Lực ma sát là gì cho ví dụ năm 2024

Lý thuyết Lực ma sát KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu

LỰC MA SÁT

I. Khái niệm lực ma sát

Quảng cáo

Lực ma sát là gì cho ví dụ năm 2024

- Lực ma sát là lực tiếp xúc xuất hiện ở bề mặt tiếp xúc giữa hai vật.

- Độ lớn của lực ma sát phụ thuộc vào tính chất của bề mặt tiếp xúc giữa các vật. Mặt tiếp xúc càng gồ ghề thì lực ma sát càng lớn.

- Sự tương tác giữa bề mặt của hai vật tạo ra lực ma sát giữa chúng

II. Lực ma sát nghỉ và lực ma sát trượt

- Lực ma sát nghỉ là lực giữ cho vật đứng yên ngay cả khi nó bị kéo hoặc đẩy.

Ví dụ: Con người và một số động vật có thể đi lại được hoặc cầm, nắm được các vật nặng là nhờ có sự xuất hiện của lực ma sát nghỉ.

- Lực ma sát trượt là lực xuất hiện khi vật trượt trên bề mặt của vật khác.

Ví dụ:

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi em bé chơi cầu trượt

+ Lực ma sát trượt xuất hiện khi kéo một khúc gỗ trượt trên mặt bàn.

- Ngoài ra, còn có lực ma sát lăn. Ví dụ: ổ bi lắp ở trục quay (hình vẽ) có tác dụng chuyển đổi ma sát trượt thành ma sát lăn, làm giảm lực cản (lực ma sát) lên các vật chuyển động, đảm bảo cho các thiết bị, linh kiện, máy móc,... được vận hành một cách dễ dàng.

Lực ma sát là gì cho ví dụ năm 2024

III. Tác dụng của lực ma sát đối với chuyển động

Lực ma sát có tác dụng cản trở hoặc thúc đẩy chuyển động.

Ví dụ:

- Khi phanh xe đạp, lực ma sát giữa hai má phanh với vành xe làm xe dừng lại => Cản trở chuyển động.

- Một người đẩy thùng hàng dễ dàng hơn khi xe đẩy có bánh lăn, khi đó giữa bánh xe và mặt sàn có lực ma sát lăn => Thúc đẩy chuyển động.

IV. Ma sát trong an toàn giao thông

Lực ma sát có vai trò quan trọng trong giao thông:

+ Lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường giữ cho bánh xe lăn trên đường không bị trượt.

+ Khi xe dừng, đỗ trên dốc, lực ma sát góp phần giữ cho xe không bị trượt dốc,…

+ Rãnh, gai trên vỏ lốp xe giúp tăng ma sát giữa bánh xe và mặt đường để xe dễ dàng chuyển động và chống lại hiện tượng trơn trượt khi di chuyển trên bề mặt ướt.

Sơ đồ tư duy về lực ma sát - KHTN 6 - Kết nối tri thức với cuộc sống

Lực ma sát là gì cho ví dụ năm 2024

  • Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Trả lời Câu hỏi mở đầu trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống. Khi đi trên sàn nhà trơn ướt, ta có thể bị trượt ngã. Em có thể giải thích tại sao không?
  • Trả lời Câu hỏi 1 mục I trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Lực ma sát là lực tiếp xúc hay lực không tiếp xúc?
  • Trả lời Câu hỏi 2 mục I trang 157 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Xác định phương và chiều của lực ma sát trong các hình 44.2.
  • Trả lời Câu hỏi mục II trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống Mỗi em hãy tìm một ví dụ cho mỗi loại lực ma sát. Trả lời hoạt động mục III trang 158 SGK KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

Hãy chỉ ra lực ma sát trong các tình huống sau đây và nói rõ nó có tác dụng cản trở hay thúc đẩy chuyển động?

Ví dụ của lực ma sát là gì?

- Khi sơn tường bằng rulô, giữa rulô với mặt tường xuất hiện lực ma sát. - Khi phanh xe, bánh xe ngừng quay. Mặt lốp trượt trên đường xuất hiện ma sát làm xe nhanh chóng dừng lại. - Khi trượt từ trên cầu trượt xuống đất, giữa lưng ta và mặt cầu trược có lực ma sát.

Khi nào xuất hiện lực ma sát lăn cho ví dụ?

Khi vật bị tác dụng bởi một lực song song với bề mặt tiếp xúc thì xuất hiện lực ma sát nghỉ, giúp giữ cho vật không trượt trên bề mặt tiếp xúc. Ví dụ: Khi kéo một vật trên mặt bàn, dù đã tác dụng lực kéo nhưng vật chưa chuyển động là do xuất hiện lực ma sát nghỉ giữa vật và mặt bàn giữ cho vật không trượt trên mặt bàn.

Lực ma sát là gì lớp 10?

Lực ma sát là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa 2 bề mặt. Hay nói đơn giản là các lực cản trở chuyển động của 1 vật tạo ra bởi những vật tiếp xúc với nó và được gọi là lực ma sát.

Lực ma sát là gì môn vật lý lớp 6?

Ma sát trong vật lý được định nghĩa là một loại lực cản xuất hiện giữa các bề mặt vật chất, chống lại xu hướng thay đổi vị trí tương đối giữa hai bề mặt. Nói một cách đơn giản hơn là khi các lực cản trở chuyển động của một vật, tạo ra bởi sự tiếp xúc của nó với vật khác được gọi là lực ma sát.