Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là gì năm 2024

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ xưa tới nay, dòng chủ lưu chính là sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc. Đoàn kết dân tộc đã được hình thành và củng cố trong hàng ngàn năm lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước. Nó thấm đẫm vào tư tưởng, tâm hồn của mỗi người con đất Việt và đại đoàn kết dân tộc tiếp tục là nội dung tư tưởng chính của Đảng Cộng sản Việt Nam trong cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ Nhân dân cũng như trong cuộc Cách mạng xã hội chủ nghĩa. Với sự ra đời của ngày hội đại đoàn kết dân tộc, nó minh chứng cho việc đổi mới phương thức hoạt động, tập hợp đông đảo lực lượng quần chúng Nhân dân, củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh nội lực nhằm thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là gì năm 2024
"Toàn dân đoàn kết vũng bước dưới cờ vinh quang"

1. Lịch sử ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Trong quá trình củng cố và mở rộng về tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, yêu cầu đặt ra là phải có sự vận dụng sáng tạo, linh hoạt, phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế, xã hội, phong tục tập quán của từng vùng, từng địa phương. Để thực hiện được điều đó phải hướng công tác Mặt trận về cơ

sở, từng khu dân cư, từng gia đình. Tạo cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết từ cá nhân, gia đình, khu dân cư đến cấp xã, phường, huyện, tỉnh. Đó chính là cơ sở để xây dựng khối đại đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam. Xuất phát từ thực tiễn đó, mà ngày hội đại đoàn kết ở Việt Nam ra đời.

Nhằm phát huy truyền thống Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam, năm 1986 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VI đã quyết định lấy ngày 18/11/1930 – ngày Đảng chủ trương thành lập Mặt trận thống nhất để làm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Từ đó đến nay, hằng năm cứ đến ngày 18/11, Mặt trận đã đề ra chương trình, nội dung và các hình thức hoạt động phong phú, đa dạng nhằm ôn lại truyền thống lịch sử của Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam.

Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc" và quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm làm ngày tổ chức Ngày hội đại đoàn kết ở khu dân cư nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc và nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong thời kỳ mới.

2. Ý nghĩa của ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc

Sau khi có quyết định của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, ngày hội đại đoàn kết toàn dân ở khu dân cư ngày càng được quan tâm hơn, diễn ra với nhiều hình thức phong phú, phù hợp với điều kiện của từng địa phương. Ngay cả những vùng nông thôn, vùng miền núi, ngày hội càng mang nhiều bản sắc văn hóa và tập trung đông đảo quần chúng Nhân dân tham gia và thực sự trở thành ngày hội của toàn dân tộc.

Ngày hội đại đoàn kết đã tôn vinh những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Thông qua ngày hội, các nét văn hóa đặc sắc của các tầng lớp dân cư, các dân tộc trên địa bàn sẽ tiếp tục được bảo tồn và phát huy. Thêm vào đó là tinh thần đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Từ đó, góp phần thực hiện tốt các phong trào “Xây dựng gia đình văn hóa”, “Xây dựng văn hóa ở khu dân cư”, xây dựng các gia đình điển hình có “Ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền”… Cùng với việc xây dựng nếp sống mới là việc đấu tranh chống lại các hủ tục lạc hậu: mê tín, dị đoan. Xóa bỏ dần những tệ nạn trong xã hội như: rượu chè, cờ bạc, trộm cắp, ma túy, mại dâm, đánh bạc…

Ngày hội đại đoàn kết dân tộc góp phần động viên các tầng lớp Nhân dân phấn đấu thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 là ngày bao nhiêu? Hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023? (Hình từ Internet)

Công tác tuyên truyền ngày hội Đại đoàn kết dân tộc năm 2023 như thế nào?

Tại Hướng dẫn 107/HD-MTTW-BTT năm 2023 tại đây có hướng dẫn công tác tuyên truyền ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 như sau:

Nội dung tuyên truyền:

- Lịch sử, truyền thống vẻ vang và kết quả hoạt động của MTTQ Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc gắn với truyền thống cách mạng của quê hương và cộng đồng.

- Thành tựu đạt được sau 20 năm tổ chức Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc của địa phương.

- Những nội dung cơ bản của Chỉ thị 22-CT/TW, ngày 25/5/2023 của Ban Bí thư về lãnh đạo Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp và Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029; Chỉ thị, Thông tri và văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp về tổ chức Đại hội MTTQ Việt Nam nhiệm kỳ 2024 - 2029. Các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp, hướng tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029.

- Giới thiệu và nhân rộng các điển hình, tiêu biểu, những việc làm hay, giải pháp sáng tạo trong thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương; gương người tốt, việc tốt và những tập thể, cá nhân tiêu biểu có nhiều đóng góp xây dựng quê hương, đất nước...

Hình thức tuyên truyền:

- Vận dụng linh hoạt các hình thức tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình; cổng thông tin điện tử, trang Fanpage, mạng xã hội của cộng đồng, địa phương, các cơ quan, đơn vị, tổ chức và mỗi cá nhân.

- Thông qua cuộc sinh hoạt cộng đồng dân cư; sinh hoạt của các tổ chức Đoàn thể nhân dân.

- Treo băng zôn, khẩu hiệu, pano, apphich... tuyên truyền ở các khu dân cư, địa điểm trung tâm văn hóa - xã hội tại các địa phương và cộng đồng; tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, hoạt động dân vũ; hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương, vùng, miền....

Hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023?

Tại Hướng dẫn 107/HD-MTTW-BTT năm 2023 có nêu rõ hướng dẫn tổ chức ngày hội đại đoàn kết dân tộc năm 2023 như sau:

Thời gian:

Hoạt động tổ chức Ngày hội được diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 01/11/2023 đến hết ngày 18/11/2023.

Hình thức và chủ trì tổ chức Ngày hội

- Hình thức tổ chức: Ngày hội được tổ chức chủ yếu ở địa bàn khu dân cư. Tùy theo điều kiện của mỗi địa phương có thể lựa chọn hình thức tổ chức cho phù hợp, tuy nhiên phải đảm bảo Ngày hội được tổ chức trang trọng, thiết thực, hiệu quả.

- Chủ trì tổ chức Ngày hội:

+ Tổ chức tại khu dân cư: Do Ban Công tác Mặt trận chủ trì.

+ Tổ chức theo hình thức liên khu dân cư: Do Ban công tác Mặt trận (nơi đăng cai tổ chức Ngày hội) chủ trì và phối hợp các Ban công tác Mặt trận khác tham gia thực hiện.

Thành phần tham gia Ngày hội:

- Mời toàn thể Nhân dân hoặc đại diện các hộ gia đình ở khu dân cư, liên khu dân cư; con em làm ăn xa quê; cán bộ, đảng viên cư trú tại địa bàn.

- Mời các đồng chí lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, Mặt trận, tổ chức đoàn thể tại địa phương.

- Đại diện các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo... trên địa bàn.

- Đối với địa phương khu vực, địa bàn biên giới có thể mời bạn bè các nước láng giềng cùng tham dự Ngày hội.

- Đối với các khu dân cư có người nước ngoài đang sinh sống, học tập, công tác tại địa bàn dân cư mời tham dự Ngày hội.

Hình thức trang trí:

- Treo cờ, băng rôn, khẩu hiệu trên địa bàn khu dân cư và địa điểm tổ chức Ngày hội.

- Ma két trang trí nơi tổ chức phần Lễ của Ngày hội:

Đối với địa bàn dân cư (do Ban Công tác Mặt trận chủ trì):

(Lô gô của Mặt trận)

NGÀY HỘI

ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Khu dân cư (hoặc liên khu dân cư)……. xã (phường, thị trấn)….

.......Ngày….. tháng…. năm 2023

Chương trình Ngày hội:

* Phần Lễ (tổ chức không quá 90 phút):

(1) Văn nghệ chào mừng.

(2) Chào cờ.

(3) Tuyên bố lý do giới thiệu đại biểu;

(4) Ôn truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam qua các thời kỳ; báo cáo khái quát kết quả thực hiện nhiệm vụ xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; kết quả phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; kết quả thực hiện các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước của địa phương; đánh giá khái quát những kết quả đạt được sau 20 năm tổ chức Ngày hội; phương hướng trọng tâm năm tới.

(5) Các đại biểu trao đổi, thảo luận.

(6) Chủ trì phát biểu tiếp thu và giải trình (nếu có).

(7) Biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu.

(8) Mời lãnh đạo cấp trên phát biểu, tặng quà (nếu có).

(9) Phát động hưởng ứng các hoạt động thi đua chào mừng Đại hội MTTQ Việt Nam các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X nhiệm kỳ 2024 - 2029 (nếu có).

(10) Phát biểu cảm ơn và kết thúc buổi Lễ.

* Phần Hội (có thể tổ chức trước hoặc sau phần Lễ):

- Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, trò chơi dân gian truyền thống; các hoạt động dân vũ, hoạt động dưỡng sinh ngoài trời.... nhằm thu hút sự tham gia của Nhân dân trên địa bàn. Chú trọng phát huy bản sắc văn hóa dân tộc của mỗi địa phương, vùng miền trong Ngày hội.

- Tổ chức các hoạt động triển lãm gian hàng; giới thiệu sản phẩm làng nghề, sản phẩm nông nghiệp, sản phẩm OCOP; quảng bá du lịch địa phương, du lịch cộng đồng...

- Tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện; thăm hỏi động viên gia đình chính sách, người có công; cán bộ lãnh thành cách mạng; trợ giúp người khó khăn; thăm hỏi, trao tặng quà, Nhà đại đoàn kết cho hộ nghèo; khởi công, hoàn thành các công trình dân sinh...

- Tổ chức dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm, tổ dân phố, khu dân cư, đảm bảo môi trường sáng - xanh - sạch đẹp; trồng cây, trồng hoa trên các tuyến đường dân sinh, khu dân cư, trong khuân viên gia đình...

- Tùy từng điều kiện của khu dân cư, cơ quan, đơn vị, tổ chức... có thể tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” cho phù hợp.

- Khuyến khích các địa phương có sáng kiến, đổi mới tổ chức phần Hội đảm bảo vui tươi, an toàn, lành mạnh, tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, phong tục, tập quán của mỗi địa phương.

Đại đoàn kết toàn dân tộc là gì?

Đại đoàn kết là sự nghiệp của toàn dân tộc; chăm lo bồi đắp, bảo vệ, gìn giữ khối đại đoàn kết là trách nhiệm của hệ thống chính trị và của mỗi người dân. Đoàn kết trong Đảng là hạt nhân để xây dựng đoàn kết của hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam là ngày nào vì sao lại lấy ngày nay?

Ngày 1/8/2003, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã ra Nghị quyết số 04/NQ/ĐCT-MTTW về việc tổ chức “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” và quyết định lấy ngày 18/11 hàng năm là Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư nhằm tiếp tục xây dựng, củng cố và phát huy sức mạnh của khối đại đoàn ...

Đại đoàn kết dân tộc là ngày nào?

(ANTV) - Đoàn kết là sức mạnh. Lịch sử hàng nghìn năm đã chứng minh sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong dựng xây và bảo vệ Tổ quốc. Hôm nay ( 18/11) là kỷ niệm 93 năm ngày thành lập mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam và cũng tròn 20 năm tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc.

Ngày 18 tháng 11 có ý nghĩa gì?

Hướng đến kỷ niệm 93 năm ngày Truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18-11-1930 – 18-11-2023) Ngày 18-11-1930, Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương ra Chỉ thị về vấn đề thành lập Hội phản đế Đồng minh - hình thức đầu tiên của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam.