Dung dịch đệm để chuẩn hóa máy đo ph năm 2024

Độ pH là một yếu tố quan trọng trong đời sống & sản xuất, nếu vượt quá mức quy định có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, cây trồng, nguồn nước,... Máy đo độ pH là thiết bị được ứng dụng cao trong việc cung cấp các giá trị chuẩn xác của độ pH trong dung dịch. Từ đó, người dùng có thể phân tích các chỉ số để đưa ra những quyết định trong sản xuất và nghiên cứu. Cùng Techmaster tìm hiểu quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH tại bài viết này.

Độ pH là gì?

Độ pH chính là chỉ số đo hoạt động của các ion hydro (H+) có trong dung dịch. Chỉ số thang đo độ pH nằm trong khoảng 0-14, thông thường độ pH được chia thành 3 thang như sau:

  • Nếu chỉ số pH = 7 được gọi là nồng độ pH trung tính.
  • Nếu chỉ số pH < 7 thì dung dịch có tính axit.
  • Nếu chỉ số pH > 7 dung dịch có tính kiềm (bazơ).

Các chỉ số độ pH này có ý nghĩa quan trọng trong các phân tích đánh giá như đánh giá chất lượng nước, chất lượng các dung dịch trong hoạt động sản xuất,...

Máy đo độ pH trong dung dịch

Máy đo độ pH có 2 loại chính là máy đo độ pH trong đất & máy đo độ pH trong dung dịch. Bài viết này sẽ cung cấp 1 số thông tin liên quan đến đo độ pH trong dung dịch.

Máy đo độ pH trong dung dịch là thiết bị được sử dụng để kiểm tra các chỉ số pH có trong dung dịch. Dựa vào kết quả đo, người dùng sẽ có những đánh giá về tình trạng độ pH trong dung dịch. Có 2 dạng phổ biến là dạng bút, máy đo pH cầm tay & dạng để bàn.

Đầu đo điện cực của máy đo pH có cấu tạo là bóng rỗng có dung dịch Kali Clorua. Máy đo độ pH thường đi kèm với dung dịch đệm chuẩn.

Một số các loại máy đo độ pH

Một số ứng dụng của máy đo độ pH

  • Sử dụng để kiểm tra và điều chỉnh nguồn nước. Đánh giá nguy cơ các kim loại có thể hoà tan vào nguồn nước như chì, cadmium, đồng, sắt, kẽm,…
  • Kiểm tra xem nước có gây phá hủy lò hơi, đường ống,…
  • Kiểm tra chất lượng thực phẩm, đồ uống,…

Quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH

Vì sao nên hiệu chuẩn máy đo độ pH

Máy đo độ pH sau một thời gian dài hoạt động thì sẽ dần giảm đi tính ổn định và chuẩn xác ban đầu, vì thế, cần hiệu chuẩn định kỳ thiết bị này. Việc hiệu chuẩn máy đo độ pH giúp đảm bảo tính chính xác của thiết bị và đồng thời hỗ trợ cho việc cung cấp các kết quả đo pH chính xác cho các hoạt động kiểm tra và đánh giá.

Các phương tiện tham gia hiệu chuẩn máy đo độ pH

– Bể điều nhiệt

– Thiết bị tham chiếu đo nhiệt độ dung dịch: Fluke 725

– Các dung dịch chuẩn pH chuẩn của các hãng: Inorganic, Mettler Toledo, Control Company… với các điểm 4, 7, 10

– Bình tia chứa nước cất, khăn thấm khô, cốc hoặc ống nghiệm đựng dung dịch

– Thiết bị cần kiểm (UUT): Máy đo độ pH và độ dẫn điện SI Analytics Lab 875 / 875P Benchtop Meter

Điều kiện môi trường hiệu chuẩn

– Nhiệt độ: 20~25ºC

– Độ ẩm: 20~65% RH

Các bước chuẩn bị cho hiệu chuẩn
  • Đánh dấu hoặc dán nhãn các ống nghiệm hoặc cốc đựng dung dịch chuẩn. Mỗi cốc hoặc ống nghiệm chỉ được chứa một loại dung dịch chuẩn.
  • Cần đảm bảo dung dịch chuẩn được giữ ổn nhiệt độ tại (20 hoặc 25 ± 0,1)°C, tùy theo hướng dẫn đo và hiệu chuẩn của từng loại thiết bị.
  • Sử dụng bình tia để làm sạch các đầu điện cực, dùng khăn giấy thấm khô các đầu điện cực, lưu ý không được chà xát mạnh lên các đầu điện cực.
  • Bật nguồn làm nóng thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    Tiến hành hiệu chuẩn
  1. Thực hiện hiệu chuẩn với dung dịch chuẩn pH 7 trước, sau đó đến dung dịch pH 4 và pH 10.
  2. Tráng đầu điện cực bằng dung dịch pH cần kiểm, cụ thể là dung dịch pH7.
  3. Cho ống nghiệm chứa dung dịch pH 7 vào bể điều nhiệt.
  4. Nhúng đầu điện cực đo pH vào dung dịch pH 7.
  5. Khi nhúng bầu điện cực phải nằm ngập bên trong dung dịch, hoặc nhúng tới vạch chỉ định theo hướng dẫn nhà sản xuất (Bầu điện cực không được chạm đáy cốc đựng hoặc ống nghiệm)
  6. Đợi giá trị đo trên UUT ổn định, ghi nhận giá trị đo. So sánh với giá trị của dung dịch chuẩn.
  7. Sau khi thực hiện xong, dùng bình tia để làm sạch điện cực, đầu sensor cảm biến nhiệt độ, rồi thấm khô bằng khăn giấy để tránh nhiễm chéo cho dung dịch chuẩn kế tiếp.
  8. Thực hiện hiệu chuẩn tương tự với các dung dịch chuẩn còn lại pH4, pH 10.
  9. Kết thúc hiệu chuẩn, cần rửa lại điện cực bằng nước cất và bảo quản điện cực bằng dụng dịch KCl 3M.

Vừa rồi là các thông tin về quy trình hiệu chuẩn máy đo độ pH và những thông tin liên quan. Hy vọng những thông tin này có thể hữu ích với các bạn đọc. Để biết thêm các thông tin chi tiết về hiệu chuẩn, vui lòng liên hệ Techmaster Việt Nam TẠI ĐÂY.