Nhịp tim bình thường của con người là bao nhiêu

Trả lời:

Trong cuộc đời của mỗi người, trung bình trái tim đập khoảng hai nghìn tỉ lần [10 12]. Ở người lớn, mỗi phút tim đập trung bình từ 60 đến 100 nhịp. Khi trái tim đập trên 100 nhịp/phút gọi là nhịp tim nhanh, khi trái tim đập dưới 50 nhịp/phút gọi là nhịp tim chậm. Trong lúc ngủ, nhịp tim trung bình của người lớn là từ 50 đến 90 nhịp/phút.

Có người cho rằng nhịp tim khi nghỉ càng chậm [ở tần số cho phép] thì càng khỏe mạnh. Một số người khác cho rằng thước đo sức khỏe của trái tim là thời gian trái tim đập trở lại bình thường sau khi gắng sức, tim càng nhanh chóng đập chậm trở lại sau gắng sức, trái tim của bạn càng khỏe mạnh.

Bạn 30 tuổi, nhịp tim là 90 nhịp/phút là bình thường.

Nhịp tim bình thường là bao nhiêu? Chỉ số nhịp tim bao nhiêu là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cần đi khám bác sĩ và điều trị? Tất cả những mối băn khoăn của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.

Nhịp tim hay nhịp xoang chính là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim là một trong những chỉ số sống còn của cơ thể và ban đầu cho biết tình trạng sức khỏe tim mạch của một người.

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi

Theo Viện Y tế Quốc gia Hoa Kỳ, nhịp tim trung bình của người trưởng thành khỏe mạnh dao động trong khoảng từ 60 – 100 nhịp/ phút, được đo sau khi nghỉ ngơi ít nhất 15 phút. Với các vận động viên chuyên nghiệp, nhịp tim có thể duy trì ở 40 – 60 nhịp/ phút, bởi tim của họ đã được rèn luyện trong thời gian dài nên chỉ cần đập ít nhịp cũng đủ cung cấp máu đến các cơ quan.

Chỉ số nhịp tim của người bình thường có thể thay đổi khác nhau tùy thuộc vào lứa tuổi, giới tính… và đây là “thông số” quan trọng để đo lường sức khỏe, khả năng chịu đựng, thể lực của mỗi người. Bạn có thể tham khảo bảng nhịp tim bình thường của trẻ em, của người già  ngay phía dưới đây.

Độ tuổi

Nhịp tim tiêu chuẩn [Nhịp/phút]

Trẻ sơ sinh

120 - 160

Trẻ từ 1 - 12 tháng

80 - 140

Trẻ từ 1 - 2 tuổi

80 -130

Trẻ từ 2 - 6 tuổi

75 - 120

Trẻ từ 7 - 12 tuổi

75 - 110

Người lớn từ 18 - 40 tuổi

60 - 100

Người trung niên từ 41 - 60

50 - 96

Người cao tuổi trên 60

56 - 94

Bảng chỉ số nhịp tim chuẩn theo từng độ tuổi 

Cách đo nhịp tim đơn giản tại nhà

Bạn có thể dễ dàng biết được nhịp tim của mình bằng cách đo nhịp tim thủ công hoặc dùng máy đo nhịp tim. Nếu đo thủ công, bạn chỉ cần dùng 2 ngón tay phải [bao gồm ngón tay trỏ, và ngón tay giữa] đặt vào cổ tay trái, vị trí mặt trong cổ tay và 1/3 phía ngoài và đếm số nhịp đập trong 10s rồi nhân kết quả với 6. Bạn cũng có thể tiến hành đo nhịp tim ở những vị trí khác như là bẹn, cổ [dưới hàm] hoặc ngực.

Thời điểm đo thích hợp nhất là khi bạn vừa tỉnh dậy sau một giấc ngủ dài, nằm yên trên giường và không vận động.

Bạn có thể dễ dàng đo nhịp tim chính xác bằng cách đếm mạch đập ở cổ tay

Đo nhịp tim bằng máy thì đơn giản hơn, thường máy sẽ tích hợp cùng với đo huyết áp, bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn của máy.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Nhịp tim có thể thay đổi liên tục trong ngày, nhịp tim nhanh khi bạn đang ở trong các trạng thái cảm xúc khác nhau như căng thẳng, áp lực, hồi hộp… hoặc đang vận động thể chất cường độ cao. Còn lúc bạn nghỉ ngơi, trong trạng thái thư giãn thì nhịp tim sẽ giảm. Cho nên với một người khỏe mạnh thì nhịp tim trung bình chỉ khoảng 60-80 nhịp/phút.

Một số yếu tố khác ảnh hưởng đến nhịp tim bao gồm:

Nhiệt độ không khí: Khi nhiệt độ [độ ẩm] tăng cao, tim bơm máu kém hơn nên số lần tim đập phải tăng lên. Tuy nhiên, nhịp tim này sẽ không cao quá mức bình thường từ 5 – 10 nhịp/ phút.

Trạng thái cơ thể: Nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng, nhịp tim thường là như nhau. Một số người bệnh bị hạ huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh khi họ đứng dậy đột ngột [khoảng 15 - 20s đầu tiên] và trở lại mức nhịp tim bình thường sau vài phút.

Thể trạng: Những người béo phì có nhịp tim cao hơn người bình thường [nhưng không quá 100 nhịp/phút]. Tim sẽ phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng đủ máu nuôi dưỡng một cơ thể “cồng kềnh” như vậy.

Thuốc: Các thuốc ức chế adrenaline [chất làm tăng nhịp tim trên 100] như thuốc chẹn beta làm chậm nhịp tim trong khi thuốc trị bệnh cường giáp [basedow] làm tăng nhịp tim.

- Bệnh lý: Một số bệnh tim mạch như rối loạn nhịp tim, rối loạn thần kinh tim, suy tim, bệnh động mạch vành, bệnh hở van tim… hoặc các bệnh ngoài tim như bệnh phổi tắc nghẽn, bệnh cường giáp là nguyên nhân khiến nhịp tim đập bất thường.

Những người thừa cân béo phì thường có nguy cơ cao bị tim đập nhanh

Nhịp tim bao nhiêu là nguy hiểm? 

Nếu sau 3 lần đo mà nhịp tim của bạn luôn ở mức trên 100 nhịp/phút kèm theo triệu chứng hồi hộp, đánh trống ngực thì có thể bạn đang bị chứng nhịp tim nhanh cần phải điều trị sớm để tránh nguy hiểm. Bởi tình trạng nhịp tim nhanh kéo dài sẽ làm suy giảm chức năng tim, gây một số biến chứng như huyết khối, đột quỵ, suy tim.

Nếu bạn đang có nhịp tim bất thường, hãy nhấc điện thoại và gọi cho chúng tôi theo số 1800.646.408 [miễn cước] để được giải đáp và hướng dẫn cách ổn định nhịp tim hiệu quả.

Nhịp tim bao nhiêu là tốt?

Nhịp tim chuẩn ở người trưởng thành khỏe mạnh tốt nhất nên ở mức khoảng 60 đến 80 nhịp mỗi phút. Nhịp tim người già có thể cao hơn đôi chút, khoảng 70-85 nhịp/phút.

Ngoài chỉ số nhịp tim bình thường, bạn cũng cần quan tâm tới nhịp tim tối đa - là nhịp tim cao nhất mà cơ thể chịu đựng được khi bạn vận động cường độ cao hoặc tập thể thao. Nếu vượt qua nhịp tim tối đa thì cơ thể bạn có thể gặp nguy hiểm. Công thức tính nhịp tim tối đa là lấy 220 trừ đi tuổi của bạn.

Ví dụ bạn 30 tuổi thì nhịp tim tối đa của bạn = 220-30 = 190 nhịp/phút.

Nhịp tim như thế nào cần đi gặp bác sĩ tim mạch?

Nhịp tim là một trong những chỉ số phản ánh tình sức khỏe tim mạch của bạn. Vì vậy, khi nhịp tim vượt ngoài giới hạn bình thường, đó là khi nhịp tim chậm dưới 60 nhịp/phút, nhịp tim cao hơn 100 nhịp/phút, nhịp tim 110, nhịp tim 120 hoặc tim có tình trạng bỏ nhịp chính là lúc bạn nên đi gặp bác sĩ tim mạch để được kiểm tra sức khỏe, khám và phát hiện kịp thời các bệnh lý tim mạch nếu có.

Nếu bạn đang dùng thuốc chẹn beta để giảm huyết áp hoặc điều trị rối loạn nhịp tim, suy tim… bạn sẽ phải theo dõi liên tục nhịp tim nghỉ ngơi của mình và ghi chép lại các dấu hiệu bất thường mà bạn cảm nhận được như mệt mỏi, trống ngực, choáng váng… Những thông tin này là căn cứ chính xác giúp bác sỹ điều chỉnh liều thuốc phù hợp hoặc chuyển qua sử dụng một loại thuốc khác để tránh tác dụng phụ này.

Như vậy, nhịp tim bình thường của mỗi người có thể rất khác nhau. Nếu nhịp tim trung bình của bạn nằm ngoài khoảng giá trị bình thường từ 60 – 100 nhịp/phút, kèm theo các dấu hiệu bất thường, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Điều trị sớm sẽ giúp bạn lấy lại được nhịp tim bình thường, phòng tránh được các rối loạn nhịp tim nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng.

Xem thêm: 9 cách giảm tim đập nhanh hiệu quả tại nhà

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Tham khảo:

//www.heart.org/HEARTORG/Conditions/More/MyHeartandStrokeNews/All-About-Heart-Rate-Pulse_UCM_438850_Article.jsp#.V5LCIoN97IV

//www.topendsports.com/testing/heart-rate-resting-chart.htm

//www.heart.org/HEARTORG/HealthyLiving/PhysicalActivity/FitnessBasics/Target-Heart-Rates_UCM_434341_Article.jsp#.V43uA_ag8zk

BTV Lan Anh

Chúng ta đều biết rằng tim mạch là bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể con người. Hoạt động của tim giúp cơ thể duy trì sự sống. Và nhịp tim chính là một chỉ số quan trọng giúp phản ánh một phần tình trạng sức khỏe của bạn. Vậy nhịp tim bình thường là như thế nào? Nhịp tim ở mức nào là an toàn? Bài viết dưới đây của bác sĩ Đỗ Phạm Nguyệt Thanh sẽ giúp bạn giải đáp những vấn đề về nhịp tim bình thường.

Như thế nào là nhịp tim bình thường?

Không có một chỉ số nhịp tim bình thường cố định cho mỗi người. Ở mỗi độ tuổi, tình trạng sức khỏe, trạng thái khác nhau thì nhịp tim bình thường là khác nhau. Bên cạnh đó, mỗi hành động, tâm trạng hay ngay cả nhiệt độ môi trường cũng sẽ ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn.

Những điều cần biết về nhịp tim bình thường

Nhịp tim bình thường khi nghỉ ngơi

Các nghiên cứu cho thấy rằng nhịp tim ở trạng thái nghỉ ngơi và vận động là khác nhau. Ở trạng thái nghỉ ngơi thì nhịp tim bình thường của người lớn [từ 10 tuổi trở lên] sẽ giao động trong khoảng 60 – 100 nhịp/phút.1

Đối với những người thường xuyên vận động như các vận động viên thì nhịp tim bình thường sẽ thấp hơn. Chúng thường giao động ở mức thấp hơn 60 nhịp/phút, có khi chỉ đạt 40 nhịp/phút.1

Dưới đây là bảng nhịp tim bình thường ở trạng thái nghỉ ngơi do Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ đưa ra.2

Nhóm tuổi Chỉ số nhịp tim bình thường [nhịp/phút]
Dưới 1 tháng tuổi 70 – 190
Từ 1 – 11 tháng tuổi 80 – 160
Từ 1 – 2 tuổi 80 – 130
Từ 3 – 4 tuổi 80 – 120
Từ 5 – 6 tuổi 75 – 115
Từ 7 – 9 tuổi 70 – 110
Từ 10 tuổi trở lên 60 – 100

Nhịp tim bình thường khi tập thể dục

Khi vận động cơ thể cần nhiều năng lượng hơn khiến cho tim phải hoạt động mạnh hơn. Điều này nhầm để cung cấp oxy và năng lượng cho các cơ quan hoạt động. Chính vì thế mà nhịp tim bình thường sẽ nhanh hơn khi bạn tập thể dục.

Tuy nhiên nếu vận động quá sức sẽ gây nên tình trạng ép tim, không tốt cho sức khỏe. Khi vận động nhịp tim của bạn chỉ nên duy trì trong các khoảng nhịp tim bình thường sau đây.3

Độ tuổi Nhịp tim bình thường khi gắng sức vận động từ 50% đến 85% [nhịp/phút] Nhịp tim bình thường khi gắng sức vận động tối đa ở mức 100% [nhịp/phút]
20 100–170 200
30 95-162 190
35 93-157 185
40 90-153 180
45 88-149 175
50 85-145 170
55 83-140 165
60 80-136 160
65 78-132 155
70 75-128 150

Nguyên nhân khiến rối loạn nhịp tim

Nhịp tim của con người luôn thay đổi liên tục trong mỗi hoạt động của cơ thể. Trong một số trường hợp tim có thể đập quá nhanh, hay quá chậm so với nhịp tim bình thường. Ngay cả khi cơ thể đang trong trạng thái nghỉ ngơi khiến cho nhiều bạn cảm thấy lo lắng.

Tuy nhiên nhịp tim bất thường không có nghĩa là chắc chắn bạn đang gặp vấn đề về sức khỏe. Điều này có thể do một số nguyên nhân khác nhau xuất phát từ thói quen sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng rối loạn nhịp tim.

Những nguyên nhân gây rối loạn nhịp tim

Do thói quen sinh hoạt hằng ngày thiếu khoa học:

  • Sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá cà phê, trà đặc…
  • Uống nhiều đồ uống có chứa cafein.
  • Làm việc quá mức dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress.
  • Thức khuya, ngủ không đủ giấc.
  • Luyện tập thể dục thể thao quá sức.

Do các bệnh lí về tim mạch như: Thiếu máu cơ tim, các bệnh về van tim, tim bẩm sinh…

Do các bệnh lí khác như: Rối loạn tuyến giáp, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tiểu đường, béo phì, viêm phế quản, thiếu máu, suy dinh dưỡng, rối loạn cân bằng điện giải…

Ngoài ra thì việc sử dụng các thuốc chống rối loạn nhịp tim cũng có thể khiến nhịp tim của bạn bị loạn nhịp.

Các dạng rối loạn nhịp tim thường gặp

Những dạng rối loạn nhịp thường gặp bao gồm:

  • Nhịp tim đập nhanh hơn 100 nhịp/phút hay chậm hơn 60 nhịp/phút ở trạng thái nghỉ ngơi.
  • Trạng thái hoạt động của tim bất thường, lúc thì đập nhanh, lúc đập chậm, lúc lại đập quá sớm.
  • Tim đập bất thường bắt nguồn từ ảnh hưởng trong vị trí tâm thất hoặc tâm nhĩ.
  • Mức độ loạn nhịp thường xuyên bắt gặp.

Các biện pháp giúp bạn duy trì nhịp tim bình thường

Một số trường hợp nhịp tim bất thường không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài đi kèm những triệu chứng bất thường như: Tim đập nhanh đột ngột, xuất hiện tình trạng chóng mặt, khó thở, tức ngực, sụt cân không lí do hay nặng hơn là bị ngất xỉu… Thì bạn cần đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được khám và chữa bệnh kịp thời.

Bên cạnh đó, việc thay đổi thói quen hằng ngày cũng là cách điều trị rối loạn nhịp tim hiệu quả.

Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ ăn uống hằng ngày luôn góp phần đảm bảo cho sức khỏe của bạn, đặc biệt đối với tim mạch. Để tim khỏe mạnh và hoạt động tốt, bạn cần tăng cường bổ sung các thực phẩm tốt cho tim mạch sau đây:

Thực phẩm giàu magie, natri, canxi, kali như: Dưa hấu, sữa chua, cà chua, bơ, các loại hạt, ngũ cốc, các loại trái cây và rau xanh… Đây đều là những khoáng chất cần thiết cho mỗi hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là đối với các hoạt động của tim mạch. Do đó nếu cơ thể thiếu hụt các khoáng chất này cũng gây ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn.

Thực phẩm có thành phần cao omega-3 như: Cá thu, cá hồi, cá trích, hàu, hạt lanh, hạt chia, quả óc chó…  Bởi theo nhiều nghiên cứu cho thấy rằng omega-3 có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của hệ tim mạch. Dưỡng chất này giúp giảm nguy cơ rối loạn nhịp tim, tử vong cho các bệnh nhân có các bệnh lí về tim…

Thực phẩm giàu chất xơ và các loại vitamin như: các loại rau xanh, trái cây giúp hạn chế các chất béo có hại cho cơ thể và tim mạch.

Nên bổ sung thực phẩm có lợi cho tim mạch vào thực đơn

Luyện tập thể dục thể thao hằng ngày

Thể dục thể thao luôn là biện pháp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe hiệu quả nhất. Thường xuyên vận động sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, giảm áp lực cho tim mạch. Điều này sẽ giúp cho tim hoạt động khỏe mạnh và duy trì được nhịp tim bình thường.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Khi bạn hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh cũng chính là đang giúp cho tim mạch hoạt động ổn định. Trường hợp làm việc quá mức hay căng thẳng đều khiến cho nhịp tim của bạn bị ảnh hưởng. Chính vì thế, việc đầu tiên bạn cần làm đó là thay đổi thói quen của mình bằng cách:

  • Tránh xa các chất kích thích như bia, rượu, thuốc lá…
  • Có chế độ làm việc phù hợp, tránh tình trạng căng thẳng, stress quá mức, có thể kết hợp với các bài tập yoga hay bài thiền đơn giản để giảm áp lực.
  • Không thức quá khuya, ngủ đúng giờ và đủ giấc.

Với những thông tin về nhịp tim bình thường, hy vọng bạn đã được giải đáp các thắc mắc về vấn đề tim mạch. Từ đó, bạn sẽ hiểu rõ được nguyên nhân và giải pháp đối với tình trạng rối loạn nhịp tim. Hãy nhớ duy trì cho mình những thói quen sinh hoạt lành mạnh và đến ngay cơ sở y tế gần nhất khi có những biểu hiện bất thường để bảo vệ tim mạch và sức khỏe của mình nhé!

Video liên quan

Chủ Đề