Nước chiếm bao nhiêu trong cơ thể năm 2024

Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Bài 28: Vai trò của nước và các chất dinh dưỡng đối với cơ thể sinh vật

Bài 28.1 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm khối lượng cơ thể sinh vật?

Quảng cáo

  1. 50%.
  1. 60%.
  1. 70%.
  1. 80%.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Nước chiếm khoảng 70% khối lượng cơ thể sinh vật nhưng phân bố không đồng đều ở các cơ quan và tổ chức khác nhau của cơ thể. Tổng lượng nước trong cơ thể là không cố định mà giảm dần theo độ tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, tổng lượng nước chiếm khoảng 75 - 80% cơ thể. Từ 1 tuổi cho đến tuổi trung niên, tổng lượng nước chiếm khoảng 60% trọng lượng cơ thể đối với nam giới và 55% trọng lượng cơ thể đối với nữ giới. Sau tuổi trung niên, tổng lượng nước chỉ còn chiếm khoảng 50% trọng lượng cơ thể.

Quảng cáo

Xem thêm các bài giải sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

  • Bài 28.2 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Nước có những vai trò gì đối với cơ thể sinh vật ...
  • Bài 28.3 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Trong quá trình quang hợp ở thực vật, nước đóng vai trò ...
  • Bài 28.4 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về vai trò của các chất dinh dưỡng ...
  • Bài 28.5 trang 70 sách bài tập KHTN 7: Trong các phát biểu dưới đây, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về phân tử nước ...
  • Bài 28.6 trang 71 sách bài tập KHTN 7: Hãy kể tên một số loài thực vật và động vật sống trong môi trường nước ...
  • Bài 28.7 trang 71 sách bài tập KHTN 7: Phân tử nước liên kết với các phân tử phân cực khác bằng cách nào ...
  • Bài 28.8 trang 71 sách bài tập KHTN 7: Các loài cây ăn thịt (cây gọng vó, cây nắp ấm,…) thu hút côn trùng đến ...
  • Bài 28.9 trang 71 sách bài tập KHTN 7: Khi hoạt động mạnh, nhiệt độ cơ thể tăng cao, cơ thể sẽ tiết ra mồ hôi để làm mát ...
  • Bài 28.10 trang 71 sách bài tập KHTN 7: Hãy tìm hiểu và giải thích các hiện tượng sau ...
  • Nước chiếm bao nhiêu trong cơ thể năm 2024
    Gói luyện thi online hơn 1 triệu câu hỏi đầy đủ các lớp, các môn, có đáp án chi tiết. Chỉ từ 200k!

Săn SALE shopee Tết:

  • Đồ dùng học tập giá rẻ
  • Sữa dưỡng thể Vaseline chỉ hơn 40k/chai
  • Tsubaki 199k/3 chai
  • L'Oreal mua 1 tặng 3

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, KHÓA HỌC DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Nước chiếm bao nhiêu trong cơ thể năm 2024

Nước chiếm bao nhiêu trong cơ thể năm 2024

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải sách bài tập KHTN 7 được biên soạn bám sát Sách bài tập Khoa học tự nhiên lớp 7 Chân trời sáng tạo (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.

Vào mùa hè nắng rất nóng, cơ thể của mỗi con người chúng ta đều mất nước và các chất điện giải qua mồ hôi, lượng mồ hôi của cơ thể ta bài tiết rất lớn thậm chí bài tiết đến 3 lít/giờ, có thể xảy ra rối loạn do thiếu nước và chất diện giải. Trong mồ hôi của cơ thể chúng ta, thành phần chính là nước chiếm 98%, còn lại 2% là muối ( Natri) và các sản phẩm chuyển hóa khác. Vì thế, khi cơ thể mất nước, sẽ gây ra các rối loạn chuyển hóa và kém hấp thu, biểu hiện khô miệng (khát nước), nước bọt quánh, hạ huyết áp, mạch nhanh, tiểu tiện ít dẫn đến ăn không ngon, khó nuốt, chán ăn, trẻ em thì ăn không tiêu, thường nôn chớ, táo bón, biếng ăn.

Nước chiếm bao nhiêu trong cơ thể năm 2024

Nước là một thành phần cơ bản và cần thiết cho cơ thể con người. Nước chiếm tới 60-70% trọng lượng cơ thể con người. Ở thể bào thai và trẻ em, tỉ lệ này còn cao hơn nữa. Ở trẻ sơ sinh lượng nước chiếm 75-80% trọng lượng cơ thể, những người từ 60-70 tuổi chiếm 50% trọng lương cơ thể. Người trưởng thành thường nặng 50kg, chứa đến 29-32 kg nước. Con người có thể nhịn ăn một ngày, thậm chí vài tuần, nhưng không thể thiếu nước. Một người chỉ cần mất 5-10% nước đã coi như mất nước trầm trọng và khi mất nước đến 15-20% coi như là hết hy vọng cứu chữa.

1. Nhu cầu nước hàng ngày:

Mỗi ngày, người trưởng thành cần 30g nước cho 1 kg thể trọng. Nhu cầu nước trẻ em cao gấp 3-4 lần. Trung bình mỗi người cần 6-8 cốc nước nỗi ngày (tương đương 1,5 lít). Nước đưa vào cơ thể dạng thức ăn, đồ uống. Nhu cầu nước hàng ngày cho cơ thể chúng tùy vào thời tiết, điều kiện sinh hoạt, tình trạng lao động, tính trạng sinh lý…

– Theo độ tuổi: Trẻ vị thành niên (10-18 tuổi) nhu cầu nước là 40ml/kg, từ 19-30 tuổi hoạt động thể lực nặng nhu cầu nước là 40ml/kg, người từ 19-55 tuổi hoạt động thể lực trung bình là 35 ml/kg, người trên 50 tuổi nhu cầu nước là 30ml/kg.

– Theo cân nặng: Trẻ em cân nặng từ 1-10 kg nhu cầu cần nước là 100ml/kg, trẻ em có cân nặng từ 11-20 kg nhu cầu nước là 1000ml/kg + 50ml/kg cho mỗi 10kg cân nặng tăng lên, trẻ em có cân nặng 21kg trở lên nhu cần nước là 1.500ml + 20ml/kg cân nặng tăng lên. Người trên 50 tuổi nhu cầu nước tăng thêm là 15 ml/kg cho mỗi 20kg cân nặng tăng lên.

2. Uống nước đúng cách:

Trong điều kiện bình thường, chuyển hóa nước được điều hòa chặt chẽ, số lượng nước đưa vào cơ thể hàng ngày luôn cân bằng số lượng nước bài tiết ra khỏi cơ thể. Cân bằng này khiến trọng lượng cơ thể người trưởng thành luôn ổn định một thời gian dài. Nước vào cơ thể chủ yếu qua ống tiêu hóa. Khi thời tiết nắng nóng cơ thể cần bổ sung nước, tránh để thiếu nước đến khi có biểu hiện khô miệng, nước bọt quánh, việc uống nước cũng cần từ từ, không nên uống nhiều một lúc, các loại nước uống như: nước trái cây, nước rau, nước oresol, nước có pha thêm chút muối…

Uống nước quá nhiều một lúc không tốt cho sức khỏe chúng ta; nước trong cơ thể bài tiết ra ngoài, thành phần chính là nước và một số chất điện giải như Natri, Kali được hòa tan trong nước. Khi bổ sung lượng nước vào cơ thể quá nhiều trong một thời gian ngắn, cảm giác khát không giảm thậm chí còn có cảm giác khát hơn. Uống nhiều nước một lúc làm lượng mô hôi bài tiết ra ngoài nhiều hơn, cơ thể càng mệt mỏi hơn vì quá mất nhiều chất điện giải. Khi uống nước càng chậm càng tốt, uống từ từ và chia nhỏ lượng nước cần uống, nó sẽ giảm khát tốt hơn.

Khi khát, nhiều người chọn uống nước đá, nước lạnh nhằm giải tỏa cơn khát, nhưng giải pháp này thực sự không tốt cho sức khỏe. Khi thời tiết nóng uống nước đá, nước lạnh sẽ không tốt cho sức khỏe vì sự chênh lệch nhiệt độ quá lớn so với thân nhiệt, uống nước đá dễ dẫn đến viêm họng, những người bị sâu răng sẽ bị đau nhức, tê buốt. Nước uống phải phù hợp nhất là những loại nước để ở môi trường tự nhiên, vì nó phù hợp với nhiệt độ cơ thể.

3. Lựa chọn nước uống phù hợp: Việc bổ sung nước trong mùa nắng nóng vừa bảo đảm đủ nước vừa tăng cường sức khỏe cho mỗi người, các loại nước uống được chế biến rất đơn giản từ rau xanh, trái cây và các loại khác tùy theo sở thích của mọi người. Việc lựa chọn nước uống để bổ sung thêm các loại vitamin, khoáng chất, chất xơ, chất chống ôxy hóa…Một số loại nước thông dụng như:

– Chè xanh: Chè xanh là loại thức uống rất có giá trị. Chè xanh là nguồn tốt nhất cung cấp nhiều loại Flavonoid chống ôxy hóa, fluor, nhiều vitamin.

– Nước dừa: Nước dừa là một trong nhiều loại nước uống giải khát thông dụng, cung cấp nhiều kali và chất khoáng, sử dụng thường xuyên sẽ tốt cho sức khỏe. Uống một cốc nước dừa mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bất thường của đường tiêu hóa, không bị nhiệt miệng và nhanh chóng phục hồi cơ thể sau khi bị mất nước.

– Nước cam, nước chanh: Nước cam, nước chanh cung cấp các vitamin C, A, E…giúp nâng cao sức đề kháng và miễn dịch. Vì vậy, nhiều người lực chọn uống nước cam, nước chanh, sẽ giúp giải khát, tăng cường sức đề kháng, chống lại dịch bệnh hiện nay là rất tốt. Cần lưu ý là không chỉ có cam, chanh mà các loại trái cây khác chứa nhiều vitamin và khoáng chất như: Bưởi, đu đủ, xoài, dưa hấu,…

– Nước râu ngô: Nước râu ngô có tác dụng lợi tiểu, thải độc cho cơ thể nên tốt cho những người cao huyết áp, bệnh thận, giảm cân. Ngoài ra, nước râu ngô có chứa nhiều chất chống ô xy hóa tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tăng cường chức năng gan, chức năng bài tiết và giảm nguy cơ bệnh gan nhiễm mỡ.

– Nước rau má: Rau má là loại rau rất thông dụng, vừa để ăn vừa để chế biến nước giải khát, rau má cung cấp nhiều vitamin A, C, E…và chất có tác dụng thanh nhiệt, giải độc lợi tiểu. Rau má rửa sạch có thể ăn sống, xay nhuyễn lấy nước hoặc dùng để nấu canh trong bữa cơm hàng ngày.

– Nước cà rốt: Trong cà rốt có chứa nhiều Glucosa, carotene, dầu thực vật, muối kali, magie, sắt, canxi…cà rốt cho chứa nhiều chất carotene, khi vào cơ thể nó sẽ được chuyển hóa thành vitamin A rất cần cho sự phát triển của cơ thể, giúp cho sáng mắt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể và giữ cho da mịn màng./.