Hai công trình kiến trúc tiêu biểu cho kiến trúc thời Trần là gì

Đáp án và giải thích chính xác câu hỏi trắc nghiệm: “Các công trình kiến trúc thời Trần”cùng với kiến thức lý thuyết liên quan là tài liệu hữu ích môn Lịch sử 7 do Top lời giảibiên soạn dành cho các bạn học sinh và thầy cô giáo tham khảo.

Trắc nghiệm: Các công trình kiến trúc thời Trần

A. Tháp Phổ Minh, chùa Một Cột.

B. Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

C. Tháp Phổ Minh, chùa Thiên Mụ.

D. Tháp Phổ Minh, chùa Tây Phương.

Trả lời:

Đáp án đúng:B.Tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

Các công trình kiến trúc thời Trần là tháp Phổ Minh, thành Tây Đô.

Kiến thức mở rộng về thời Trần.

1. Tình hình kinh tế thời Trần sau chiến tranh

a. Nông nghiệp

-Nông nghiệp được phục hồi và phát triển.

- Công cuộc khai khẩn đất hoang, thành lập làng, xã được mở rộng, đê điều được củng cố.

- Ruộng đất công làng xã chiếm phần lớn diện tích ruộng đất trong nước và là nguồn thu nhập chính của nhà nước. Ngoài ra còn có ruộng đất của quý tộc, vương hầu [điền trang và thái ấp].

- Ruộng đất tư hữu của địa chủ ngày càng nhiều.

b. Thủ công nghiệp

- Thủ công nghiệp do nhà nước quản lý được mở rộng, nhiều ngành nghề khác nhau gồm tráng men, dệt, đóng thuyền.

-Thủ công nghiệp trong nhân dân phổ biến và phát triển, đặc biệt là nghề mộc, xây dựng, đúc đồng, rèn sắt, làm giấy…

- Nhiều phường nghề thủ công được thành lập, các mặt hàng thủ công ngày càng tốt, đẹp hơn do trình độ được nâng cao.

c. Thương nghiệp

- Việc trao đổi buôn bán trong và ngoài nước được đẩy mạnh.

- Thăng Long là trung tâm kinh tế khá sầm uất của cả nước, thu hút người buôn bán khắp các nơi.

- Việc trao đổi, buôn bán với nước ngoài cũng được đẩy mạnh qua thương cảngVân Đồn [Quảng Ninh].

2. Tình hình xã hội sau chiến tranh thời Trần

- Mặc cho đời sống của nhân dân sa sút nghiêm trọng, vua, quan, quý tộc nhà Trần vẫn lao vào cuộc sống ăn chơi sa đoạ.

-Quan lại, vương hầu quý tộc nhân đó thả sức ăn chơi xa hoa, bắt quân, dân xây dinh thự, chùa chiền liên miên. Trong triều, nhiều kẻ tham lam, nịnh thần làm rối loạn kỉ cương phép nước, triều chính bị lũng loạn.

-Nhà Trần càng suy sụp hơn từ sau khi Trần Dụ Tông chết [1369] và Dương Nhật Lễ lên nắm quyền [1369 - 1370]. Vua quan nhà Trần bất lực trong việc đối phó với các cuộc tấn công của Cham-pa và yêu sách ngang ngược của nhà Minh.

=> Đời sống nhân dân càng khổ cực, các mâu thuẫn trong xã hội ngày càng sâu sắc. Bởi vậy, họ đã vùng dậy đấu tranh mạnh mẽ.

-Từ giữa thế kỉ XIV, nông dân, nô tì đã nổi dậy khởi nghĩa.

3. Sự phát triển văn hóa thời Trần

a. Đời sống văn hóa

- Các tín ngưỡng cổ truyền được phổ biến rộng rãi trong nhân dân dân: thờ cúng tổ tiên, anh hùng, người có công với làng xóm.Đạo Phật phát triển, tuy không còn phát triển như thời lý nhưng chùa chiền vẫn mọc lên, người đi tu tăng nhiều.

- Nho giáo cũng ngày càng phát triển do nhu cầu xây dựng bộ máy nhà nước của giai cấp thống trị, nổi bật có nhà nho Chu văn An, Trương Hán Siêu.Các hình thức sinh hoạt như ca hát, nhảy múa, chèo tuồng, múa rối được nhân dân ưa thích và phát triển.Nhân dân thường cạo trọc đầu, đi chân đất, mặc quần áo đơn giản, có tinh thần yêu nước, kính già, trọng nghĩa khí.

b. Văn học

- Văn học phát triển mạnh, mang đậm tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc.Văn học chữ Hán có nhiều tác phẩm nổi tiếng như Hịch Tướng Sĩ của Trần Hưng Đạo, Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu.Văn học chữ nôm có bước phát triển mạnh mẽ với các thi gia như Nguyễn Thuyên, Nguyễn Sĩ Cố, Hồ Quý Ly…

c. Giáo dục và khoa học kĩ thuật

- Giáo dục phát triển hơn thời Lý, Quốc Tử Giám được mở rộng đào tạo con em quý tộc, quan lại, có nhiều kỳ thi chọn người giỏi. Các lộ, phủ đều có trường công.Cơ quan viết sử ra đời- Quốc sử viện do Lê Văn Hưu đứng đầu, là tác giả của Đại Việt sử ký [1272]. Đây là một điểm mới trongsự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần, nhà nước đã đặc biệt coi trọng đến yếu tố lịch sử.

- Quân sự có tác phẩm binh thư yếu lược của Trần Hưng Đạo

- Thiên văn học cũng đạt được nhiều thành tựu với các nhà thiên văn như Đăng Lộ, Trần Nguyên Đán.

- Y học với danh y Tuệ Tĩnh đã nghiên cứu các vị thuốc nam và tổng kết việc chữa bệnh bằng thuốc nam trong nhân dân.

- Cuối thế kỷ XIV, Hồ Nguyên Trừng cùng thợ thủ công đã chế tạo thành công súng thần cơ và thuyền chiến.

d. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc

- Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trầncòn thể hiện ở cả lĩnh vực nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc.Cụ thể, nhiều công trình kiến trúc có giá trị ra đời:Cung Thái Thượng Hoàng, tháp Phổ Minh, tháp Bình Sơn, Thành Tây Đô [Thành Nhà Hồ].

4. Xã hội thời Trần có những tầng lớp nào?

- Xã hội thời Trần gồm có các tầng lớp sau:

+ Vương hầu, quý tộc: Có nhiều đặc quyền, đặc lợi, nắm giữ những chức vụ trọng yếu, ngày càng có nhiều ruộng tư hữu.

+ Địa chủ: Giàu có, nhiều ruộng đất, thực hiện phát canh – thu tô.

+ Nông dân: Là tầng lớp đông đảo nhất trong xã hội, cày ruộng công của nhà nước.

+ Thợ thủ công, thương nhân: Chiếm một tỷ lệ nhỏ và số lượng ngày càng đông lên.

+ Nông nô, nô tì: Tầng lớp thấp kém nhất, bị lệ thuộc và bóc lột nặng nề.

Tóm tắt mục 4. Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc thời Trần

Quảng cáo

Quảng cáo

Báo lỗi - Góp ý

Bằng cách đăng ký, bạn đồng ý với Điều khoản sử dụng và Chính sách Bảo mật của chúng tôi.

Những câu hỏi liên quan

Các công trình kiến trúc điêu khắc thời Trần mang đặc điểm gì nổi bật?

A. Là sự nối tiếp của nghệ thuật kiến trúc- điêu khắc thời Lý nhưng cách tạo hình hiện thực khoáng đạt, khỏe khoắn hơn

B. Là các công trình kiến trúc đồ sộ, ảnh hưởng mạnh mẽ của đạo Phật

C. Là các công trình có phong cách đơn giản nhưng đồ sộ, kĩ thuật điêu luyện

D. Là các công trình chịu ảnh hưởng mạnh của Nho giáo, mang tính dân dụng cao

Nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc thời Lê sơ biểu hiện rõ rệt và đặc sắc ở những công trình nào?

A. công trình lăng tẩm, cung điện ở Lam Kinh.

B. kinh thành Thăng Long

C. các ngôi chùa lớn ở Thanh Hóa

D. các dinh thự, phủ chúa to lớn.

KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO THỜI TRẦN

Chùa Phổ Minh [ Phổ Minh Tự ]là một ngôi chùa ở thôn Tức Mạc , nằm cách thành phố Nam Định khoảng 5km về phía bắc , vùng quê này là quê hương của vua Trần . Chùa còn có tên là Chùa Tháp .

Biên niên sử , chùa được xây dựng vào năm 1262 , ở phía tây cung Trùng Quang của các vua nhà Trần . Nhưng theo các minh văn trên bia , trên chuông thì ngôi chùa này đã có từ thời nhà Lý .Có thể chùa đã được xây dựng lại với quy mô rộng lớn từ năm 1262 tuy đã nhiều lần tu bổ nhưng chùa vẫn giữ được nhiều dấu tích nghệ thuật thời Trần .Cụm kiến trúc chính của chùa bao gồm 9 gian tiền đường , 3 gian thiêu hương , tòa thượng điện cũng 3 gian nhưng rộng lớn , xếp theo hình chữ “công” bộ cửa gian giữa nhà tiền đường gồm 4 cánh bằng gỗ lim , to dày , chạm rồng , sóng nước , hoa lá và văn hoa hình học . Hai cánh ở giữa chạm đôi rồng lớn chầu mặt trời trong khuôn hình lá đề ., được coi là một tác phẫm điêu khắc khá hoàn mỹ . Cũng như đôi sấu đá trên thành bậc tam quan và đôi rồng trên thành bậc gian giữa tiền đường , bộ cánh cừa này còn giữ được những dấu ấn của nghệ thuật chạm khắc đời Trần trong chùa có bày tượng Trần Nhân Tông nhập niết bàn [ tượng nằm ], tượng Trúc Lâm tam tổ dưới bóng trúc , một số tượng Phật đẹp lộng lẫy . Chuông lớn của chùa có khắc bản văn “Phổ Minh đỉnh tự “ đúc năm 1796 – chùa vốn có một vạc lớn , sử sách coi là một trong bốn vật báu của Việt Nam [ An Nam tử khí , nay không còn ].

Sau thượng điện , cách một sân hẹp là ngôi nhà dài 11 gian . Ở giữa là 5 gian nhà tổ , bên trái là 3 gian nhà tăng và bên phải là 3 gian điện thờ . Hai dãy hành lang nối tiền đường ở phía trước với ngôi nhà 11gian ở phía sau làm thành một khung vuông bao quanh kiến trúc Chùa .


Tháp Bình Sơn còn gọi là tháp chùa Vĩnh Khánh hay là Tháp Then , là một ngôi tháp tương truyền có 15 tầng tuy hiện nay chỉ còn lại 11 tầng . Tháp được xây dựng từ thời Trần , nằm ở trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh [ Chùa Then ] thuộc thôn Bình Sơn , xã Tam Sơn , huyện Lập thạch , tỉnh Vĩnh Phúc .

Là ngọn tháp tiêu biểu cho kiến trúc chùa tháp thời Lý – trần ở Việt Nam và là ngọn tháp đất nung đời Trần cao nhất còn lại đến ngày nay , Tháp bình Sơn với hình khối thanh thoát , đường nét mềm mại , trang trí phong phú điêu luyện , là di tích lịch sử và di tích nghệ thuật có giá trị cao vào bậc nhất trên lãnh thỗ Việt Nam .

Tháp Bình Sơn tương truyền có 15 tầng , theo các cụ cao niên địa phương kể lại thì trên nóc tháp còn có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung tạo cho tháp một dáng vẻ thanh thoát vươn cao .Tháp hiện chỉ còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ vì phần chóp của tháp bị bể , có tổng độ cao là 16,5 m . tháp cấu tạo theo mặt bằng hình vuông nhỏ dần phía ngọn với cạnh của tầng dưới cùng là 4,45 m cạnh của tầng thứ 11 là 1,55m .

Toàn bộ phần còn lại của tháp , căn cứ vào thống kê phân loại trong tiến trình tháo dở phục dựng , cho thấy tháp được xây dựng bằng 13.200 viên gạch nung , gồm 2 loại trong đó có một loại hình vuông kích thước là 0,22m x 0,22m , một loại kích thước hình chữ nhật kích thước 0,45m x 0,22m . trong lòng tháp là một khoảng rỗng nhỏ chạy suốt chân tháp lên đến ngọn .

Thân của tháp Bình Sơn được cấu trúc bằng hai lớp gạch : gạch khẩu chịu lực có nhiều kích cỡ để trơn được sử dụng xây bệ , xây bên trong tháp và giật cấp làm mái phân tầng . phần lớn các viên gạch khẩu được cấu trúc có mộng chốt , tạo dáng khớp nhau theo từng lớp , từng tầng rồi mới nung rắn chắc để xây , bảo đảm liên kết tốt và khả năng chịu đựng lớn . Bên ngoài , xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông , mỗi cạnh dài 0,46m phủ kín thân tháp . Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú .


Gần tháp có môt vũng nước được bao bọc bằng bờ gạch , mà người ta thường gọi là giếng .Tương truyền đất của giếng là môt ngôi tháp , được gọi là tháp xanh . Một hôm ngôi tháp biến mất , còn lại miệng giếng như hiện nay .


CHÙA DÂU

Chùa Dâu , còn có tên gọi là Diên Ứng ,Pháp Vân hay Cổ Châu , là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương , huyện Thuận Thành ,tỉnh Bắc Ninh , cách Hà Nội khoảng 30km . Chùa còn được người dân gọi với những tên gọi khác nhau như Chùa Cả , Cổ Châu Tự , Duyên Ứng Tự . Đây là ngôi chùa được đánh giá là xưa nhất Việt Nam

Chùa nằm ở vùng Dâu , thời thuộc hán gọi là Luy Lâu . Đây là trung tâm cổ xưa nhất của Phật Giáo Việt Nam . tại vùng Dâu có năm ngôi chùa cổ : chùa dâu thờ Pháp Vân [ mây pháp ], Chùa Đậu thờ Pháp Vũ [ mưa Pháp ] ,Chùa Tướng thờ Pháp Lôi [Sấm Pháp ], Chùa Dàn thờ Pháp Diện [ chớp pháp ], và Chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ cũa Tứ Pháp . Năm Chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần .

Chùa được xây dựng vào buổi đầu công nguyên . các nhà sư Ấn Độ đầu tiên đã từng đến đây . Vào thế kỷ thứ 6 , nhà sư Ti-ni-đa-lui-chi từ Trung Quốc đến chùa này , lập nên một phái thiền ở Việt Nam . Chùa được khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226 , là ngôi chùa lâu đời nhất và gắn liền với lịch sử văn hóa Phật Giáo Việt Nam , được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày 28 tháng 4 năm 1962 .

Chùa Dâu được gắn liền với sự tích Phật mẫu Man Nương , thờ tại chùa Tổ ở làng Mèn , Mãn Xá cách chùa Dâu 1km

Chùa được xây dựng lại vào năm 1313 và trùng tu nhiều lần qua các thế kỷ tiếp theo .Vua Trần Anh Tông đã sai trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi về kiến thiết lại chùa dâu thành chùa trăm gian , tháp chín tầng , cầu chín nhịp .Hiện nay , ở tòa thượng điện , chỉ còn sót lại vài mảng chạm khắc thời Trần và thời nhà Lê .

Cũng như nhiều chùa chiền trên đất Việt Nam , Chùa Dâu được xây dựng theo kiểu nội công ngoại quốc . Bốn dãy nhà liên thông hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà chính : Tiền Đường , thiêu hương và thượng điện . Tiền đường của chùa Dâu đặt tương Hộ Pháp , tám vị Kim Cương , gian Thiêu Hương đặt tượng Cửu Long , hai bên có tượng các vị Diêm Vương , Tam Châu Thái Tử ,Mạc Đĩnh Chi .Thượng Điện để tượng bà Dâu [Pháp Vân] Bà Đậu [Pháp Vũ ], và các hầu cận .Các pho tượng Bồ Tát , Tam Thế , Đức Ông , Thánh Tăng được đặt ở phần hậu điện phía sau chùa chính .

Một trong những ấn tượng khó có thể quên được ở nơi đây là những pho tượng thờ . ở gian giữa chùa có tượng bà Dâu , hay nữ thần Pháp Vân , uy nghi , trầm mặc , màu đồng hun , cao gần 2m được bày ở gian giữa . Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán , gợi liên tưởng tới những nàng vũ nữ Ấn Độ , tới quê hương Tây Trúc . Ở hai bên là tượng Kim Đồng và Ngọc Nữ . Phía trước là một hộp gỗ trong đặt Thạch Quang phật là một khối đá , tương truyền là em út của tứ pháp .

Do Chùa Đậu [Bắc Ninh] bị Pháp phá hủy , nên tượng bà Đậu [ Pháp Vũ ] cũng được đưa về thờ ở chùa Dâu . Tượng Pháp Vũ với những nét Thuần Việt , đức độ , cao cả . Những tượng này đều có niên đại thế kỷ 18 .

Bên trái của thượng điện có pho tượng Thiền Sư Tỳ ni Đa Lưu Chi . Tượng được đặt trên một bệ gỗ hình sư tử đội hoa sen , có thể có niên đại thế kỷ 14 .


Giữa sân chùa trải rộng là cây tháp Hòa Phong . Tháp xây bằng loại gạch cỡ lớn ngày xưa ,được nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành . Thời gian đã lấy đi sáu tầng trên của tháp , nay chỉ còn ba tầng dưới , cao khoảng 17m ,nhưng vẫn uy nghi , vững chãi thế đứng ngàn năm . Mặt trước tầng 2 có gắn bảng đá khắc chữ “ Hòa Phong Tháp “. Chân tháp vuông , mỗi cạnh gần 7m . tầng dưới có 4 cửa vòm , trong tháp treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817 . Có 4 tượng Thiên Vương cao 1,6m ở bốn góc .Trước tháp ,bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738 , bên trái có tượng một con cừu đá dài 1,33m cao 0,8m . Tượng này là dấu vết duy nhất còn sót lại từ thời nhà Hán .


CHÙA BỐI KHÊ

Chùa được gọi là chùa Bối Khê, tọa lạc ở xã Bối Khê nay là xã Tam Hưng , huyện Thanh Oai ,tỉnh Hà Tây . Chùa được xây dựng vào thời Trần , khoảng năm 1338 . Kiến trúc hiện nay chủ yếu vào những lần trùng tu vào cuối thế kỷ 18 và năm 1923 . Chùa còn giữ được nhiều di vật của thời Trần ở tòa thượng điện và tượng Bồ Tát Quan Thế Âm tạc vào thế kỷ XVI . Theo sách từ điển di tích văn hóa Việt Nam [ Hà Nội , 1993] , ngoài chư phật ,chùa còn thờ Minh Đức Chân Nhân đời Trần . Ngài họ Nguyễn , húy là Nữ , tự Bình An , tu hành đắc đạo , tăng đồ theo thụ giáo rất đông . Hàng năm mở hội lễ vào ngày 12 tháng giêng [âm lịch] . Chùa đã được bộ văn hóa công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia.


Chùa Bối Khê không những là di tích lịch sử quý giá về niên đại mà còn có kiến trúc bằng gỗ rất đẹp . Kiến Trúc chùa Bối Khê có tiền đường , hành lang tả hữu ,nhà tam bảo đều bằng gỗ dựng theo hình chữ Quốc . hậu đường được kết nối với điện thờ Thánh có hình chữ công .Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính . Đặc biệt , chùa Bối Khê còn lưu giữ được kiến trúc độc đáo , những họa tiết về kiến trúc gỗ 4 vị chim thần .

Cổng chùa có 5 cửa , phía trên cửa chính có chữ Đại Bi Tự . Qua cổng chùa thấy ngay chiếc cầu gạch vắt qua hào nước hẹp . Dấu tích của dòng sông Đỗ Động , rẽ trái là con đường dẫn tới từ đường Trạng Nguyên Nguyễn Trực [ 1417-1474] cách chùa 30m . Đi qua cầu là tam quan cao hai tầng , tám mái .Tầng trên treo quả chuông lớn , đường kính 60cm , cao 1m , đúc năm Thiệu Trị thứ 4 [ 1844].

Qua khỏi gác chuông là sân gạch rộng chừng 400m vuông , hai bên là hai hồ nước , một trồng sen , một làm giếng nước sinh hoạt cho dân làng trước đây . TòaTam bảo còn gọi là Thượng điện, thờ Phật , Pháp , Tăng , cấu tạo theo 4 hàng cột , mỗi hàng 4 chiếc , riêng thềm điện có 6 cột đỡ mái , chia thành 7 gian . hai vì kèo giữa mang đậm phong cách nghệ thuật thời Trần , các đầu bảy đỡ mái phía ngoài được chạm khắc hình rồng , đầu bảy góc trái phía ngoài chạm hình chim thần Garuda . Bên phải tam bảo là nhà bia dựng năm 1450 ghi sự tích Đức Thánh Bối . Chùa còn bảo lưu được nhiều nghi thức tôn giáo của phái Trúc Lâm , Đạo giáo , Khổng Giáo và có nhiều cổ vật quý 58 pho tượng lớn nhỏ , 2 cây đèn gốm thời Mạc và nhiều sắc phong . Trong số 58 pho tượng , đáng chú ý là tượng Quan Âm 12 tay ngồi trê tòa sen đặt trên bệ đá chạm khắc hình rồng , chim thần , hoa lá có niên đại Xương Phù luc niên [ 1382 ] triều vua Trần Phế Đế . Hai hành lang chạy dọc , mỗi bên 9 gian ,18 vị La hán ngồi trên bệ đá , thể hiện đủ gương mặt , tư thế khác nhau . Sau tam Bảo là hậu cung thờ Đức Thánh Bối Nguyễn Đình An , hai tầng tám mái .

Đến nay , Chùa Bối Khê vẫn còn lưu giữ được những cổ vật quý giá như tượng Phật Bà nghìn mắt , nghìn tay có từ đời Lý là một trong hai pho tượng đẹp và quý nhất Việt Nam , 11 bia đá có từ đời Hậu Trần , hai quả chuông được đúc bằng đồng và 22 đạo sắc từ thời Lý cho đến thời Nguyễn , một quần thể tượng Cửu Long 9 pho tượng được đặt trên 9 bệ rồng .



CHÙA THÁI LẠC

Chùa thuộc thôn Thái lạc , xã Lạc Hồng , huyện Văn Lâm , ngoài thờ Phật , chùa còn thờ Pháp Vân [ Thần Mây ] nên có tên gọi là Pháp Vân Tự , hay là Chùa Pháp Vân .Xây dựng từ thời Trần [ 1225- 1400] Chùa được tu sửa vào các năm 1609, 1612 , 1630 -1636, 1691-1703 . kiến trúc hiện nay là kiểu nội công ngoại quốc ,gồm tiền đường 5 gian , ba gian thượng điện , hai dãy hành lang mỗi bên chin gian , nhà tổ bảy gian .

Chùa Thái Lạc còn giữ được bộ vì gỗ ở gian giữa tòa thượng điện ,kiến trúc thời Trần , còn khá nguyên vẹn . Loại hình này ở nước ta rất hiếm , ngoài chùa Thái Lạc chỉ còn thấy ở chúa Dâu , chùa Bối Khê .Bộ vì kiến trúc kiểu giá chuông , dựa trên kết cấu 4 hàng chân cột . Trên bộ vì được kết hợp hài hòa giữa kiến trúc và trang trí . Trên các cốn ,các đố của bộ vì và trẹn các cột , đấu có nhiều mảng chạm khắc lớn . nếu nguyên vẹn ,có khoảng 20 bức chạm nổi các đề tài khác nhau , hiện nay có 16 bức . Trên ván có bưng chạm tiên nữ đầu người mình chim . Trên thân cột trụ chạm hình các ông phỗng giơ tay đỡ bệ sen phía trên . trên ván nong trang trí các đề tài tiên nữ . Nơi tiên nữ đang cưỡi phượng , người thổi tiêu ,người kéo nhị . Nơi khác , tiên nữ đang thổi sáo , đánh đàn .Có cảnh tiên nữ đầu người mình chim đang giơ tay dâng hoa . Độc đáo hơn còn có cảnh chạm dàn nhạc ba người đang sử dụng những nhạc cụ dân tộc . Chùa Thái Lạc còn giữ được tượng Pháp Vân , ba bệ thờ và ba tấm bia đá ghi quá trình trùng tu tôn tạo chùa . tất cả đều có niên đại thế kỷ 16-17.

Năm 1967 , chùa được bộ văn hóa thông tin xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật đặc biệt quan trọng .


Chùa Hoa Yên , Chùa Thiên Trúc và Thiền Viện Trúc Lâm Yê Tử Quảng Ninh ,núi Yên Tử ở xã Thượng yên Công ,phía tây thị xã Uông Bí , tình Quảng Ninh , ở đỉnh cao 1068m.

Chùa Hoa yên thường gọi là chùa Cả ,tọa lạc trên núi Yên Tử , ở độ cao 516m . Chùa nguyên tên là Vân yên , do Thiền Sư Hiện Quang khai sơn . Ngài là đệ tử nối pháp của Thiền Sư Thường Chiếu ,Kế tiếp Thiền Sư Hiện Quang và Quốc Sư Trúc Lâm , Quốc Sư Đại Đăng ,Thiền Sư Tiêu Diêu ,Thiền Sư Huệ Tuệ , Đại Đầu Đà Trúc lâm tức Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông [ 1299] vv…

Đại Đầu Đà Trúc lâm thuộc thế hệ thứ 6 ổ Yên Tử , nhưng đến Ngài , Ngài đã thống nhất các Thiến Phái đã có thành một Thiến Phái Trúc Lâm nên người đời gọi Ngài là Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ .

Ngài cho mổ chùa Vân Yên to rộng ,Tả hữu dựng Viện Phù Đồ , lầu chuông trống ,nhà dưỡng tăng , nhà khách , dưới sườn núi dựng nhà cửa đến suốt đến sứ Thanh Lương .Tăng đồ khắp nơi đến nghe giảng yếu chỉ Thiền Tông rất đông .Chùa Vân yên trở thành trung tâm Phật Giáo thời bấy giờ .

Đến khoảng niên hiệu Hồng Đức [ 1470- 1497 ], vua Lê Thánh Tông lên thăm chùa , thấy cảnh hoa nở đầy sân , bèn cho đổi là Hoa Yên .

Trước chùa Hoa Yên có Huê Quang Kim Tháp xây năm 1309 , an táng xá lợi Trần Nhân Tông và hơn 40 ngôi tháp lớn nhỏ khác , đều là tháp cổ thời Trần .

Hệ thống Chùa ở Yên Tử hiện nay đang được trùng tu ,xây dựng quy mô lớn : Chùa Cấm THực , Chùa Giải Oan ,Chùa Một Mái , Chùa Bảo Sái ,Chùa Vân Tiêu , Chùa Thiên Trúc …

Tuyến cáp treo từ chân núi đến gần khu vực tháp Tổ đã hoạt động từ năm 2002 .


THÁP HUỆ QUANG

Thờ đệ nhất Tổ Trúc lâm Điều Ngự Giác Hoàng Trần Nhân Tông , tên húy là Trần Khâm .

Tháp xây dựng vào năm Kỷ Dậu [ 1309 ].niên hiệu Hưng Long thứ 17 , trong lăng Quy Đức , để quàn xá lợi Điều Đức Ngự , tên gọi là Huệ Quang Kim tháp và dâng tôn hiệu là Đại Thánh Trần Triều Trúc Lâm Đầu Đà Tĩnh Tuệ Giác Hoàng Điều Ngự Tổ Phật .


CHÙA THIÊN TRÚC

Chùa Thiên Trúc [ Chùa Đồng ] trên đỉnh núi Yên Tử do một bà phi của chúa Trịnh phát tâm cúng dường , ngôi chùa nhỏ ở dạng một khối đồng hình chữ nhật cao 1,35m , dài 1,4m , rộng 1,1m , qua thời gian đã hư hỏng nhiều .Ngày 23-10-2005 UBND tình và Ban trị sự Phật Giáo tỉnh Quảng Ninh đã làm lễ khởi công xây dựng lại chùa Đồng hoàn toàn bằng chất liệu đồng với khoảng 70 tấn đồng , diện tích khoảng 20m vuông , chiều cao từ cột nền tới mái lá 3,35m mỗi viên ngói nặng khoảng 4 kg , 4 cột chùa , mỗi cột nặng 1 tấn . Trong đại lễ khánh thành Chùa Đồng ngày 30-1-2007 , trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã trao bằng xác lập kỷ lục : Thiên Trúc Tự – Ngôi chùa bằng đồng lớn nhất Việt Nam trước hang ngàn chư tôn đức tăng ni , quan khách , phật tử và khách tham dự.


THIỀN VIỆN TRÚC LÂM

Thiền Viện Trúc Lâm , tức chùa Lân , chùa Long Động , nằm trên đường vào khu danh thắng Yên Tử . Cách tỉnh lộ 18 khoảng 10km , thuộc xã Thượng Yên Công , thị xã Uông Bí , tỉnh Quảng Ninh , đã được Hòa Thượng Thích Thanh Từ cho khởi công xây dựng lại ngày 15-8-2002 và tổ chức khánh thành ngày 14-12-2002. Đây là nơi trước kia Trúc Lâm Đệ Nhất Tổ Trần Nhân Tông làm nơi giảng đạo .

Trước sân THiền Viện có đặt một quả cầu Như Ý Báo Ân Phật bằng đá hoa cương đỏ [ ru bi] đường kính 1590mm , trọng lượng 6,5 tấn , được lấy từ mỏ đá An Nhơn [ Quy Nhơn ]. Quả cầu đặt trên một bệ đá granit có tiết diện vuông , nặng 4 tấn ,bọc bên ngoài là bể nước hình bát giác với tám bồn hình cánh hoa bao quanh tượng trưng cho Bát Chánh Đạo . Quả cầu do nhóm Phật Tử Minh Hạnh Túc Phát Tâm cúng dường , được Công Ty TNHH Hà Quang thi công trong 18 tháng . Lễ cúng dường được tổ chức vào ngày 06-7-2005 [ 1 /6/ năm Ất Dậu ]. Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam đã xác lập kỷ lục : Quả cầu Như Ý lớn nhất Việt Nam .


MỤC LỤC – KIẾN THỨC MỸ THUẬT VN KỶ NIỆM THĂNG LONG 1000 NĂM

Video liên quan

Chủ Đề