Mỗi phụ nữ việt nam đẻ trung bình 6 con năm 2024

Thông tin được ông Mai Trung Sơn, Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số, Tổng cục Dân số, Bộ Y tế, chia sẻ tại tọa đàm Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình với sự phát triển kinh tế xã hội bền vững, do Viện Đào tạo, tư vấn và phát triển kinh tế, tổ chức ngày 30/8.

Theo Niên giám thống kê 2022 do Tổng cục Thống kê công bố, trong 6 vùng kinh tế trên cả nước, có 4 vùng có mức sinh cao hơn mức thay thế (có thể hiểu là mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh khoảng 2 con), bao gồm: Trung du miền núi phía Bắc là 2,4 con; Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung là 2,29 con; Tây Nguyên 2,31 con; Đồng bằng sông Hồng 2,17 con.

Hai vùng còn lại dưới mức sinh thay thế gồm Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ (chỉ 1,47 con). Chênh lệch giữa mức sinh vùng cao nhất (Trung du miền núi phía Bắc) và vùng thấp nhất (Đông Nam bộ) là gần 1 con.

“Ở vùng mức sinh cao, xu hướng phụ nữ kết hôn sớm, đẻ sớm, đẻ dày; trong khi vùng mức sinh thấp thì phụ nữ không chịu kết hôn, kết hôn muộn, đẻ ít, đẻ thưa. Thực tế hệ quả của đẻ ít, đẻ nhiều đều không tốt cho mỗi cá nhân, gia đình, xã hội”, ông Mai Trung Sơn chia sẻ.

Tính theo đơn vị địa phương, TP.HCM là thành phố đông dân nhất cả nước (gần 9,5 triệu người), gấp 30 lần dân số Bắc Kạn (ít nhất), nhưng phụ nữ ở TP.HCM lại "lười" sinh nhất. Sơ bộ theo Niên giám thống kê 2022, mỗi phụ nữ ở TP.HCM chỉ sinh 1,39 con. Bạc Liêu, Bình Dương, Hậu Giang... đều có mức sinh dưới 1,6 con. Trong khi đó, ở Hà Tĩnh, mỗi phụ nữ sinh tới gần 2,9 con, cao nhất cả nước.

Tuổi kết hôn lần đầu trung bình trên cả nước năm 2021 là 26,2 tuổi (cao hơn 0,5 tuổi so với năm 2020), nam giới kết hôn lần đầu ở tuổi 28,3 còn nữ là 24,1.

Mỗi phụ nữ việt nam đẻ trung bình 6 con năm 2024

Phụ nữ ở khu vực có mức sinh thấp có xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn. Ảnh: Medium

Ở vùng Đông Nam bộ (Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, TP.HCM...), nơi sinh con ít, đàn ông kết hôn khi gần 30 tuổi, nữ là hơn 26. TP.HCM là thành phố có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình cao nhất, 29 tuổi. Trong đó, đàn ông TP.HCM kết hôn lần đầu ở tuổi 30,5; nữ là 27,5.

Địa phương có độ tuổi kết hôn lần đầu trung bình thấp nhất cả nước là Lai Châu, nơi có mức sinh là 2,63 con (cao gần nhất nước), là 21,6 tuổi.

Theo các chuyên gia, áp lực của công việc và cuộc sống khiến xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn, sinh ít con, thậm chí không muốn sinh con, ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, với gánh nặng lớn về kinh tế cho mỗi gia đình, từ áp lực tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt đến chi phí nuôi dạy và chăm sóc con, chi phí giáo dục cao… đều làm hạn chế mức sinh.

"Mức sinh thấp kéo dài sẽ làm quá trình già hóa dân số diễn ra nhanh hơn, thiếu hụt nguồn lao động, ảnh hưởng đến an sinh xã hội...", đại diện Tổng cục Dân số cho biết.

Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, phá thai của Việt Nam cao hơn các nước trong khu vực

Ngoài vấn đề mức sinh, xu hướng sinh con, tại buổi tọa đàm ngày 30/8, các chuyên gia cũng bày tỏ lo lắng khi tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn, phá thai của Việt Nam, ở mức cao. Một nguyên nhân được đưa ra đó là người dân khó tiếp cận dịch vụ, biện pháp kế hoạch hóa gia đình chưa thuận tiện, trong khi cơ quan quản lý khó khăn trong mua sắm thuốc, phương tiện tránh thai.

Thống kê của Viện Guttmacher năm 2022 chia sẻ tại chương trình cho thấy hàng năm Việt Nam có khoảng 3,7 triệu phụ nữ mang thai; 2,1 triệu người mang thai ngoài ý muốn (gần 60% số ca mang thai), trong đó số phá thai rất lớn. Tỷ lệ mang thai ngoài ý muốn và phá thai của Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Indonesia, Phillippines, Thái Lan.

Theo các chuyên gia, hơn 40% phụ nữ có quan hệ tình dục, hiện chưa kết hôn hoặc không sống chung như vợ chồng nhưng chưa được đáp ứng nhu cầu về kế hoạch hóa gia đình, con số này với phụ nữ hiện đã kết hôn hoặc sống chung là 10,1%.

Chính nhu cầu không được đáp ứng này dẫn đến mang thai ngoài ý muốn và tỷ lệ phá thai cao. Họ lại sử dụng những biện pháp phòng tránh thai mang tính truyền thống và không đáng tin cậy (tính ngày, xuất tinh ngoài...).

Trong khi đó, tác động kinh tế xã hội do mang thai ngoài ý muốn là rất lớn. Việt Nam phải chi hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD/năm cho vấn đề này, bao gồm chi phí liên quan đến thuốc tránh thai, các ca phá thai, chăm sóc trực tiếp, nghỉ sinh…

Hiện nay, mức sinh của khu vực nông thôn cao hơn của khu vực thành thị và cao hơn mức sinh thay thế, TFR tương ứng là 2,26 con/phụ nữ và 1,83 con/phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là các vùng có mức sinh cao nhất cả nước, với TFR mỗi vùng là 2,43 con/phụ nữ. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long là hai vùng có mức sinh thấp nhất cả nước, TFR tương ứng là 1,56 con/phụ nữ và 1,8 con/phụ nữ.

Năm 2019, trong số 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tỉnh Hà Tĩnh có mức sinh cao nhất (2,83 con/phụ nữ), cao hơn gấp hai lần so với địa phương có mức sinh thấp nhất là Thành phố Hồ Chí Minh (1,39 con/phụ nữ). Trong vòng 10 năm qua, toàn quốc có 29 tỉnh ghi nhận mức sinh giảm và 33 tỉnh ghi nhận mức sinh tăng, Sóc Trăng là địa phương duy nhất có mức sinh không thay đổi.

Mỗi phụ nữ việt nam đẻ trung bình 6 con năm 2024

Theo Tổng cục Thống kê, mức sinh ổn định ở dưới mức sinh thay thế trong hơn một thập kỷ qua.

Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1 triệu người (Kinh, Tày, Thái, Khmer, Mường, Mông, Nùng), dân tộc Mông có mức sinh cao nhất. Trải qua ba thập kỷ, mức sinh của các dân tộc này đều giảm, trong đó dân tộc Mông có mức sinh giảm nhiều nhất (năm 1989: 9,30 con/phụ nữ; năm 2009: 4,96 con/phụ nữ; năm 2019: 3,59 con/phụ nữ). Hiện nay, chênh lệch về mức sinh giữa các nhóm dân tộc đang có xu hướng thu hẹp dần.

Năm 2019, phụ nữ di cư có mức sinh thấp hơn phụ nữ không di cư với TFR tương ứng là 1,54 con/phụ nữ so với 2,13 con/phụ nữ; phụ nữ có trình độ học vấn càng cao thì mức sinh càng thấp, TFR của nhóm phụ nữ có trình độ trên trung học phổ thông là thấp nhất (1,98 con/phụ nữ) và của nhóm có trình độ dưới tiểu học là cao nhất (2,35 con/phụ nữ); phụ nữ sống trong các hộ nghèo nhất có mức sinh cao nhất trong 5 nhóm mức sống (2,4 con/phụ nữ), phụ nữ sống trong các hộ giàu nhất có mức sinh thấp nhất (2 con/phụ nữ).

Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, tỷ suất sinh đặc trưng theo tuổi của phụ nữ từ 10-19 tuổi (ASFR10) là 11 con/1000 phụ nữ. Trong đó, khu vực nông thôn cao hơn thành thị, tương ứng là 15 con/1000 phụ nữ và 5 con/1000 phụ nữ. Trung du và miền núi phía Bắc và Tây Nguyên là hai vùng có ASFR10 là cao nhất, tương ứng là 28 con/1000 phụ nữ và 21 con/1000 phụ nữ. Trong số các dân tộc có quy mô dân số trên 1 triệu người, ASFR10 của dân tộc Mông cao nhất, 65 con/1000 phụ nữ, cao hơn khoảng 9 lần so với dân tộc Kinh và hơn 6 lần so với mức bình quân chung của cả nước.

Mất cân bằng giới tính khi sinh ở mức cao

Tỷ số giới tính khi sinh (TSGTKS) năm 2019 là 111,5 bé trai/100 bé gái, cho thấy mất cân bằng giới tính khi sinh đang ở mức rất cao. TSGTKS bắt đầu tăng tại Việt Nam vào khoảng năm 2004, đã đạt mức 112 bé trai/100 bé gái sau năm 2010 và chững lại từ đó đến nay.

TSGTKS ở Việt Nam cao hơn mức sinh học tự nhiên (104-106 trai/100 bé gái) cho thấy có khoảng 45.900 trẻ em gái bị thiếu hụt năm 2019. Số lượng trẻ em gái thiếu hụt chiếm 6,2% số lượng trẻ em gái sinh ra.

TSGTKS cao nhất ở Đồng bằng sông Hồng, trong đó TSGTKS tại khu vực nông thôn của Đồng bằng sông Hồng cao hơn ở khu vực thành thị của khu vực này, tương ứng là 115,2 bé trai/100 bé gái và 112,8 bé trai/100 bé gái.

Mất cân bằng giới tính khi sinh xảy ra ở tất cả các nhóm mức sống. Trong 10 năm qua, TSGTKS của nhóm nghèo nhất tăng từ 105,2 lên 108,2 bé trai/100 bé gái; trong khi đó, TSGTKS của nhóm giàu nhất vẫn ở giữ mức cao (năm 2019: 112,9 bé trai/100 bé gái).

Tâm lý ưa thích con trai và nhu cầu cần có con trai tác động tới việc sinh thêm con của các cặp vợ chồng. Những cặp vợ chồng đã có hai con nhưng chưa có con trai, khả năng sinh thêm con cao gấp đôi so với những cặp vợ chồng đã có ít nhất một con trai. Việc sinh thêm con để có con trai đặc biệt rõ rệt ở nhóm dân số có trình độ học vấn cao và mức sống tốt hơn.

Sự ưa thích con trai còn được thể hiện qua việc lựa chọn giới tính trước sinh ngay từ lần sinh đầu, với TSGTKS là 109,5 bé trai/100 bé gái đối với lần sinh đầu tiên; TSGTKS tiếp tục tăng ở lần sinh từ thứ ba trở lên (119,8 bé trai/100 bé gái). Đối với các cặp vợ chồng sinh liên tiếp 2 con gái, TSGTKS của lần sinh thứ ba là 143,8 bé trai/100 bé gái.

Mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh hiện tại sẽ ảnh hưởng đến cơ cấu dân số trong tương lai như dư thừa số lượng nam thanh niên. Dự báo cho thấy, nếu TSGTKS vẫn giữ nguyên như hiện nay, số nam giới từ 15-49 tuổi sẽ dư thừa năm 2034 là 1,5 triệu người, năm 2059 là 2,5 triệu người; nếu TSGTKS giảm nhanh và đạt mức bình thường vào năm 2039 thì số nam giới từ 15-49 tuổi sẽ dư thừa vào năm 2034 là 1,5 triệu người, năm 2059 là 1,8 triệu người.

Những hệ lụy liên quan tới việc mất cân bằng giới tính là nam giới sau này có thể không có cơ hội lấy vợ là nữ, phụ nữ có thể bị ngược đãi, các tệ nạn xã hội cũng từ đó tăng theo... Cùng với xu thế hiện đại hiện nay, phụ nữ cũng đã xuất hiện tư tưởng không muốn kết hôn. Đây cũng là một vấn đề đáng lo ngại trong thời đại này.

Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi

Theo phương án trung bình, dự báo dân số Việt Nam năm 2029 là 104,5 triệu người, năm 2039 là 110,8 triệu người và đến năm 2069 là 116,9 triệu người. Trong 5 năm đầu của thời kỳ dự báo, 2019-2024, tỷ lệ tăng dân số hàng năm của nước ta là 0,93%. Trong tương lai, dự báo tỷ lệ tăng dân số sẽ tiếp tục giảm và đạt trạng thái "dừng" vào cuối thời kỳ dự báo, giai đoạn 2064-2069.

Tỷ số giới tính sẽ tăng nhanh trong giai đoạn 2019-2029. Theo phương án trung bình, dự báo đến năm 2026 dân số nam bằng dân số nữ (tỷ số giới tính đạt mức 100 nam/100 nữ); đến năm 2069, tỷ số giới tính của Việt Nam là 101,4 nam/100 nữ.

Theo phương án trung bình, dự báo dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ vượt 15% tổng dân số vào năm 2039. Dự báo đây là thời điểm chấm dứt thời kỳ cơ cấu dân số vàng đã xuất hiện và tồn tại ở Việt Nam từ năm 2007 .

Giai đoạn 2026-2039, Việt Nam vẫn trong thời kỳ cơ cấu dân số vàng nhưng tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên đã tăng và đạt trên 10%. Năm 2026, Việt Nam sẽ bước vào thời kỳ dân số già. Dự báo, thời kỳ dân số già sẽ kéo dài trong 28 năm (giai đoạn 2026-2054), tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 10,2% đến 19,9%. Sau đó là thời kỳ cơ cấu dân số rất già (giai đoạn 2055-2069) tương ứng với tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm từ 20% đến dưới 29,9%.

Theo phương án trung bình, đến năm 2030, Việt Nam sẽ có khoảng 50% dân số sống ở khu vực thành thị; đến năm 2069, tỷ lệ dân số sống ở khu vực thành thị chiếm 64,8%.

Kết quả nghiên cứu chuyên sâu từ số liệu của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 cho thấy, mức sinh của Việt Nam hiện nay duy trì quanh mức sinh thay thế sẽ tác động làm giảm tốc độ tăng dân số trong tương lai. Theo đó, dự báo tốc độ tăng dân số trong vòng 10 năm tới sẽ thấp hơn 1%/năm. Với thực trạng về mức sinh, cơ cấu dân số cũng như TSGTKS cao như hiện nay, cơ cấu dân số trong lai sẽ có sự thay đổi theo hướng dân số "già" và thiếu hụt nam giới ở một số nhóm tuổi. Điều này sẽ tác động lớn đến nguồn lực lao động cũng như các vấn đề xã hội mới nảy sinh.

Ngoài ra, xu hướng di cư và tác động của di cư đến đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cũng sẽ là những vấn đề nổi lên trong thời gian tới. Những thông tin này cung cấp thêm bằng chứng làm cơ sở cho việc xây dựng và hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời gian tới.