Hướng dẫn nuôi đom đóm

Đom đóm là loài côn trùng vô cùng quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt là ở các khu vực ngoại ô thành phố và nông thôn. Loài côn trùng đặc biệt này sống ở cả các khu vực có khí hậu ôn đới và nhiệt đới, không chỉ có khả năng phát sáng mà còn có rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Đom đóm ăn gì để sống và vì sao đom đóm có thể phát sáng? Hãy cùng ACC tìm hiểu về loài đom đóm trong bài viết này nhé.

1. Đặc điểm nhận dạng và tập tính sinh sản của đom đóm

Đặc điểm nhận dạng

Đom đóm thường có màu nâu đen hoặc đen, cơ thể dài và dẹt khá đặc trưng, không giống với bất cứ loài côn trùng hay bọ cánh cứng nào khác. Dấu hiệu nhận biết của đom đóm chính là khi nhìn từ trên xuống sẽ gần như không thể thấy đầu của chúng và toàn bộ cơ thể của đom đóm trông giống như một chiếc khiên. Còn khi nhìn từ dưới lên, phần bụng đầu tiên của đom đóm không bị phân chia bởi các chân sau giống như các loài côn trùng khác, rất liền mạch. Bên cạnh đó, đây cũng chính là những phân đoạn biến đổi để tạo thành các cơ quan có khả năng phát sáng.

Tập tính sinh sản

Những con đom đóm cái thường lựa chọn môi trường có độ ẩm cao, ít ánh sáng như trong đất, khu vực đầm lầy hoặc dưới vỏ cây, tảng đá lớn để sinh sản. Ấu trùng đom đóm sẽ nở sau vài tuần và dần dần phát triển cho đến khi ngủ đông. Một điều đặc biệt khác chính là hầu hết đom đóm trưởng thành sẽ chỉ sống cho đến khi hoàn thành “trách nhiệm” duy trì nòi giống.

2. Con đom đóm ăn gì để sống?

Đom đóm ăn gì để sống chính là câu hỏi được nhiều người quan tâm và muốn đi tìm lời giải đáp. Những ấu trùng đom đóm sống trong đất sẽ ăn ốc sên, sâu, giòi… còn những con đom đóm trưởng thành gần như không ăn gì cho đến khi chúng chết. Ấu trùng đom đóm tiêu thụ thức ăn bằng cách tiêm enzyme tiêu hóa vào con mồi nhằm làm tê liệt và phá vỡ các cơ. Bên cạnh đó, cũng có một số ít loài đom đóm ăn phấn hoa hoặc con mạt.

\>> Xem thêm: Những lưu ý khi lựa chọn bánh sinh nhật nam tính qua bài viết của ACC GROUP

3. Tại sao loài đom đóm có thể phát sáng?

Có rất nhiều người thắc mắc rằng vì sao đom đóm có thể phát sáng? Trong cơ thể đom đóm, đặc biệt là ở phần dưới bụng được coi là cơ quan chuyên biệt được cấu tạo từ vài lớp tế bào nhỏ có khả năng phản xạ ánh sáng. Phần cơ quan này giống như một chuỗi ống thông nhau giống như cành cây và các nhánh cây nhỏ nhằm cung cấp oxy cho các tế bào bên trong, nơi có chứa enzyme luciferase. Quá trình oxy hóa này đã giải phóng năng lượng dưới dạng ánh sáng và đom đóm đã kiểm soát việc phát sáng bằng cách điều hòa lượng không khí cung cấp cho các tế bào.

\>> Xem thêm: Thế nào là một người đàn ông nam tính? qua bài viết của ACC GROUP

4. Cơ chế giúp đom đóm phát sáng?

Ánh sáng mà đom đóm phát ra đôi khi có màu vàng xanh hoặc đỏ cam, đồng thời mức độ sáng cũng khác nhau. Hai đốt cuối cùng ở phần bụng của đom đóm ban ngày có màu trắng xám và ban đêm chính là cơ quan phát ra ánh sáng. Cơ quan này phát sáng dựa vào những tế bào có khả năng phát sáng, những tế bào này gồm những tuyến lạp thể phản xạ ánh sáng nhờ việc hấp thụ chất dinh dưỡng để tạo ra năng lượng. Trong tế bào phát sáng chứa nhiều tuyến lạp thể trông như những hạt cát nhỏ, đây chính là cách mà những con đom đóm có thể phát sáng trong bóng đêm.

Không chỉ phát sáng, đom đóm còn có thể tự điều chỉnh mức độ ánh sáng bởi đó chính là việc cung cấp oxy cho các tế bào phát sáng. Việc phát sáng của đom đóm nhằm lôi kéo các con đom đóm khác giới cũng như giúp tụ tập đồng loại dễ dàng hơn.

5. Đom đóm phát sáng từ khi nào?

Có một điều rất dễ bị nhầm lẫn chính là chỉ khi trưởng thành thì đom đóm mới phát sáng. Tuy nhiên sự thật ngược lại, ngay từ khi còn là ấu trùng thì đom đóm đã có thể phát sáng và chúng phát sáng kể từ khi được sinh ra cho đến khi chết đi. Ấu trùng đom đóm sử dụng ánh sáng tự phát ra để xua đuổi, cảnh báo các loài vật khác đồng thời cũng phát ra mùi hôi đặc trưng. Bên cạnh đó, bất cứ khi nào loài côn trùng này cảm thấy bị quấy rầy thì nguồn ánh sáng phát ra sẽ chập chờn và mờ nhạt hơn so với bình thường.

Mười mấy năm qua, số lượng đom đóm trong tự nhiên ở Trung Quốc đã bị giảm đi rõ rệt, hầu như biến mất ở các đô thị, chỉ còn xuất hiện đâu đó ở những vùng núi xa xôi.

Theo điều tra của phó giáo sư Phù Tân Hoa thuộc Viện Khoa học kỹ thuật thực vật của trường nông nghiệp Hoa Trung, 95% trẻ em ở thành phố chưa bao giờ được thấy đom đóm, trong đó hơn 99% người dân ở nông thôn cho rằng đây là loài côn trùng gây hại.

Các nhà kinh doanh đã nhanh chóng nhận ra cơ hội “hốt bạc” từ loài côn trùng “hiếm có khó tìm này”. Nhiều doanh nghiệp đã tổ chức hoạt động như thả đom đóm với số lượng lớn, thậm chí còn xây dựng công viên chủ đề đom đóm nhân tạo để thu hút khách. Do đó, rất nhiều người cũng đổ xô đi bắt đom đóm để kiếm lời. Từ tháng 5 đến tháng 10 là mùa “bội thu” nhờ đom đóm.

Hướng dẫn nuôi đom đóm
Đom đóm tự nhiên được lùng bắt bán với giá cao.

Đom đóm cũng được bán trên mạng với giá từ 1,5 NDT (khoảng 5.000 VND) đến 5 NDT (khoảng 17.000 VND) một con. Nếu khách mua với số lượng ít, công ty chuyển phát nhanh hoặc xe khách sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển hàng cho họ.

Nếu khách mua số lượng nhiều, người bán sẽ trực tiếp lái xe đi giao hàng bởi tuổi thọ của đom đóm sau khi bị bắt sẽ bị rút còn rất ngắn. Tỷ lệ bình quân đom đóm bị chết trong quá trình vận chuyển là 22,52%, cao nhất có thể đạt tới mức 75,8%.

Năm ngoái, đã có hơn 6 triệu con đom đóm được bán ở Trung Quốc. Nhờ vậy, những người buôn đom đóm có thể thu được hơn 1 triệu NDT, tương đương 3,4 tỷ đồng./.