Lập dàn ý thuyết minh về bánh cáy

          Nhắc đến Thái Bình là nhắc tới miền quê nổi tiếng với những món ăn dân dã, quen thuộc làm từ gạo – sản phẩm đặc trưng của quê lúa. Đó là canh bánh đa cá Quỳnh côi – chỉ ăn một lần là nhớ mãi, hoặc món gỏi ngệch Diêm Điền – món ăn vừa ngọt, vừa dòn, vừa dai, vừa thơm, hay món bún bung hoa chuối – một món ăn ngon, lạ, bổ dưỡng, hoặc món ổi Bo – thứ ổi quả to, cùi giòn, ngọt mát.  Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới một thứ đặc sản mang hương vị của quê hương chị Hai Năm Tấn, một món ăn mà bất cứ người con nào khi xa quê luôn nhớ về với một niềm tự hào mãnh liệt: món Bánh cáy Làng Nguyễn.

Bánh cáy đặc biệt ngay từ cái tên của nó. Nghe tên, ta sẽ lầm tưởng là một món quà của biển, ăn vào lại thấy gạo nếp, lạc vừng, mứt bí, cơm dừa… những mùi vị của thênh thang đồng rộng…Món ăn này mang trong mình sự tích cùng một số dị bản đầy ly lỳ. Theo truyền thuyết, từ đời vua Hùng Vương thứ 18, khi vua cha kén vợ cho hoàng tử út, người được vua ưng là con gái viên tướng tài ba trong triều. Nhưng hoàng tử lại yêu một cô gái quê (ở huyện Đông Hưng – Thái Bình ngày nay). Vua không phản đối nhưng lại đưa ra một thách thức: Phải tạo ra một loại bánh tỏ sự giao hòa giữa trời và đất. Hoàng tử và cô gái rất lo. Vào một ngày đầu xuân, họ dâng lên vua cha một thứ bánh có tên “Bánh Cái” bằng nửa chiếc bánh chưng và rộng bằng chiếc bánh dày tượng trưng cho sự giao hòa bánh chưng, bánh dày của Lang Liêu và sự giao hòa giữa trời và đất. Cái tên bánh do cô gái đặt vì có những con cái bằng bột nếp rang giòn. Trải qua thời gian, chữ “i” trong “bánh cái” bị thay bằng chữ “y” trong “bánh cáy” ngày nay. Nhờ có chiếc bánh họ được thành vợ thành chồng và xin vua cha được ở lại vùng đồng bằng quê cô gái giúp dân mở mang việc cày cấy.

Lại có một dị bản khác được lưu truyền tại làng Nguyễn như thế này: dân làng Nguyễn làm bánh đã từ lâu lắm rồi, từ ngày xửa ngày xưa… Bánh thường làm để ăn trong dịp tết. Thế rồi vào năm Canh Tý xưa ấy, có một ông quan đại thần kinh lý qua làng. Dân làng đem thứ bánh ấy biếu ông quan gọi là có chút quà quê. Ông quan đại thần đem thứ bánh ngon ấy về dâng lên vua. Vua ăn khen ngon và hỏi thứ bánh ấy tên là bánh gì. Bánh ăn thơm ngon, cay cay. Vì thế, ông quan trả lời “Thưa bệ hạ, bánh này là bánh cay ạ”. Thế là bánh cay được cả nước biết đến và được mọi miền ưa chuộng. Còn người đàn bà quê làng Nguyễn kia được vua ban thưởng. Một hôm, trong giấc mơ kỳ lạ, bà nhìn thấy hai mẹ con con cáy ôm nhau, bà liền rẽ biển đi tới nhưng cáy cứ gọi bà rồi run lẩy bẩy và biến mất. Trước khi qua đời, bà dặn con cháu đưa bà về với biển. Khi thi hài của bà xuống tới bờ biển thì lạ thay, một lối nước từ từ rẽ ra đón bà đi. Thế là từ đấy, người ta gọi bánh cay là bánh cáy, bánh thần cáy ban cho dân làng và đất nước.

Trong dân gian còn tồn tại một câu chuyện mang tính truyền thuyết, đó là có một vị hoàng tử con vua mắc bệnh biếng ăn, bao nhiêu là cao lương ngũ vị nhưng hoàng tử không chịu ăn và ngày một gầy đi. Hoàng thượng lo lắng đã ban chiếu trong cả nước mong tìm được một món ăn làm cho hoàng tử thích nhất. Sau một thời gian chiếu ban, bao nhiêu là món ngon của lạ được dâng lên nhưng tất cả đều không được hoàng tử để ý đến. Một hôm, có một người ăn mặc rách rưới đến xin được yết kiến hoàng thượng và nói rằng có thể làm một món mà sẽ làm cho hoàng tử thích. Nhìn người đàn bà rách rưới, các quan ra mặt khinh bỉ nhưng nghe nói có thể làm được món mà hoàng tử thích nên cũng để cho làm thử xem sao. Sau khi món ăn được dâng lên thì lạ thay hoàng tử đã rất thích và ăn một cách ngon lành. Đức vua và bá quan văn võ đều lấy làm vui mừng, nhà vua quyết định ban thưởng cho người đàn bà đã làm ra thứ bánh đó. Nhưng khi nhà vua cho triệu tập thì người đó đã bỏ đi, nhà vua cho tìm tung tích nhưng chẳng được kết quả gì, chỉ biết rằng người đó làm nghề mò bán cáy. Để ghi nhớ công ơn của bà, nhà vua quyết định đặt tên cho món đó là món Bánh Cáy.

Với hương vị thơm ngon của mình, bánh cáy đã được làm ở khá nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, nhưng không nơi nào có vị đặc biệt như ở Làng Nguyễn Thái Bình. Bánh cáy làng Nguyễn chính hiệu phải làm cầu kì chứ không đơn giản. Nếp cái hoa vàng ngâm nước, trộn gấc đỏ đồ xôi, rồi ép dẻo, xắt hạt lựu lại đem phơi khô (người làng Nguyễn gọi đây là “con cáy”). Thóc tẻ bung trong nồi gang, cho xòe cánh thành một thức gọi là “nẻ”. Mỡ phần loại ngon, cơm dừa bào sợi, cho ướp đường nửa tháng. Chiên vàng nẻ, “con cáy”, trong dầu ăn. Mạch nha được ủ công phu từ mầm lúa gạo đem nấu già trên bếp than đỏ hồng, đảo thật khéo, thật đều tay cáy con, nẻ, mỡ phần, cơm dừa, mứt bí, gừng sợi, thêm hương hoa bưởi đến độ kết dính thích hợp. Xong xuôi, bánh cáy cho vào khay ép phẳng, tranh thủ lúc bánh còn nóng rắc một lớp vừng lạc cho thơm. Một anh thợ lành nghề tay thước, tay dao cắt bánh nhanh thoăn thoắt. Từng vuông bánh khi ấy đem đóng hộp, dãn nhãn, sẵn sàng mang đến những thực khách đang nóng lòng thưởng thức.  Càng ngày, bánh Cáy làng Nguyễn ( Đông Hưng - Thái Bình) càng xây dựng được cho mình thương hiệu riêng uy tín và có mặt trên khắp các tình thành của đất nước.

Khi thưởng thức, miếng bánh cáy ngon phải có độ dẻo, ngọt vừa phải, gạo nếp, lạc vừng dậy mùi. Cắn miếng bánh thấy cái lạ miệng khi trong đó có mứt bí, cơm dừa sần sật, cay cay nồng nồng của mùi vị gừng tươi, nhấp chén nước trà đăng đắng thấy hương vị hòa quyện, nồng ấm.

Nếu có dịp tới Thái Bình, mời bạn ghé thăm làng Nguyễn và thưởng thức hương vị ngọt, bùi của món quà quê dân dã, rồi mua vài phong về làm quà cho bạn bè, người thân để cùng cảm nhận hương vị đặc sắc, khó quên này.

"Dù ai đi Đông đi Tây,
Nhớ mùi bánh Cáy ngất ngây trong lòng..."

                             ( Ca dao )

Tham Khảo

MỞ BÀI: giới thiệu về danh lam thắng cảnh mà em thuyết minh.

THÂN BÀI

a. Vị trí và nguồn gốc

* Vị trí:

- Thuộc tỉnh Quảng Ninh, cách Hà Nội 151km về hướng Đông Bắc.

- Là một phần của vịnh Bắc Bộ gồm vùng biển thuộc thành phố Hạ Long, thị xã Cẩm Phả và một phần huyện đảo Vân Đồn.

- Tiếp giáp phía Tây Nam với đảo Cát Bà, phía Đông với biển Đông, phía Đông Bắc với vịnh Bái Tử Long; phía Tây và Tây Bắc giáp với đất liền.

- Diện tích: 1553km2, gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ.

- Sự kết hợp của môi trường, khí hậu, địa chất, địa mạo, đã khiến vịnh Hạ Long trở thành quần tụ của đa dạng sinh học bao gồm hệ sinh thái rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới, hệ sinh thái biển và ven bờ với nhiều tiểu hệ sinh thái. 14 loài thực vật đặc hữuvà khoảng 60 loài động vật đặc hữu đã được phát hiện trong số hàng ngàn động, thực vật quần cư tại Vịnh.

* Nguồn gốc:

- Hạ Long có nghĩa là: rồng đáp xuống. Bởi vậy, vịnh Hạ Long có nghĩa là vịnh nước nơi rồng đáp xuống.

- Theo truyền thuyết khi người dân Việt Nam mới lập bị nạn giặc ngoại xâm, bởi vậy Ngọc Hoàng đã sai rồng mẹ và một đàn rồng con xuống hạ giới giúp người dân Việt đánh giặc.

- Vị trí rồng mẹ đáp xuống gọi là Hạ Long, nơi rồng con đáp xuống là Bái Tử Long, chỗ đuôi đàn rồng quẫy nước trắng xóa gọi là Bạch Long Vĩ (bán đảo Trà Cổ ngày nay).

- Tên gọi Hạ Long đã thay đổi qua nhiều thời kỳ lịch sử, thời Bắc thuộc khu vực này được gọi là Lục Châu, Lục Hài. Các thời Lý, Trần, Lê mang các tên Hải Đông, An Bang, Vân Đồn, Ngọc Sơn hay Lục Thủy. Tên Hạ Long mới xuất hiện trong một số thư tịch và các bản đồ hàng hải của Pháp từ cuối thế kỷ XIX.

b. Đặc điểm và cấu tạo

- Có hai dạng: đảo đá vôi và đảo phiến thạch hình thành cách đây trên 500 triệu năm,  tập trung ở hai vùng chính là vùng phía Đông Nam vịnh Bái Tử Long và vùng phía Tây Nam vịnh Hạ Long.

- Quá trình carxtơ bào mòn, phong hóa gần như hoàn toàn tạo ra một vịnh Hạ Long độc nhất vô nhị, với hàng ngàn đảo đá nhiều hình thù, dáng vẻ khác nhau lô nhô trên mặt biển, trong một diện tích không lớn của vùng Vịnh. Trên đảo là hệ thống hang động phong phú với những nhũ đá với hình dạng phong phú, huyền ảo.

- Một số hang có dấu tích của người tiền sử: hang Đầu Gỗ, Bồ Nâu, Mê Cung,…

- Các đảo trên vịnh Hạ Long có những hình thù riêng, không giống bất kỳ hòn đảo nào ven biển Việt Nam và không đảo nào giống đảo nào. Mỗi đảo có khuôn mặt, hình dáng riêng, cũng trầm tư, suy nghĩ tựa như dáng vẻ của những con người thực thụ. Đảo thì giống khuôn mặt ai đó đang hướng về đất liền (hòn Đầu Người); đảo thì giống như một con rồng đang bay lượn trên mặt nước (hòn Rồng); đảo thì lại giống như một ông lão đang ngồi câu cá (hòn Lã Vọng); phía xa là hai cánh buồm nâu đang rẽ sóng nước ra khơi (hòn Cánh Buồm); đảo lại lúp xúp như mâm xôi cúng (hòn Mâm Xôi),… Chính sự đa dạng trong cảnh quan khiến vịnh Hạ Long trở nên đặc biệt hơn, ấn tượng hơn so với những hòn đảo khác.

c. Giá trị, ý nghĩa của vịnh Hạ Long

- Vịnh Hạ Long được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

- Vịnh Hạ Long là có giá trị cao trong khai thác du lịch, mỗi năm có hàng chục nghìn lượt khách tới tham quan du lịch, đem lại giá trị kinh tế lớn.

- Vịnh Hạ Long còn là biểu tượng của con người, dân tộc Việt Nam.

KẾT BÀI: Nêu cảm nghĩ về đối tượng thuyết minh

Lập dàn ý chi tiết nài văn thuyết minh về chiếc bánh cáy
Giúp mk vs mk đang cần. Cảm ơnnhìu :3333