Kể lại một tiết học mà em thích nhất lớp 6

Những bài văn theo chuẩn kiến thức kỹ năng Ngữ văn 6 VĂN MẪU LỚP 6 LỚP 6 

DÀN BÀI

A.Mở bài

– Lí do chọn tiết học.

– Ấn tượng của em về tiết học đó.

B. Thân bài

– Quang cảnh lớp học.

– Hoạt động của thầy và trò đầu tiết học.

– Hoạt động của thầy và trò giữa tiết học.

– Hoạt động của thầy và trò cuối tiết học.

C. Kết bài

– Suy nghĩ của em về tiết học, về bộ môn.

– Hứa hẹn sẽ học tốt các tiết học bộ môn.

BÀI LÀM

Sáng hôm ấy trời lạnh. Chúng em đến trường dự tiết học của cô giáo dạy Văn, tiết học dự “Hội thi giáo viên dạy giỏi”. Chúng em bước vào phòng học mà trong lòng xiết bao hồi hộp. Nhưng khi cô cất tiếng giảng, sự hồi hộp tan biến đâu mất. Cô giảng thật hay, cuốn hút chúng em vào cuộc sống của Dế Mèn trong những ngày đầu đời. Rồi qua cách kể gọn gàng và hấp dẫn của một bạn, em say sưa theo dõi cuộc sống lao động và vui chơi, ca hát của lũ côn trùng bé nhỏ này. Còn chú Dế Mèn của chúng ta thật cường tráng, đáng yêu cho đến khi gây ra cái chết đáng thương cho Dế Choắt

Sau những phút đi vào cuộc sống của Dế Mèn, cô lại đưa chúng em trở về với tiết học bằng nhiều câu hỏi để chúng em tìm hiểu văn bản. Những câu hỏi của cô buộc chúng em phải suy nghĩ thực sự. Em rất thú vị khi cô hỏi:

– Em suy nghĩ gì về ý nghĩ của Dế Mèn khi ngồi dưới hang nghe chị Cốc mổ Choắt?

– Lời trăng trối của Dế Choắt giúp em có nhìn nhận mới gì đối với nhân vật này?

– Em có cử chỉ, hành động nào tỏ ra giống Dế Mèn không?

Mỗi câu hỏi đặt ra, trán bạn nào cũng nhăn lại để suy nghĩ, sau đó là một loạt cánh tay nhỏ nhắn giơ lên. Chúng em bày tỏ ý kiến, cảm nghĩ của mình về tác phẩm, về các nhân vật. Chúng em đều không thích sự khôn vặt của Mèn. Một bạn trai nói:

– Lúc Mèn bày trò chơi nguy hiểm này, em cứ tưởng chú ta rất anh hùng. Bây giờ thấy chú ta rúm ró dưới hang với ý nghĩ ấy, em nghĩ chú ta thật đớn hèn.

Câu hỏi thứ hai có vẻ ý kiến của các bạn hơi trái nhau: có bạn phàn nàn sao Dế Choắt nhút nhát quá thế, có ban thương Dế Choắt ốm yếu, có bạn khâm phục Choắt tuy ốm yếu nhưng rất rộng lượng và sâu sắc. Trong tiết học cũng có nhiều bạn trả lời câu hỏi sai, nhưng những ý kiến đó đã góp phần làm cho tiết học thêm phần lí thú. Hoàng Anh thì nói rằng mình thích được sống một cuộc đời tự lập như Dế Mèn. Một số bạn trai thì thấy mình giống Dế Mèn hay chơi những trò dại dột. Cả lớp “khoái chí” ồ lên khi nghe Liên Phương thú nhận bàn giống Mèn ở chỗ hay “vòi vĩnh” mẹ. Cô giáo bật cười hỏi lại: “Em vòi vĩnh mẹ trong những trường hợp nào?”. Vừa ngượng nghịu, Liên Phương vừa thú thật đã luôn vòi vĩnh mẹ khi được điểm cao. Cả lớp cười ồ, còn cô thì vui vẻ! “Nếu cô là mẹ em thì cô cũng rất vui lòng được em vòi vĩnh như thế?”

Suốt tiết học cô luôn lắng nghe chúng em nói, không ép buộc chúng em vào ý kiến của mình, cô khai thác sâu thêm những ý hay của chúng em. Cả lớp tìm hiểu xong văn bản, cô cho chúng em trình bày những suy nghĩ mới mẻ sau khi học. Chúng em ai cũng đều hiểu rõ hơn về Dế Mèn: Chú ta tuy có lỗi lầm, nhưng biết hối hận để rút ra bài học quý báu cho chính mình. Riêng Liên Phương lại một lần nữa có một ý kiến thật độc đáo và ngộ nghĩnh:

– Em muốn được gặp bác Tô Hoài để xem bác như thế nào mà bác viết truyện giỏi thế? Và để học bác kinh nghiệm bắt dế! Cả lớp, cô giáo và các bác dự giờ đều cười ồ lên. Cô nói chính cô cũng chưa một lần gặp bác Tô Hoài mà chỉ được biết bác qua anh và cô cho chúng em xem ảnh bác Tô Hoài được phóng to. Khuôn mặt bạc trông thật hiền hậu. Đôi mắt bác ánh lên những tia vui tươi, hóm hỉnh.

Cả lớp lại vui vẻ và xúc động khi cô phân vai cho một số bạn đọc lại văn bản. Ai cũng cố đọc cho phù hợp với nhân vật của mình.

Em rất muốn được học nhiều giờ Văn hấp dẫn và bổ ích như tiết Văn này. Em coi giờ Văn là người bạn tâm tình vì nó luôn chia sẻ vui buồn với em và mách bảo em nhiều điều thấm thía về cuộc sống quanh em.

Giaibai5s.com

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: "Các em đã chuẩn bị bài chưa"? Cả lớp đồng thanh đáp: "Thưa cô rồi ạ!" Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: "Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài "Lòng yêu nước", cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng. "Lòng yêu nước được bắt nguồn lừ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yôu nhà, yôu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân". Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

Bài văn mẫu Tả lại một tiết học Ngữ văn dưới đây nhằm giúp các em học sinh lớp 6 rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn miêu tả về một quang cảnh cụ thể thường gặp trong đời sống hằng ngày. Hy vọng rằng bài văn mẫu này sẽ hữu ích với các em. Ngoài ra, để làm phong phú thêm kiến thức cho bản thân, các em có thể tham khảo thêm bài văn mẫu Viết bài văn kể lại trải nghiệm của em.

Bạn đang xem: Tả lại một tiết học Ngữ văn [hay nhất] | Văn mẫu lớp 6

2. Dàn bài chi tiết

a. Mở bài:

– Giới thiệu về tiết học Văn: học bài gì, phần nào.

– Cảm nhận thế nào về không khí buổi học: sôi nổi, trầm lắng…

b. Thân bài:

* Miêu tả lớp trước khi vào tiết học:

– Thầy cô giáo bước vào lớp.

– Học sinh chào thầy cô.

– Quá trình thầy cô giới thiệu bài học.

* Miêu tả các hình ảnh trong khi học:

– Lớp học tập theo nhóm.

– Các bạn học sinh thi đua học tập.

– Thầy cô giảng vang vọng, ghi những dòng phấn trắng nắn nót.

– Các học sinh liên tưởng đến hình ảnh được nhắc đến trong bài học.

– Các hình ảnh khác trong lớp và ngoài sân.

* Miêu tả hình ảnh kết thúc tiết học:

– Các bạn học sinh tổng kết nội dung bài qua sơ đồ tư duy.

– Thầy cô tổ chức trò chơi rồi giao nhiệm vụ về nhà.

c. Kết bài:

– Nêu cảm nghĩ về tiết học.

3. Bài văn mẫu

Đề bài: Em hãy viết một bài văn ngắn tả lại một tiết học môn Ngữ văn.

Gợi ý làm bài:

3.1. Bài văn mẫu số 1

Hằng ngày em được học nhiều tiết học hay và lý thú. Nhưng tiết học Văn của ngày thứ năm vừa qua đã để lại cho em nhiều điều thích thú hơn cả.

Hôm ấy là một ngày đẹp trời. Chúng em đang ngồi tranh luận với nhau về những hài học cũ, tiếng trống vào lớp vang lên. Các bạn nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi:

– Các em đã chuẩn bị bài chưa?

Cả lớp đồng thanh đáp:

– Thưa cô rồi ạ!

Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập. Rồi cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng:

– Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người. Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài “Lòng yêu nước”.

Cả lớp tôi như trầm xuống và nuốt lấy từng lời cô giảng. Trên nền bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện ra. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn cách đọc và đọc câu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô gọi bạn Lan đọc bài. Bạn đọc to rõ ràng. Sang phần phân tích tác phẩm, mọi người trở nên linh hoạt hơn. Những cánh tay xinh xắn giơ lên đều tăm tắp trước những câu hỏi của cô. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và đều quên đi cái không gian âm thanh ngoài cửa lớp như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều im nghe lời cô giảng. Em được cô giáo gọi. Do chuẩn bị bài tốt nên em đã trả lời đúng:

– Lòng yêu nước được bắt nguồn từ việc yêu những thứ tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân.

Cô khen em có nhiều tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai đều có niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa sôi nổi. Tiếng trống báo hiệu hết giờ. Giọng cô vẫn vang vọng trong đầu.

Bài học đã kết thúc nhưng lời cô còn in đậm trong tâm trí em. Em mong sao lớp em có được nhiều giờ học hay như thế.

3.2. Bài văn mẫu số 2

Em không yêu thích môn văn như nhiều bạn trong lớp, và em thường say mê với các môn tự nhiên hơn. Các tiết học về môn văn không làm em thích thú, thậm chí còn làm em thấy chán nản. Khi chúng em được học văn bản “Lòng yêu nước” của I-li-a Ê-ren-bua và tình yêu đối với môn văn trong em bắt đầu từ hôm đó.

Tiếng trống vào lớp đã vang lên, các bạn đã vào hết lớp học của mình và ổn định chỗ ngồi. Nhiều bạn đã nhanh chóng mở sách chuẩn bị cho bài học mới, cô giáo bước vào lớp với nụ nước tươi tắn trên môi. Sau khi ổn định tổ chức lớp, cô hỏi: “Các em đã chuẩn bị bài chưa?”. Cả lớp đồng thanh đáp: “Thưa cô rồi ạ!”. Cô kiểm tra bài cũ, bạn nào cũng trả lời trôi chảy và đạt điểm cao. Cô rất hài lòng, khen cả lớp có tinh thần học tập.

Tiếp đến, cô nhắc chúng em mở sách học bài mới, lời giới thiệu vào bài mới của cô được bắt đầu thật ấn tượng: “Các em ạ, trong mỗi chúng ta ai cũng có một quê hương. Nơi ấy chính là nơi sinh ra và nuôi lớn tâm hồn mỗi con người Để tìm được tình yêu thương đất nước được bắt nguồn từ đâu, từ những gì chúng ta sẽ được tìm hiểu trong bài: Lòng yêu nước”. Em thấy vô cùng xúc động trước lời giới thiệu của cô. Cả lớp ai cũng chăm chú nghe và ghi lại lời cô giảng. Trên bảng đen, từng dòng phấn trắng dần dần hiện lên. Sau phần giới thiệu tác giả, tác phẩm, cô hướng dẫn chúng em cách đọc và đọc mẫu. Giọng cô đọc nhẹ nhàng, đầm ấm và truyền cảm. Cô hỏi có ai xung phong đọc mẫu cho cả lớp không? Rất nhiều cánh tay giơ lên, em rất muốn đọc bài nhưng em biết giọng mình không hay. Hơn nữa trước đến giờ em là người không hào hứng với môn văn, nhưng hôm nay em thấy háo hức vô cùng. Cánh tay của em run rẩy dơ lên. Cô nhìn thấy điều đó, nhưng vẫn gọi em lên đọc. Những từ đầu tiên vang lên trôi chảy và em đọc sôi nổi, liền mạch như quên hết mọi thứ xung quanh Những dòng văn làm em xúc động vô cùng: “Người vùng Bắc nghĩ đến cánh rừng bên dòng sông Vi-na hay miền Xu-cô-nô, những đêm tháng sáu sáng hồng người xứ U-crai-na nhớ bóng thùy dương tư lự bên đường, cái bằng lặng của trưa hè vàng ánh Người xứ Gru-di-a ca tụng khí trời của núi cao, nỗi vui bất chợt, những lời thân ái giảm dị, những tiếng cuối cùng của câu tạm biệt người ở thành Lê-nin-grát nhớ dòng sông Nê-va rộng và đường bệ như nước Nga đường bệ, những tượng bằng đồng tạc những con chiến mã lồng lên, phố phường mà mỗi căn nhà là một trang lịch sử”. Bài đọc đã hết, con tim em như nhảy nhót trong lồng ngực vừa vì xúc động, vừa hồi hộp không biết mình đọc bài ra sao. Cô giáo cùng cả lớp vỗ tay! Cô bảo rằng chưa khi nào em đọc bài mà nay lại đọc diễn cảm đến vậy, cô rất khen ngợi em. Em xúc động lắm và coi đó là động lực để em yêu thích học môn văn hơn.

Sau phần đọc của em là phần phân tích tác phẩm. Không biết có phải nhờ lời khen ngợi của cô mà em có cách nhìn khác, hay lớp học hôm nay khác mà em thấy lớp học rất sôi nổi. Khi cô đặt câu hỏi, những cánh tay nhỏ xinh xắn giơ lên đều tăm tắp. Bạn nào cũng muốn được cô giáo gọi trả lời. Tất cả dường như ai cũng bị cuốn hút vào giờ học. Không ai còn lơ đãng và quên đi cái không gian, âm thanh ngoài cửa lớp, tưởng như chim ngừng hót, cây lá ngừng rung. Mọi vật đều đứng nghe cô giảng bài: “Lòng yêu nước được bắt nguồn từ những vật tầm thường nhất, quen thuộc nhất: yêu nhà, yêu quê hương tức là yêu đất nước của mình, yêu người thân”. Em còn được cô gọi lên phát biểu một vài lần nữa, cô khen em có tiến bộ. Em sung sướng vô cùng và đã tự hứa với lòng mình sẽ cố gắng nhiều hơn. Qua lời cô giảng, trên khuôn mặt các bạn ai cũng chứa đựng một niềm vui tự hào và lòng yêu đất nước. Dường như tất cả đều muốn vươn lên trong học tập. Giờ học diễn ra say sưa và sôi nổi. Khi tiếng trống cất lên cũng là lúc bài giảng đã hết.

Giờ học đã kết thúc nhưng từng lời giảng của cô vẫn còn nguyên trong tâm trí em. Em nhận thấy môn văn thật thú vị, nó có sự thú vị khác với những môn học khác chứ không nhàm chán như trước đây tôi vẫn nghĩ. Sau buổi học đó tôi chăm chỉ học môn văn hơn và giờ đây tôi đã trở thành một học sinh giỏi văn của trường. Tôi sẽ nhớ tiết học ý nghĩa ấy trong suốt cuộc đời mình.

Đăng bởi: Blog LuatTreEm

Chuyên mục: Giáo dục, Lớp 6

Video liên quan

Chủ Đề