Gis quy hoạch thành phố sầm sơn thanh hóa năm 2024

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU .......................................................................................

5

1.1.

Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch ................................................................................

5

1.2.

Mục tiêu .............................................................................................................................

6

1.3.

Căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch ....................................................................................

6

1.3.1. Các cơ sở pháp lý .........................................................................................................................................

6

1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu ............................................................................................................................

7

1.3.3. Các cơ sở bản đồ ..........................................................................................................................................

8

1.4.

Ranh giới phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch ................................................................

8

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN ..........

9

2.1. Tổng quan và quá trình phát triển của khu vực thành phố Sầm Sơn qua các thời kỳ

.................................................................................................................................................... 9

2.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên 10

2.2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên 10

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên 14

2.2.3. Hiện trạng cảnh quan đô thị 16

2.3. Hiện trạng kinh tế, dân số, đất đai 20

2.3.1. Hiện trạng kinh tế 20

2.3.2. Hiện trạng dân số và lao động 22

2.3.3. Hiện trạng đất đai 26

2.4. Hiện trạng hạ tầng kinh tế 30

2.4.1. Hiện trạng nông nghiệp của Sầm Sơn 30

2.4.2. Hiện trạng công nghiệp 30

2.4.3. Hiện trạng thương mại, dịch vụ và du lịch 31

2.5. Hiện trạng hạ tầng xã hội 32

2.5.1. Nhà ở 32

2.5.2. Trung tâm hành chính đô thị 33

2.5.3. Hiện trạng hạ tầng văn hóa 34

2.5.4. Hiện trạng hệ thống giáo dục 37

2.5.5. Hiện trạng hệ thống y tế 39

2.5.6. Hiện trạng hệ thống thương mại - dịch vụ 39

2.5.7. Hiện trạng hệ thống hạ tầng du lịch 41

2.5.8. Hiện trạng không gian xanh và mặt nước đô thị 43

2.5.9. Thể dục thể thao 46

2.6. Hiện trạng các công trình hạ tầng kỹ thuật 46

2.6.1. Hiện trạng giao thông 46

2.6.2. Cao độ nền và thoát nước mặt 53

2.6.3. Hiện trạng cấp điện 56

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

2.6.4. Chiếu sáng đô thị 57

2.6.5. Cấp nước 59

2.6.6.Thoát nước thải 63

2.6.7.Quản lý chất thải rắn 65

2.6.8. Nghĩa trang, nghĩa địa 69

2.6.9. Thông tin liên lạc 71

2.6.10. Hiện trạng môi trường 76

2.6.11. Đánh giá tổng hợp hiện trạng 79

3.1. Bối cảnh phát triển 81

3.1.1. Bối cảnh phát triển quốc tế 81

3.1.2. Bối cảnh phát triển quốc gia 81

3.2. Động lực phát triển đô thị 81

3.2.1. Các quan hệ nội, ngoại vùng 81

3.2.2. Cơ sở kinh tế – kỹ thuật tạo thị 82

3.3. Tính chất và chức năng đô thị 83

3.4 Quy mô dân số lao động xã hội theo các phương án dự báo 83

3.4.2. Các phương pháp tính toán quy mô dân số 84

3.5. Quy mô đất đai xây dựng đô thị 86

3.5.1. Cơ sở dự báo 86

3.5.2. Dự báo quy mô sử dụng đất 86

3.6. Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế 86

CHƯƠNG IV: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 88

4.1. Định hướng cấu trúc không gian đô thị 88

4.1.1. Quan điểm và nguyên tắc 88

4.1.2. Tầm nhìn 88

4.1.3. Các mục tiêu chiến lược phát triển đô thị 89

4.2. Định hướng quy hoạch sử dụng đất và phân khu chức năng 91

4.2.1. Phân vùng phát triển 91

4.2.2. Quy hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất 91

4.3. Định hướng tổ chức không gian (Thiết kế đô thị). 102

4.4. Điểm mới của Quy hoạch điều chỉnh so với quy hoạch chung đã được duyệt 119

CHƯƠNGV:ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT 122

5.1. Quy hoạch hệ thống giao thông 122

5.1.1.Cơ sở nghiên cứu, nguyên tắc thiết kế 122

5.1.2. Dự báo nhu cầu chở hàng hóa, chở khách trên tuyến và dự báo nhu cầu đi lại của người dân, từ đó Thiết

lập chỉ tiêu quy hoạch giao thông 122

5.1.3. Quy hoạch mạng lưới giao thông đối ngoại 123

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn

Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

2

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

5.1.4. Quy hoạch giao thông công cộng 124

5.1.5. Quy hoạch mạng lưới giao thông đối nội 126

5.1.5. Quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, công trình cầu, cống hộp 128

5.2. Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 138

5.2.1 Cơ sở thiết kế 138

5.2.2 Các kịch bản biến đổi khí hậu 138

5.2.3 Phương án chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng 139

5.3. Quy hoạch hệ thống cấp điện 145

5.3.1. Dự báo phụ tải điện 145

5.3.2. Định hướng cấp điện 147

5.3.3. Đề xuất quy hoạch ngầm hóa đường dây điện 148

5.3.4. Quy hoạch hệ thống chiếu sáng đô thị 149

5.3.5. Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống cấp điện 152

5.4. Quy hoạch hệ thống thông tin liên lạc 152

5.4.1. Cơ sở thiết kế 152

5.4.2. Dự báo 153

5.4.3. Định hướng hệ thống thông tin - liên lạc 154

5.4.4.Công nghệ thông tin (CNTT) 155

5.4.5. Hệ thống bưu chính 155

5.4.6. Kinh phí đầu tư xây dựng hệ thống thông tin liên lạc: 155

5.5. Quy hoạch hệ thống cấp nước 156

5.5.1. Định hướng cơ bản 156

5.5.2. Hiện trạng 157

5.5.3. Kinh nghiệm quốc tế 158

5.5.4. Tiêu chuẩn trong nước 159

5.5.5. Kết quả so sánh phân tích 160

5.5.6. Lập tiêu chuẩn 160

5.5.7. Quy hoạch bố trí công trình cấp nước 163

5.5.8. Tính chi phí xây dựng (2025, 2040) 166

5.6. Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và vệ sinh môi trường 167

5.6.1 Quy hoạch hệ thống thoát nước thải 167

5.6.2 Quy hoạch quản lý chất thải rắn 176

5.6.3 Quy hoạch nghĩa trang 183

5.7. Đánh giá tác động môi trường chiến lược 188

5.7.1. Tóm lược 188

5.7.2. Áp lực của phát triển kinh tế-xã hội lên môi trường 189

5.7.3. Đánh giá môi trường chiến lược trong quá trình lập quy hoạch 191

5.7.4. Các phương án giải quyết các vấn đề môi trường 196

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn

Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

3

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

CHƯƠNGVI: QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU (ĐẾN NĂM 2025)

200

6.1. Mục tiêu và nhiệm vụ 200

6.2. Quy hoạch sử dụng đất đai 200

6.3. Các công trình hạ tầng kỹ thuật 207

6.3.1 Quy hoạch chuẩn bị kỹ thuật 207

6.3.2 Quy hoạch giao thông 209

6.3.3 Quy hoạch cấp điện và chiếu sáng đô thị 213

6.3.4 Quy hoạch thông tin liên lạc 213

6.3.5 Quy hoạch cấp nước 214

6.3.6 Quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn, nghĩa trang 214

CHƯƠNGVII: CÁC CHƯƠNG TRÌNH VÀ DỰ ÁN TRỌNG TÂM GIAI

ĐOẠN ĐẾN 2025 216

7.1. Các chương trình và dự án trọng tâm 216

7.1.1. Chương trình về cải tạo chỉnh trang đô thị 216

7.1.2. Chương trình phát triển mới 216

7.1.3. Các dự án ưu tiên thực hiện 216

7.2. Đề xuất giải pháp huy động vốn 218

7.3. Giải pháp đầu tư quảng trường biển 219

7.4. Giải pháp tái định cư cho các khu vực cần giải phóng mặt bằng 219

CHƯƠNGVIII: KINH TẾ XÂY DỰNG 220

8.1 Kinh phí xây dựng công trình kiến trúc giai đoạn đến 2025 220

8.2 Kinh phí xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 220

CHƯƠNG IX: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 221

9.1 Kết luận 221

9.2 Kiến nghị 221

PHỤ LỤC 222

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

4

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch

Tỉnh Thanh Hóa có vai trò, vị thế và là một trong những cực phát triển quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, bên cạnh đó còn có mối quan hệ phát triển với không gian kinh tế xã hội các khu vực liền kề: Vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên Hải Bắc Bộ, vùng biên giới Việt - Lào; vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ; các mối liên hệ về kinh tế với khu vực miền Trung nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và Đông Bắc Thái Lan;

Sầm Sơn nằm trong dải hành lang ven biển của Vịnh Bắc Bộ, là một cực quan trọng trong phát triển kinh tế của tỉnh, với lợi thế về phát triển dịch vụ du lịch kinh tế biển, hệ thống giao thông thuận lợi. Sầm Sơn có nhiều ưu thế để có thể phát triển trong tương lai.

Ngày 09/6/2011 UBND tỉnh Thanh Hóa đã ký Quyết định số 1816/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm

2025, tầm nhìn đến năm 2035 tính đến nay đã đi vào thực hiện được 5 năm. Đồ án này đã định hướng phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn ngắn hạn cũng như dài hạn cho thành phố làm cơ sở để các ngành xây dựng kế hoạch phát triển trong các giai đoạn tương ứng. Trong những năm qua một số Quy hoạch chuyên ngành đã nghiên cứu và

được phê duyệt để phục vụ cho phát triển đô thị và bền vững,....

Ngày 15/5/2015 Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII đã ra Nghị quyết số 935/NQ – UBTVQH13 về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Quảng Xương để mở rộng địa giới hành chính thành phố Sầm Sơn. Ngoài ra Căn cứ Điều 46- Luật Quy hoạch đô thị, quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn cần phải rà soát đánh giá quá trình thực hiện để kịp thời điều chỉnh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội từng giai đoạn, đồng thời bổ sung, định hướng việc phát triển đô thị những năm tiếp theo.

Tình hình phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng của đô thị Sầm Sơn đã và đang có nhiều thay đổi, có nhiều yếu tố thuận lợi mới từ khi điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính. Cơ cấu kinh tế ngày càng thay đổi theo xu hướng tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ gắn với việc phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên môi trường. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được nâng cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế, cơ sở hạ tầng xã hội được đầu tư xây dựng nhằm nâng cao chất lượng sống của người dân, nâng cao trình độ dân trí.

Trong bối cảnh và phát triển chung của cả nước, của tỉnh Thanh Hóa, cũng như của đô thị Sầm Sơn nói riêng, việc nghiên cứu đánh giá thực trạng phát triển đô thị, lập quy hoạch xây dựng đồng bộ giữa các khu vực trong một tổng thể chung của toàn đô thị là hết sức cần thiết, để vừa đảm bảo giữ vững an ninh, quốc phòng, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho dân sinh và đời sống xã hội nói chung được phát triển một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với giai đoạn phát triển mới hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên nên việc lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm

Sơn đến năm 2035 tầm nhìn đến năm 2050 là hết sức cần thiết và cấp bách, đặc biệt trong giai đoạn tới, xu thế đô thị hoá và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đô thị Sầm

Sơn sẽ diễn ra hết sức mạnh mẽ. Việc điều chỉnh tổng thể quy hoạch phát triển toàn đô thị Sầm Sơn sẽ làm cơ sở để quản lý Đô thị ngày càng hiệu quả hơn.

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

5

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

1.2. Mục tiêu

Phát triển toàn diện đô thị du lịch Sầm Sơn đạt tiêu chí đô thị du lịch loại I. Hướng tới mục tiêu hình thành liên đô thị Thanh Hoá - Sầm Sơn vào năm 2025.

Điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn với những vị thế và xu hướng phát triển mới, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hoá, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả những tiềm năng phát triển của đô thị Sầm Sơn theo hướng phát triển bền vững, phù hợp với định hướng quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam

đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050 nói chung, định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 nói riêng.

Xây dựng đô thị Sầm Sơn thành một đô thị tương hỗ cho thành phố Thanh Hoá và khu Kinh tế Nghi Sơn, hình thành tam giác tăng trưởng: thành phố Thanh Hoá - Sầm

Sơn - Nghi Sơn, là động lực quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội toàn tỉnh, có tác động tới việc phát triển khu vực Bắc Trung Bộ - Nam Bắc Bộ và cả nước.

Xây dựng hình ảnh của đô thị Sầm Sơn, một đô thị có lịch sử, văn hóa truyền thống, cảnh quan sinh thái biển, kiến trúc đặc trưng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống có tầm nhìn dài tạo sự hấp dẫn, khả thi, khai thác được lợi thế địa phương, để phát triển tiềm năng du lịch và phát triển bền vững

cân bằng trong tương lai.

Làm cơ sở pháp lý cho công tác quản lý xây dựng và triển khai tiếp công tác chuẩn bị đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch. Tạo cơ hội thuận lợi cho các chương trình phát triển, các dự án đầu tư, sử dụng hợp lý các nguồn lực đảm bảo kinh tế - xã hội của đô thị Sầm Sơn đến năm 2040.

1.3. Căn cứ lập điều chỉnh quy hoạch

1.3.1. Các cơ sở pháp lý

Luật xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014.

Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 ngày 17/6/2009.

Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng.

Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/04/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị.

Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù.

Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/4/2008 của Bộ trưởng Bộ xây dựng về việc ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng, các quy chuẩn, tiêu chuẩn về quy hoạch và xây dựng.

Quyết định số 865/QĐ-TTg ngày 10/7/2008 của Thủ Tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng Vùng Duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050.

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

6

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Quyết định số 445/QĐ-TTg ngày 07/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ “phê duyệt

điều chỉnh định hướng Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050”;

Quyết định số 758/QĐ-TTg ngày 08/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ “Phê duyệt

Chương trình nâng cấp đô thị quốc gia giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2020”.

Quyết định số 872/QĐ-TTg ngày 17/6/2015 của Thủ tướng Chính phủ “phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020 định hướng đến năm 2030

Quyết định số 1816/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 09/6/2011 về việc phê duyệt

Đồ án quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.

Quyết định số 2482/QĐ-UBND của UBND tỉnh ngày 01/8/2011 về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng ven biển Thanh Hoá giai đoạn đến năm 2020.

Các quy hoạch ngành được phê duyệt, đang thực hiện lập (Du lịch, Thương mại dịch vụ, Công nghiệp, Giao thông, Bưu chính viễn thông, Cấp nước, Thoát nước, …), các chủ trương, định hướng quy hoạch lớn của Tỉnh, Thành phố.

Thông báo số 72-TB/VPTU ngày 26/7/2016 của Văn phòng Tỉnh ủy Thanh Hóa về việc thông báo kết luận của Thường trực Tỉnh ủy về phương án thiết kế điều chỉnh quy hoạch phát triển đô thị Sầm Sơn.

Công văn số …./UBND-QH1 ngày …/…./20160 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định số 3266/QĐ-UBND ngày 26/8/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa v/v Phê duyệt Nhiệm vụ lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2050.

1.3.2. Các nguồn tài liệu, số liệu

Niêm giám thống kê năm 2015

Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn

đến năm 2035.

Quy hoạch sử dụng đất tỉnh Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn.

Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa, thành phố Sầm Sơn.

Quy hoạch các ngành của tỉnh Thanh Hóa đã được phê duyệt.

Các dự án đầu tư xây dựng, các tài liệu, số liệu điều tra; các văn bản, bản đồ có liên quan.

Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam - Quy hoạch xây dựng (QCXDVN 01: 2008/BXD); Các quy chuẩn, tiêu chuẩn chuyên ngành .

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

7

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

1.3.3. Các cơ sở bản đồ

Các bản đồ điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Sầm Sơn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 - tỷ lệ 1/10.000 và 1/5.000.

Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000 theo hệ toạ độ VN2000.

Các quy hoạch được phê duyệt, đang thực hiện lập, các chủ trương, định hướng quy hoạch lớn của Tỉnh, Thành phố.

1.4. Ranh giới phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch

Thành phố Sầm Sơn nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hoá, cách Thành phố Thanh Hoá khoảng 16 km; phía Bắc giáp huyện Hoàng Hoá (ranh giới là sông Mã); phía Nam và phía Tây giáp huyện Quảng Xương; phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ. Thành phố với tổng diện tích tự nhiên hơn 4500 ha (sau khi sát nhập 6 xã của huyện Quảng Xương).

Phạm vi nghiên cứu trực tiếp nằm trong ranh giới hành chính Thành phố Sầm Sơn bao gồm 11 đơn vị hành chính (8 phường: Bắc Sơn, Quảng Tiến, Trung Sơn, Trường

Sơn,Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Cư, Quảng Châu và 3 xã:, Quảng Đại, Quảng Hùng, Quảng Minh,).

Phạm vi nghiên cứu gián tiếp bao gồm các khu vực lân cận xung quanh đô thị Sầm

Sơn.

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

8

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THÀNH PHỐ SẦM SƠN

2.1. Tổng quan và quá trình phát triển của khu vực thành phố Sầm Sơn qua các thời kỳ

Trước thế kỷ 20, Sầm Sơn chưa xuất hiện trên bản đồ địa lý Việt Nam, vùng đất này thuộc huyện Quảng Xương và chỉ có dãy núi Gầm án ngữ phía Nam vùng đất mà ngư dân đi biển quen gọi là Mũi Gầm, sau dần dần đổi thành núi Sầm (Sầm Sơn), địa danh này cũng còn được gọi là núi Trường Lệ (làng chân núi này cũng gọi là Làng Núi hay làng Trường Lệ). Từ năm 1907, người Pháp đã nhận thấy và bắt đầu khai thác giá trị du lịch của Sầm Sơn để xây dựng thành nơi nghỉ mát phục vụ người Pháp và vua quan triều Nguyễn. Đây là thời điểm đánh dấu sự ra đời của du lịch Sầm Sơn.

Trước Cách mạng tháng Tám (năm 1945), vùng đất Sầm Sơn thuộc tổng Giặc Thượng, sau đổi là Kính Thượng, rồi Cung thượng, tổng này gồm các xã

Xã Lương Niệm có 4 thôn là: Sầm Thôn (tên nôm là làng Núi), Lương

Trung (làng Giữa), Cá Lập (làng Trấp), Hải Thôn (làng Hới);

Xã Triều Thanh Lộc có 3 thôn: Triều Dương (làng Triều), Thanh Khê (làng Vạn), Lộc Trung (làng Trung);

Xã Bình Tân (còn gọi là Hải Lộc) có một thôn là Bình Tân (làng Bến);

Sau Cách mạng tháng Tám, vùng đất Sầm Sơn được đặt tên mới là xã Lương Niệm, thuộc huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Tháng 6/1946, xã Lương Niệm được chia làm 2 xã: Sầm Sơn và Bắc Sơn. Xã Sầm Sơn gồm làng Núi (Sầm Thôn) và làng Giữa (Lương Trung); xã Bắc Sơn gồm làng Trấp, làng Hới, làng Trung, làng Triều, làng Vạn, làng Bến.

Tháng 11/1947 sáp nhập 2 xã Sầm Sơn và Bắc Sơn thành xã Quảng Tiến, thuộc huyện Quảng Xương. Tháng 6/1954 xã Quảng Tiến được chia thành 4 xã: Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Tường và Quảng Sơn. Ngày 19/4/1963, Hội đồng Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hòa ra Quyết định số 50/CP thành lập thị trấn Sầm Sơn bao gồm khu nghỉ mát Sầm Sơn và xã Quảng Sơn, trực thuộc uỷ ban hành chính tỉnh Thanh Hoá, các xã còn lại trực thuộc huyện Quảng Xương.

Thành phố Sầm Sơn chính thức được thành lập ngày 18/12/1981 theo quyết định số

157/QÐ/HÐBT trên cơ sở tách thị trấn Sầm Sơn, 3 xã: Quảng Tường, Quảng Cư, Quảng Tiến và xóm Vinh Sơn (xã Quảng Vinh) thuộc huyện Quảng Xương. Ngày 29/9/1983, thành lập 2 phường: Bắc Sơn và Trường Sơn trên cơ sở giải thể thị trấn Sầm Sơn.

Ngày 6/12/1995, chuyển xã Quảng Tường thành phường Trung Sơn.

Ngày 8/12/2009, chuyển xã Quảng Tiến thành phường Quảng Tiến.

Từ tháng 4/ 2012 thành phố Sầm Sơn được công nhận là đô thị loại III.

Ngày 14/5/2015, thành phố Sầm Sơn được mở rộng địa giới hành chính trên cơ sở sáp nhập thêm 6 xã: Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh, Quảng Minh, Quảng

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

9

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Hùng, Quảng Đại thuộc huyện Quảng Xương theo Nghị quyết số 935/NQ-UBTVQH13 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII.

2.2. Hiện trạng môi trường tự nhiên

2.2.1. Đặc điểm chung về điều kiện tự nhiên

Khu vực nghiên cứu nằm ở phía Đông tỉnh Thanh Hóa, bao gồm 11 đơn vị hành chính:

08 phường : Trung Sơn, Bắc Sơn, Trường Sơn, Quảng Tiến, Quảng Cư, Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh

03 xã :Quảng Minh, Quảng Đại, Quảng Hùng.

Phía Bắc giáp với huyện Hoằng Hóa.

Phía Nam giáp với huyện Quảng Xương.

Phía Tây giáp với huyện Quảng Xương và thành phố Thanh Hóa.

Phía Đông giáp với Biển Đông.

Thành phố Sầm Sơn cách thành phố Thanh Hóa khoảng 16km. Trong khu vực nghiên cứu có Quốc lộ 47 nối Thành phố Sầm Sơn với TP Thanh Hóa và một số huyện của tỉnh Thanh Hóa.

  1. Địa hình

Khu vực thành phố Sầm Sơn được chia thành 5 loại địa hình chính là:

Địa hình bãi cát thấp ven biển;

Địa hình vùng triều ngập mặn;

Địa hình vùng đồi núi thấp;

Địa hình vùng cồn cát cao (dân cư ven biển)

Địa hình vùng đồng bằng bằng phẳng canh tác nông nghiệp (phía Tây – Nam).

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

10

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Địa hình bãi cát thấp ven biển:

Khu vực phía Đông đường Hồ Xuân Hương kéo dài đến Quảng Cư là dải cát mịn, thoải, dốc dần ra biển phù hợp với yêu cầu của bãi tắm (dốc 2% - 5%), diện tích khu này khoảng 150 ha với chiều dài khoảng 7 km rộng 200 m.

Khu vực phía Đông đường 4C thuộc các phường Quảng Vinh và các xã Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại địa hình bằng phẳng dốc thoải có các rặng phi lao xen lẫn các cồn cát nhỏ. Cos địa hình biến thiên từ 0 đến + 3,4 m.

Địa hình vùng triều ngập mặn:

Vùng triều ngập mặn Sông Đơ: vùng đất trũng hai bên sông Đơ trải dài từ cống Trường Lệ đến sông Mã. Đây là vùng đất trước đây bị ngập mặn, từ khi đắp đập Trường Lệ đã ngọt hoá dần và hiện nay trồng lúa có năng suất thấp, đầm nuôi hải,

đầm sen... Cấu thành địa hình này là cát pha sét bề dày lớp mặt từ 1,2 m - 2,0m.

Cốt tự nhiên khu vực từ 0,7 m - 1,5 m địa hình trũng thấp không bằng phẳng.

Vùng triều ngập mặn Quảng Cư: phía Đông Bắc Sầm Sơn là khu vực đầm nước ngập mặn cũng có địa hình tương tự như khu phía Tây có diện tích khoảng 200 ha. Hiện nay là hồ nuôi hải sản của nhân dân, cốt trung bình từ 0,5 - 2,0 m.

Địa hình vùng đồi núi thấp:

Bao gồm toàn bộ dải núi Trường Lệ, nằm ở phía Nam thành phố Sầm Sơn, độ dốc thoải, về cơ bản có thể xây dựng được các công trình nhà nghỉ và công trình phục vụ vui chơi giải trí trên núi. Núi có thể trồng cây xanh bao phủ chống xói mòn, tổng diện tích đất đồi khoảng 300 ha.

Địa hình vùng cồn cát cao (dân cư đô thị):

Khu vực dân cư thành phố Sầm Sơn (phía Tây đường Thanh Niên) trải dài từ chân núi Trường Lệ đến bờ Nam sông Mã địa hình tương đối bằng phẳng dốc thoải từ

Đông sang Tây khoảng 1,5 - 2 %, cốt trung bình từ 2,5 - 4,5 m, khu vực này là cồn cát cao. Thuận lợi cho việc xây dựng khách sạn, nhà nghỉ khu trung tâm hành chính và khu dân cư của thành phố Sầm Sơn, diện tích khoảng 700 ha.

Địa hình vùng đồng bằng bằng phẳng phía Tây – Nam:

Khu vực đồng bằng canh tác nông nghiệp (các phường Quảng Châu, Quảng Thọ, Quảng Vinh và các xã Quảng Minh, Quảng Hùng, Quảng Đại) Thuận lợi cho việc xây dựng, sản xuất nông nghiệp, diện tích khoảng 1.000 ha.

Tóm lại Sầm Sơn có năm dạng địa hình đều thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các công trình, khu du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và tắm biển nuôi trồng thuỷ, hải sản.

  1. Khí hậu

Thành phố Sầm Sơn nằm trong miền khí hậu Bắc Việt Nam, thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt là mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa.

Nhiệt độ:

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

11

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Tổng nhiệt độ năm 8.6000C (tiêu chuẩn nhiệt đới phải đạt từ 750 - 9500C/ năm).

Trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt.

Mùa lạnh từ tháng 12 - tháng 3 nhiệt độ trung bình 200C Mùa nóng từ tháng 5 - tháng 9 nhiệt độ trung bình 250C Lạnh nhất có thể xuống tới 50C, nóng nhất 400C.

Khu vực chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu gió mùa Đông Bắc giao động có thể hạ đột ngột trong 24 giờ khoảng 5 - 6 0C.

Mùa nóng chịu ảnh hưởng gió Phơn Tây Nam khô nóng (gió Lào) nhiệt độ có thể lên tới 400C.

Đánh giá cả năm nhiệt độ như sau:

Nhiệt độ trung bình năm 230C

Nhiệt độ tối đa cao trung bình năm 27,10C

Nhiệt độ tối đa cao tuyệt đối 40,70C (tháng 5)

Nhiệt độ tối thiểu trung bình năm 200C

Nhiệt độ tối thiểu tuyệt đối 5,60C (tháng 12)

Mưa:

Tổng lượng mưa trung bình khoảng 1.600 - 1900 mm nhưng biến động rất nhiều. Năm ít mưa chỉ đạt 1.000 mm, năm nhiều mưa có thể đạt 3.000mm, trong năm chia làm 2 mùa rõ rệt: Mùa ít mưa từ tháng 12 - tháng 4 tổng lượng mưa chiếm 15 % cả năm, mùa nhiều mưa (tháng 5 - tháng 11) Tháng 8 nhiều mưa nhất thường đạt tới 896 mm, trong 24 giờ có thể đạt tới 700 mm. Nửa cuối mùa lạnh thường có mưa phùn.

Nhìn chung tính biến động lớn nhất là đặc điểm nổi bật của chế độ mưa Sầm Sơn, điều này dẫn tới nhiều khó khăn trong khai thác nguồn nước, hay bị hạn hán hoặc bão lụt.

Độ ẩm:

Độ ẩm của không khí 85% bình quân cả năm, cao nhất vào tháng 3 là 90 %, thấp nhất vào tháng 7 là 81%.

Trong thời kỳ hanh khô độ ẩm thấp tuyệt đối có thể đạt tới 27%.

Lượng bốc hơi trung bình năm 800 mm.

Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 7 cao nhất 105 mm Lượng bốc hơi trung bình vào tháng 3 nhỏ nhất 40mm

4/ Nắng: Hàng năm có 1700 giờ nắng trong đó tháng 7 có nắng nhiều nhất, tháng 2 là tháng ít nhất.

Gió bão:

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

12

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Sầm Sơn là cửa ngõ đón gió từ Biển Đông thổi vào, tốc độ gió khá mạnh, gió chủ đạo vẫn là gió Đông Nam, tốc độ trung bình 1,5 - 1,8 m/s.

Gió Đông Nam xuất hiện vào tháng 4 và kết thúc vào tháng 9.

Gió mùa Đông Bắc vào tháng 10 - tháng 12

Bão gió Sầm Sơn khá mạnh đạt tới 38 - 40 m/s (tương đương cấp 13). Bão trực tiếp đổ bộ vào Sầm Sơn chủ yếu là tháng 6 đến hết tháng 9. Trung bình 3,47 lần/năm (tháng 9 là tháng có nhiều bão nhất).Độ

  1. Thủy văn

Sầm Sơn trực tiếp chịu ảnh hưởng chế độ thuỷ văn của sông Mã (sông Đơ nằm phía Tây thành phố Sầm Sơn ít ảnh hưởng đến thuỷ văn Sầm Sơn).

Sông Mã đổ ra biển hàng năm khoảng 17 tỷ m3 nước, riêng cửa Hới khoảng 14 tỷ m3 nước.

Mùa cạn (từ tháng 11 - tháng 5) chiếm khoảng 22% tổng lượng nước cả năm.

Mùa lũ (từ tháng 6 - tháng 10) chiếm 78%, lũ lụt lớn sảy ra vào tháng 8 tháng 9.

Điều đáng chú ý là trong trường hợp lũ lớn gặp gió bão hoặc gió mùa Đông Bắc mức nước ở cửa sông lên rất cao.

Thuỷ văn ở Sầm Sơn là chế độ triều không thuần nhất chu kỳ triều trên dưới 24 giờ, ngoài ra cũng có bán nhật triều nhưng rất ít, thời gian triều lên ngắn (khoảng 9 - 10 giờ), thời gian triều xuống (từ 14 giờ - 15 giờ). Nhìn chung triều Sầm Sơn là cực yếu trung bình trong một ngày biên độ trung bình chỉ khoảng 1,5m lớn nhất là 3,0m. Cách cửa Hới 40 km xem như triều đã tắt.

Tại cửa Hới:

Biên độ triều lớn nhất là 324 cm

Biên độ triều nhỏ nhất là 158 cm

- Triều lên 9 giờ 05 phút

- Triều xuống 14 giờ 55 phút

Trong một tháng có 2 lần triều cường, 2 lần triều kém đôi khi có cả 3 lần và ngược lại.

Vào mùa mưa bão có sóng lớn nước dâng tràn lên bãi cát cao trình +2,5m.

Độ mặn: Độ mặn ở cửa sông không vượt quá 3,5% trên sông Mã cách Hới 29 km độ mặn của nước chỉ đạt 0,02% bằng nước tự nhiên.

  1. Hiện trạng địa chất công trình

Địa chất của thành phố Sầm Sơn và các xã lân cận rất tốt cho các công trình xây dựng, riêng nước ngầm không bị nhiễm mặn, mực nước ngầm cao tới 1 - 1,4 m. Lưu lượng dòng chảy 4,55 l/s. Cường độ đất đạt từ 1,0 - 2,0 kg/ cm2. Khu vực gần núi Trường Lệ

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

13

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

đạt trên 2kg/cm2.

2.2.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên du lịch

Sầm Sơn có tiềm năng du lịch rất phong phú, đa dạng, gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là ưu thế nổi bật nhất của Sầm Sơn, là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn như du lịch biển, du lịch núi, du lịch văn hóa-lịch sử, du lịch sinh thái, du lịch tâm linh ….

* Tài nguyên du lịch tự nhiên:

Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc) với bãi biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, Bãi Nĩ,

Bãi Lãn, Bãi Vụng Tiên … Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối dưới 30%, ngoài ra còn có Canxidium và nhiều khoáng chất khác có tác dụng chữa bệnh …rất phù hợp cho tắm biển và các hoạt động vui chơi giải trí nên từ lâu đã là khu nghỉ mát nổi tiếng của cả nước.

Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76m nằm sát biển,

được coi là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi giải trí khác. Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô Hiến Thành …, rất có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước, rất hấp dẫn khách du lịch.

Ngoài ra, cảnh quan tự nhiên dọc hai bờ sông Mã, sông Đơ cũng là điều kiện lý tưởng để Sầm Sơn phát triển các tuyến du lịch sinh thái trên sông, biển.

Tóm lại, sự đan xen giữa các loại địa hình, giữa các bãi biển với núi Trường Lệ và cảnh quan sông nước, cùng các hồ, đầm ở Quảng Cư và những rặng thông, phi lao dọc ven biển .. tạo nên sự phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

* Tài nguyên du lịch nhân văn

Bên cạnh những tài nguyên du lịch tự nhiên, Sầm Sơn còn có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn khá phong phú gồm các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, ngành nghề truyền thống và các giá trị văn hóa khác. Theo thoogns kê, trên địa bàn có 16 di tích, là một trong số các địa phương có tỷ lệ di tích cao trong cả nước, trong đó có 6 di tích cấp Quốc giá và 10 di tích cấp Tỉnh:

Di tích cấp quốc gia: Đền Độc Cước; Đền Cô Tiên; đền Tô Hiến Thành; hòn Trống Mai; đền Đề Lĩnh; đền Cá Lập.

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

14

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Di tích cấp tỉnh: đền Hoàng Minh Tự; chùa làng Lương Trung; đền Bà Triệu; đền làng Hới; đền Thanh Khê; đền thờ phủ Đô Hầu; đền thờ Ngư Ông ….

Các lễ hội giầu chất nhân văn được lưu giữu từ bao đời nay như lễ hội tế thần Độc Cước, Cô Tiên (21-23/8 âm lịch); lễ hội bánh chưng bánh dày (12/5 âm lịch); lễ hội cầu ngư ….Ngoài những lễ hội truyền thống về lịch sử, về truyền thuyết còn có các lễ

hội tôn vinh những người có công với dân với nước, với làng hoặc lễ hội tưởng niệm Bà Triệu, tổ sư nghề dệt săm súc, lễ hội Cá Ông … mang đậm nét sinh hoạt của cư dân vùng biển.

Tài nguyên thủy, hải sản

Vùng biển ven biển Sầm Sơn và vùng phụ cận có nguồn lợi hản sản khá phong phú, đa dạng, tạo cho Sầm Sơn có lợi thế rất lớn về khai thác hải sản. Các ngư trường khai thác chính gồm:

Bãi cá nổi ven bờ từ Nghệ An trở ra phía Bắc có trữ lượng khaongr 12.000-15.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá nục, cá cơm, cá lẹp ….

- Bãi cá nổi vùng Lạch Hới – Đông Nam Hòn Mê có trữ lượng 15.000-20.000 tấn, chủ yếu là cá lầm, cá trích, cá nục, cá thu, cá bạc má.

Các bãi cá đáy phía Nam đảo Hòn Mê đến Lạch Ghép và Lạch Hới – Đông Nam

Hòn Mê.

Về tôm biển: Có hai bãi tôm chính là bãi tôm Hòn Nẹ - Lạch Ghép và bãi Lạch Bạng

– Lạng Quèn. Đây là các bãi tôm có trữ lượng cao trong khi vực Vịnh Bắc Bộ. Khả năng khai thác hàng năm khoảng 1.000-1.300 tấn, trong đó chủ yếu là tôm bộp, tôm sắt và hơn 7.0000 tấn moi biển.

Về mực: Vùng biển Thanh Hóa và phụ cận có nguồn lợi mực rất phong phú với trữ lượng 13.000-14.000 tấn. Khả năng khai thác hàng nam khoảng 5.000-6.000 tấn.

Ngoài ra vùng biển và ven biển còn nhiều lại hải đặc sản khác có giá trị kinh tế cao và rất được ưa chuộng trên thị trường trong và ngoài nước như ốc hương, sứa, tôm hùm, cua ghẹ …..

Về nuôi trồng thủy sản: Sầm Sơn có trên 158,7 ha mặt nước thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản, trong đó chủ yếu là ở Quảng Cư và một phần Quảng Tiến. Toàn bộ diện tích này nằm trong đê sông Mã, đã hình thành các ao, đầm có thể nuôi trồng nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như tôm, cua, ghẹ, rong câu ….

Tài nguyên đất

Số liệu điều tra năm 2000 theo phương pháp FAO UNESSCO trên diện tích 1462,73 ha, Sầm Sơn có các loại đất chính sau:

+ Đất cát biển (Arenosols) ký hiệu – AR. Diện tích: 993,61 ha

Đây là loại đất chính, chủ yếu phát triển các công trình phúc lợi, xây dựng, đất ở, trồng cây lâm nghiệp ven biển và các cây hàng năm khác.

+ Đất đỏ có tầng mỏng (Leptoso) ký hiệu – LP. Diện tích: 145,0 ha

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

15

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Phân bố tại khuc vực núi Trường Lệ, chủ yếu là trồng cây lâm nghiệp.

Đất có Glây (Gleysols) ký hiệu – Diện tích: 324,12 ha Loại đất này chủ yếu trồng lúa nước.

Diện tích còn lại không điều tra để phân loại: 326,10 ha là diện tích ao, hồ, mặt nước chuyên dùng.

Tài nguyên rừng

Hiện tại thành phố Sầm Sơn có gần 200ha rừng trong đó hầu hết là rừng trồng phân bố chủ yếu ở núi Trường Lệ và một phần ven biển. Rừng ở Sầm Sơn tuy không đem lại hiệu quả trực tiếp về kinh tế nhưng có giá trị rất lớn về bảo vệ môi trường sinh thái như chắn gió bão, ngăn mặn xâm thực vào đất liền ….và tạo cảnh quan thiên nhiên phục vụ phát triển du lịch.

Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoang sản ở Sầm Sơn không nghiều cả về chủng loại và trữ lượng, chủ yếu là một số nguyên liệu để sản xuất vật liệu xây dựng như:

Đá Granit ở núi Trường Lệ với trữ lượng vài triệu m3 chất lượng khá tốt, có thể sản xuất vật liệu xây dựng.

Fenspat chứa trong các vỉa đá trên núi Trường Lệ, trữ lượng khoảng 17.000 tấn là nguyên liệu tốt để sản xuất men sứ.

Quặng Titan ở dải cát ven biển, trữ lượng 73.000 tấn có thể làm nguyên liệu để sản xuất que hàn.

Nhìn chung, các điểm khoáng sản này đều có trữ lượng nhỏ và phân bố ở những khu vực nhạy cảm, vì vậy cần quản lý chặt chẽ, không cho khai thác nhằm bảo vệ môi trường, cảnh quan cho phát triển du lịch.

2.2.3. Hiện trạng cảnh quan đô thị

Thành phố Sầm Sơn là khu vực có cảnh quan hết sức đặc biệt: là đô thi du lịch ven biển với hệ thống mặt biển trải dài, kết hợp với cảnh quan đồi núi và cảnh quan ven sông đan xen.Tạo ra một bức tranh cảnh quan vô cùng đặc sắc, phong phú và đa dạng của tài nguyên du lịch trên địa bàn, là điều kiện rất thuận lợi để Sầm Sơn phát triển nhiều loại hình du lịch hấp dẫn.

Dựa vào các đặc điểm tự nhiên có thể chia thành các vùng cảnh quan đặc trưng cho khu vực:

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

16

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Vùng cảnh quan sinh thái

Cảnh quan đô thị.

Là khu vực hiện trạng xây dựng đô thị. Cảnh quan được đánh giá dựa trên các yếu tố:

trục cảnh quan đô thị, cây xanh, các công trình kiến trúc, điểm nhấn cho đô thị.

Trục cảnh quan chủ đạo của đô thị là trục cảnh quan ven biển Hồ Xuân Hương kết hợp với các trục hướng biển (Tây-Đông) Tây Sơn - Bà Triệu - Lê Thánh Tông tạo thành các cửa ngõ hướng biển đặc biệt hiệu quả đối với thị giác khi đến với bãi tắm. Hiện nay trên các trục đường đã hình thành các cảnh quan tạo bộ mặt cho đô thị, đặc biệt là trục cảnh quan đô thị ven biển đã tạo được bộ mặt đặc trưng cho một đô thị di lịch biển với hình thái đô thị biển đặc trưng bởi hệ thống cây xanh ven biển, các công trình khách sạn hướng ra biển...các công trình dịch vụ ven biển cũng đã tạo nên bộ mặt hấp dẫn cho đô thị với hình thái riêng.

Cây xanh: Hiện nay trong đô thị diện tích mảng cây xanh chiếm tỷ lệ rất ít. Phần lớn là cây xanh trên các trục giao thông chính.

Các công trình kiến trúc: Trên các trục đường chính của đô thị, các công trình công cộng, cơ quan với các hình thức kiến trúc hiện đại đã tạo ra bộ mặt cảnh quan cho đô thị. Bên cạnh đó là hệ thống các khách sạn, các công trình thương mại và dịch vụ du lịch đã góp phần làm thay đổi bộ mặt chính cho đô thị. Tuy nhiên ở các khu phố cũ và khu thương mại trong các khu dân cư chủ yếu vẫn là nhà tạm và các công trình đã xuống cấp làm ảnh hưởng đến mỹ quan của đô thị. Các công trình kiến trúc nhà ở còn lộn xộn chưa tạo ra hình ảnh kiến trúc đặc trưng cho khu vực.

Cảnh quan ven biển

Sầm Sơn có bờ biển dài khoảng 9 km, từ cửa Hới (sông Mã) đến Vụng Tiên (Vụng Ngọc). Trong khu vực ranh giới QH bờ biển có chiều dài khoảng....km với các bãi

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

17

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

biển đẹp như bãi biển nội thị (A, B, C, D), bãi biển Quảng Cư, .. Các bãi biển này đều có đặc điểm chung là rộng, bằng phẳng, độ dốc thoải, bãi cát trắng mịn, sóng biển vừa phải, nước biển ấm, trong xanh có nồng độ muối trên dưới 30%,. Hiện nay Sầm Sơn mới khai thác 3 bãi biển ở khu vực nội thị vào mục đích du lịch, chủ yếu là tắm biển. Thời gian tới có thể khai thác các bãi biển ở khu vực Quảng Cư và Nam Sầm Sơn, hình thành một khu du lịch - nghỉ dưỡng biển lớn của vùng và cả nước với các hoạt động du lịch phong phú và đa dạng như: tắm biển, nghỉ dưỡng và các loại hình thể thao, vui chơi giải trí khác...

Bờ biển khu vực khai thác du lịch

Cảnh quan đồi núi (vùng sinh thái núi Trường Lệ)

Bên cạnh các bãi biển trên, Sầm Sơn còn có núi Trường Lệ cao 76 mét nằm sát

biển, được coi như là hòn ngọc của Sầm Sơn. Các vách đá dốc đứng về phía biển đã

tạo nên sự hùng vĩ của núi Trường Lệ và rất thích hợp cho loại hình du lịch leo núi, du lịch mạo hiểm. Bờ biển ven núi Trường Lệ có dáng cong tạo ra nhiều hướng nhìn về phía đất liền và bãi biển...Mặt khác ở đây có những bãi cỏ rộng, những sườn thoải

và các đồi được cấu tạo từ đá granit cổ sinh hay đá biến chất dạng bát úp (điển hình là khối hoa cương Độc Cước) phù hợp cho du lịch cắm trại và các hoạt động vui chơi

giải trí khác.

Trên núi Trường Lệ còn có các di tích như đền Độc Cước, đền Cô Tiên, đền Tô

Hiến Thành... rất có giá trị du lịch văn hóa, du lịch tâm linh. Đặc biệt hòn Trống Mái

trên núi Trường Lệ là cảnh quan tự nhiên độc đáo của Sầm Sơn cũng như của cả nước,

rất hấp dẫn khách du lịch tạo nên những điểm nhấn cảnh quan vô cùng hấp dẫn và ghi

dấu ấn đặc biệt cho đô thị.

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

18

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Cảnh quan núi Trường Lệ

Cảnh quan vùng triều ngập mặt ( vùng cảnh quan sông Đơ)

⸀Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ȁ ЀĀ Ȁ ⸀Ā ᜀ ĀⴀĀ ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Ā ᜀ Sông Đơ chảy dọc thành phố (từ Sông Mã ở phía Bắc đến cống Trường Lệ ở phía

Nam) đoạn qua khu vực thành phố có chiều dài khaongr 6km. Đây là khu vực có cảnh quan tự nhiên khá hấp dẫn với các đầm sen ở phía Nam đền An Dương Vương là nguồn tài nguyên du lịch tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái.

Cảnh quan sông Mã

-----------

Thuyết minh tổng hợp Điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Sầm Sơn Tỉnh Thanh Hóa đến năm 2040

19

CÔNG TY JAUD CO., LTD (HÀN QUỐC)

---------------------

Là khu vực sinh thái ven sông, cửa sông Mã, khu sinh thái Quảng Cư có cảnh quan sông, biển, cồn cát trên sông... Đây cũng là tài nguyên tiềm năng của Sầm Sơn để phát triển du lịch sinh thái ngoài tắm biển.

2.3. Hiện trạng kinh tế, dân số, đất đai

2.3.1. Hiện trạng kinh tế

  1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kinh tế:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Sầm Sơn duy trì ở mức khá, ước đạt 18,8% năm 2015, cao 0,2% so với năm 2014.

Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ước đạt 4320 tỷ đồng, bằng 100% so với kế hoạch, tăng 25,6% so với năm 2014.đó:

Ngành thương mại, dịch vụ ước đạt 3315 tỷ đồng, vượt 0,15% kế hoạch, tăng 28,6% so với cùng kỳ (du lịch 2120 tỷ đồng, dịch vụ khác 1195 tỷ đồng).