Hội đồng tín dụng trung ương tiếng anh là gì năm 2024

Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã bị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật với hình thức khiển trách.

Ông Đào Ngọc Dung là ủy viên Trung ương Đảng, bí thư Ban cán sự đảng. Ông Dung được xác định là đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy ông Dung đã "buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, để bộ và một số tập thể, cá nhân thuộc bộ có nhiều vi phạm, khuyết điểm, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng, khó khắc phục, dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội".

  • Tập đoàn Phúc Sơn làm gì mà khiến nhiều cán bộ rơi vào vòng lao lý?
  • Tập đoàn Thuận An đã làm gì và tại sao 'vào lò'?

Người tiền nhiệm của ông Dung, bà Phạm Thị Hải Chuyền, hiện đã về hưu, cũng bị kỷ luật nhưng với hình thức (nặng hơn) cảnh cáo vì đã "vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc".

Ông Huỳnh Văn Tí, cựu Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, cũng chịu hình thức cảnh cáo vì đã "vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương, quy chế làm việc, gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thất thoát, lãng phí rất lớn ngân sách nhà nước, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội".

Ông Dung và hai cựu lãnh đạo nói trên bị cáo buộc liên quan đến "gói thầu do Công ty Cổ phần Tiến bộ quốc tế (AIC) và các doanh nghiệp trong hệ sinh thái AIC thực hiện".

Các quyết định này được Bộ Chính trị đưa ra tại cuộc họp ở trụ sở Trung ương Đảng ngày 19/4.

Khiển trách, cảnh cáo là gì?

Các hình thức kỷ luật đối với đảng viên chính thức bao gồm (từ nhẹ đến nặng): khiển trách, cảnh cáo, cách chức (nếu có chức vụ), khai trừ.

Theo quy định của Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam, hình thức kỷ luật có hiệu lực tính từ ngày ký quyết định kỷ luật.

Trong thời hạn 12 tháng, các đảng viên bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo thì không phân công, bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn chức vụ khi bị kỷ luật (tính từ ngày ký quyết định kỷ luật).

Đảng viên bị cảnh cáo sau 12 tháng sẽ được xóa kỷ luật nếu không có khiếu nại, không tái phạm cũng như không mắc vi phạm mới đến mức độ bị kỷ luật. Như vậy, hình thức khiển trách và cảnh cáo không mang nhiều ý nghĩa theo hướng răn đe bằng hình thức cách chức hay khai trừ khỏi Đảng.

Mới nhất, vào tháng 1/2024, cựu Bí thư, cựu Chủ tịch tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Nhân Chiến đã bị bắt với cáo buộc "nhận hối lộ" liên quan đến công ty AIC.

Tính đến tháng 1/2024, đã có 4 cựu bí thư, cựu chủ tịch tỉnh bị cáo buộc có sai phạm liên quan đến công ty AIC.

Hội đồng tín dụng trung ương tiếng anh là gì năm 2024

Chụp lại hình ảnh, Hàng loạt quan chức cấp cao bị khai trừ khỏi đảng

Những phát ngôn và bê bối

Ông Đào Ngọc Dung đi lên từ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Ông nhậm chức Bộ trưởng Lao động-Thương binh và Xã hội hồi tháng 4/2016.

Trong thời gian làm bộ trưởng, ông Dung có nhiều phát ngôn gây chú ý trước nghị trường.

Tháng 10/2023, ông Dung nói về cải cách mức lương. Ông dẫn lương của một kỹ sư ra trường là 3,5 triệu đồng, thấp hơn mức thấp của lương tối thiểu vùng của khu vực tư nhân (4 triệu đồng).

"Hiện thang bảng lương ba năm một lần tăng, bà tạp vụ có khi lương cao hơn kỹ sư ra trường. Thế thì sống làm sao?".

Ông Dung cũng có những lời mạnh mẽ về tình trạng phân cấp, phân quyền: “Dưới chờ trên, trên bảo dưới cứ làm đi nhưng dưới sợ”.

Ngoài ra, ông Dung cũng nói về vấn đề hộ nghèo như:

"Không ai sinh ra và lớn lên mà muốn mình nghèo, không ai muốn không thoát nghèo nhưng chỉ vì chưa có khả năng thoát nghèo".

Năm 2006, ông Đào Ngọc Dung, khi đó là ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, đã gây ồn ào sau khi bị lập biên bản vì vi phạm quy chế thi tuyển sinh sau đại học.

Tuy nhiên, nhiều tờ báo cho biết ông Đào Ngọc Dung đã biện bạch rằng ông đã sơ suất dẫn đến vi phạm không cố ý. Ông cũng cho rằng mình bị xử lý quá nặng và đã gửi đơn khiếu nại.

'Lò' tiếp tục nóng

Hội đồng tín dụng trung ương tiếng anh là gì năm 2024

Chụp lại hình ảnh, Cựu Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng là trường hợp lãnh đạo cấp cao nhất bị đưa vào "lò" trong thời gian gần đây.

Chiến dịch "đốt lò" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được dự báo sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, đặc biệt là trước Đại hội Đảng 14 (dự kiến đầu năm 2026), khi các "phe nhóm" tranh giành quyền lực trong giai đoạn chuẩn bị nhân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.