Nguyên nhân gây viêm duong mắt

Viêm đường mật là bệnh lý nhiễm trùng ống mật chủ chủ yếu do sỏi mật gây ra. Khám và điều trị viêm đường mật cần được thực hiện càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân gây viêm đường mật

Tình trạng viêm đường mật được tạo thành do nhiễm khuẩn gây ra bởi các loại vi khuẩn như Klebsiella spp., Escherichia coli, Enterobacter spp., enterococci và streptococci. Dịch mật khi lưu thông trong đường dẫn mật là vô trùng, nhưng nếu dòng chảy của nó bị giảm hoặc tắc nghẽn thì nhiễm khuẩn có thể xảy ra. Vì vậy, các bệnh lý như sỏi mật, ung thư ống mật, dị dạng đường mật bẩm sinh đều có thể dẫn đến viêm đường mật. Ngoài ra, vi khuẩn có thể được xâm nhập trong quá trình phẫu thuật; vi khuẩn tại đường ruột hay do nhiễm trùng máu. Nhiễm giun hoặc ký sinh trùng đường ruột cũng dẫn đến nguy cơ gây viêm đường mật.

Nguyên nhân gây viêm duong mắt

Viêm đường mật do nhiều nguyên nhân gây ra cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả

Triệu chứng cảnh báo viêm đường mật

Viêm đường mật bao gồm tình trạng viêm cấp tính và viêm mạn tính. Thường trong đợt cấp tính các biểu hiện của bệnh sẽ khởi phát đột ngột và trầm trọng hơn. Các triệu chứng điển hình của viêm đường mật được gọi tên là tam chứng Charcot, bao gồm:

– Đau: Là triệu chứng điển hình nhất, đau có thể rất dữ dội. Vị trí đau ban đầu là hạ sườn phải và gây cứng cơ vùng thượng vị, sau đó lan lên ngực, ra sau lưng hoặc lên vùng vai phải.

– Sốt cao: Là dấu hiệu quá trình viêm. Nếu trong giai đoạn cấp tính sốt có thể lên tới 39 – 40oC, kèm theo rét run, vã mồ hôi

– Vàng da: Là do ứ dịch mật, các sắc tố mật ngấm vào máu có thể gây vàng da, niêm mạc, vàng mắt, nước tiểu đậm màu…

Nguyên nhân gây viêm duong mắt

Người bệnh viêm đường mật thường có triệu chứng đau bụng, sốt cao, chán ăn

Chẩn đoán viêm đường mật như thế nào?

Sau khi thăm khám lâm sàng, để chẩn đoán chính xác tình trạng viêm đường mật và sự tiến triển của bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như:

– Xét nghiệm máu kiểm tra các chỉ số như:

Bilirubin máu: Bất kể ứ mật do nguyên nhân gì thì nồng độ bilirubin huyết thanh thường tăng lên. Tuy nhiên, nếu chỉ dựa vào bilirubin thì không thể phân biệt được các nguyên nhân gây tắc mật.

Phosphatase kiềm: Tăng cao báo hiệu tình trạng ứ mật do viêm đường mật.

Men gan (AST, ALT): nếu có viêm đường mật, men gan sẽ tăng cao rõ rệt.

Các chỉ số xét nghiệm máu trên đây chỉ giúp định hướng tình trạng tắc mật nhưng không phát hiện được nguyên nhân tắc nghẽn. Vì vậy cần tiến hành thêm:

– Siêu âm ổ bụng: đường mật giãn, thành mật dày có xuất hiện giun hoặc sỏi,..

– Chụp cắt lớp vi tính (CT scan): Giúp xác định chính xác nguyên nhân và mức độ tắc nghẽn đường mật, chẩn đoán viêm, nhiễm trùng đường mật.

Biến chứng nguy hiểm viêm đường mật

Viêm đường mật nếu phát hiện đã ở giai đoạn muộn, không được theo dõi và điều trị tích cực có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

– Chảy máu đường mật: Người bệnh có thể nôn ra máu, chất nôn có màu nâu, sốt cao vàng da,

– Nhiễm khuẩn máu: Là biến chứng cấp tính rất nguy hiểm, nhiễm khuẩn máu rất khó điều trị, gây ra các triệu chứng nặng nề như sốt cao, rét run, mạch nhanh nhỏ khó bắt, huyết áp tụt…

– Áp xe đường mật: Trên hình ảnh lâm sàng thấy nhiều ổ áp xe nhỏ, sốt cao nhưng dao động lớn, gan to và đau

– Viêm gan: Viêm gan do dịch mật bị ứ đọng làm tổn thương các tế bào gan gây vàng da, rối loạn tiêu hóa, chảy máu cam hoặc chảy máu chân răng

Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các biến chứng như viêm tụy, viêm thận, suy thận, hoại tử túi mật. Chính vì vậy, khi thấy xuất hiện các triệu chứng nhưng không rõ ràng của bệnh viêm đường mật, bạn nên đi khám sớm để được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Điều trị viêm đường mật như thế nào?

Trong hầu hết các trường hợp, kháng sinh để điều trị nhiễm khuẩn là chỉ định hàng đầu cho bệnh nhân viêm đường mật. Đa phần người bệnh sẽ đáp ứng rất tốt với các loại kháng sinh.

– Điều trị nội khoa với thuốc kháng sinh: tốt nhất dựa vào kháng sinh đồ của cấy máu và dịch mật, phối hợp hai kháng sinh như ampicillin với gentamycin hoặc cephalosporin với gentamycin… Thuốc giảm đau : atropin, papaverin, spasmaverin…, thuốc hạ sốt,..

– Nếu điều trị nội khoa không thuyên giảm bác sĩ có thể sẽ chỉ định cần can thiệp ngoại khoa (phẫu thuật).

Nhiễm trùng đường mật (nhiễm khuẩn đường mật) là tình trạng viêm đường mật do vi khuẩn gây nên thường xảy ra trên bệnh nhân có ứ trệ đường mật (sỏi, giun,…). Bệnh cần phải chẩn đoán và điều trị kịp thời.

I. CHẨN ĐOÁN NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT

1. Chẩn đoán xác định

a. Lâm sàng

● Thể điển hình

– Tiền sử: sỏi mật, giun chui ống mật chủ, phẫu thuật nối mật ruột.

– Sốt cao 39-40OC, có thể sốt kéo dài, rét run, vã mồ hôi.

– Đau âm ỉ hạ sườn phải, có thể có cơn đau quặn gan.

– Vàng da.

– Rối loạn tiêu hóa: chán ăn, rối loạn phân.

– Có hoặc không có gan to hoặc túi mật to.

● Thể không điển hình

Triệu chứng lâm sàng không đầy đủ, có thể bệnh nhân sốt hoặc đau hạ sườn phải hoặc có vàng da. cũng có thể bệnh nhân đến viện vì các biến chứng của nhiễm trùng đường mật như:

– Nhiễm trùng huyết.

– Suy thận.

– Chảy máu hoặc áp xe đường mật.

Nguyên nhân gây viêm duong mắt

b. Cận lâm sàng

– Xét nghiệm máu.

– Công thức máu: bạch cầu cao, đặc biệt là bạch cầu trung tính, máu lắng tăng.

– Sinh hóa máu: thể hiện tắc mật.

+ Bilirubin tăng, đặc biệt bilirubin trực tiếp.

+ Phosphatase kiềm tăng.

+ Cholesterol máu tăng.

+ Tỉ lệ prothrombin giảm, khi tiêm vitamin K sau 72 giờ xét nghiệm lại thấy tăng lên.

– Protein C phản ứng (CRP): thường tăng cao.

– Cấy máu: phát hiện nhiễm trùng huyết.

+ Chủ yếu các vi khuẩn Gram âm từ đường ruột: Escherichia coli (E.coli), Klebsiella, Bacteroides, Enterococus feacalis, Staphylococus.

+ Vi khuẩn kị khí: Clostridium perfringens.

● Chẩn đoán hình ảnh: giúp nhận định và đánh giá sự thay đổi hình thái đường mật và tìm nguyên nhân gây ứ trệ đường mật.

– Siêu âm đường mật:

+ Giãn đường mật trong gan và ngoài gan.

+ Thành đường mật dầy, có thể có khí trong đường mật.

+ Có thể thấy nguyên nhân gây tắc nghẽn đường mật: sỏi, giun trong đường mật, …

– Chụp đường mật nội soi ngược dòng: phát hiện các bất thường đường mật, cản trở trong đường mật.

– Một số trường hợp cần phải chụp CT bụng hoặc MRI đường mật.

+ Chụp CT bụng có thể thấy tắc nghẽn đường mật như: sỏi mật, túi mật hoặc hình ảnh giáp tiếp như giãn đường mật, khí đường mật, các ổ áp xe đường mật.

+ Chụp MRI đường mật có thể thấy những tổn thương như chụp CT bụng, ngoài ra có thể dựng hình đường mật, qua đó có thể xác định vị trí chính xác của tổn thương.

2. Chẩn đoán phân biệt

– Viêm túi mật cấp.

– Vàng da tắc mật khác như: u đầu tụy, u bóng Vater, u đường mật.

– Áp xe gan.

– Viêm gan.

3. Chẩn đoán nguyên nhân và yếu tố thuận lợi

– Sỏi mật.

– Giun chui ống mật.

– U đường mật.

– U đầu tụy, u bóng Vater.

– Chít hẹp cơ Oddi.

– Túi thừa tá tràng.

– Dị dạng đường mật.

II. ĐIỀU TRỊ NHIỄM TRÙNG ĐƯỜNG MẬT

1. Nguyên tắc điều trị viêm đường mật

– Chống nhiễm khuẩn: chọn kháng sinh có chu trình mật – ruột, phổ kháng sinh hướng vào vi khuẩn Gram âm đường ruột hoặc kháng sinh phổ rộng khuếch tán tốt vào máu và thải trừ qua gan mật, phối hợp kháng sinh điều trị vi khuẩn kị khí.

– Dẫn lưu đương mật khi có tắc nghẽn mật qua nội soi mật tụy ngược dòng (ERCP): cắt mở cơ Oddi lấy sỏi, giun đường mật, đặt stent đường mật.

– Phẫu thuật giải quyết tắc nghẽn đường mật.

2. Điều trị cụ thể nhiễm trùng đường mật

a. Điều trị nội khoa

● Kháng sinh: thường dùng 10 – 14 ngày.
Tốt nhất nên cấy máu, nếu có vi khuẩn nên lựa chọn kháng sinh theo kháng sinh đồ, nếu không có kháng sinh đồ có thể lựa chọn:

+ Nhóm amoxicillin + acid clavulanic: Augmentin 625mg, uống 2 viên/lần, 2 lần/ngày có thể kết hợp với ciprofloxacin 500mg, uống 1 viên/lần, 2 lần/ngày hoặc kết hợp với metronidazol 1g/ngày, chia 2 lần.

+ Cephalosporin tốt nhất dùng thế hệ 3: cefoperazon (2-4g/ngày chia 2-3 lần) có thể phối hợp với aminosid (chú ý theo dõi chức năng thận) hoặc phối hợp với quinolon thế hệ II (1-2g/ngày) hoặc phối hợp với metronidazol (2-4g/ngày).

+ Hoặc dùng nhóm imipenem (2-4g/ngày) hoặc carbapenem (1,5 – 3g/ngày) hoặc piperacilin/ tazobactam phối hợp với metronidazol (2-4g/ngày).

+ Có thể dùng nhóm macrolid, lincomycin và penicillin.

b. Điều trị chống sốc nhiễm khuẩn

+ Thở oxy.

+ Truyền dịch bồi phụ nước điện giải theo áp lực tĩnh mạch trung tâm.

+ Phối hợp kháng sinh.

+ Giải quyết nguyên nhân, vừa hồi sức vừa mổ.

+ Dùng thuốc vận mạch như: dopamin, noradrenalin, adrenalin, dobutamin.

c. Điều trị triệu chứng

+ Hạ sốt, giảm đau: paracetamol 500mg có thể uống 1-2g/ngày, chia 3 – 4 lần, cách 6-8 giờ/lần.

+ Giảm đau, giãn cơ trơn: drotaverin HCl (No-spa) viên 40mg, uống 3-6 viên/ngày, chia 3 lần hoặc alverin citrat (Spasmaverin) viên 40mg, uống 1-3 viên/lần, uống 2-3 lần/ngày.

3. Dẫn lưu đường mật

– Chụp mật tụy ngược dòng (ERCP) loại bỏ tắc nghẽn như: sỏi, giun, ung thư hoặc đặt stent đường mật.

– Dẫn lưu mật qua da.

– Nội soi cửa sổ bên cắt cơ Oddi.

4. Phẫu thuật

– Lấy sỏi qua mổ nội soi.

– Phẫu thuật giải phóng đường mật khi có tắc nghẽn, viêm phúc mạc mật.

– Phẫu thuật thắt động mạch gan hoặc cắt phân thùy gan trong chảy máu đường mật.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Christos A.P., Kiamouris C., et al., (2006)., Cholangitis, Chapter VII, Therapy of Disorder Digestive, Williams & Wilkins, third edition.

2. Pau S. Sepe, Lawrence S. Friedman, (2008), Biliary tract disease, chapter III, Gastroenteroly, Handbook of internal medicine, Lippincortt – Williams & Wilkins, third edition.