Hướng dẫn làm văn so sánh mẫu

Dàn ý kiểu bài so sánh, bộ đề so sánh văn học có đáp án và bài văn mẫu tham khảo. Tài liệu ôn thi học sinh giỏi môn văn

-So sánh hai chi tiết trong hai tác phẩm – So sánh hai đoạn thơ – So sánh hai đoạn văn – So sánh hai nhân vật – Ngoài ra học sinh có thể gặp các dạng đề khác của so sánh văn học như trào lưu, khuynh hướng, sự thay đổi phong cách của các nhà văn… Xem thêm bài viết : Các dạng đề so sánh văn học thường gặp

Cách làm dạng đề so sánh văn học

Quy trình và cách thức thực hiện kiểu bài so sánh

  1. Quy trình Quy trình thực hiện kiểu bài so sánh có thể phân lập theo các bước sau. Đề bao giờ cũng đưa ra các đối tượng để so sánh: hai đoạn thơ, hai đoạn văn, hai nhân vật, hai chi tiết…Vì vậy học sinh có thể làm theo các bước sau: – Mở bài: Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, vấn đề cần so sánh ( nên đi từ những điểm tương đồng của hai vấn đề được so sánh để bài chặt chẽ). – Thân bài: + Phân tích đối tượng thứ nhất. + Phân tích đối tượng thứ hai. + Tìm điểm tương đồng, khác biệt. + Lí giải nguyên nhân ( dựa vào hoàn cảnh sáng tác, phong cách riêng của tác giả) + Đánh giá đóng góp của nhà văn và tác phẩm đó đối với tiến trình phát triển của văn học (Tùy thuộc vào khả năng của học sinh và kiểu đề áp dụng linh hoạt phần này) – Kết luận: Khẳng định lại vấn đề cần so sánh, mở rộng liên hệ… *Chú ý khi làm dạng đề này. – Trước hết, cần phân lập đối tượng thành nhiều bình diện để đối sánh. Bước này nhằm phát huy trí tuệ sắc sảo và mĩ cảm của học sinh. Trên đại thể, hai bình diện bao trùm là nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật. Tùy từng đối tượng được yêu cầu so sánh mà có cách chia tách ra các khía cạnh nhỏ khác nhau từ ngôn từ, hình ảnh, chi tiết, kết cấu, âm hưởng, giọng điệu đến đề tài, chủ đề, tư tưởng và cảm hứng nghệ thuật. – Sau đó cần nhận xét, đối chiếu để chỉ ra điểm giống và khác nhau. Bước này đòi hỏi học sinh cần có sự quan sát tinh tường, phát hiện chính xác và diễn đạt thật nổi bật, rõ nét, tránh nói chung chung, mơ hồ. – Cuối cùng là đánh giá, nhận xét và lí giải nguyên nhân của sự giống và khác nhau đó. Bước này đòi hỏi những tiêu chuẩn chắc chắn và bản lĩnh vững vàng cùng những hiểu biết sâu sắc ngoài văn bản để tránh những suy diễn tùy tiện, chủ quan, thiếu sức thuyết phục. Cách thức Cách trình bày kiểu bài so sánh thông thường có hai cách là nối tiếp và song song.Nối tiếp là lần lượt phân tích từng đối tượng sau đó chỉ ra cái giống và khác nhau . Cách này dễ làm nhưng khó hay, nhiều khi trùng lặp ý và sắc thái so sánh bị chìm. Tuy nhiên, vì yêu cầu cho đại trà nên đáp án đại học những năm qua thường gợi ý theo cách này. Thứ hai là song song tức là song hành so sánh trên mọi bình diện của hai đối tượng. Cách này hay nhưng khó, đòi hỏi khả năng tư duy chặt chẽ, lô gích. Xem thêm bài viết : Cách mở bài cho dạng đề so sánh văn học Cách làm dạng đề so sánh hai nhân vật Hướng dẫn làm Dạng đề so sánh hai đoạn thơ

Bộ đề dạng so sánh văn học

Phần bài tập dạng đề so sánh, các bạn xem ở link này : Bộ đề so sánh văn học

dạng đề so sánh văn học

TOP 3 Mở bài so sánh, liên hệ hay và sáng tạo dưới đây chắc chắn sẽ góp phần giúp các bạn đạt điểm cao với bài văn của mình.

Hướng dẫn làm văn so sánh mẫu

Mở bài so sánh, liên hệ hay cho một bài viết không hề dễ dàng, hay ở đây không chỉ là nội dung thể hiện đủ đúng ý mà mở bài hay còn được thể hiện qua việc sử dụng ngôn từ viết hay. Các bạn ghi nhớ 3 mở bài này để khỏi bối rối mỗi khi bắt đầu viết mở bài nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm: mở bài phân tích nhân vật, cách viết mở bài nghị luận xã hội.

Cách mở bài liên hệ so sánh

Có 2 cách làm mở bài cơ bản:

- Mở bài trực tiếp: đi thẳng vào vấn đề cần nghị luận, không câu nệ câu chữ, ý tưởng.

  • Ưu điểm: thường nêu ra được vấn đề một cách trực tiếp nhất và rõ ràng nhất.
  • Hạn chế: không có cảm xúc, ít khi có được sự mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, khơi gợi mà một mở bài cần có và nên có. Mở bài như một lời chào đầu nếu không hấp dẫn người đọc thì sẽ không có hứng khởi để đọc tiếp phần tiếp theo.

- Mở bài gián tiếp: bắt đầu từ một khía cạnh liên quan đến vấn đề cần nghị luận. Từ đó người viết dẫn dắt một cách khéo léo và có liên kết đến vấn đề chính mà đề bài yêu cầu.

Có 4 cách mở bài theo lối gián tiếp: Diễn dịch, quy nạp, tương liên, đối lập.

  • Diễn dịch: Nêu những ý kiến khái quát hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới bắt đầu vào vấn đề ấy.
  • Quy nạp: Nêu những ý nhỏ hơn vấn đề đặt ra trong đề bài rồi mới tổng hợp lại vấn đề cần nghị luận
  • Tương liên: Nêu lên một ý giống như ý trong đề rồi bắt sang vấn đề cần nghị luận. Ý được nêu ra có thể là một câu tục ngữ, ca dao, danh ngôn, một nhận định hoặc chân lí phổ biến…
  • Đối lập: Nêu những ý trái ngược với ý trong đề bài rồi lấy đó làm cớ chuyển sang vấn đề cần nghị luận

Nguyên tắc làm mở bài so sánh

  • Cần nêu đúng vấn đề đặt ra trong đề bài: nếu đề bài yêu cầu giải thích, chứng minh, phân tích hay bình luận một ý kiến thì phải dẫn lại nguyên văn ý kiến đó trong phần mở bài.
  • Chỉ được phép nêu những ý khái quát, tuyệt đối không lấn sang phần thân bài, giảng giải minh họa hay nhận xét ý kiến trong phần thân bài.
  • Để không tốn thời gian cho cách phần mở bài trong các kì thi, cần chuẩn bị sẵn một số hướng mở bài cho từng dạng đề

TOP 3 Mở bài liên hệ so sánh hay nhất

Cách 1

Nhà thơ Lê Đạt trong bài “Vân chữ” đã từng khẳng định:

“Mỗi công dân đều có một dạng vân tay Mỗi nhà thơ thứ thiệt đều có một dạng vân chữ Không trộn lẫn.”

Quả đúng như vậy, người nghệ sĩ đích thực bao giờ cũng đem đến cho cuộc đời một cái gì đó mới mẻ, một cái gì riêng biệt chưa từng có dù rằng cái anh nói là một vấn đề quen thuộc. Cùng khai thác mảnh đất quen thuộc về A, nhưng đọc những trang thơ/ trang văn của tác giả B và C, ta không chỉ xúc động mà còn nhận ra chất giọng “riêng” của mỗi người.

Cách 2

“Văn chương là điệu hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu”, tác giả A và B đã có sự gặp gỡ, đồng điệu về tư tưởng, tình cảm. Đó chính là (vấn đề nghị luận) được thể hiện sâu sắc trong hai tác phẩm C và D.

Cách 3

Đại thi hào Nga M. Gorki cho rằng “Văn học là nhân học” Còn Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc của chúng ta quan niệm: “một tác phẩm văn học có giá trị phải vượt lên mọi bờ cõi và giới hạn ca ngợi tình thương bác ái, sự công bình… làm cho người gần người hơn do tác phẩm văn học là sản phẩm tinh thần của con người do con người tạo ra để phục vụ con người. Vì thế nhà văn chân chính đồng thời phải là nhà nhân đạt “ từ trong cốt tủy”. Tác phẩm A của ......... và tác phẩm B của ......... là những tác phẩm thành công với tinh thần vì con người, đặc biệt là người phụ nữ.