khái quát để học sinh/nhóm học sinh tiếp tục hoạt động và hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 3: Chỉ ra cho học sinh/nhóm học sinh những sai lầm có thể đã mắc phải dẫn đến khó khăn; đưa ra được những định hướng khái quát; khuyến khích được học sinh hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để hoàn thành nhiệm vụ học tập được giao.

4. Tổng hợp, phân tích, đánh giá kết quả hoạt động và quá trình thảo luận của học sinh

Mức 1: Có câu hỏi định hướng để học sinh/nhóm học sinh tích cực tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện sản phẩm học tập lẫn nhau trong nhóm hoặc toàn lớp; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

Mức 2: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo, nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận; nhận xét, đánh giá về sản phẩm học tập được đông đảo học sinh tiếp thu, ghi nhận.

Mức 3: Lựa chọn được một số sản phẩm học tập điển hình của học sinh/nhóm học sinh để tổ chức cho học sinh trình bày, báo cáo nhận xét, đánh giá, bổ sung, hoàn thiện lẫn nhau; câu hỏi định hướng của giáo viên giúp hầu hết học sinh tích cực tham gia thảo luận, tự đánh giá và hoàn thiện được sản phẩm học tập của mình và của bạn.

III. Hoạt động của học sinh

1. Khả năng tiếp nhận và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Mức 1: Phần lớn học sinh tiếp nhận đúng nhiệm vụ và sẵn sàng bắt tay vào thực hiện nhiệm vụ được giao, tuy nhiên vẫn còn một số học sinh bộc lộ chưa hiểu rõ nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 2: Hầu hết học sinh tiếp nhận đúng và sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ, tuy nhiên còn một vài học sinh bộc lộ thái độ chưa tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

Mức 3: Tất cả học sinh tiếp nhận đúng và hăng hái, tự tin trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập được giao.

2. Mức độ tích cực, chủ động, sáng tạo, hợp tác của học sinh trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập

Mức 1: Nhiều học sinh tỏ ra tích cực, chủ động hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; tuy nhiên, một số học sinh có biểu hiện dựa dẫm, chờ đợi.

Mức 2: Hầu hết học sinh tỏ ra tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập; còn một vài học sinh lúng túng hoặc chưa thực sự tham gia vào hoạt động nhóm.

Mức 3: Tất cả học sinh tích cực, chủ động, hợp tác với nhau để thực hiện nhiệm vụ học tập; nhiều học sinh/nhóm học sinh có sáng tạo trong cách thức thực hiện nhiệm vụ.

3. Mức độ tham gia tích cực của học sinh trong trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

Mức 1: Nhiều học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; tuy nhiên, nhiều học sinh/nhóm học sinh thảo luận chưa sôi nổi; vai trò của nhóm trưởng [đối với hoạt động nhóm] chưa thật nổi bật; vẫn còn một số học sinh không trình bày được quan điểm của mình hoặc tỏ ra không hợp tác trong quá trình làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức 2: Hầu hết học sinh hăng hái, tự tin trình bày, trao đổi ý kiến/quan điểm của cá nhân; đa số học sinh/nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, tự tin; đa số nhóm trưởng [đối với hoạt động nhóm] đã biết cách điều hành thảo luận nhóm; nhưng vẫn còn một vài học sinh không tích cực trong quá trình làm việc cá nhân/nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

Mức 3: Tất cả học sinh tích cực, hăng hái, tự tin trong việc trình bày, trao đổi ý kiến, quan điểm của cá nhân; các học sinh/nhóm học sinh thảo luận sôi nổi, tự tin; các nhóm trưởng [đối với hoạt động nhóm] đều tỏ ra biết cách điều hành và khái quát nội dung trao đổi, thảo luận của nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập.

4. Mức độ đúng đắn, chính xác, phù hợp của các kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh

Mức 1: Nhiều học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; tuy nhiên, vẫn còn một số học sinh chưa hoàn thành hoặc không hoàn thành hết nhiệm vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ còn chưa chính xác, phù hợp với yêu cầu.

Mức 2: Đa số học sinh trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; song vẫn còn một vài học sinh trình bày/diễn đạt kết quả chưa rõ ràng do chưa nắm vững yêu cầu.

Mức 3: Tất cả học sinh đều trả lời câu hỏi/làm bài tập đúng với yêu cầu của giáo viên về thời gian, nội dung và cách thức trình bày; nhiều câu trả lời/đáp án mà học sinh đưa ra thể hiện sự sáng tạo trong suy nghĩ và cách thể hiện.

Bản tự nhận xét đánh giá của giáo viên năm 2020 - 2021

  • Cách đánh giá, phân loại giáo viên cuối năm học theo Nghị định 90
    • Đánh giá hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ không cần có sáng kiến kinh nghiệm
    • Giáo viên bị kỷ luật sẽ xếp không hoàn thành nhiệm vụ
    • Quy trình đánh giá, xếp loại giáo viên
  • Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên - Mẫu 1
  • Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên - Mẫu 2
  • Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên - Mẫu 3
  • Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên - Mẫu 4
  • Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên - Mẫu 5
  • Bản tự nhận xét đánh giá, xếp loại của giáo viên - Mẫu 6

Phiếu thẩm định giáo án điện tử[mới]

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây [103.57 KB, 4 trang ]

UBND TỈNH LÂM ĐỒNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU THẨM ĐỊNH GIÁO ÁN – BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ
MÔN:…………………
Tên bài giảng:……………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Thời lượng:…………….………… Tiết thứ:……….…………… Khối lớp:…………………………
Chương trình:…………… ………………………… [đối với THPT hoặc bộ môn nghề]
Họ tên người soạn giáo án:…………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………………
Họ tên người thẩm định:……………………………………………………………………………….
Đơn vị công tác:………………………………………………………………………………………
Số điện thoại:……………………………………………………………………………………
I. Đánh giá tiêu các tiêu chí:
1.Tiêu chí về nội dung [20 đểm]
Tiêu chí về nội dung [20 đểm]
Tốt
[2 đ]
Khá
[1,5 đ]
Đạt
[1 đ]
Không
đạt
[0 đ]
Điểm
1.1. Bài giảng điện tử hỗ trợ dạy học phải đảm bảo
đúng với chương trình, chuẩn kiến thức kỹ năng và
sách giáo khoa của lớp học, bậc học.
1.2. Nội dung bài giảng đảm bảo tính chính xác,
khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn và nội


dung, phương pháp bài dạy. Thể hiện nổi bật được
bài học; khơi gợi được tính tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh trong nhận thức, luyện tập.
- Đảm bảo chính xác về nội dung kiến thức,
nội dung tư tưởng; chính xác về chính tả, từ ngữ…
- Khoa học trong cách thiết kế, trình bày. Các
slide không quá nhiều [bình thường ≤ 30 slide /
1tiết], được thiết kế phù hợp với đặc trưng bộ môn,
có tác dụng giúp học sinh suy nghĩ, tìm tòi, khám
phá, luyện tập. Nội dung các slide được thiết kế,
trình bày sao cho thể hiện nổi bật kiến thức, có tính
hệ thống, trình tự, logic; hình thức thẩm mỹ, hấp
dẫn, giúp học sinh tập trung chú ý, không gây phân
tán chú ý của học sinh; phù hợp với PPDH tích cực
- thể hiện rõ dụng ý dẫn dắt học sinh suy nghĩ, tìm
tòi, khám phá…
1.3. Trình bày cô đọng không đưa quá nhiều nội
dung lý thuyết từ sách giáo khoa vào bài giảng.
Hàm lượng lý thuyết, kỹ năng vận dụng, câu hỏi
gợi mở, kiến thức trọng tâm và bài tập cũng cố cần
thiết kế hợp lý.
1.4. Bài giảng phải được viết dưới dạng mở để giáo
viên có thể chủ động bổ sung hoặc thay đổi cho phù
hợp với tiết dạy thực tế.
1.5. Minh họa sinh động: Bài giảng phải có hình
ảnh minh họa trực quan và sinh động, ưu tiên chọn
bài giảng có hình ảnh động sát hợp với nội dung bài
giảng, tạo sự phấn khích và ấn tượng với học sinh.
1.6. Các phần mềm giáo khoa và các slide, các
phim tư liệu [nếu có] làm rõ và thể hiện được sinh

động nội dung bài học, đạt hiệu quả cao cho minh
hoạ, khám phá, hệ thống hóa và làm rõ trọng tâm
kiến thức. Ghép nối giữa phần mềm giáo khoa và
phim tư liệu khéo léo, phù hợp trình tự bố cục,
logic bài học. Tùy bài chọn dùng phần mềm ứng
dụng và các slide chữ, slide hình [hình động hoặc
hình tĩnh], slide sơ đồ cho phù hợp. Nội dung và dữ
liệu trong các slide phải đảm bảo minh họa, hệ
thống hóa được kiến thức [đặc biệt phần trọng tâm
bài], hướng dẫn học sinh tìm tòi, khám phá bài học.
Phần mềm ứng dụng đạt hiệu quả cao và sinh động
trong thể hiện kiến thức và dẫn dắt học sinh xây
dựng bài học.
1.7. Câu hỏi – giải đáp: đảm bảo chính xác, thích
hợp với nội dung
[có sự tương tác giữa tư liệu dạy học với học sinh,
giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với học
sinh]
1.8. Câu hỏi – giải đáp: đảm bảo tính logic của vấn
đế
1.9. Câu hỏi – giải đáp: Phản hồi của giáo viên
mang tính sư phạm cao
1.10. Trắc nghiệm sinh động, đạt hiệu quả củng cố,
luyện tập, đánh giá tiết học
Cộng điểm:
2. Tiêu chí về hình thức [10 đ]
Tiêu chí về hình thức [10 đ]
Tốt
[2 đ]
Khá

[1,5 đ]
Đạt
[1 đ]
Không
đạt
[0 đ]
Điểm
2.1. Thiết kế kênh chữ, kênh hình, âm thanh phù
hợp, khoa học
2.2. Giao diện đối thoại tương tác giữa thầy và trò
phải có tính sư phạm, động viên và kích thích học
sinh tư duy năng động
2.3. Giao diện thân thiện, có tính thẩm mỹ, phù hợp
với lứa tuổi học sinh, tạo cảm giác hứng thú trong
học tập
2.4. Trình bày thẩm mỹ, rõ nét, dễ hiểu, dễ nắm,
kích thích được sự hưng phấn, tích cực, chủ động,
sáng tạo của học sinh.
2.5. Hình và chữ phải rõ, nét, cỡ chữ đủ lớn để
xem, gọn lời, trình bày đẹp và có tính trực quan, thể
hiện nổi bật được kiến thức.
Các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh, chuyển
động được sử dụng hợp lý, không bị lạm dụng,
không quá tải đối với học sinh, không gây nhiễu
loạn làm mất tập trung vào bài học. Các hiệu ứng
không làm học sinh phân tán chú ý, không quá
nhiều, sử dụng có cân nhắc đến ảnh hưởng bất lợi
của nó, các dòng chữ chuyển động quá cầu kỳ hoặc
rời rạc. Màu sắc sặc sỡ, lòe loẹt; âm thanh ồn ào
chối tai khi chuyển slide hoặc đánh dấu trắc

nghiệm. Phối màu không khoa học khiến các dòng
chữ mờ nhạt, khó nhìn, khó thấy chữ, …
Cộng điểm:
3. Tiêu chí về kỹ thuật [10 đ]
Tiêu chí về kỹ thuật [10 đ]
Tốt
[2 đ]
Khá
[1,5 đ]
Đạt
[1 đ]
Không
đạt
[0 đ]
Điểm
3.1. Sử dụng đa phương tiện
phim [Video], âm thanh [Audio], tranh ảnh
[Image], hoạt hình [Flash], các file EXE, nhúng,
liên kết…
3.2. Thiết kế khoa học, dễ sử dụng, nâng cấp, bổ
sung, điều chỉnh, có tính sáng tạo …
3.3. Giáo viên làm chủ được kỹ thuật, thao tác
nhuần nhuyễn, trình chiếu không trục trặc
- Phối hợp nhịp nhàng giữa trình chiếu với ghi
bảng, ghi vở, ăn khớp giữa các slide với lời giảng,
hoạt động của thầy - trò, với tiến trình bài dạy
3.4. Sử dụng công cụ, phần mềm, …
3.5. Nhịp độ trình chiếu và triển khai bài dạy vừa
phải, phù hợp với sự tiếp thu của phần đông học
sinh. Học sinh theo dõi kịp và ghi vở kịp

Cộng điểm:
4. Tiêu chí về hiệu quả [10đ]
Tiêu chí về hiệu quả [10đ] Tốt
[2 đ]
Khá
[1,5 đ]
Đạt
[1 đ]
Không
đạt
[0 đ]
Điểm
4.1. Thực hiện được mục tiêu bài học - HS hiểu bài
bài và hứng thú học tập
4.2. Học sinh tích cực, chủ động tìm ra bài học
4.3. Học sinh được thực hành-luyện tập [rèn luyện
kỹ năng]
4.4.Đánh giá được kết quả giờ dạy
4.5. Phát huy được tác dụng nổi bật của CNTT mà
bảng đen và các ĐDDH khác khó đạt được
Cộng điểm:
Tổng cộng điểm: …………………… Xếp loại: ……………………
Không đạt: < 25 ; Đạt: từ 25 đến < 30; Trung bình: từ 30 đến 35; Khá: từ 35 đến < 40 Tốt: từ 40 đến 50
II. Nhận xét các tiêu chí:
1. Nội dung:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
2. Hình thức:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
3. Kỹ thuật:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
4. Hiệu quả:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
III. Đánh giá chung:
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………………
Đà Lạt, ngày tháng năm 2010
Người thẩm định
[ký và ghi rõ họ tên]

Tất cả để có một tiết học online hiệu quả

Cổ nhân nói “biết mình biết ta, trăm trận trăm thắng”. Khi bạn đã hiểu rõ học sinh, hiểu hơn bản thân mình và hoàn cảnh thực tế, bạn cần phải biết cách vận dụng những hiểu biết đó sao cho phù hợp và hiệu quả nhất.
Quickview

IV - VẬN DỤNG PHÙ HỢP

Nội dung bài giảng cần được cô đọng. Khi giảng dạy online, việc này rất quan trọng để lượng kiến thức, nội dung bài giảng vừa đủ và trọng tâm với từng đối tượng học sinh. Các nhiệm vụ học tập cần được chia nhỏ. Giáo viên nên chuẩn bị thật kỹ các học liệu, sẵn sàng cho các hoạt động trong tiết dạy. Đặc biệt để đỡ nhàm chán, tăng tính tương tác và hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức, giáo viên nên thiết kế sao cho đa dạng các hoạt động học tập, kết hợp hài hoà các hình thức học tập [kênh hình, kênh chữ, kênh tiếng, các trò chơi, thử thách, dự án nhỏ…]; lên kế hoạch cụ thể cho các nhiệm vụ học tập [nhiệm vụ nào thảo luận, nhiệm vụ nào tự nghiên cứu, nhiệm vụ nào làm việc nhóm, …]; tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các công cụ đánh giá xem sẽ áp dụng công cụ nào ở giai đoạn nào, tình huống nào...

Giảng dạy online thì công nghệ là yếu tố quan trọng.

Nếu chúng ta không phải là người giỏi công nghệ, hoặc bộ môn của bạn trước giờ không cần hoặc sử dụng rất ít công nghệ [ví dụ như thể dục, quốc phòng] thì bây giờ chúng ta cần phải biết các công nghệ và công cụ phục vụ giảng dạy. Tuy nhiên tiết dạy sẽ đạt hiệu quả và hấp dẫn hơn khi chúng ta biết sử dụng những công cụ, công nghệ giảng dạy đúng, đủ và đạt nhất, từ đó sẽ có được những kết quả và sự đổi mới nhất định.

Đúng đối tượng là khi chúng ta áp dụng công nghệ và công cụ phù hợp nhất với từng nhóm, lớp học sinh khác nhau.

Đủ thời gian, kiến thức là chọn lựa và sử dụng công nghệ, công cụ một cách hợp lý, tránh việc lạm dụng chúng trong bài giảng. Để làm được việc này, giáo viên cần phải làm tốt việc phân phối thời gian hợp lý cho từng nội dung kiến thức và các hoạt động học tập.

Đạt kiến thức, kỹ năng, kiểm soát là làm chủ công nghệ, công cụ mà chúng ta sử dụng trong khi giảng dạy. Một tiết dạy online có thể bị ảnh hưởng của những điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là kỹ thuật, internet là điều có thể xảy ra thường xuyên. Nếu chúng ta không có những kiến thức, kỹ năng và thực sự hiểu rõ từng công nghệ công cụ khi giảng dạy thì chúng ta sẽ khó mà làm chủ được tiết dạy. Phương pháp dạy online đòi hỏi kĩ năng sử dụng công nghệ của giáo viên phải tốt. Một tiết học online tốt khi chúng ta kiểm soát tốt từ nề nếp học tập tới nội dung kiến thức giảng dạy cũng như các tình huống phát sinh trong quá trình giảng dạy. Điều này đòi hỏi chúng ta phải dành nhiều thời gian tìm hiểu phần mềm, công cụ dạy học mới. Chúng ta cũng cần phải kiên trì, chăm chỉ thực hành và thực hiện việc chuyển đổi các hoạt động giảng dạy quen thuộc sang làm việc với phần mềm, công cụ mới như: Soạn bài cần phân phối kiến thức sao cho phù hợp, phải chú ý đến những điểm nhấn công nghệ để thu hút học sinh, sử dụng những kỹ thuật, công cụ hỗ trợ linh hoạt và hợp lý [ví dụ như học môn hình học thì cần có phần mềm như Geogebra, Cabri... để vẽ hình minh họa].

Bên cạnh đó, việc quản lý, tương tác học sinh trong quá trình dạy học cũng yêu cầu giáo viên cần phải tìm hiểu, suy nghĩ cũng như xử lý các tình huống sao cho tiết học đạt hiệu quả. Đây cũng là tiêu chí để phân loại kiểu học online. Tương tác để đánh giá mức độ tiếp nhận, sự tham gia của người học... và đặc biệt là tự đánh giá và đánh giá phản hồi.

Hiện nay có nhiều công nghệ, công cụ dạy học trực tuyến thông dụng và phổ biến, tuy nhiên tuỳ vào đặc thù của từng bộ môn mà chúng ta sẽ phải lựa chọn, và phải có cách khai thác khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khi chúng ta biết sử dụng những công cụ, công nghệ giảng dạy ĐÚNG, ĐỦ và ĐẠT nhất, chúng ta không chỉ có một tiết học online đạt hiệu quả và thu hút học sinh tham gia, mà mỗi chúng ta còn có ĐƯỢC những trải nghiệm mới, những kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy của riêng mình. Điều quan trọng nhất có lẽ là mỗi giáo viên có thể vượt qua chính bản thân mình, vượt qua những rào cản mà từ trước đến nay có lẽ họ chưa từng nghĩ tới trong giảng dạy. Từ những thách thức đó, chúng ta có thể thay đổi bản thân, đổi mới các phương pháp dạy học để thích nghi với những thay đổi, những chuyển biến của xã hội một cách dễ dàng.

Hãy dũng cảm thử một cách làm, một phương pháp, một công cụ mới. Đừng chống trả, nếu chúng ta cảm thấy không xứng đáng để dẫn dắt những người trẻ bước vào một thế giới đầy biến động.

  1. Các công cụ TỔ CHỨC GIỜ DẠY TRỰC TUYẾN

Công cụ dạy học trực tuyến là nền tảng trên đó giáo viên tổ chức dạy học, tương tác với học sinh bằng việc tổ chức các hoạt động học tập. Công cụ tổ chức dạy học trực tuyến tốt nên là công cụ vừa đáp ứng các nhu cầu cơ bản về tương tác giữa người dạy và người học, vừa có chức năng quản lý tổ chức lớp học như giao bài tập, chấm chữa bài. Sau đây là 3 công cụ mà các giáo viên hay sử dụng nhất để tổ chức giờ dạy trực tuyến.

1.1. Microsoft Teams [//support.office.com/en-us/teams]

Teams là một ứng dụng của bộ Office 365 của Microsoft. Hiện tại các giáo viên hoặc nhà trường được đăng ký miễn phí tài khoản để dùng.

Đây chính là nền tảng mà các trường nên dùng vì không những nó có đầy đủ các chức năng cho một giờ dạy online, nó còn có nhiều những chức năng dành riêng cho giáo dục mà các ứng dụng khác chưa có hoặc có mà chưa đầy đủ: Lưu trữ dữ liệu, giao nhiệm vụ học tập và chấm chữa, đồng thời mới bổ sung tính năng phân tích kết quả cả lớp và từng học sinh [app Insights]…

- Thời gian: Tối đa 8 giờ

- Số lượng: 250 người

- Giáo viên hoặc học sinh ghi lại buổi học, lưu trực tiếp lên Microsoft Stream được tích hợp sẵn luôn trong không gian lớp học. Giáo viên có thể ghim video ghi lại buổi học lên Teams để học sinh dễ dàng tìm lại được. Ngoài ra bạn cũng có thể chỉnh sửa video dễ dàng trên Stream.

- Như đã nói ở trên, vì là một hệ thống quản lý học tập chuyên nghiệp nên Teams cho phép quản lý học sinh, cho phép giáo viên giao bài tập và học sinh nộp bài tập ngay trên đó. Teams tích hợp Microsoft Forms nên các bài được chấm và ghi lại trên Teams.

- Tính năng khen thưởng giúp tăng động lực cho học sinh.

- Tính năng chia thành kênh nhỏ để quản lý bài giảng tốt hơn.

- Giáo viên thoải mái thêm các công cụ khác vào lớp của mình như bỏ phiếu, tạo bài giảng tương tác… bằng rất rất nhiều ứng dụng tích hợp trong Teams.

- Nhà quản lý có thể được thêm vào mỗi lớp học như một giáo viên để kiểm tra các hoạt động dạy và học của lớp đó.

- Công cụ OneNote Class Notebook được nhúng ngay trong Teams. Đây là ứng dụng rất hay, mỗi học sinh sẽ có một quyển sổ riêng, toàn bộ nội dung môn học có thể lưu trên đó, giáo viên kiểm soát dễ dàng. Ngoài ra, còn có không gian cho học sinh thảo luận nhóm, ghi chép lại các nội dung trên đó. Với thảo luận nhóm mà cần học sinh nói chứ không chỉ gõ văn bản, giáo viên có thể cho học tạo nhóm gọi video call với nhau. Hoạt động này thực hiện được ngay trong lúc đang diễn ra giờ học của cả lớp.

MS TEAMS có nhiều tính năng được tích hợp với các tiện ích khác và trong khuôn khổ bài chia sẻ này chỉ đề cập, trao đổi một số những tính năng cơ bản,hữu hiệu nhất. Với mục đích rõ ràng được xác định ngay từ đầu bài, người giáo viên cần biết nên sử dụng tính năng nào cho từng tiết dạy.

Có rất nhiều các nhà giáo dục và các chuyên gia khắp nơi trên thế giới đã liên kết với nhau tạo thành một cộng đồng giáo dục lớn. Họ tạo nên các chuyến đi thực tế ảo, giao lưu các lớp học xuyên biên giới với Skype bí ẩn, kết nối chuyên gia, thực hiện các dự án toàn cầu… Những năm gần đây, nhiều lớp học từ mọi miền đất nước đã được các giáo viên đưa ra thế giới.

Ba công cụ với những đặc thù và thế mạnh khác nhau, dựa trên tình hình thực tế của mỗi đơn vị giáo dục và cá nhân mà mỗi người sẽ lựa chọn công cụ phù hợp.

Trong những năm gần đây, Trường PTSN Liên cấp Wellspring luôn đi đầu trong việc đổi mới phương pháp cũng như ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học. Năm học 2019 - 2020, trường Wellspring là trường duy nhất đạt danh hiệu Trường học tích cực đối mới sáng tạo do Microsoft phối kết hợp cùng Cục công nghệ thông tin - Bộ Giáo dục và đào tạo trao tặng. Nhà trường đã trang bị tài khoản Office 365 bản quyền cho 100% giáo viên và học sinh. Công tác đào tạo cũng được tiến hành liên tục. Chính vì vậy trong thời gian này, trường Wellspring sử dụng đồng bộ toàn diện công cụ Microsoft Teams trong giảng dạy trực tuyến.

  1. Các công cụ HỖ TRỢ TƯƠNG TÁC

Các công cụ này giáo viên có thể linh hoạt tùy vào mục đích sử dụng, thời điểm - thời gian sử dụng và nội dung bài học.

2.1. Kahoot! [//kahoot.com/]

Kahootlà một ứng dụng trên nền tảng web, dùng để thiết kế những câu hỏi trắc nghiệm trực tuyến và cho phép nhiều người tham gia trả lời câu hỏi trong cùng một thời điểm. Trong quá trình tham gia chơi, Kahoot sẽ thông báo kết quả trực tuyến để tăng độ hấp dẫn cho phần thi trắc nghiệm.

Về bản chất Kahoot là một website, vì vậy nó có thể sử dụng trên mọi thiết bị: máy tính để bàn, laptop, tablet, smartphone… miễn là thiết bị đó kết nối mạng Internet được.

Ngoài ra, các câu trả lời của học sinh được ghi trong một bản Excel, dễ dàng trong việc lưu trữ và phân tích kết quả. Mặt khác, công cụ này cho phép người dùng xây dựng các câu hỏi trắc nghiệm với dữ liệu đa dạng bao gồm hình ảnh, video và sơ đồ giúp thiết kế hấp dẫn hơn cho học sinh.

Tóm lại, Kahoot! giúp giờ học trở nên sôi nổi và cạnh tranh hơn bao giờ hết. Kahoot! nên được dùng trong các hoạt động khởi động tiết học hoặc củng cố cuối giờ.

2.2. Nearpod [//nearpod.com/]

Ai đã sử dụng Nearpod rồi thì sẽ rất dễ bị “nghiện” nó, bởi, nó tạo ra các bài học hấp dẫn để thu hút tất cả học sinh. Đây là một công cụ giúp đồng bộ hóa bản trình bày với các thiết bị khác. Điều này có nghĩa là mọi hoạt động trên thiết bị của giáo viên sẽ hiển thị trên thiết bị của học sinh, mọi hoạt động của học sinh giáo viên đều nhìn thấy và có thể tương tác ngay được. Với Nearpod giáo viên có thể thiết kế nhiều hoạt động thú vị cho học sinh như ghép cặp, điền vào chỗ trống, câu đố, bỏ phiếu, vẽ vào bản đồ…

Nearpod đặc biệt phù hợp khi bạn dạy các nội dung kiến thức mới khi cần sự kiến tạo của học sinh, hoặc thu thập các câu trả lời trực tiếp từ tất cả các học sinh. Ví dụ trong môn Văn, giáo viên có thể cùng một lúc đọc được phần cảm nhận về nhân vật hoặc tác phẩm của học sinh và phản hồi ngay lập tức. Hay môn Địa lý, học sinh có thể tô màu các đới gió mùa, hoặc vẽ mũi tên các hướng gió...ngay trên thiết bị điện tử của mình, giáo viên sẽ xem được ngay lập tức học sinh nào làm đúng hay sai để phản hồi ngay lúc đó…

Nearpod thực sự tăng tính tương tác và duy trì một tiết học vui vẻ, hứng thú và hiệu quả.

2.3. Mentimeter [//www.mentimeter.com/]

Điểm mạnh của công cụ này là thu thập và xử lý số liệu ngay lập tức, giúp giáo viên là học sinh cập nhật các thông tin thay đổi theo từng giây trong lúc tương tác. Giáo viên chỉ cần có một thiết bị hỗ trợ Internet là có thể sử dụng được Mentimeter. Mentimeter cũng cho phép học sinh theo dõi bài thuyết trình của giáo viên trên thiết bị của họ và tham gia tương tác với giáo viên thông qua các loại câu hỏi dạng dạng câu đố, câu hỏi mở, word cloud, dạng câu hỏi đa lựa chọn. Không giới hạn số lượng người tham gia, không cần đăng nhập, học sinh chỉ cần truy cập vào trang web //www.menti.com/ và nhập mã số được cung cấp bởi giáo viên là có thể tham gia vào các hoạt động tương tác thú vị.

Mentimeter đặc biệt phù hợp khi giáo viên cần thu thập thông tin hoặc ý kiến, các câu trả lời ngay lập tức, nhanh chóng và sử dụng trong khoảng thời gian ngắn.

2.4. Padlet [//padlet.com/]

Padlet là trang web cho phép bạn cộng tác với những người dùng khác bằng văn bản, hình ảnh, liên kết và các nội dung khác. Mỗi không gian cộng tác được gọi là một “bức tường”. Nó cũng có thể được sử dụng như một bản tin riêng. Các giáo viên sử dụng Padlet khuyến khích hội thoại đa phương tiện để phát huy sự sáng tạo của mỗi học sinh.

Padlet thường được sử dụng trong các hoạt động nhóm [bài tập lớn, dự án…] hoặc thu thập các ý kiến [cá nhân hoặc nhóm] để tạo thành một không gian cộng tác lớn.

2.5. Wakelet [//wakelet.com/]

Wakelet là một nền tảng quản lý nội dung miễn phí cho phép người dùng lưu, sắp xếp và chia sẻ nội dung từ các nguồn mở trên web. Wakelet được sử dụng rộng rãi ở nước ngoài trong việc thực hiện các dự án học tập. Chỉ cần 1 đường link từ bạn, học sinh có thể nhanh chóng nộp bài làm của mình theo đúng tên, thời gian và ghi chú thêm cho bài. Wakelet cho phép học sinh nộp bài với mọi định dạng: link url, văn bản text, clip trên youtube, tweets [bài trên twitter], bookmarks [các nội dung đã tải về trước đó], ảnh, file pdf, link google drive và onedrive, video từ Flipgrid.

Wakelet thông minh trong việc tự động sắp xếp bố cục cho tất cả các bài đăng.
Thông qua link mà giáo viên cung cấp, học sinh sẽ có vùng không gian riêng để nộp bài mà không ảnh hưởng đến những bạn khác, như vậy thì việc xóa bài, sửa bài của bạn khác sẽ không xảy ra [đây là mặt hạn chế của việc làm trên link online hay không gian lưu trữ online].

Wakelet thu hẹp khoảng cách con người và thuật toán bằng cách trao quyền cho mọi người quản lý nội dung theo cách tuyệt vời, hữu ích và cá nhân hơn.

2.6. Các công cụ và các website đặc thù bộ môn:

Đã có rất nhiều trang web cung cấp rất đầy đủ các thông tin về các công cụ này, chúng ta có thể tham khảo thêm các trang web dưới đây.

- Hóa học:

//hoahoc.org/mot-phan-mem-huu-ich-dung-trong-hoa-ho%CC%A3c.html

- Toán học:

//math2it.com/tuyen-tap-cong-cu-ve-minh-hoa-cho-cac-bai-viet-toan-hoc/

- Địa lý:

//taogiaoduc.vn/ung-dung-cong-nghe-trong-lop-hoc-lam-sao-de-tiet-hoc-dia-ly-vui-hon/

Rất nhiều nhà xuất bản, tạp chí, các tổ chức giáo dục miễn phí các nguồn học liệu hay và phong phú trong đại dịch này. Dưới đây là một vài trang giáo dục cung cấp học liệu miễn phí hữu ích.

Tên trangBộ mônGhi chú
Khan AcademyHầu như tất cả các môn: KHTN, Lịch sử, Văn họcVideo và các bài học
PhET SimulationsToán học và khoa học tự nhiênMô phỏng thí nghiệm ảo, các minh họa toán học
NASA Education ResourcesKhoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán họcTài liệu giáo dục rất hay, thu hút sự hứng thú của học sinh
TDiscovery EducationKhoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán họcNguồn phù hợp cho mọi đối tượng học sinh
BritannicaTất cả các lĩnh vựcMột thư viện trực tuyến gồm hàng trăm ngàn bài đọc, video và hình ảnh chất lượng cao.
Purple MathToán họcVideo và các bài học
Crash CourseHầu như tất cả các môn: KHTN, Lịch sử, Văn họcVideo
  1. Các công cụ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ

Khi có nền tảng tốt và các công cụ hỗ trợ học tập tốt, liệu bạn có thể khẳng định được giờ dạy của mình đảm bảo tốt nội dung, phương pháp, cách thức giảng dạy. Làm sao để đánh giá được giờ dạy tốt, làm sao để đánh giá mức độ tiếp thu của học sinh? Đó chính là kết quả của việc kiểm tra đánh giá giờ học. Khi giảng dạy online, chúng ta cần các công cụ kiểm tra đánh giá. Các công cụ này phải đạt được các yếu tố: Chính xác; Đa dạng; Dễ sử dụng; Giảm thiểu gian lận; Chấm bài, chữa bài, trả bài nhanh và đánh giá được đúng năng lực của học sinh.

Dưới đây là một số công cụ mà giáo viên trường chúng tôi hay sử dụng trong kiểm tra đánh giá online.

3.1. Microsoft Forms:

Microsoft Forms là một phần của Office 365 cho phép người dùng của bạn nhanh chóng và dễ dàng tạo các bài kiểm tra, khảo sát, bảng câu hỏi, đăng ký và nhiều hơn nữa. Khi tạo một bài kiểm tra hoặc biểu mẫu, bạn có thể mời người khác phản hồi bằng cách sử dụng trình duyệt web, ngay trên thiết bị di động. Khi kết quả được gửi, bạn có thể sử dụng tính năng phân tích tích hợp sẵn để đánh giá phản hồi. Bạn có thể xuất dữ liệu biểu mẫu, như kết quả bài kiểm tra, sang dạng Excel dễ dàng để phân tích hoặc chấm điểm thêm [//support.microsoft.com/]

Với Microsoft Forms, giáo viên dễ dàng tạo các phiếu khảo sát hoặc bài kiểm tra trực tuyến với các loại câu hỏi như lựa chọn [một hoặc nhiều lựa chọn], văn bản, [câu trả lời ngắn, câu trả lời dài], xếp hạng, sắp xếp theo thứ tự, ngày tháng…

MS Forms có thể được dùng trong các bài kiểm tra ngắn [15 phút] hoặc bài kiểm tra 1 tiết.

3.2. Quizizz [//quizizz.com/]

Quizizz không chỉ là kho trò chơi trắc nghiệm thú vị từ cộng đồng mà còn là công cụ để bạn tạo các câu hỏi trắc nghiệm và sử dụng trong giảng dạy cũng nhưhọc tập.Quizizz app thúc đẩy quá trình học tập của học sinh đồng thời là công cụ tạo bài thi trắc nghiệm nhanh, trực quan cho giáo viên. Sử dụng game giải đố dạng trắc nghiệm để cả lớp chơi cùng nhau hoặc chỉ định bài tập về nhà cho từng hoạt động. Giáo viên có thể chọn từ bộ sưu tập các câu hỏi do giáo viên khác tạo và chia sẻ.

Quizizz cũng làm tăng sự hứng thú và cạnh tranh cho học sinh.

Tôi thường dùng Quizizz trong các bài test cuối giờ, hoặc có thể giao bài tập về nhà cho học sinh. Quizizz mới đây đã nâng cấp thêm nhiều dạng câu hỏi khác nhau.

3.3. Quizlet [//quizlet.com/]

Quizlet là công cụ trực tuyến được rất nhiều người ưa thích ở tất cả các bộ môn, đặc biệt hữu ích cho bộ môn Ngoại ngữ vì nó có chức năng học từ vựng qua flashcard. Quizlet giúp học sinh học chặt và hiểu chắc nội dung muốn học thông qua việc giúp các học sinh và giáo viên dễ dàng tạo và chia sẻ tài liệu học tập trực tuyến. Đặc biệt trang web cung cấp rất nhiều nguồn học liệu hay và giá trị.

Công cụ này giúp kiểm tra, đánh giá và cải thiện rất tốt việc học của học sinh.

Quizlet giúp mang đến cho học sinh một phương pháp học tập mới mẻ và thông minh. Những công cụ đơn giản mà Quizlet mang đến có thể giúp người học tìm biết bất kỳ nội dung nào ở bất kì môn học nào.

3.4. Exam.net [//exam.net/]

Việc kiểm tra khi giảng dạy online, đặc biệt là các bài kiểm tra định kì đòi hỏi học sinh làm bài nghiêm túc. Các nền tảng kể trên sẽ có một yếu điểm là học sinh vẫn có thể trao đổi bài với nhau mặc dù giáo viên đã cài đặt thời gian nghiêm ngặt.

Exam.net là một lựa chọn rất tốt để giáo viên thực hiện các bài kiểm tra định kỳ để hạn chế tối đa việc học sinh gian lận.

Giáo viên soạn bài thi trên trang web bằng cách đưa file pdf lên hoặc soạn trực tiếp câu hỏi. Giáo viên cài đặt các lựa chọn khóa ngay khi học sinh mở ứng dụng khác khi làm bài theo mức độ từ khóa tạm thời đến khóa toàn bộ bài thi. Giáo viên cũng cài đặt các ứng dụng học sinh được sử dụng trong lúc làm bài thi như phần mềm vẽ hình Geogebra, công thức toán, máy tính, Desmos, từ điển, công cụ vẽ tay…

Học sinh sẽ nhận được mã bài làm và đăng nhập để làm bài.

Tuy có hạn chế là ứng dụng không có phần chấm tự động trắc nghiệm nhưng nó đáp ứng rất tốt vấn đề nghiêm túc trong thi cử.

Exam.net thích hợp trong các bài kiểm tra định kỳ [kiểm tra 1 tiết, giữa học kì…]. Khi sử dụng Exam.net, giáo viên cần thêm các quy định về việc làm bài thi, vị trí chỗ ngồi, các quy định và quy chế thi… rõ ràng cho học sinh.

HỆ THỐNG PHẦN MỀM QUẢN LÝ ĐÀO TẠO TRỰC TUYẾN NV - ELEARNING

- Hệ thống phần mềm Quản lý đào tạo trực tuyến NV_Elearning được ứng dụng trên nền Hệ thống phần mềm Quản lý đại học Thông minh ESSoft 6.0. Hệ thống kế thừa các dữ liệu như môn học, thời khóa biểu, dữ liệu người học, dữ liệu cán bộ giảng viên,…nên việc ứng dụng hệ thống bài giảng trực tuyến rất dễ dàng và thuận tiện cho quá trình sử dụng. Việc gắn kết phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến với hệ thống quản trị đại học giúp người dùng vận hành dễ dàng hơn, tạo tính chuyên nghiệp và đầy đủ cho hệ thống phần mềm quản lý đào tạo. Do việc tích hợp các dữ liệu sẵn có của hệ thống quản lý đào tạo, tích hợp hệ thống quản lý ngân hàng cầu hỏi - ngân hàng đề thi đảm bảo việc mềm dẻo trong việc liên kết, kế thừa những dự liệu đã có.


NV-Eleraning

Hiện nay trong tình hình dịch bệnh Covid đang diễn ra phức tạp, việc ứng dụng hệ thống phần mềm quản lý đào tạo trực tuyến cho công tác dạy học góp phần đảm bảo an toàn cho sinh viên học viên mà không ảnh hưởng tới tiến độ học tập

Hệ thống phần mềm gồm những chức năng sau:

Hệ thống phần mềm Quản lý đào tạo trực tuyến NV_Elearning

  1. Quản trị hệ thống

1.1 Module quản lý người dùng

  • Hệ thống cho phép thêm mới người dùng từ chức năng quản trị, cũng như cho phép người dùng đăng ký tài khoản.
  • Cho phép gửi email thông báo kích hoạt, đăng ký thành một cửa đến người dùng.
  • Cho phép người dùng sử dụng chức năng gửi thông tin tài khoản đến hòm thư cá nhân. Cho phép đổi mật khẩu và các thông tin cá nhân khác.
  • Cho phép quản lý người dùng theo nhóm, đơn vị.
  • Cho phép sửa thông tin, khóa và xóa tài khoản người dùng

1.2 Module phân quyền

  • Hệ thống cho phép tạo động các vai trò. Một người dùng có thể có nhiều vai trò khác nhau và ngược lại
  • Hệ thống cho phép thiết lập gắn quyền thao tác chức năng tại các module cho vai trò. Khi người dùng được phân quyền cho vai trò, người dùng đó sẽ được gán tự động tất cả các quyền thao tác của vai trò đó
  • Hệ thống cho phép gỡ bỏ quyền, vai trò của người dùng
  • Hệ thống cho phép gán quyền quản trị theo hệ, khoa, khóa, chuyên ngành

1.3 Module quản trị dữ liệu danh mục

  • Danh mục đơn vị phòng ban
  • Danh mục môn thi
  • Danh mục phòng học
  • Danh mục tầng
  • Danh mục tòa nhà
  • Danh mục cơ sở đào tạo
  • Danh mục đợt tuyển sinh
  • Danh mục các tiêu chí khảo sát
  • Danh mục Tỉnh
  • Danh mục Huyện
  • Danh mục thang điểm tín chỉ

1.4 Module quản lý cấu hình hệ thống

  • Cho phép cấu hình các tham số trên hệ thống
  • Cho phép cấu hình các thông tin tiêu đề, người lập, người ký các báo cáo
  • Cho phép cấu hình các thông tin email liên hệ
  • Cho phép cấu hình các thông tin khóa màn hình
  • Cho phép cấu hình các thông tin vô hiệu hóa tài khoản không sử dụng
  • Cho phép cấu hình gửi email và ứng dụng Mobile
  • Cho phép cấu hình nhắc nhở
  • Tăng khả năng tùy biến khi triển khai cho các đơn vị khác nhau

1.5 Module quản lý log

  • Hệ thống lưu hoạt động của người dùng và các lỗi phát sinh khi vận hành hệ thống
  • Sao lưu log hệ thống
  • Hỗ trợ việc tra cứu, kiểm tra khi có sự cố xảy ra

1.6 Module quản lý thông báo

  • Cho phép thêm mới thông báo hệ thống cho toàn bộ người dùng trong hệ thống
  • Cho phép hạn chế đối tượng theo dõi thông báo
  • Cho phép gán nổi bật cho thông báo

1.7 Module quản lý khảo sát

  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi chọn từ danh sách
  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi phụ
  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi đoạn văn bản
  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi văn bản
  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi nhiều phương án
  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi một phương án
  • Cho phép tạo bài khảo sát với nội dung câu hỏi ma trận
  • Cho phép thay đổi vị trí các câu hỏi trong bài khảo sát
  • Cho phép gán danh sách thành viên thực hiện bài khảo sát
  1. Quản lý Chương trình và kế hoạch thời khóa biểu

2.1 Quản lý chương trình đào tạo

  • Quản lý chương trình đào tạo khung cho tất cả các hệ
  • Sao chép chương trình đào tạo
  • Quản lý các khoá học, ngành đào tạo, chuyên ngành đào tạo
  • Quản lý số tín chỉ, số kỳ học
  • Quản lý các nhóm học phần
  • Quản lý các ràng buộc học phần
  • Quản lý số tiết lý thuyết và thực hành dựa vào số tín chỉ
  • Quản lý các học phần - môn học - mô đun
  • Thiết lập các môn trong một chứng chỉ chứng nhận

2.2 Lập kế hoạch và xây dựng thời khóa biểu

  • Xây dựng kế hoạch chi tiết lớp
  • Cho phép xác định thời gian chia theo tuần trong năm/ trong kỳ
  • Phân bổ phòng học: sử dụng tối ưu số phòng học hiện có của nhà trường,có ưu tiên xếp phòng học cho các lớp hành chính hoặc học phần khi cần.
  • Cho phép người dùng là các khoa/ bộ môn xem nội dung kế hoạch đào tạo toàn trường theo năm hoặc theo học kỳ
  • Cho phép người dùng theo dõi được tổng tiết của một lớp sẽ được bố trí ở kế hoạch chi tiết trong một tuần
  • Phân một cửa giáo viên giảng dạy căn cứ vào kế hoạch đào tạo
  • Dựa vào số tiết thực hiện trong tuần để xếp kế hoạch thời khoá biểu

2.3 Quản lý Chương trình nội dung bài giảng chi tiết

  • Nội dung bài giảng
  • Thời gian chi tiết cho từng bài
  1. Quản lý tuyển sinh - hồ sơ người học

3.1 Đăng ký hồ sơ theo chương trình đào tạo

  • Tạo đợt đăng ký
  • Chọn chương trình đào tạo, chứng chỉ, chứng nhận đăng ký
  • Cho phép hủy đăng ký khi người quản lý chưa duyệt
  • Xem kết quả đã đăng ký
  • Trích xuất các biểu mẫu, giấy giáo, xác nhận,…

3.2 Xét duyệt hồ sơ

  • Chọn đợt đăng ký học, chương trình đào tạo cần duyệt
  • Chọn người học và xác nhận Duyệt/ Không duyệt và nhập lý do
  • Phản hồi thông tin cho người học
  • Trích xuất các biểu mẫu, thống kê, giấy giáo, xác nhận,…

3.3. Nộp các khoản lệ phí trực tiếp/ trực tuyến

  • Gán các khoản phải nộp của người học theo từng chương trình học
  • Viết biên lai thu
  • Tổng hợp các khoản đã thu
  • Tổng hợp thừa thiếu theo chương trình học/ cả trường

3.4 Duyệt tổ chức lớp học

  • Cho phép tạo/ sửa/ xóa lớp theo đợt
  • Cho phép thêm/ chuyển/ xóa người học trong lớp
  • Tổng hợp, thống kê, biểu mẫu theo lớp

3.5 Tổ chức lớp học theo kế hoạch Chương trình đào tạo theo người học [đăng ký tự động lớp tín chỉ]

  • Thêm/ Sửa/ Xóa lớp theo chương trình đào tạo
  • Thiết đặt số lượng, thời gian đăng ký cho lớp học
  • Cảnh báo thừa/ thiếu đăng ký trên một lớp
  • Tổng hợp, thống kê, biểu mẫu theo lớp

3.6 Quản lý hồ sơ học viên

  • Thêm/ Sửa thông tin người học
  • Quản lý giấy tờ nộp
  • Quản lý thông tin trích ngang bao gồm: Lý lịch, tài chính học, các loại chứng chỉ, …
  • Biểu mẫu xác nhận, đơn xin, mẫu biểu người học

3.7 Đề xuất khóa học

  • Cho phép học viên gửi đề xuất khóa học
  • Cho phép học viên giới thiệu các đối tượng phù hợp với khóa học
  1. Quản lý học tập

4.1. Quản lý học tập

4.1.1. Màn hình hiển thị

  • Khi học viên tham gia học tập, hệ thống sẽ hiển thị màn hình làm việc chung [Dashboard] cho mỗi học viên
  • Màn hình hiển thị danh sách khóa học mà học viên đã tham gia
  • Màn hình hiển thị danh sách khóa học mà học viên đang tham gia
  • Màn hình hiển thị tình trạng khóa học đã diễn ra
  • Màn hình hiển thị tình trạng khóa học đang diễn ra
  • Màn hình hiển thị tình trạng khóa học sẽ diễn ra
  • Màn hình hiển thị danh sách bài thi/kiểm tra cá nhân
  • Màn hình hiển thị danh sách chứng chỉ
  • Màn hình hiển thị danh sách khảo sát
  • Màn hình hiển thị các thông báo
  • Màn hình hiển thị các sự kiện
  • Màn hình hiển thị thư cá nhân

4.1.2. Tìm kiếm

  • Hệ thống hỗ trợ chức năng tìm kiếm bài giảng
  • Hệ thống hỗ trợ chức năng tìm kiếm bài thi
  • Hệ thống hỗ trợ chức năng tìm kiếm tài liệu tham khảo
  • Hệ thống hỗ trợ chức năng tìm kiếm tin tức
  • Hệ thống hỗ trợ chức năng tìm kiếm diễn đàn
  • Hệ thống hỗ trợ chức năng tìm kiếm thông tin trợ giúp

4.1.3. Hỗ trợ chức năng học tập

  • Xem bài giảng
  • Xem bài kiểm tra
  • Xem tài liệu tham khảo trong khóa học
  • Thông báo tin tức về khóa học
  • Xem tiến trình học tập hiện tại
  • Tạo lịch
  • Tạo sự kiện
  • Ghi chú cá nhân
  • Tham gia thảo luận
  • Đặt câu hỏi, thắc mắc cho giảng viên
  • Xem trả lời của giảng viên
  • Góp ý, đánh giá, nhận xét, bình chọn về chất lượng của các giảng viên trong khóa học đó

4.1.4. Bài kiểm tra/thi trong khóa học

  • Hệ thống cung cấp hỗ trợ tính năng thi trắc nghiệm
  • Hệ thống cung cấp hỗ trợ tính năng tự động đếm lùi thời gian
  • Hiển thị nhiều loại câu hỏi
  • Cho phép đánh dấu các câu hỏi
  • Nhảy đến câu hỏi bất kì
  • Cảnh báo hết giờ

4.2. Lớp học ảo/hội thảo trực tuyến

4.2.1. Quản lý danh sách lớp học

  • Liệt kê, tìm kiếm lớp học online: theo giảng viên, theo thời gian, theo từ khóa, theo chủ đề
  • Hệ thống cho phép tạo, quản lý các lớp học ảo/ hội thảo trực tuyến để học viên có thể tham gia và có sự quản lý của giáo viên
  • Các lớp học trực tuyến này có thể tùy chỉnh thời gian tham gia, độ dài hay lựa chọn presenter/giáo viên của từng lớp
  • Tạo, sửa, xóa, duyệt
  • Phân giảng viên
  • Upload tài liệu giảng dạy

4.2.2. Quản lý danh sách lớp học

  • Cho phép chat với các thành viên trong lớp hoặc chat riêng với một thành viên
  • Học sinh/giáo viên có thể tùy chỉnh giao diện theo ý muốn. Bao gồm ngôn ngữ, vị trí và kích thước các cửa sổ tương tác
  • Cho phép thực hiện video conference để học sinh và giáo viên có thể trực tiếp tương tác với nhau
  • Cho phép giáo viên và học sinh có thể chia sẻ tài liệu, thêm các chú thích trong quá trình giảng dạy
  • Cho phép học sinh và giáo viên tương tác với nhau thông qua White Board
  • Có tính năng ghi lại các phiên làm việc, hỗ trợ cho việc xem lại các lớp học
  • Cho phép học viên “giơ tay”.
  • Cho phép học sinh và giáo viên chia sẻ màn hình/cửa sổ làm việc trên máy tính của mình
  • Các tính năng trong lớp học có thể điều khiển bằng phím tắt
  • Giáo viên/ quản lý lớp học online có các tính năng như quản lý giao diện của các học viên trong lớp học, quản lý quyền chi sẻ tài liệu, quyền chia sẻ màn hình, sử dụng bảng, chat/ audio/ video
  • Giáo viên có thể loại bỏ một thành viên ra khỏi lớp học
  • Đánh giá học viên
  • Ghi lại bài giảng thành bài giảng điện tử theo chuẩn scorm

4.2.3. Thống kê

  • Theo các tiêu chí: giảng viên, thời gian, từ khóa, trạng thái, chủ đề
  • Thống kê điểm danh số lần học
  • Export báo cáo ra excel, pdf
  1. Quản trị đào tạo

5.1. Quản trị quá trình học tập

  • Cho phép quản lý, theo dõi quá trình học tập của học viên
  • Cho phép người quản trị thêm học viên vào khóa học bằng tay hoặc import danh sách qua file exel, csv
  • Cho phép cấu hình gửi email thông báo đến học viên
  • Cho phép gửi nhắc nhở đến học viên: Thời gian nhắc nhở trước khi bắt đầu khóa học, thời gian nhắc nhở trước khi kết thúc khóa học, thời gian nhắc nhở sau đăng ký học viên chưa vào học, Thời gian nhắc nhở trước khi có bài kiểm tra phải hoàn thành
  • Cho phép sao chép khóa học
  • Cho phép quản lý bình luận trong khóa học
  • Cho phép quản lý người phụ trách khóa học
  • Cho phép quản lý lỗi mà người dùng gửi khi học

5.2. Quản trị nội dung đào tạo

  • Cung cấp chức năng cho phép người quản trị nội dung soạn giáo trình giảng dạy cho khóa học. Giáo trình được sắp xếp dạng hình cây phân biệt các học phần và học liệu
  • Cho phép đặt điều kiện học tập cho các node trong giáo trình: thời gian học, điều kiện học theo tuần tự [muốn học bài B phải hoàn thành việc học bài B].
  • Cho phép cập nhật, upload bài giảng với nhiều hình thức được số hóa khác nhau như: SCORM, AICC, HTML, Flash, Audio, Video, Doc, Bài thi, Quiz…
  • Cho phép cập nhật, upload tài liệu tham khảo cho khóa học.
  • Cho phép gỡ, duyệt/bỏ duyệt các học liệu trên giáo trình.
  • Cho phép quản lý, cập nhật thông báo cho khóa học, đợt thi.
  • Cho phép quản lý, cập nhật lịch sự kiện cho khóa học, đợt thi
  • Cho phép quản lý, cập nhật thông tin chứng chỉ cho khóa học, đợt thi.
  1. Quản lý ngân hàng đề thi cho E_learning

6.1. Tổ chức thi

  • Lập danh sách đủ điều kiện dự thi
  • Chọn thông tin môn thi cần tổ chức, cập nhật ca thi, ngày thi, thời gian thi
  • Phân phòng thi
  • Đóng túi thi tự động
  • Đóng túi thi thủ một cửa
  • In danh sách thi theo phòng thi
  • In danh sách thi theo túi thi

6.2. Quản lí ngân hàng câu hỏi

  • Tạo bảng câu hỏi cho khóa học
  • Giảng viên có thể tạo bảng câu hỏi cho khóa học

6.3. Quản lý ngân hàng đề thi

  • Chức năng quản lý các đề thi theo các hình thức thi tự luận, trắc nghiệm với các câu hỏi lấy từ dữ liệu ngân hàng câu hỏi
  • Chức năng quản lý ngân hàng đề thi theo từng môn học
  • Chức năng tạo đề thi theo trộn đáp án, trộn câu hỏi
  • Chức năng sửa trạng thái để đề thi có thể được dùng hoặc tạm dùng
  • Chức năng quản lý danh mục lĩnh vực kiến thức
  • Chức năng tạo ma trận kiến thức để lấy câu hỏi cho đề thi
  • Chức năng định nghĩa các thang điểm theo câu hỏi trong đề thi
  • Chức năng điều chỉnh các thang điểm cho phù hơp với tổng thang điểm cảu cả đề thi
  1. Quản lý Điểm chứng chỉ

7.1. Quản lý điểm theo lớp khóa học

  • Quản lý danh sách người học theo cây thư mục lớp hành chính
  • Nhập điểm thành phần của học phần theo lớp hành chính
  • Nhập điểm thi kết thúc học phần theo lớp hành chính
  • Tổng hợp điểm học phần theo danh sách lớp hành chính
  • Thống kê, phân loại điểm tổng hợp của từng học phần theo cây thư mục lớp hành chính.

7.2. Quản lý điểm theo lớp học phần

  • Quản lý danh sách người học theo cây thư mục lớp học phần
  • Nhập điểm thành phần của học phần theo lớp học phần
  • Nhập điểm thi kết thúc học phần theo lớp học phần
  • Tổng hợp điểm học phần theo danh sách lớp học phần
  • Thống kê, phân loại điểm tổng hợp của từng học phần theo cây thư mục lớp học phần.

7.3. Quản lý văn bằng chứng chỉ

  • Cho phép quản lý danh sách các loại chứng chỉ
  • Cho phép quản lý danh sách các học phần chứng chỉ
  • Cho phép thiết lập các môn chứng chỉ theo từng lớp hành chính.
  • Cho phép thiết lập các tiêu chí xét chứng chỉ theo từng loại chứng chỉ khác nhau
  • Quản lý danh sách người học đạt, không đạt chứng chỉ
  • Quản lý văn bằng của từng loại chứng chỉ
  • Thống kê, phân loại xếp loại chứng chỉ theo từng loại chứng chỉ