Mắt sợ ánh sáng là bệnh gì

Mặt bạn có nhạy cảm với ánh sáng đến mức làm cho bạn thấy sợ ánh sáng? Nếu ánh sáng mặt trời khiến bạn khó chịu thì rất có thể bạn đang mắc chứng sợ ánh sáng.

Mục lục

Chứng sợ ánh sáng là gì?

Chứng sợ ánh sáng, nhạy cảm ánh sáng (tiếng Anh: photophobia) là tình trạng không dung nạp ánh sáng. Tất cả những nguồn ánh sáng như ánh sáng mặt trời, ánh sáng từ bóng đèn đều khiến bạn cảm thấy khó chịu.

Thông thường người bị chứng sợ ánh sáng chỉ bị nhạy cảm với ánh sáng chói. Tuy nhiên một số người có thể sợ cả những ánh sáng bình thường.

Triệu chứng sợ ánh sáng

Người mắc chứng sợ ánh sáng thường có các biểu hiện như:

  • Đau đầu
  • Đau mắt
  • Chảy nước mắt
  • Nhìn mờ
  • Ngứa mắt
  • Đỏ mắt
  • Khô mắt
  • Sốt
  • Lú lẫn
  • Buồn nôn
  • Tâm trạng tiêu cực, dễ bực bội cáu gắt
  • Giảm khả năng nhận thức

Khi nào cần gặp bác sĩ

Người bị chứng sợ ánh sáng cần gặp bác sĩ chuyên khoa khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  • Mức độ nhạy cảm với ánh sáng là nghiêm trọng hoặc gây đau nhức. Người bệnh cảm thấy chói mắt ngay cả với ánh đèn trong nhà.
  • Sợ ánh sáng kèm đau đầu, mắt đỏ hoặc mờ mắt. Tình trạng này không biết mất sau hai ngày.

Đây là những trường hợp cần tư vấn trực tiếp với bác sĩ. Chỉ có thăm khám và tìm ra nguyên nhân bác sĩ mới có thể đưa ra phương án điều trị cho bạn.

Nguyên nhân gây chứng sợ ánh sáng

Các nguyên nhân gây ra chứng sợ ánh sáng bao gồm:

  • Chứng đau nửa đầu (migraine): đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sợ ánh sáng. Đau nửa đầu thường do sự thay đổi nội tiết tố, đồ ăn, căng thẳng hoặc thay đổi môi trường. Các triệu chứng đau nửa đầu thường là đau nhói một phần đầu, buồn nôn và nôn. Đây là chứng bệnh thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
  • Hội chứng thị giác màn hình: mắt bị nhức mỏi, khô, nhìn mờ do chịu tác động của ánh sáng xanh từ màn hình kỹ thuật số.
  • Hội chứng khô mắt: xảy ra khi chất lượng nước mắt không tốt, nước mắt dễ bay hơi hoặc do không tiết đủ nước mắt để làm ẩm, khiến mắt bị khô rát.
  • Trầy xước giác mạc: Gác mạc là lớp ngoài cùng của mắt. Khi mắt vướng phải các loại bụi bẩn nếu đưa tay lên dụi sẽ dễ bị trầy xước và nhiễm trùng, viêm loét.
  • Viêm củng mạc: viêm củng mạc là tình trạng lòng trắng của mắt bị viêm. Bệnh thường gặp ở người từ 30-50 tuổi, phần lớn ở phụ nữ. Bệnh thường gặp do biến chứng của các bệnh lý tự miễn. Biểu hiện thường gặp là đau mắt, chảy nước mắt và mờ mắt.
  • Viêm kết mạc: còn gọi là đau mắt đỏ, xảy ra khi lớp mô bao phủ phần trắng của mắt bị nhiễm khuẩn, hoặc mắt bị dị ứng, gây viêm nhiễm. Biểu hiện thường gặp là mắt ngứa, đỏ và đau nhức.
  • Viêm não: Viêm não xảy ra khi não bị nhiễm virus hoặc một nguyên nhân khác.
  • Viêm màng não: là bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn gây viêm màng bao quanh não và tuỷ sống.
  • Màu mắt nhạt: Những người có màu mắt nhạt hơn cũng có thể nhạy cảm với ánh sáng hơn, vì mắt nhạt hơn chứa ít sắc tốt hơn để bảo vệ chống lại ánh sáng chói.

Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như thiếu sắc tố mắt ở bệnh bạch tạng, ngộ độc, bệnh dại, viêm mống mắt. Một số bệnh hiếm gặp như dày sừng nang lông thể gai hoá toàn thể da đầu (KFSD) cũng gây chứng sợ ánh sáng. Sử dụng một số loại thuốc như belladonna, furrosemide, quinine, tetracycline và doxycycline có khả năng gây tác dụng phụ sợ ánh sáng.

Với bệnh đau mắt đỏ sợ ánh sáng, thuốc kháng sinh không phải là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi vì, tất cả các loại thuốc hiện tại chỉ có tác dụng phòng chống bội nhiễm chứ không diệt được virus, không có tác dụng chữa trị bệnh. Nếu thấy bệnh kéo dài trên 7 ngày cũng như mức độ ngày một nặng hơn thì cần nhanh chóng đi thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín.

Chúng ta thường phải tiếp xúc với ánh sáng rất nhiều, không chỉ ánh sáng mặt trời mà còn từ đèn điện, thiết bị điện tử… Tuy nhiên, vẫn có không ít người mắc phải hội chứng sợ ánh sáng. Vậy hội chứng này là gì, nguyên nhân và cách điều trị ra sao? Cùng tìm hiểu ngay tại đây.

Mắt sợ ánh sáng là bệnh gì
Hội chứng sợ ánh sáng

Hội chứng sợ ánh sáng hay nhạy cảm với ánh sáng là tình trạng cơ thể phản ứng, không dung nạp với ánh sáng. Người bị hội chứng sợ ánh sáng thường nhạy cảm với ánh sáng tự nhiên hoặc ánh sáng nhân tạo từ đèn điện, thiết bị điện tử, khiến họ phải nheo mắt hoặc nhắm chặt mắt. Một số người chỉ bị khó chịu bởi ánh sáng chói, nhưng cũng có nhiều người phản ứng mạnh với bất kỳ ánh sáng nào. 

Những người có màu mắt sáng thường sẽ có triệu chứng sợ ánh sáng nặng nề hơn so với những người có màu mắt tối. Vì họ có ít sắc tố bảo vệ mắt họ khỏi ánh sáng.

Những biểu hiện của hội chứng sợ ánh sáng

Mắt sợ ánh sáng là bệnh gì
Hội chứng sợ ánh sáng ảnh hưởng nhiều đến mắt của người bệnh

Nhiều thống kê cho thấy, hội chứng sợ ánh sáng có thể ảnh hưởng đến cả hai mắt. Nhưng một số trường hợp người mắc chỉ biểu hiện ở một bên mắt. Khi đó, họ thường nheo mắt hoặc cảm thấy khó chịu và đau mắt khi nhìn thấy ánh sáng. Một số dấu hiệu nhận biết có thể kể đến như:

  • Nhạy cảm với ánh sáng, không thích ánh sáng.

  • Lúc nào cũng cảm giác mọi thứ có vẻ quá sáng hoặc nhìn thấy các điểm sáng màu, ngay cả trong bóng tối hoặc nhắm mắt.

  • Khó đọc hoặc nhìn hình ảnh hoặc văn bản.

  • Đau hoặc khó chịu khi nhìn vào ánh sáng.

  • Nheo một hoặc cả hai mắt.

  • Cảm giác rằng mắt bị khô quá mức, muốn nhắm mắt lại.

Bên cạnh đó, người bị mắc hội chứng này khi nhìn thấy ánh sáng còn biểu hiện các triệu chứng như: Đau đầu sợ ánh sáng mạnh, đau mắt, chảy nước mắt, nhìn mờ, khô mắt, mắt đỏ, ngứa, sốt, buồn nôn, nôn, cáu gắt, giảm nhận thức, nhầm lẫn.

Nguyên nhân gây ra chứng sợ ánh sáng

Hội chứng sợ ánh sáng xảy ra bởi nhiều nguyên nhân. Nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và mức độ nghiệm trọng tùy theo từng người. Một số nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

  • Chứng đau nửa đầu migraine: Đây là những cơn đau đầu nghiêm trọng có thể được kích hoạt bởi nhiều yếu tố, xảy ra ở phụ nữ nhiều hơn nam giới. Cơn đau này có thể là nguồn phát của chứng sợ ánh sáng. 

  • Các bệnh về não như viêm não, viêm màng não, xuất huyết dưới màng nhện, gây ảnh hưởng đến dây thần kinh thị lực và gây ra hội chứng sợ ánh sáng.

  • Trầy xước, nhiễm trùng hoặc loét giác mạc do bị cát, bụi bẩn, các hạt kim loại hoặc các chất khác bay vào mắt. 

  • Viêm củng mạc: Phần trắng của mắt bị tổn thương do các bệnh ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch gây mờ mắt, chảy nước mắt và đau mắt.

  • Đau mắt đỏ: Bệnh gây ra các triệu chứng bao gồm ngứa, đỏ và đau mắt, mắt sợ ánh sáng.

  • Khô mắt.

  • Màu mắt nhạt hơn người bình thường.

  • Một số căn bệnh khác gây ra chứng sợ ánh sáng như: Bệnh bạch tạng (thiếu sắc tố mắt), mù màu hoàn toàn (chỉ nhìn thấy màu xám), ngộ độc, bệnh dại, viêm giác mạc, viêm mống mắt, dày sừng nang lông thể gai hóa toàn thể da đầu…

  • Một số loại thuốc và tác dụng phụ của nó gây chứng sợ ánh sáng như: Belladonna, furosemide, quinine, tetracycline và doxycycline.

Kiểm soát và ngăn chặn chứng sợ ánh sáng như thế nào?

Mắt sợ ánh sáng là bệnh gì
Sử dụng kính và mũ rộng vành giúp hạn chế tiếp xúc với ánh sáng 

Để kiểm soát tốt hội chứng sợ ánh sáng, bạn nên thực hiện các biện pháp như:

  • Tránh ánh sáng mặt trời và thiết kế các đèn chiếu sáng trong nhà mờ hơn.

  • Nhắm mắt hoặc đeo kính tối màu nhằm giảm kích ứng, giảm đau khi nhìn thấy ánh sáng.

  • Đội mũ rộng vành và đeo kính râm có khả năng chống tia cực tím (tia UV) khi ra ngoài vào ban ngày. 

  • Sử dụng kính áp tròng có màu. Loại kính này có khả năng làm giảm lượng ánh sáng đi vào mắt và giúp mắt bạn thoải mái hơn.

Ngoài ra, một số biện pháp nhằm phòng ngừa chứng sợ ánh sáng có thể áp dụng là:

  • Cố gắng tránh các tác nhân khiến bạn bị đau nửa đầu.

  • Vệ sinh mắt tốt, không chạm vào mắt và không dùng chung đồ trang điểm mắt nhằm ngăn chặn các bệnh về mắt.

  • Tránh nguy cơ mắc các bệnh có thể gây sợ ánh sáng đã nêu ở trên.

  • Rửa tay thường xuyên để tránh nhiễm khuẩn.

  • Bổ sung các loại thực phẩm, vitamin tốt cho mắt trong bữa ăn hàng ngày.

  • Sử dụng liệu pháp điều trị tâm lý hoặc gặp bác sĩ ngay khi có các vấn đề về mắt xảy ra.

Trên đây là những nội dung liên quan đến hội chứng sợ ánh sáng dành cho bạn. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích để chăm sóc và điều trị hội chứng này tốt hơn.