Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024

Cho con bú mẹ luôn là vấn đề khiến nhiều mẹ cảm thấy bối rối, nhất là đối với những chị em lần đầu làm mẹ. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, không phải ở tư thế nào bé cũng có thể bú một cách dễ dàng và được nhiều sữa. Do đó, mẹ cần tìm hiểu và trang bị cho mình các kiến thức, lựa chọn tư thế cho con bú phù hợp nhất. Với tư thế cho con bú đúng cách, mẹ có thể giúp bé bú được nhiều sữa và không bị sặc khi bú, đồng thời, đem lại cảm giác thoải mái, thư giãn và dễ chịu cho cả mẹ và bé.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024

11 tư thế cho con bú đúng cách, không bị sặc sữa

Trên thực tế, có khá nhiều tư thế cho trẻ bú đúng cách. Mẹ có thể tham khảo một số tư thế cho con bú dưới đây và lựa chọn tư thế phù hợp với bản thân nhất.

1. Tư thế ngả lưng

Tư thế ngả lưng hay còn gọi là tư thế nuôi dưỡng sinh học, là một trong những tư thế cho con bú được mẹ thử đầu tiên. Khi cho bé bú, mẹ có thể ngả lưng thay vì nằm ngửa. Điều này sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái hơn, mẹ có thể dùng đệm hoặc gối để tựa lưng và có thể nhìn con bú dễ dàng hơn.

Để cho bé bú trong tư thế ngả lưng, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Đặt bé nằm sấp trên ngực của mẹ và theo bản năng, bé sẽ hướng về một bên ngực và cố gắng ngậm lấy núm vú của mẹ. Đây được gọi là phản xạ tìm vú mẹ của trẻ sơ sinh. Qua tiếp xúc da kề da, bé có thể xác định được vùng ngực của mẹ;
  • Khi núm vú của mẹ chạm vào má của bé, bé sẽ quay đầu về phía bên đó và tự động há miệng ngậm vú mẹ;
  • Trọng lực sẽ giúp bé giữ chắc vị trí khi nằm trên người mẹ. Tuy nhiên, mẹ có thể dùng tay để hỗ trợ bé khi bé bú;
    Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024
    Khi nuôi con bằng sữa mẹ, mẹ nên cho bé bú đúng cách

2. Tư thế ôm nôi

Tư thế ôm nôi là tư thế cho con bú cổ điển nhất và dường như sẽ là tư thế đầu tiên hiện lên trong suy nghĩ khi nhắc đến việc cho con bú. Mặc dù đây cũng là một trong những tư thế phổ biến nhưng nó có thể không phải là một lựa chọn dễ dàng cho một số bé sơ sinh vì bé không thể nhận được nhiều hỗ trợ như các tư thế khác.

Để cho bé bú trong tư thế ôm nôi, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Mẹ ngồi thẳng lưng, ôm em bé theo hướng nằm nghiêng, đầu và cổ của bé dọc theo cẳng tay của mẹ, áp sát cơ thể bé vào bụng mẹ;
  • Kiểm tra lại vị trí của bé, đảm bảo tai, vai và hông của bé được đặt trên một đường thẳng;
  • Dùng tay còn lại ôm bầu vú, đặt ngón tay cái lên trên núm vú và quầng vú tại vị trí mũi bé sẽ chạm vào vú của mẹ;
  • Di chuyển ngón tay trỏ đến vị trí cằm của bé chạm vào vú mẹ, nén nhẹ vú để núm vú hướng về mũi bé;

Ngoài ra, khi cho con bú trong tư thế ôm nôi, mẹ cũng có thể đặt một cái gối hoặc đệm phía sau lưng và đặt một chiếc gối cho con bú ở ngang đùi để nâng đỡ bé, giảm căng thẳng cho cánh tay, lưng và vai của mẹ. Đồng thời, mẹ cần đảm bảo rằng gối không quá cao và quá cứng khiến bé cảm thấy khó chịu, vú bị đau hoặc căng do không giữ được độ cao nghỉ tự nhiên.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024
Ôm nôi là tư thế thông dụng nhất khi cho bé bú

3. Tư thế ôm nôi chéo

Tư thế ôm nôi chéo khá giống với tư thế ôm nôi nhưng có một số thay đổi. Lúc này, cánh tay của mẹ sẽ có vai trò đỡ cơ thể bé nằm dọc theo cẳng tay đối diện. Điều này có nghĩa là mẹ sẽ dùng tay để đỡ phần vai và khu vực quanh cổ, giúp đầu bé có thể di chuyển một cách tự nhiên và nghiêng đầu trước khi ngậm núm vú.

Tư thế ôm nôi chéo được xem là một tư thế cho con bú tuyệt vời, mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và bé. Bé có thể được mẹ hỗ trợ hoàn toàn một cách dễ dàng trên cánh tay của mẹ và mẹ có thể dùng tay để tạo hình vú của mình, kiểm soát vị trí của bé.

Để cho bé bú trong tư thế ôm nôi chéo, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Dùng tay đối diện với vú mà mẹ sẽ cho con bú để giữ đầu của trẻ, ví dụ: mẹ cho bé bú ngực bên trái thì sẽ dùng tay phải để giữ đầu của bé;
  • Cổ tay của mẹ đặt giữa hai bả vai của bé, ngón tay cá đặt phía sau tai, các ngón còn lại đặt phía sau tai kia;
  • Tay còn lại, mẹ nhẹ nhàng nâng bầu ngực của mình lên;

Lưu ý, ở tư thế này, mẹ nên tránh ôm quanh đầu của bé vì điều này có thể vô tình đẩy cằm của bé vào ngực khiến bé ngậm núm vú nông, núm vú chạm vào đáy lưỡi khiến trẻ khó bú, làm đau đầu vú.

4. Tư thế ôm bóng bầu dục

Một thống kê cho thấy, tư thế ôm bóng bầu dục là tư thế cho trẻ bú được nhiều bà mẹ sinh mổ, sinh đôi, sinh non hay ngực có kích thước lớn ưa chuộng.

Với tư thế này, mẹ có thể quan sát bé rõ hơn, kiểm soát và hỗ trợ tốt cho bé khi bé bú. Bên cạnh đó, bé sẽ cảm thấy an toàn hơn khi được ôm sát vào cơ thể mẹ. Đồng thời, mẹ không phải chịu một lực nặng lên cơ thể hay va chạm vào các vết thương khi sinh.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024
Tư thế ôm bóng bầu dục sẽ giảm tác động và áp lực lên vết mổ khi sinh

Để cho bé bú trong tư thế ôm bóng bầu dục, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Khi đang ngồi, mẹ đặt bé nằm nghiêng dưới cánh tay cùng phía với bầu vú cho bé bú;
  • Kiểm tra vị trí của bé sao cho mặt bé đối mặt với mẹ, hông gần hông mẹ mũi bé nằm ngang với núm vú của mẹ;
  • Dùng lòng bàn tay cùng phía nâng đỡ cổ của bé;
  • Nhẹ nhàng đưa bé hướng đến gần núm vú của mẹ;

Thông thường mỗi cữ bú của bé có thể kéo dài đến 30 phút, do đó, mẹ nên lựa chọn cho mình một chỗ ngồi thích hợp, có chỗ tựa thoải mái. Mẹ cần đảm bảo ba điểm đầu – lưng- mông của bé phải được nằm trên một đường thẳng. Hơn nữa, mẹ cần chú ý cách đặt bé, bé nằm nghiêng không phải nằm ngửa, bụng bé chạm bụng mẹ, mặt bé chạm ngực mẹ chứ không phải chỉ có đầu bé nghiêng về phía ngực mẹ. Việc đặt bé sai tư thế sẽ khiến bé cảm thấy không thoải mái khi bú, có thể gây tác động xấu đến cổ bé.

5. Tư thế nằm nghiêng một bên

Đây là tư thế cho con bú được nhiều mẹ lựa chọn bởi nó mang đến cảm giác thư giãn và thoải mái nhất cho cả mẹ và bé. Ở tư thế nằm nghiêng một bên, mẹ chỉ cần nằm nghiêng trên giường nhưng bé vẫn có thể được, thậm chí là ti nhiều sữa hơn so với những tư thế khác.

Để cho bé bú trong tư thế nằm nghiêng một bên, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Mẹ và bé nằm nghiêng, xoay mặt vào nhau, mẹ nằm sấp;
  • Kiểm tra tư thế nằm của bé, đảm bảo tai, vai, hông của bé được đặt trên cùng một đường thẳng;
  • Kẹp cánh tay phía dưới xuống dưới đầu hoặc gối của mẹ sao cho mẹ cảm thấy thoải mái và không ảnh hưởng đến vị trí bú của bé;
  • Mẹ có thể dùng tay ở phía ngược lại với phía nằm nghiêng để nâng đỡ bầu ngực khi ho bé bú, ví dụ mẹ nằm nghiêng về bên phải thì dùng tay trái nâng ngực;
  • Đặt đệm, gối phía sau lưng mẹ và bé để hỗ trợ cả hai khi cho bé bú;

Khi cho con bú ở tư thế này, mẹ cần phải giữ tỉnh táo và chỉ được ngủ khi bé đã rút ra khỏi ti vì khi mẹ ngủ quên, đầu ti có thể đè lên mũi của bé khiến bé bị ngạt thở. Ngoài ra, nếu mẹ có đặt gối hay đệm phía sau lưng bé, mẹ cần lấy chúng ra khi bé đã bú xong. Mặc dù ở tư thế này, mẹ không cần phải di chuyển hay ngồi dậy nhưng mẹ vẫn nên tập ngồi dậy, đi lại sớm để khí huyết dễ dàng lưu thông, rút ngắn thời gian hồi phục sau sinh.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024
Tư thế nằm nghiêng một bên giúp mẹ và bé cảm thấy thư giãn

6. Tư thế nằm thoải mái sau khi sinh mổ

Ở tư thế nằm thoải mái sau khi mổ, trẻ sơ sinh có thể bú thoải mái mà không gây bất kỳ một tác động hay áp lực nào lên vết thương của mẹ. Tư thế này còn được gọi là cách cho con bú sinh học. Ngoài được áp dụng với phụ nữ sinh mổ, tư thế này còn là lựa chọn tuyệt vời của những người mẹ có bầu ngực khá nhỏ, trẻ sơ sinh có dạ dày yếu, nhạy cảm hay có khí thừa.

Để cho bé bú trong tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Mẹ cần lựa chọn một vị trí phù hợp để tựa lưng, có thể là trên ghế sofa hoặc giường, có gối đỡ để hỗ trợ mẹ giữ ở tư thế bán ngả lưng khi cho bé bú;
  • Đặt em bé nằm sấp trên cơ thể mẹ, miệng hướng về núm vú của mẹ. Thông thường, bụng bé sẽ được đặt trên bụng mẹ nhưng nếu mẹ không thấy thoải mái, mẹ có thể đặt bé sang một bên;
  • Trong lực sẽ giúp cơ thể bé áp sát vào mẹ, miệng chạm vào vú;

7. Tư thế gấu túi Koala

Cho trẻ bú theo tư thế gấu túi Koala không chỉ được thực hiện với trẻ sơ sinh mà nó còn được áp dụng ngay cả khi bé lớn hơn. Ở tư thế này, bé có thể bú một cách thoải mái, hạn chế các nguy cơ trào ngược dạ dày, nhiễm trùng tai và có thể áp dụng với những bé bị tưa lưỡi hay trương lực cơ thấp.

Để cho bé bú trong tư thế gấu túi Koala, mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Mẹ có thể thực hiện trong tư thế đứng hoặc ngồi miễn sao mẹ cảm thấy thoải mái nhất;
  • Ôm em bé hướng mặt về phía mẹ, hai chân để hai bên hông hoặc trên đùi của mẹ, cột sống và đầu của bé thẳng đứng;
  • Một tay choàng phía sau lưng bé, đỡ phần cổ của bé đồng thời hướng miệng bé về phía núm vú của mẹ;
  • Tay còn lại nâng đỡ bầu ngực, hỗ trợ bé bú.

8. Tư thế khom người cho con bú

Một số ý kiến cho rằng cho con bú trong tư thế khom người sẽ mang đến nhiều lợi ích như giảm nguy cơ mắc các bệnh lý về vú như viêm vú, không khiến vú bị chảy xệ do bị bóp hay chạm vào, làm thông ống dẫn sữa khi mẹ bị tắc tia sữa. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào có thể chứng minh điều này là đúng.

Nếu mẹ muốn thử cho con bú với tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Cho bé nằm ngửa trên nệm hoặc sofa;
  • Mẹ khom lưng xuống sao cho núm vú có thể đung đưa và đến gần với miệng của bé;
  • Kiểm tra khoảng cách giữa mũi, miệng và ngực của mẹ hợp lý, tránh khom người quá thấp khiến ngực đè lên mũi của bé gây ngạt thở;

9. Tư thế cho con bú trong địu treo

Tư thế cho con bú trong địu treo sẽ giúp bé có được nhiều thời gian ở cạnh mẹ hơn, bé có thể bú thường xuyên và mẹ có thể di chuyển, thậm chí là làm một số công việc nhẹ nhàng trong thời gian cho bé bú. Tư thế này thường được áp dụng khi bé đã có kinh nghiệm bú mẹ và có thể tự ngẩng đầu lên.

Để cho bé bú trong tư thế này mẹ có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Chuẩn bị một loại điệu phù hợp, có thể là đai quấn co giãn, địu vòng hay địu phía trước;
  • Cho bé vào địu sao cho mặt và cằm của bé không bị ép và ngực, bé cảm thấy thoải mái;
  • Hướng đầu bé về phía ngực của mẹ, miệng gần núm vú;

10. Tư thế cho con sinh đôi bú

Đối với những bà mẹ có con sinh đôi, đây sẽ là tư thế cho con bú lý tưởng nhất vì mẹ có thể cho cả hai bé bú cùng lúc. Tư thế này được thực hiện tương tự với tư thế ôm bóng bầu dục nhưng thay vì cho bé bú một bên, mẹ sẽ cho hai bé bú ở hai bên. Do đó, mẹ có thể cần một chiếc gối đôi để hỗ trợ cả hai bé được nằm đúng vị trí khi bú, giảm nhẹ áp lực lên bụng của mẹ, nhất là khi mẹ sinh mổ. Bên cạnh đó, khi cho con bú trong tư thế này, mẹ có thể chăm sóc cả hai bé cùng lúc hoặc chăm sóc một bé nhưng không gây ảnh hưởng đến việc bú của bé còn lại.

Ngoài ra, mẹ có thể thực hiện các tư thế cho con bú khác như tư thế hai nôi bắt chéo qua nhau hay kết hợp một số tư thế cho con bú lại với nhau miễn sao mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái và dễ chịu.

Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024
Mẹ có thể cho cả hai con bú cùng lúc trong một số tư thế bú dành cho sinh đôi

11. Tư thế lấy tay nâng ngực khi cho con bú

Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh gặp một số vấn đề về sức khỏe như sinh non, khả năng trương lực cơ thấp, mắc hội chứng Down hoặc có một số khuyết tật khác, mẹ có thể cho bé bú bằng tư thế lấy tay nâng ngực khi cho con bú.

Để cho con bú trong tư thế này, mẹ có thể thực hiện theo các bước sau:

  • Mẹ dùng tay nâng vú lên từ phía dưới, ngón tay đặt bên này và ngón cái ở bên kia bầu vú.
  • Di chuyển ngón tay và bàn tay về phía trước, hướng đến đầu vú sao cho ngón cái và ngón trỏ tạo thành hình chữ “U”;
  • Các ngón tay còn lại vẫn đặt phía dưới ngực, tiếp tục nâng đỡ ngực;
  • Đưa bầu ngực sát lại gần mặt bé, quai hàm đặt lên ngón cái và ngón trỏ, cằm phía dưới chữ “U”, đồng thời, ngón cái giữ một bên má của bé để kiểm soát vị trí của bé;
    Khi nào trẻ sơ sinh có thể bú nằm năm 2024
    Mẹ có thể dùng tay để điều chỉnh ngực khi cho con bú

Mẹo cho bé bú hay có thể bạn chưa biết

Dưới đây là một số mẹo cho bé bú giúp mẹ có thể kiểm soát việc cho bé bú một cách dễ dàng, giảm nguy cơ bị đau vú, cảm thấy khó chịu khi cho bé bú:

  • Nhận biết khi nào bé đói: Trẻ tỉnh táo hơn bình thường, mút tay, xoay đầu tìm vú, chạm tay vào má trẻ sẽ xoay đầu hướng đó tìm vú
  • Dấu hiệu nhận biết bé đã bú đủ: Bé tự nhả vú, không còn cử động bú mạnh mẽ và nhịp nhàng, bé chìm dần vào giấc ngủ.
  • Quan sát cử chỉ của bé: Việc quan sát bé khi bú giúp mẹ kiểm soát và hỗ trợ bé bú tốt hơn, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của bé, giúp bé được thoải mái nhất.
  • Ôm bé sát người mẹ: Việc tiếp xúc giữa mẹ và trẻ sơ sinh giúp bé ít khóc hơn, giúp ổn định nhịp tim và nhịp thở của bé. Đồng thời giúp bé cảm thấy an toàn và tin tưởng mẹ hơn.
  • Hạn chế tối đa việc dùng núm giả: Việc sử dụng núm vú giả sẽ khiến bé dễ bị nhầm lẫn giữa núm vú giả và núm vú thật, gây khó khăn khi cho con bú.
  • Nắm bắt rõ thời gian bé ngủ và thức: Vài tuần đầu sau sanh, bé nên bú mỗi 3 giờ, nếu bé đang ngủ, mẹ có thể đánh thức bé để cho bé bú đúng cữ bằng cách thay tã, massage vùng lưng, bụng, lòng bàn chân của bé,…

Các tình huống cho bé bú các mẹ cần tránh

Để vú sản xuất nhiều sữa hơn, bé có thể bú đủ sữa, mẹ nên tránh một số tư thế sai khi cho con bú:

  • Ép ngực mẹ vào miệng bé: Bầu ngực mẹ có thể khiến trẻ bị khó thở, bé ngậm vú sai cách dẫn đến hiệu quả bú không cao, bé còi cọc, thiếu chất. Do đó, khi cho con bú, mẹ nên giữ lưng thẳng và bắt đầu đưa trẻ từ từ đến gần vú của mẹ.
  • Đầu và cơ thể bé xoay theo hai hướng: Việc này khiến bé gặp khó khăn khi bú, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
  • Cơ thể bé cách xa ngực mẹ: Khi cơ thể của bé nằm cách xa ngực mẹ, bé sẽ có xu hướng kéo núm vú của mẹ, sẽ khiến cho mẹ bị đau.

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:

Sữa mẹ không chỉ cung cấp cho trẻ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của bé mà còn cung cấp cho bé một số kháng thể, lợi khuẩn có vai trò hỗ trợ sức đề kháng và hệ miễn dịch của bé. Chính vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi nên được nuôi bằng bằng sữa mẹ hoàn toàn. Đồng thời, để đảm bảo chất lượng bú, bé bú đủ sữa, mẹ nên lựa chọn cho mình một vài tư thế cho con bú đúng cách và chú ý đến các biểu hiện, cử chỉ của bé khi bú.