Máy tính Server là gì

  • Techblog
  • Kiến thức cơ bản

Server là gì? Máy chủ là gì? Những thông tin cần biết về server

Vinh Phạm
1226
24-03-2021

Hầu hết tất cả mọi người đều đã quá quen thuộc với thuật ngữ server, đặc biệt là đối với các nhà quản trị trang web hay các nhà đầu tư máy chủ. Sở dĩ, lý do khiến server trở nên quen thuộc là bởi vì nó được ví như sự sống của website.

Hay nói cách khác, server chính là cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp. Chính vì vậy, mà việc tìm hiểu những thông tin về server là điều vô cùng cần thiết. Trong bài viết này,Bizfly Cloudsẽ giới thiệu đến bạnserver là gìvà những kiến thức có liên quan khác.

Server là gì?

Server hay còn được gọi là máy chủ, qua đó một hệ thống được kết nối với mạng máy tính hay internet có chức năng cung cấp những thông tin và các dịch vụ chạy đa dạng lưu trữ những thông tin do các máy khách khác gửi lên hoặc tải xuống.

Có bao nhiêu loại máy chủ server?

Không chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu server là gì, bạn cũng cần có thêm hiểu biết về các loại máy chủ server để có thể ứng dụng nó một cách phù hợp nhất. Có 3 loại máy chủ server phổ biến sau:

  • Dedicated [Máy chủ riêng]: Hay còn được gọi là máy chủ vật lý, là một loại máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ chuyên biệt bao gồm Card mạng, RAM, CPU,... Để có thể nâng cấp hay thay đổi cấu hình của loại máy chủ này thì bạn cần phải là một người có kiến thức chuyên sâu, hiểu cách thay đổi phần cứng của máy chủ để có thể đảm bảo đầy đủ các linh kiện tạo ra trong máy chủ.
  • Virtual Private Server VPS [ Máy chủ ảo]: Là server được tách ra từ máy chủ vật lý thông qua việc sử dụng công nghệ hóa ảo. Các máy chủ ảo khác nhau với những tính năng như một máy chủ vật lý và có thể chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc, dễ dàng tách ra từ một máy chủ riêng.
  • Cloud Server [máy chủ đám mây]: Là loại máy chủ được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây và được kết hợp từ nhiều loại máy chủ vật lý gốc khác nhau trên cùng một hệ thống lưu trữ SAN.

Vai trò quan trọng của máy chủ Server

Để giúp bạn có thể hiểu rõ hơn server là gì, Bizfly Cloud sẽ giới thiệu đến bạn vai trò của máy chủ server mà bạn nên biết:

  • Server có khả năng chạy liên tục trong một khoảng thời gian khá dài, nó chỉ tắt khi xuất hiện sự cố cần bảo trì. Vì vậy, Server sẽ cung cấp, lưu trữ và xử lý các dữ liệu thông tin nhanh chóng, chuyển chúng đến các máy trạm một cách liên tục 24/7 thông qua mạng LAN hoặc internet cho người dùng.
  • Đối với các doanh nghiệp thì Server là một công cụ vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quá trình vận hành, quản lý các phần mềm và lưu trữ thông tin của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp cần làm duy nhất chính là tối ưu phần cứng của Server mà không cần thiết phải tốn chi phí cho các máy trạm khác.
  • Với những người dùng đơn lẻ, Server được xem là một bộ phận cần thiết trong việc lưu trữ và vận hành các dữ liệu, thông tin của một hệ thống và kết nối với những máy trạm khác.

Các server phổ biến hiện nay

Có lẽ bạn đã phần nào có thể hiểu được Server là gì và nó có vai trò như nào đối với doanh nghiệp và người dùng máy chủ. Vậy có những Server nào đang phổ biến nhất hiện nay?

  • Máy chủ cơ sở dữ liệu [Database servers]
  • Máy chủ file, là máy chủ lưu trữ file [File servers]
  • Máy chủ mail [Mail servers]
  • Máy chủ in [Print servers]
  • Máy chủ web [Web servers]
  • Máy chủ trò chơi [Games servers]
  • Máy chủ ứng dụng [Application servers]

Cách hoạt động của Server là gì?

Nếu đã hiểu được Server là gì thì chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua được cách hoạt động của nó đúng không nào? Như đã nói ở trên, các server thường hoạt động bằng mô hình Client - Server nghĩa là các chương trình máy tính [server] chạy để phục vụ nhu cầu của các chương trình [Client] khách hàng khác.

Hệ thống này thường xuyên được thực hiện bởi mô hình gửi yêu cầu - phản hồi [requestresponse]. Hiểu theo cách đơn giản, điều đó có nghĩa là khi khách hàng đưa ra yêu cầu cho máy chủ, họ sẽ nhanh chóng nhận được câu phản hồi thông qua một số thao tác được cài đặt trong server.

Mục đích chính sử dụng của từng server

Đi đến đây, chắc hẳn bạn đã hiểu được Server là gì và những kiến thức cơ bản nhất về nó. Tuy nhiên, một máy chủ có thể phục vụ được nhiều chương trình riêng, nên mục đích sử dụng của từng Server cũng hoàn toàn khác nhau:

  • Applications Server: Cho phép người dùng sử dụng các ứng dụng máy chủ web trong hệ thống mà không cần phải cài đặt thêm bản sao nào trên máy.
  • Games Server: Người dùng có thể chơi mọi game có trên web thông qua máy tính hay thiết bị chơi game.
  • Web Server: Là nơi lưu trữ của các trang web.
  • Print Server: Dễ dàng tránh được các rắc rối thông qua việc chia sẻ nhiều máy in cùng lúc trên hệ thống.
  • Mail Server: Khả năng gửi email qua snail mail.
  • Database Server: Chia sẻ và duy trì một vài hình thức của dữ liệu trên hệ thống.
  • File Server: Các file và folder sẽ được lưu trữ hay chia sẻ trong không gian rộng đều phải thông qua một hệ thống nhất định.

Nhắc đến Server là nhắc đến một hệ thống có khả năng cung cấp các dịch vụ cần thiết. Server còn thực hiện được những nhiệm vụ thay mặt cho khách hàng thông qua mạng internet.

Nên thuê hay mua server đối với doanh nghiệp?

Tùy thuộc vào quy mô của mỗi doanh nghiệp hay lĩnh vực kinh doanh để áp dụng hình thức mua hoặc thuê server sao cho phù hợp. Đối với những doanh nghiêp vừa và nhỏ và hình thức kinh doanh nhỏ lẻ chỉ nên thuê server. Bởi những khoản mua server hay những trang thiết bị dùng để quản lý server là một điều không hề đơn giản.

Chỉ mua server trong trường hợp bạn có thể quản lý chúng và mang lại lợi ích lớn khi sử dụng. Thay vì việc mua server tốn khá nhiều chi phí cũng như mất thời gian quản lý, bạn có thể tham khảo ngay hình thức thuê Cloud server để giúp tiết kiệm chi phí mà vận hành Website vẫn được tốt.

Hy vọng, với những thông tin mà Bizfly Cloud đưa ra trong bài viết này, bạn đã hiểu được Server là gì và những kiến thức có liên quan đến nó. Nếu còn gì chưa hiểu hay cần lời giải đáp thì hãy liên hệ ngay với Bizfly Cloud hoặc để lại bình luận ở phía dưới để nhanh chóng nhận được câu trả lời nhé!

Theo Bizfly Cloud chia sẻ

TAGS: server máy chủ
SHARE
Facebook
Twitter

Video liên quan

Chủ Đề