Bệnh viện tuyến trên là gì

Nguyễn Thanh

- Phòng chuẩn trị y học cổ truyền là cơ sở KCB tuyến xã.

- Nhà hộ sinh, Nhà hộ sinh khu vực, Phòng khám chuyên khoa tư nhân là cơ sở KCB tuyến huyện.

- Bệnh viên chuyên khoa tư nhân tương đương hạng III, tương đương hạng IV hoặc chưa xếp hạng tương đương là cơ sở KCB tuyến huyện.

- Bệnh viện chuyên khoa tư nhân tương đương hạng I, tương đương hạng II là cơ sở KCB tuyến tỉnh.

- Bệnh viện chuyên khoa và Trung tâm chuyên khoa cấp tỉnh [không có phòng khám đa khoa] là cơ sở KCB tuyến tỉnh.

- Bệnh viện chuyên khoa và Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế [không có phòng khám đa khoa] là cơ sở KCB tuyến trung ương.

- Bệnh viện hạng I thuộc các Quân khu, Quân đoàn thuộc Bộ Quốc phòng là cơ sở KCB tuyến tỉnh.

- Đối với Bệnh viện đa khoa khu vực trên địa bàn cấp tỉnh: Tuyến của bệnh viện này được xác định theo Quyết định của UBND cấp tỉnh hoặc Sở Y tế.

Công văn 978/BYT-BH được ban hành vào ngày 25/02/2016.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã mời Thạc sỹ. BS. Ngô Gia Tùng – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc cho người dân.

Chính sách thông tuyến tỉnh về khám chữa bệnh BHYT được quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật BHYT ngày 14/11/2008 [và quy định tại Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT ngày 13/6/2014] chính thức có hiệu lực từ ngày 01/01/2021. Điều này mở ra cơ hội cho người dân có thể lựa chọn cơ sở khám chữa bệnh cho mình phù hợp với tình trạng bệnh và nhu cầu của bản thân từ tuyến cơ sở đến tuyến tỉnh. Khi chính sách này được thực thi, có rất nhiều thắc mắc của người dân xung quanh vấn đề thông tuyến tỉnh, Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đã mời Thạc sỹ. BS. Ngô Gia Tùng – Trưởng phòng Kế hoạch Tổng hợp tiếp nhận và giải đáp những thắc mắc cho người dân.

Câu hỏi 1: Thưa Bác sỹ, anh có thể cho biết chính sách thông tuyến tỉnh về khám chữa bệnh BHYT được quy định cụ thể trong Luật Bảo hiểm y tế như thế nào?

Trả lời: Theo Khoản 3 Điều 22 Luật BHYT quy định: Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này: a] Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú; b] Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng của thẻ BHYT từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trên phạm vi cả nước.

Và theo Khoản 6 Điều 22 Luật BHYT và tại Khoản 15 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT: Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

Như vậy, từ thời điểm ngày 01/01/2021, người có thẻ BHYT tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám chữa bệnh tuyến tỉnh trên phạm vi toàn quốc được quỹ BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi và mức hưởng [như đúng tuyến].

Câu hỏi 2: Người bệnh có thẻ BHYT đăng ký khám bệnh ban đầu tại các phường, xã, Trạm Y tế hay Trung tâm Y tế tuyến huyện thuộc địa bàn tỉnh Phú Thọ khi đi khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ sẽ được hưởng quyền lợi như thế nào?

Trả lời: Đối với người bệnh có BHYT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, sẽ có 2 trường hợp:

Thứ nhất: Trường hợp thẻ BHYT đăng ký khám bệnh ban đầu tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ thì đương nhiên khi khám bệnh và điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được hưởng đúng phạm vi quyền lợi và mức hưởng theo quy định.

Thứ hai: Trường hợp thẻ BHYT đăng ký khám bệnh ban đầu ở bất kỳ cơ sở y tế nào trên địa bàn tỉnh Phú Thọ [không phải là Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ] thì theo quy định của chính sách thông tuyến, kể từ ngày 01/01/2021 người dân khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được hưởng như đúng tuyến mà không cần phải có giấy chuyển tuyến, còn khi đi khám bệnh ngoại trú thì vẫn phải xin giấy chuyển tuyến thì mới được hưởng như quy định trước đây.

Câu hỏi 3: Người bệnh có thẻ BHYT cư trú ở tỉnh khác [Ví dụ như Yên Bái, Tuyên Quang…] khi đến khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ sẽ được BHYT chi trả như thế nào ạ?

Trả lời: Quy định thông tuyến tỉnh nội trú về khám chữa bệnh BHYT quy định cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước. Vì vậy, đối với người bệnh có thẻ BHYT cư trú ở bất kỳ tỉnh thành nào khi điều trị nội trú tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ đều được quyền lợi như đúng tuyến mà không cần phải có giấy chuyển tuyến.

Câu hỏi 4: Quy định thông tuyến có áp dụng cho riêng mã thẻ BHYT nào không? Tham gia BHYT theo hộ gia đình [mã thẻ GD] thì có được áp dụng thông tuyến không?

Trả lời: Quy định về thông tuyến tỉnh điều chỉnh cho mọi đối tượng tham gia BHYT, do đó tất cả các loại mã thẻ đều được đảm bảo quyền lợi theo đúng chính sách hiện hành.

Câu hỏi 5: Người bệnh đi khám bệnh trái tuyến [phải nộp tiền viện phí trực tiếp] mà có chỉ định phải vào nhập viện thì có được BHYT thanh toán không?

Trả lời: Khi đi khám bệnh mà người bệnh được bác sỹ chỉ định cần nhập viện điều trị thì được BHYT chi trả chi phí điều trị nội trú bao gồm cả các chi phí khám bệnh trong phạm vi quyền lợi và mức hưởng quy định trên thẻ BHYT.

Câu hỏi 6: Trường hợp người bệnh nhập viện trái tuyến trước ngày 01/01/2021 và ra viện sau ngày 01/01/2021 thì sẽ phải thanh toán BHYT như thế nào?

Trả lời: Trong trường hợp người bệnh nhập viện trái tuyến trước ngày 01/01/2021 và ra viện sau ngày 01/01/2021 thì những chi phí phát sinh trước thời điểm ngày 01/01/2021 sẽ được tính theo trái tuyến còn những chi phí phát sinh từ ngày 01/01/2021 đến lúc ra viện được tính là đúng tuyến.

Câu hỏi 7: Theo quy định thông tuyến tỉnh: “BHYT sẽ chi trả 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước” có phải là mọi người dân đều được chi trả 100% chi phí điều trị ở tuyến tỉnh không?

Trả lời: Theo quy định của khoản 6 Điều 22 Luật BHYT sửa đổi năm 2014, người tham gia BHYT khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh [KCB] không đúng tuyến tại các cơ sở KCB tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước sẽ được quỹ BHYT chi trả các chi phí điều trị nội trú theo phạm vi quyền lợi BHYT và mức hưởng như đi KCB đúng tuyến từ ngày 01/01/2021.

Hiện nay, mức hưởng BHYT khi KCB đúng tuyến được quy định tại Điều 22 Luật BHYT 2008, sửa đổi 2014 như sau:

– 100% chi phí KCB: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…

– 95% chi phí KCB: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…

– 80% chi phí KCB: Đối tượng khác.

Theo đó, từ ngày 01/01/2021, nếu người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh thuộc trường hợp trái tuyến thì:

– Đối tượng hưởng 100% chi chí KCB đúng tuyến: Được thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú;

– Đối tượng hưởng 95% chi chí KCB đúng tuyến: Được thanh toán 95% chi phí điều trị nội trú;

– Đối tượng hưởng 80% chi chí KCB đúng tuyến: Được thanh toán 80% chi phí điều trị nội trú.

Vì vậy, không phải ai cũng cũng được thanh toán 100% tiền điều trị nội trú khi đi KCB trái tuyến tỉnh, chỉ những người được hưởng 100% chi phí KCB đúng tuyến mới được thanh toán toàn bộ chi phí điều trị nội trú trái tuyến tỉnh. Các đối tượng khác hưởng theo mức đúng tuyến của mình.

Tuy nhiên người dân cần Lưu ý: Theo Công văn 4055/BHXH-CSYT của Bảo hiểm xã hội ban hành ngày 23/12/2020, người bệnh điều trị nội trú trái tuyến tỉnh sẽ không được hưởng chế độ không cùng chi trả chi phí KCB để xem xét hưởng 100% chi phí KCB với người tham gia BHYT 05 năm liên tục.

Đồng thời phần chi phí cùng chi trả của người bệnh trong trường hợp tự đi KCB không đúng tuyến không được xác định là điều kiện để cấp Giấy chứng nhận không cùng chi trả trong năm.

Xem chi tiết tại đây:

Mọi vướng mắc người dân vui lòng liên hệ với Tổng đài CSKH [24/7] 0210.627.8888 hoặc trên các kênh fanpage/zalo/website của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ để được giải đáp và hỗ trợ.

Đối với mỗi người, sức khỏe rất quan trọng và là vấn đề luôn là ưu tiên hàng đầu cần được chú trọng. Việc tìm kiếm và chữa trị ở những bệnh viện có cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ bác sĩ tốt nhất cũng được quan tâm. Bởi vậy, bệnh viện tuyến trung ương được nhiều người lựa chọn.

Bệnh viện trung ương là gì là thắc mắc của đông đảo bạn đọc. Cùng chúng tôi tìm hiểu vấn đề qua bài viết sau để có câu trả lời.

Hệ thống bệnh viện Việt Nam hiện nay

Dựa trên địa giới hành chính, phạm vi quản lý, khả năng chuyên môn và thực trạng về cơ sở vậy chất của đơn vị y tế thì hiện nay thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của nhà nước được chia ra làm 4 tuyến như sau:

+ Tuyến xã, phường, thị trấn

+ Tuyến huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tình

+ Tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương

+ Tuyến trung ương.

Bệnh viện tuyến trung ương còn gọi là bệnh viện tuyến 1, tức là tuyến cao nhất và đầu não trong hệ thống khám chữa bệnh ở Việt Nam hiện nay. Bệnh viện trung ương là nơi tập trung đội ngũ y bác sĩ tốt nhất cả nước, cơ sở khám chữa bệnh và trang thiết bị y tế được trang bị đầy đủ.

Căn cứ Điều 6 Thông tư 40/2015/TT-BYT Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế và Công văn số 978/BYT-BH do Bộ Y tế ban hành hướng dẫn triển khai việc thực hiện Thông tư số 40/2015/TT-BYT, các cơ sở khám chữa bệnh được xác định là cơ sở khám chữa bệnh tuyến trung ương và tương đương sau đây:

– Bệnh viện đa khoa trực thuộc Bộ Y tế;

– Bệnh viện chuyên khoa, Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ Y tế có Phòng khám đa khoa hoặc không có Phòng khám đa khoa;

– Bệnh viện Hữu Nghị ,Bệnh viện C Đà Nẵng và Bệnh viện Thống Nhất trực thuộc Bộ Y tế;

– Bệnh viện hạng đặc biệt, bệnh viện hạng I trực thuộc Bộ Quốc phòng, Viện Y học cổ truyền Quân đội, các cơ sở chữa bệnh, khám bệnh khác theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.

– Bệnh viện chuyên khoa trực thuộc Bộ y tế [không có Phòng khám đa khoa];

– Viện chuyên khoa trực thuộc Bộ y tế [không có Phòng khám đa khoa];

– Bệnh viện đa khoa  khu vực tỉnh [ Tuyến được xác định theo quyết định của UBND, Sở y tế Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương].

Vai trò của bệnh viện tuyến trung ương

Bệnh viện trung ương là bệnh viện tuyến đầu của cả nước, là nơi tin tưởng mà Nhà nước tạo điều kiện về cơ sở vật chất cũng như trang thiết bị y tế tốt nhất; đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nhiệm và có thể xử lý những bệnh tình nguy hiểm và khó khăn nhất trong mọi miền Tổ quốc. Đây là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho Nhà nước yên tâm với các loại bệnh khác nhau.

Bệnh viện tuyên trung ương cũng là nơi được người dân tin tưởng và lựa chọn khám chữa bệnh thường xuyên do chất lượng khám chữa bệnh tại đây là tốt và đảm bảo nhất. Người dân đối với các bệnh tình phức tạp hoặc bệnh hiểm nghèo, bệnh lý nghiêm trọng đều  lựa chọn bệnh viện tuyến đầu để khám và chữa bệnh. Nhiều bệnh lý được sàng lọc phát hiện, chẩn đoán và chữa kịp thời đã cứu sống rất nhiều người. Có thể thấy bệnh viện tuyến trung ương có vai trò quan trọng trong đời sống người dân.

Danh sách các bệnh viện trung ương hiện nay

Hiện nay danh sách các bệnh viện tuyến trung ương thuộc Bộ Y tế được Trang thông tin điện tử chính thức của Bộ Y tế niêm yết công khai. Theo đó các bệnh viện tuyến Trung ương hiện nay gồm:

1/ Bệnh viện Bạch Mai

2/ Bệnh viện Chợ Rẫy

3/ Bệnh viện C Đà Nẵng

4/ Bệnh viện Châm cứu TW

5/ Bệnh viện Y học cổ truyền TW

6/ Bệnh viện Đa khoa TW Cần Thơ

7/ Bệnh viện Phục hồi chức năng Trung ương [TW]

8/ Bệnh viện E

9/ Bệnh viện Hữu Nghị

10/ Bệnh viện Trung ương Huế

11/ Bệnh viện Đa khoa Trung ương [TW] Thái Nguyên

12/ Bệnh viện Đa khoa TW Quảng Nam

13/ Bệnh viện K

14/ Bệnh viện Phổi Trung ương

15/ Bệnh viện 74 Trung ương

16/ Bệnh viện Mắt Trung ương

17/ Bệnh viện Nhi Trung ương

18/ Bệnh viện Nội tiết

19/ Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương

20/ Bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quỳnh Lập

21/ Bệnh viện Phong – Da liễu trung ương Quy Hòa

22/ Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW TP. Hồ Chí Minh

23/ Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương

24/ Bệnh viện Răng Hàm Mặt TW

25/ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1

26/ Bệnh viện Tâm thần Trung ương 2

27/ Bệnh viện Thống Nhất

28/ Bệnh viện Việt Nam – Cuba Đồng Hới

29/ Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí

30/ Bệnh viện Việt Đức

31/ Bệnh viện 71 Trung Ương

32/ Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương

33/ Bệnh viện Lão khoa Trung ương

34/ Bệnh viện Da liễu Trung ương

Đồng thời, Tại Điều 4 Thông tư 46/2016/TT-BQP Quy định tuyến chuyên môn kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh; đăng ký và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng thuộc Bộ Quốc phòng quản lý cũng quy định rõ 05 bệnh viện tuyến Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng gồm:

1/ Bệnh Viện 108

2/ Bệnh viện quân y 175

3/ Viện Y học cổ truyền Quân đội

4/ Bệnh viện quân y 103

5/ Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác

Như vậy, hiện nay có 39 bệnh viện tuyến trung ương và tương đương mà người dân có thể lựa chọn để đến khám chữa bệnh.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề bệnh viện tuyến trung ương là gì? đến bạn đọc. Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về vấn đề này nếu có bất cứ thắc mắc nào, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn: 1900 6557 để được đội ngũ chuyên viên tư vấn của chúng tôi hỗ trợ tốt nhất.

Video liên quan

Chủ Đề