Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Hoàng Phương, tên thật Nguyễn Kim Hoàng (1943 – 19 tháng 10 năm 2002) là một nhạc sĩ nhạc vàng tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 và có cả sáng tác sau thời gian này. Những sáng tác của ông chủ yếu viết về tình yêu đôi lứa, tình yêu quê hương tha thiết. Hoàng Phương là tác giả của bài hát nổi tiếng Hoa sứ nhà nàng, bài hát nhạc vàng duy nhất được chính quyền mới cho phép lưu hành sau ngày 30 tháng 4 năm 1975. Ngoài ra ông cũng là chủ của Băng nhạc Gò Công nổi tiếng thập niên 1980-1990.

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu
Hoàng PhươngThông tin cá nhânSinhNguyễn Kim Hoàng
1943
Gò Công, Liên bang Đông DươngMất19 tháng 10, 2002(2002-10-19) (64–65 tuổi)
Gò Công, Việt NamQuốc tịch
Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu
Việt NamNghề nghiệpNhạc sĩ
Thợ kim hoàn
Thợ sửa đồng hồSự nghiệp âm nhạcBút danhHoàng PhươngDòng nhạcNhạc quê hương
Nhạc vàngHợp tác vớiHoài NamCa khúcHoa sứ nhà nàng
Chuyện tình hoa muống biển
  • x
  • t
  • s

Hoàng Phương tên thật là Nguyễn Kim Hoàng, sinh năm 1943, nguyên quán tại xã Tân Thành, tỉnh Gò Công (nay thuộc tỉnh Tiền Giang). Thuở nhỏ, ông học trường tiểu học sơ cấp Tân Thành, sau đó học ở trường Nam Tiểu học Gò Công. Thi rớt vào bậc đệ thất trường công lập, ông theo học đệ thất trường Bán công Gò Công. Một năm sau, Hoàng Phương bắt đầu học nhạc buổi tối với nhạc sĩ Lê Dinh.[1] Những năm vào trung học, ông đam mê âm nhạc, tự học đàn violon và organ. Sau khi học xong chương trình lớp đệ nhị, thi trượt tú tài 1, ông thôi học và từ đây bắt đầu theo nghiệp sáng tác.[1][2] Ngoài ra, trong thời gian này ông cũng học thêm nghề sửa đồng hồ và nghề thợ bạc rồi trở nên có tiếng trong nghề.[3]

Hoàng Phương từ nhỏ bị một cái mụn mạch lươn ở mắt cá làm rút gân, chân đi khập khiễng nên không bị bắt đi lính,[1] không làm việc cho quân đội Việt Nam Cộng hòa cũng như chính phủ Việt Nam Cộng hòa như nhiều nhạc sĩ miền Nam cùng thời.

Năm 1968, khi 25 tuổi, Hoàng Phương lên Sài Gòn tham gia ban nhạc cùng Vinh Sử, Quốc Dũng, Lê Hựu Hà.[4] Trong năm này, ông viết bản nhạc đầu tay, đó là bài Hoa sứ nhà nàng (tên ban đầu là Hoa sứ nhà em)[2] do Chế Linh và Thanh Tuyền song ca lần đầu tiên. Lập tức, bài hát nổi tiếng trong giới mộ nhạc và được các hãng tranh nhau mua bản quyền thâu âm.[5]

Sau sự kiện 30 tháng 4 năm 1975, hầu hết nhạc của các nhạc sĩ miền Nam trước đó đều bị chính quyền mới cấm lưu hành trên toàn quốc, chỉ bài Hoa sứ nhà nàng của Hoàng Phương được lưu hành.[1][6] Lúc này, ông về Gò Công mở lại tiệm sửa đồng hồ, tích cóp tiền, cho đến năm 1985 thì mở thêm hai tiệm vàng là Kim Hoàng và Toàn Tân.[1][2] Nhiều người dân Gò Công vẫn hát Hoa sứ nhà nàng mà không biết tác giả chính là ông thợ sửa đồng hồ phố huyện.[2]

Năm 1985, Hoàng Phương cho ra đời dòng nhạc Gò Công.[7] Album cassette "Băng nhạc Gò Công" gồm những bài do Hoàng Phương sáng tác và tự bỏ tiền ra sản xuất[2] (một số bài phổ nhạc dựa trên thơ của các tác giả khác) và chủ yếu do ca sĩ Bảo Yến trình bày ra đời đã ngay lập tức trở nên nổi tiếng, làm xôn xao dư luận trong cả nước vào thời điểm đó.[3] Khắp trong Nam ngoài Bắc, người yêu nhạc đổ xô tìm mua băng; còn tác giả của nó được giới nghệ sĩ, thính giả thời bấy giờ vinh danh "Ông hoàng nhạc Gò Công".[5] Hoàng Phương lao vào sáng tác tiếp các bài ca ngợi ca tình yêu, ngợi ca quê hương Gò Công, ngợi ca biển nơi gắn liền với tuổi thơ ông.[2][4] Ngày 10 tháng 9 năm 1986, Tuyển tập Nhạc Hoàng Phương - Hoa Sứ Nhà Nàng gồm 21 sáng tác của ông được phát hành.

Năm 1989, nhạc sĩ Hoàng Phương cưới người vợ thứ hai là Mộng Vân. Hai người cất một căn nhà lá nhỏ trên bãi biển Tân Thành. Những năm cuối đời, Hoàng Phương suy sụp, hay uống rượu và một mình đi lang thang trên bãi biển.[3] Cuộc sống của ông ngày càng cơ cực,[8] ông phải bán cả hai tiệm vàng và tìm đến các trung tâm băng nhạc để kiếm sống nhưng không đủ.[2] Ông lâm bệnh ung thư gan và mất ngày 19 tháng 10 năm 2002.[1] Trước khi mất, Hoàng Phương để lại nhiều tác phẩm còn đang dang dở.[4] Đám tang của ông được tổ chức tại căn nhà nhỏ tồi tàn của hai vợ chồng trên bãi biển Tân Thành.[9]

Có một số ý kiến cho rằng, Hoàng Phương là một con người lập dị vì ông hay để hay tóc dài, mặc áo màu đỏ quần màu kem, bước chân khập khiễng vì dị tật.[3] Nhạc của Hoàng Phương hầu như là viết về tình yêu đôi lứa trong sáng và tình yêu quê hương tha thiết,[10] hơn nữa ông không dính dáng đến Việt Nam Cộng hoà nên có lẽ chính vì thế mà giai đoạn hậu chiến sau năm 1975, nhạc của ông được chính quyền mới cho phép lưu hành rộng rãi trên cả nước.[1] Băng nhạc Gò Công của ông được xem là băng nhạc nổi tiếng một thời trong khoảng giữa thập niên 1980[6] tới đầu những năm 1990.

  • Ao nhà ao bên
  • Anh hai về làng
  • Anh về tình đẹp quê hương
  • Ánh mắt quê hương
  • Biển Gò Công khi em đến
  • Biển tím (viết cùng Quốc Dũng)
  • Biển thức
  • Cánh thư trời xa
  • Chung một giòng sông
  • Chung vầng trăng đợi
  • Chuyến xe Tiền Giang
  • Chiếc cầu chiều mưa
  • Chiếc thuyền từ ly
  • Chiều hè trên bãi biển (thơ Song Hoài)
  • Chiều mưa tháng bảy
  • Chiều xuân qua thị trấn Gò Công
  • Chuyện tình hoa muống biển
  • Đàn thương cô quán trong làng
  • Em còn tuổi 15
  • Gò Công hồng trang sử
  • Hẹn em bên cửa sông Tiền
  • Hoa sứ nhà nàng 1 (Viết cùng Hoài Nam)
  • Hoa sứ nhà nàng 2, 3
  • Hương hoa sứ
  • Hương sơ ri
  • Khúc Kachiusa hát ở bên sông Tiền
  • Khung trời quê
  • Kỷ niệm còn đây
  • Mẹ Gò Công
  • Mùa nhạn trắng
  • Mỹ Tho thành phố cội nguồn
  • Nhà em đó bên kia sông
  • Sông quê tình nhớ
  • Thuyền giấy chiều mưa
  • Thương một người ở xa
  • Tiếng chim mùa xuân
  • Tìm em quán Phượng (tặng người vợ đầu)
  • Tìm em tôi trở lại rừng
  • Tình bể dâu
  • Tình khóc
  • Tình mong manh
  • Tôi đàn và nàng
  • Trên ngọn tình sầu (viết cùng Phượng Vũ)
  • Về nông trường Phú Đông
  • Xa rồi Gò Công

  • Bảo Yến
  • Nhạc vàng

  1. ^ a b c d e f g Tác giả "Hoa sứ nhà nàng" chết trong tận cùng nghèo khổ, Lao động
  2. ^ a b c d e f g Từ "Hoa sứ nhà nàng" đến nhạc Gò Công, báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh
  3. ^ a b c d Vài kỉ niệm với nhạc sĩ Hoàng Phương và băng nhạc Gò Công, báo Văn nghệ Tiền Giang
  4. ^ a b c Tác giả "Hoa sứ nhà nàng" qua ký ức con trai, báo Người đưa tin
  5. ^ a b Bản nhạc vàng duy nhất được lưu hành sau giải phóng - kỳ 1. Báo Người đưa tin
  6. ^ a b Bản nhạc vàng duy nhất được lưu hành sau giải phóng - kỳ 2. Báo Người đưa tin
  7. ^ Quốc Dũng viết hồi ký bằng âm nhạc - Báo Thanh niên
  8. ^ Cuộc đời thăng trầm của những nhạc sĩ viết nhạc sến - Báo Công an nhân dân
  9. ^ Tuổi xế chiều khó khăn đơn côi của csc tác giả nhạc sến - Zing.vn
  10. ^ Tình ca Việt 2 - Biển bạc đồng xanh - Thế giới văn hoá

Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Hoàng_Phương&oldid=66702510”

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu
- Hoài Phương không chỉ đẹp trai như tài tử, anh còn là nghệ sĩ saxophone có tiếng tại Việt Nam và từng gặt hái nhiều thành công trên đất Mỹ.

Mới đây nhạc sĩ Hoài Phương – Chồng danh hài Việt Hương cùng con gái đã đến cổ vũ cho mẹ tại ghế nóng chương trình Vietnam's Got Talent. Đây là dịp khá hiếm hoi nữ giám khảo phá lệ ‘khoe’ tổ ấm của mình trước công chúng.

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Ông xã Việt Hương đưa con gái đến cổ vũ mẹ làm giám khảo. Ảnh: Zing

Ông xã Việt Hương là gương mặt không xa lạ trong showbiz, dù anh rất ít khi lộ diện trước khán giả. Nhạc sĩ Hoài Phương sinh năm 1971 trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Anh có năng khiếu âm nhạc và được bồi dưỡng từ khi mới lên 6 tuổi. Năm 1989, Hoài Phương đỗ thủ khoa ngành kèn clarinet, Nhạc viện Hà Nội.

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Hoài Phương là nghệ sĩ saxophone tài năng và điển trai.

Thời còn sinh viên, Hoài Phương kết hợp cùng ca sĩ Bằng Kiều thành lập nhóm nhạc và may mắn xuất hiện tại rất nhiều sự kiện lớn. Có được nhiều thành công nhưng nhóm vẫn quyết định tan rã khi ông xã Việt Hương lên đường sang Mỹ du học sau khi tốt nghiệp.

Nhạc sĩ Hoài Phương bén duyên cùng danh hài Việt Hương năm 2005, khi cô qua Mỹ lưu diễn. Hồi ấy, Việt Hương còn ngỡ Hoài Phương là người Châu Mỹ vì ông xã quá cao to và đẹp trai. Sau nhiều lần gặp gỡ, cả hai nảy sinh sự đồng cảm, yêu nhau rồi tiến tới hôn nhân năm 2007. Thời điểm đó, Việt Hương bỏ lại sau lừng sự nghiệp đang kỳ nở rộ tại quê nhà, sang Cali cùng chồng vun vén hạnh phúc. Hoài Phương khi ấy đang dạy học tại tiểu bang Utah cũng ngừng hẳn để về ‘xây tổ ấm’ cùng vợ. 

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Vợ chồng Việt Hương luôn dành cho nhau những cử chỉ ân cần, âu yếm.

Nói về ông xã, Việt Hương chưa bao giờ tiếc lời khen. Cô từng chia sẻ với báo chí: ‘Tôi chỉ thực sự cảm nhận được thế nào là hạnh phúc từ khi lấy Hoài Phương’. Việt Hương còn kể, chồng chính là điểm tựa lớn để cô lăn lộn hết mình với nghề. Hồi mới sinh con, Việt Hương đã bắt đầu đi diễn lại. Một tay ông xã cáng đáng việc nhà, từ chăm sóc con đến thu vén nhà cửa. Mỗi khi thấy Việt Hương ‘mắt nhắm, mắt mở’ thức dậy lo công việc, Hoài Phương lại ân cần: ‘Em ngủ thêm chút nữa đi’ rồi rời giường vào bếp làm đồ ăn sáng cho vợ.

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Hoài Phương và con gái luôn là nguồn động viên lớn giúp Việt Hương theo đuổi sự nghiệp.

Là người từng trải qua hôn nhân đổ vỡ, Việt Hương cho rằng mình hiểu được đâu là giá trị của tình yêu: ‘Sao có thể không yêu người chăm sóc, lo lắng cho mình như chính bản thân họ?’. Việt Hương tự hào kể lại: 'Ông xã nhớ kỹ từng sở thích của cô, và mỗi lần đi ăn đều gọi cho vợ những món ăn ưng ý tới mức không ngờ'.

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Nhạc sĩ hoài phương quê ở đâu

Danh hài và chồng nhận nuôi thêm một bé trai. Gia đình Việt Hương luôn tràn ngập yêu thương và tiếng cười hạnh phúc.

Là diễn viên hài đắt show cả trong và ngoài nước, Việt Hương luôn tất bật với những chuyến đi diễn xa nhà. Tuy nhiên, Hoài Phương chưa từng phàn nàn khi danh hài bê trễ công việc của người mẹ, người vợ. Việt Hương tâm sự: ‘Chúng tôi luôn sống vì nhau và sẵn sàng hy sinh nếu người kia cần. Thỉnh thoảng, vợ chồng tôi cùng nhau khép lại lịch làm việc, tắt điện thoại để đi du lịch. Tôi muốn đó là thời gian riêng tư và thoải mái nhất. Tôi quan niệm: làm việc hết mình, chơi hết sức'.

Lam Trà

Phát sốt với ảnh cưới của danh hài Hoài Linh

Diễm My 9X 'chữa thẹn' sau sự cố nói bậy trên truyền hình

Công bố ngày ra rạp của 4 phần ‘Avatar’ tiếp theo

Luật sư Minh Béo hé lộ "nghệ thuật" chọn bồi thẩm đoàn

Danh hài Tấn Beo: Những biến cố khủng khiếp trong gia đình