Mạch nhâm đốc là gì

Từ huyệt hội âm [giữa nút đáy chậu: chỗ hội tụ của các nếp gấp da chạy từ hậu môn, phần sinh dục ngoài và hai bên háng] qua khớp mu, lên dọc đường thẳng giữa bụng, ngực, lên cổ và tận cùng chỗ lõm dưới cơ vòng môi dưới.

Liên quan.

Hội 3 mạch nhâm, xung, đốc.

Chỉ định điều trị chung.

Các chứng bệnh ở bộ phận sinh dục tiết niệu; bụng; ngực; thanh quản; trợ dương khí.

Huyệt vị thường dùng:

Hội âm [CV1]: Hội âm là huyệt hội của mạch nhâm, đốc, xung.

Vị trí: ở chính giữa hậu âm và tiền âm.

Điều trị: kinh nguyệt không đều, cửa mình sưng đau, di tinh; điên cuồng, chết đuối

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn; cứu 10 - 15 phút.

Khúc cốt [CV2]: Khúc cốt là huyệt hội của mạch nhâm với kinh quyết âm can.

Vị trí: sát bờ trên xương mu, trên đường trắng giữa.

Điều trị: bí đái, són đái, rong kinh, bế kinh, khí hư, di tinh, liệt dương, viêm tinh hoàn.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 1 thốn [không châm sâu vì vào Bàng quang]; cCứu 20 - 45 phút.

Trung cực [CV3]: Trung cực là huyệt mộ của bàng quang, hội của mạch nhâm với 3 kinh âm ở chân.

Hình 3.13: Mạch nhâm

1.Hội âm.      

2.trung cực.

3.Quan  nguyên.                 

4.Khí hải.

5.Thần khuyết.

6.Trung quản.

7.Đản trung.

8.Thiên đột.

9.Thừa tương.

Vị trí: trên đường từ khúc cốt đến rốn, cách rốn 4 thốn [để bệnh nhân nằm ngửa lấy huyệt].

Điều trị: di tinh, liệt dương, ngứa âm hộ, âm đạo, bạch đới, thống kinh, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiểu tiện.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 1 thốn; cứu 20 - 30 phút.

Quan nguyên [CV4]: Quan nguyên là huyệt mộ của tiểu trường, hội của mạch nhâm với 3 kinh âm ở chân.

Vị trí: dưới rốn 3 thốn.

Điều trị: rối loạn kinh nguyệt, ỉa chảy, lỵ, cơ thể suy nhược. Cấp cứu chứng thoát, bổ các chứng hư tổn.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 0,8 thốn [không châm sâu vì vào bàng quang].

Cứu 20 phút trở lên, trong cấp cứu chứng thoát [kết hợp với khí hải, thần khuyết].

Khí hải [CV6]:

Vị trí: dưới rốn 1,5 thốn.

Điều trị: tiêu hóa kém, đau bụng, ỉa lỏng, đầy bụng, bệnh hệ sinh dục, tiết niệu của nữ; chân khí, ngũ tạng khí hư, quyết lãnh.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn [không châm sâu vì vào bàng quang]; cứu 20 - 60 phút.

Trung quản [CV12]: Trung quản là huyệt mộ của vị, hội của phủ, hội của mạch nhâm với kinh thiếu dương ở tay, kinh dương minh ở chân.

Vị trí: trên rốn 2 thốn.

Điều trị: đau dạ dày, tá tràng, nấc, ăn không tiêu, đầy hơi, kiết lỵ, ỉa chảy.

Cách châm cứu: châm sâu 0,5 - 1 thốn; cứu 15 - 30 phút.

Chiên trung [Đản trung] [CV17]: Chiên trung là huyệt mộ của tâm bào, hội của khí, hội của mạch nhâm với kinh thái dương ở tay và kinh thái âm, thiếu âm ở chân.

Vị trí: giao điểm của đường nối hai đầu vú [liên sườn 4 - 5] với đường giữa xương ức.

Điều trị: ít sữa, đau ngực, ho, hen suyễn.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn [luồn kim dưới da]; cứu 10 - 20 phút.

Thiên đột [CV22]: Thiên đột là huyệt hội của mạch nhâm và âm duy.

Vị trí: dưới yết hầu, giữa chỗ lõm trên xương ức, giữa hai đầu trong xương đòn.

Điều trị: khó thở, ho, đờm khò khè trong họng, mất tiếng, khản tiếng.

Cách châm cứu: châm sâu 0,3 - 0,5 thốn [luồn kim dưới da]; cứu 10 - 20 phút.

Liêm tuyền [CV23]: Liêm tuyền là huyệt hội của mạch nhâm và âm duy.

Vị trí: chỗ lõm giữa bờ trên xương Móng [cách lấy huyệt mới] hoặc chính giữa khe xương móng - sụn giáp trạng [cách lấy huyệt cũ].

Điều trị: sưng viêm dưới lưỡi, nói khó, khí nghịch, ho sốc lên, chảy dãi

Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,5 thốn; cứu 5 - 10 phút.

Thừa tương [CV24]: Thwà tương là huyệt hội của mạch nhâm với kinh dương minh ở chân tay và mạch đốc.

Vị trí: chính giữa chỗ lõm rãnh môi dưới.

Điều trị: liệt mặt, đau răng lợi, chảy dãi, điên cuồng.

Cách châm cứu: châm sâu 0,2 - 0,3 thốn; cứu 5 - 15 phút.

Mạch đốc bắt nguồn từ huyệt hội âm [mạch nhâm], ra huyệt trường cường, dọc theo giữa cột sống đến huyệt phong phủ vào não, lên đỉnh đầu, dọc theo trán đến sống mũi, tận cùng ở chân răng hàm trên và nối với mạch nhâm.

Chỉ định chữa bệnh

Chữa sốt, lạnh do dương hư

Đau cột sống, đau lưng

Phối hợp chữa bệnh tạng phủ cùng tiết đoạn nơi kinh mạch đi qua.

Vị trí các huyệt thường dùng

Mạch đốc có 28 huyệt theo thứ tự bao gồm các mạch sau: trường cường, yêu du, dương quan, mệnh môn, huyền xu, tích chung, trung xu, cân súc, chí dương, linh đài, thần đạo, thân trụ, đào đạo, đại chùy, á môn, phong phủ, não bộ, cường gian, hậu đỉnh, bách hội, tiền đình, tín hội, thượng tinh, thần đình, tố liêu, nhân trung, đài loan, nhân giao.

Các huyệt thường dùng:

mạch đốc
  • Trường cường [mạch lạc với huyệt nhâm]

Vị trí: ở đầu chót xương cụt.

Tác dụng: chữa di tinh, đau thắt lưng, động kinh, trĩ chảy máu, sa trực tràng

Châm cứu: châm sâu 0,5-1 thốn. cứu 3-5 phút.

  • Mệnh môn: ở giữa khe mỏm gai đốt sống L2-L3

Tác dụng: chữa đau vùng thắt lưng, đái dầm, di tinh, ỉa chảy.

Châm cứu: châm sâu 0,5 thốn, cứu 5-15 phút.

Vị trí: ở giữa khe mỏm gai đốt sống C7-D1.

Tác dụng: chữa sốt cao, sốt ét, cảm mạo, nhức trong nước, ho hen suyễn, cứng gáy, động kinh, chân tay lạnh.

Châm cứu: châm sâu 0,5 thốn, cứu 5-15 phút.

Vị trí: ở giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của hai đường, một đường qua hai đỉnh vành tai khi gấp về phía trước, một đường qua dọc qua giữ trán ra sau gáy.

Tác dụng: chữa đau đầu, ù tai, hoa mắt, ngạt mũi, sa trực tràng, sa sinh dục.

Châm cứu: châm nghiêng kim 0,2 -0,3 thốn, cứu 5-7 phút.

Vị trí: huyệt ở 1/3 trên rãnh nhân trung.

Tác dụng: chữa sốt cao, co giật, động kinh, hôn mê, liệt dây thần kinh số VII ngoại biên

Châm cứu: châm sâu 0,2 -0,3 thốn.

Mạch nhâm

Đường đi

Bắt đầu từ huyệt hội âm qua giữa khe khớp mu đi lên đường trắng giữa, lên giữa ngực, qua cổ lên hõm dưới môi là huyệt thừa tương. Từ huyệt thừa tương lên giao hội với mạch đốc và tạo hai nhánh đi lên vào hai con mắt.

Chỉ định chữa bệnh

Bệnh thuộc tạng phủ tương ứng với nơi đường kinh đi qua

Một số huyệt có tác dụng chữa ngất, có giật, sốt cao, choáng và trụy mạch.

Vị trí các huyệt thường dùng:

Mạch nhâm có 24 huyệt: hội âm, khúc cốt, trung cực, quan nguyên, thạch môn, khí hải, âm giao, thần khuyết, thủy phân, hạ quản, kiên lý, trung quản, thượng quản, cự khuyết, cưu vĩ, trung đình, chiên trung, ngọc đường, tử cung, hoa cái, toàn cơ, thiên đột, liêm tuyền, thừa tương. Trong đó các huyệt khúc cốt, trung cực, quan nguyên,  khí hải, trung quản, thiên đột, thừa tương là hay dùng nhất.

coppy ghi nguồn: //drugsofcanada.com

link bài viết: mạch nhâm và mạch đốc

Chúng ta thường nghe nhắc đến trong các tiểu thuyết võ hiệp, đả thông hai mạch Nhâm Đốc thì võ công có thể tăng lên vượt bậc. Vậy rốt cuộc hai mạch này nằm ở đâu và có ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe chúng ta?

Đả thông hai mạch Nhâm, Đốc thì khí huyết tự lưu thông là câu nói thuộc lý luận về Kinh Lạc trong Đông y. Mạch Nhâm và mạch Đốc là hai dòng mạch thuộc Kỳ kinh bát mạch.

Theo bác sỹ Lâm Chiêu Canh giáo sư đại học y dược Trung Quốc, tiến sĩ ngành châm cứu học hàng đầu của Đài Loan, ‘đả thông hai mạch Nhâm, Đốc thì khí huyết tự lưu thông’ là câu nói thuộc lý luận về Kinh Lạc trong Đông y, đây là hai dòng mạch thuộc Kỳ kinh bát mạch.

Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là lâm, phía sau là dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể.

Vậy tại sao cần đả thông hai mạch Nhâm Đốc? Bởi trong hai kinh mạch này một mạch kiểm soát tất các kinh âm [bao gồm thủ tam âm kinh – ba đường kinh âm trong cánh tay; Túc tam âm – ba đường kinh âm nằm mặt trong đùi], và một mạch kiểm soát tất cả các kinh dương [thủ tam dương kinh, túc tam dương kinh]. khi 12 kinh mạch này có vấn đề, đầu tiên cần đả thông hai mạch này, khí huyết sẽ được lưu thông.

Mạch Đốc cai quản phần dương, Mạch Nhâm cai quản phần âm của cơ thể. Đạo gia coi mặt trước thân là lâm, phía sau là dương, bởi vậy mạch Nhâm ở phía trước còn mạch Đốc ở phía sau thân thể. [Ảnh: thaicuctrangia.com]

Mạch Nhâm: Kiểm soát 6 đường kinh âm

Mạch khởi đầu từ huyệt Hội Âm [nơi giao nhau của mạch Nhâm và mạch Đốc], đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương. Mạch này có 24 huyệt vị, nằm từ huyệt Hội Âm ở phần dưới cơ thể thẳng dọc tới huyệt Thừa Tương ở giữa cằm. Có thể thông qua phương pháp massage, đấm bóp, xoa bóp để đả thông kinh mạch này.

Phương pháp thực hiện: Có thể dùng nắm tay đấm bóp cơ thể theo dọc đường mạch Nhâm từ dưới dần lên trên; hoặc dùng lực tay bóp đẩy lên xuống. Cần lưu ý rằng kinh mạch này đi qua vùng bụng và ngực, bởi khu vực này không có cơ bắp, đấm bóp nên dùng lực nhẹ hơn so với bụng.

Massage các kinh mạch có thể cải thiện bệnh tật trên đường nó đi qua. Ví dụ, mạch Nhâm đi qua vùng bụng, người có vấn đề táo bón có thể thông qua massage các huyệt trên mạch Nhâm để cải thiện bệnh tình. Trong các huyệt vị này, có ba huyệt rất quan trọng là: Thượng Quản, Trung Quản, Hạ Quản nằm ở phần trên, giữa và dưới của dạ dày. Người bị táo bón có thể massage dọc theo đường mạch từ huyệt Thượng Quản đến huyệt Quan Nguyên [chính là bụng trên và bụng dưới của cơ thể], từ đó dạ dày và ruột cũng sẽ hoạt động theo.

Mạch khởi đầu từ huyệt Hội Âm [nơi giao nhau của mạch Nhâm và mạch Đốc], đi ngược lên bụng qua giữa vùng mu, giữa bụng, giữa ngực, giữa cổ rồi kết thúc ở huyệt Thừa Tương. [Ảnh: epochtimes.com]

Khi mạch Nhâm đi qua vùng ngực, vấn đề tuần hoàn ở phổi cũng có thể theo đó được cải thiện. Ví dụ, bệnh nhân bị hen suyễn có thể châm cứu rồi ấn nhẹ vào huyệt Thiên Trung ở trên ngực, hoặc bệnh nhân có thể tự xoa bóp huyệt Thiên Trung để cải thiện tình trạng bệnh.

Ngoài ra, Thần Khuyết cũng là một huyệt vị rất quan trọng của cơ thể. Cứu vào huyệt vị này có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường chính khí và củng cố nguyên khí. Đây là huyệt vị chỉ có thể cứu chứ không thể châm, bởi vì nó ở vị trí của rốn, châm vào sẽ gây sa ruột [thoát vị].

Mạch Đốc: Kiểm soát 6 đường kinh dương

Mạch Đốc chạy từ huyệt Trường Cường phía trên hậu môn thẳng dọc lên huyệt Bách Hội ở đỉnh đầu, rồi đến huyệt Thủy Câu [chính là Nhân Trung], và cuối cùng kết thúc ở huyệt Ngân Giao trong khoang miệng, tại vị trí này, mạch Đốc và mạch Nhâm giao nhau. Giới khí công có giảng về “Lưỡi đặt hàm trên”, nó chính là nơi tiếp giáp của mạch Nhâm và mạch Đốc.

Huyệt Trường Cường là điểm khởi đầu của mạch Đốc. Tại sao huyệt lại có tên là Trường Cường? “cường” mang ý nghĩa mạnh mẽ, sung mãn, do đó có thể thấy tầm quan trọng của mạch Đốc.

Theo giải phẫu của y học hiện đại, cơ thể người có 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống lưng, và cuối cùng là xương cụt. Mạch Đốc vừa vặn chạy chính giữa các đốt sống này. Do đó, các huyệt của mạch Đốc nằm tại các khe hở giữa mỗi đốt sống.

Ảnh minh họa [Ảnh: drugsofcanada.com]

Trên mạch Đốc ở sau lưng có một huyệt châm cứu quan trọng là Đại Chùy. Khi ta cúi đầu xuống, chỗ nhô lên ở sau cổ, chính là đốt sống to nhất của đốt sống cổ – đốt sống thứ 7. Huyệt Đại Chùy nằm tại vị trí giữa đốt sống cổ thứ 6 và 7. Toàn bộ hệ tuần hoàn tim phổi nằm ở phía sau ngực, huyệt Thiên Trung có thể điều trị bệnh hen suyễn, huyệt Đại Chùy trị bệnh này còn hiệu quả hơn, huyệt vị bên cạnh huyệt Đại Chùy đều có thể dùng để chữa bệnh hen suyễn.

Bách Hội ở đỉnh đầu là một huyệt vị vô cùng quan trọng. Điểm giao nhau giữa đường thẳng nối 2 tai và đường thẳng từ trán đến sau gáy chính là huyệt Bách Hội. Tại huyệt này vẽ 1 chữ thập, sau đó xoa bóp theo chiều trên dưới trái phải tại điểm này, thì sẽ hết cơn đau đầu chóng mặt.

Trên mạch Đốc còn có một huyệt chăm sóc bảo vệ sức khỏe rất quan trọng là “huyệt Thân Trụ”, như ý nghĩa tên gọi của mình, huyệt này là trụ cột của toàn bộ cơ thể. Nếu châm cứu và massage vào huyệt vị này đều có tác dụng dưỡng sinh, chăm sóc sức khỏe hiệu quả.

Theo Đại Kỷ Nguyên tiếng Trung
Kiên Định

Có thể bạn quan tâm:

  • Mát-xa 5 vùng quan trọng này trên cơ thể, kinh mạch sẽ khai thông, phòng chữa nhiều bệnh

Video liên quan

Chủ Đề