Đoạn thị trường nào là phương án không nên được lựa chọn trong số các đáp án sau?

Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng của CDC giúp cộng đồng và mọi người đưa ra quyết định sử dụng các chiến lược phòng ngừa COVID-19 dựa vào việc cộng đồng của họ được phân loại ở cấp độ thấp, trung bình hay cao. Các cấp độ này ảnh hưởng đến tổng thể tỉ lệ nhập viện do COVID-19, gánh nặng về chăm sóc sức khỏe và số ca COVID-19. Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng cũng được áp dụng tại trường học và cơ sở ECE như các cơ sở khác trong cộng đồng. Các trường học và cơ sở ECE nên tuân theo hướng dẫn dựa trên Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng tại cộng đồng của họ.

Các nhà quản lý trường học và cơ sở ECE nên làm việc với các nhân viên y tế địa phương để xem xét điều kiện và các yếu tố địa phương khác khi quyết định thực hiện các chiến lược phòng ngừa. Ví dụ, các chỉ báo cụ thể của trường học và cơ sở ECE - chẳng hạn như số lượng học sinh và nhân viên hoặc tỉ lệ tiêm chủng của học sinh và nhân viên - có thể giúp ích khi đưa ra quyết định. Các chỉ báo cấp độ cộng đồng bổ sung có thể cân nhắc sử dụng khi đưa ra quyết định về phòng ngừa COVID-19 là tình trạng nhập viện khoa nhi, kết quả giám sát nước thải hoặc các thông tin địa phương khác.

Khi Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng cho thấy sự gia tăng, đặc biệt khi ở cấp độ trung bình hoặc cao, các trường học và cơ sở ECE nên cân nhắc bổ sung các chiến lược phòng ngừa nhiều lớp như được miêu tả dưới đây để duy trì hoạt động học tập trực tiếp an toàn và đảm bảo các trường, cơ sở ECE mở cửa một cách an toàn. Các trường học và cơ sở ECE có thể lựa chọn bổ sung các chiến lược phòng ngừa nhiều lớp ở bất kỳ Cấp độ COVID-19 nào trong cộng đồng, dựa vào nhu cầu của địa phương hoặc của cơ sở.

Nếu một trường học hay cơ sở ECE đang trải qua sự bùng phát về COVID-19,pdf iconexternal icon cơ sở này nên cân nhắc bổ sung các chiến lược phòng ngừa dù ở Cấp độ COVID-19 nào trong cộng đồng. Ví dụ, các cơ sở có sẵn chương trình xét nghiệm sàng lọc có thể tăng thêm tần suất xét nghiệm, bất kể trạng thái tiêm chủng của người dân như thế nào. Họ cũng có thể đưa ra các chiến lược phòng ngừa như được khuyến cáo với Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức trung bình và cao (ví dụ như khẩu trang) cho dù cộng đồng của trường học hay cơ sở ECE đó đang ở Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng thấp hơn. Các trường học và cơ sở ECE đang trải qua giai đoạn bùng phát nên làm việc với sở y tế tiểu bang hoặc địa phương theo quy định của tiểu bang và địa phương. Các sở y tế sẽ hỗ trợ các trường K-12 và cơ sở ECE ứng phó kịp thời với đợt bùng phát.

Ở Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng giảm hoặc thấp, các trường và cơ sở ECE có thể cân nhắc loại bỏ lần lượt các chiến lược phòng ngừa, cùng với việc giám sát chặt chẽ Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng trong các tuần tiếp theo.

Đeo khẩu trang

Đeo khẩu trang ôm khít mặt liên tục và đúng cách làm giảm nguy cơ lây lan vi-rút gây bệnh COVID-19. Việc luôn đeo khẩu trang trong nhà được khuyến cáo ở Cấp độ COVID-19 cao trong cộng đồng.

Bất kỳ ai lựa chọn đeo khẩu trang nên được ủng hộ quyết định này của họ ở bất kỳ Cấp độ COVID-19 nào trong cộng đồng, bao gồm cả cấp độ thấp. Ở cấp độ COVID-19 trung bình trong cộng đồng, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc có nguy cơ bị COVID-19 nặng nên nói chuyện với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ về việc cần phải đeo khẩu trang và áp dụng các biện pháp phòng ngừa khác (ví dụ, tránh các hoạt động có nguy cơ cao). Do việc đeo khẩu trang hoặc mặt nạ có thể phòng tránh việc lây lan COVID-19, những người tiếp xúc chung nhà hoặc tiếp xúc ngoài xã hội với người có nguy cơ bị COVID-19 nặng (ví dụ, một học sinh có anh/chị/em có nguy cơ) cũng có thể lựa chọn đeo khẩu trang khi Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức trung bình. Các trường học và cơ sở ECE nên cân nhắc các chính sách và phương thức thực hành linh hoạt, không áp dụng hình phạt để hỗ trợ những cá nhân lựa chọn đeo khẩu trang bất kể Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức nào.

Ở Cấp độ COVID-19 cao trong cộng đồng, khuyến cáo nên đeo khẩu trang liên tục trong nhà tại các trường học và cơ sở ECE cũng như tại cộng đồng nói chung. Khi Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao, những người có nguy cơ bị COVID-19 nặng cũng nên đeo khẩu trang hoặc mặt nạ giúp bảo vệ tốt hơn, chẳng hạn như N95 hoặc KN95.

Các trường có học sinh có nguy cơ bị COVID-19 nặng phải điều chỉnh hợp lý khi cần thiết nhằm đảm bảo tất cả học sinh, bao gồm cả học sinh khuyết tật, có thể tiếp cận chương trình học tập trực tiếp. Các trường học có thể phải yêu cầu đeo khẩu trang dựa trên luật và các chính sách của liên bang, tiểu bang hoặc địa phương để đảm bảo các học sinh có tình trạng tổn thương hệ miễn dịch hoặc các bệnh khác vốn làm gia tăng nguy cơ bị COVID-19 nặng để họ có thể tiếp cận chương trình học trực tiếp. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web Quyền khuyết tật của Sở Giáo Dục Hoa Kỳexternal icon. Không nên xếp các học sinh có tình trạng tổn thương hệ miễn dịch hoặc các bệnh khác hoặc các loại khuyết tật vốn làm gia tăng nguy cơ bị COVID-19 vào các lớp học riêng biệt hoặc cách ly với các học sinh khác.

Do không khuyến cáo sử dụng khẩu trang cho trẻ dưới 2 tuổi và có thể rất khó sử dụng đối với trẻ rất nhỏ hoặc một số trẻ khuyết tật không thể đeo khẩu trang một cách an toàn, các cơ sở ECE và trường K-12 có thể cần cân nhắc các chiến lược phòng ngừa khác - chẳng hạn như tạo nhóm và tránh tụ tập - khi Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao. Chiến lược phòng ngừa quan trọng là thúc đẩy tiêm chủng cho những người đủ điều kiện (ví dụ, những người chăm sóc) vì nguy cơ đối với những người chưa được tiêm chủng sẽ thấp hơn khi những người xung quanh họ đã được tiêm chủng. Các cơ sở ECE có thể chọn triển khai việc sử dụng khẩu trang trong nhà để đáp ứng nhu cầu của các gia đình mà họ phục vụ, có thể bao gồm những người có nguy cơ bị bệnh nặng vì COVID-19.

Để biết thêm thông tin về khẩu trang, vui lòng truy cập Các loại khẩu trang và mặt nạ.

Xét Nghiệm

Xét Nghiệm Chẩn Đoán

Xét nghiệm chẩn đoán có mục đích là xác định tình trạng lây nhiễm tại thời điểm xét nghiệm ở các cá nhân và nên được thực hiện ở những người có dấu hiệu và các triệu chứng giống COVID-19 và/hoặc sau khi mới biết hoặc nghi ngờ có phơi nhiễm với vi-rút gây bệnh COVID-19. Các trường học và cơ sở ECE có thể thúc đẩy và cung cấp xét nghiệm chuẩn đoán cho những người có các triệu chứng của COVID-19 hoặc những người tiếp xúc gần với người bị COVID-19. Nếu người bị COVID-19 được tìm thấy sớm và cô lập tại nhà, các trường và cơ sở ECE có thể hỗ trợ phòng tránh lây lan COVID-19. Các lựa chọn xét nghiệm vi-rút có thể bao gồm xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, xét nghiệm nhanh tại điểm chăm sóc, hoặc tự xét nghiệm. Các trường học và cơ sở ECE nên xem xét độ tuổi tối thiểu khác nhau để sử dụng xét nghiệm COVID-19 được Cấp phép Sử dụng Khẩn cấp (EUA).

Ngoài xét nghiệm chẩn đoán do trường học cung cấp nếu khả thi, nên khuyến khích mọi người xét nghiệm tại nhà hoặc tại cộng đồng (ví dụ: tại điểm xét nghiệm hoặc văn phòng của nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe) nếu có các triệu chứng hoặc đã tiếp xúc gần với người bị COVID19. Bất kỳ ai có kết quả xét nghiệm dương tính hoặc có các triệu chứng nên tuân theo các khuyến cáo của CDC về cô lập tại nhà thay vì đến trường học hoặc cơ sở ECE. Những người tiếp xúc gần với người bị COVID-19 nên tuân theo các khuyến cáo của CDC về cách ly, xét nghiệm và đeo khẩu trang ôm khít mặt. Khuyến cáo dành cho người tiếp xúc gần còn tùy thuộc vào trạng thái tiêm chủng hoặc lịch sử lây nhiễm trước đây. Nên yêu cầu các trường hợp đến trường hoặc cơ sở ECE mà có các triệu chứng hoặc sinh các triệu chứng khi ở trường hoặc cơ sở ECE đeo khẩu trang ôm khít mặt khi ở trong tòa nhà và đưa về nhà, khuyến khích đi xét nghiệm nếu trường không tổ chức xét nghiệm. Trường học và các cơ sở ECE có thể cân nhắc cung cấp bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà nếu có trường hợp đến trường với các triệu chứng của COVID-19 hoặc phát triển các triệu chứng ở trường. Bộ dụng cụ này có thể được sử dụng để xét nghiệm tại nhà hoặc tại trường theo quy định của Bản sửa đổi cải tiến phòng thí nghiệm lâm sàng (CLIA).

Xét nghiệm sàng lọc

Xét nghiệm sàng lọc xác định những người bị COVID-19 không xuất hiện các triệu chứng hoặc các trường hợp đã biết hoặc nghi ngờ phơi nhiễm, để có thể thực hiện các bước ngăn ngừa việc tiếp tục lây lan COVID-19.

Ở cấp độ COVID-19trung bình hoặc cao trong cộng đồng, hãy cân nhắc triển khai xét nghiệm sàng lọc tại các trường học và cơ sở ECE. Việc duy trì cơ sở vật chất phục vụ xét nghiệm lâm sàng ở Cấp độ COVID-19 thấp trong cộng đồng, kể cả khi đã ở mức giảm, sẽ giúp cho phép dễ dàng tăng quy mô xét nghiệm khi Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng tăng lên mức trung bình hoặc cao. Trường học cũng có thể cân nhắc triển khai xét nghiệm sàng lọc đối với các hoạt động có nguy cơ cao như thể thao trong nhà và các hoạt động ngoại khóa, học sinh quay trở lại trường sau kỳ nghỉ (ví dụ, các dịp nghỉ lễ, nghỉ xuân, đầu năm học) và những người phục vụ học sinh mà học sinh đó có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng do COVID-19, chẳng hạn như những người bị suy giảm miễn dịch thể trung bình hoặc nặng hoặc có các bệnh phức tạp. Loại xét nghiệm sử dụng có thể khác nhau, bao gồm xét nghiệm tại nhà (tự xét nghiệm), xét nghiệm nhanh tại điểm chăm sóc hoặc xét nghiệm phòng thí nghiệm. Các trường học và cơ sở ECE lựa chọn dựa vào bộ dụng cụ xét nghiệm tại nhà để xét nghiệm sàng lọc phải đảm bảo khả năng tiếp cận và lượng xét nghiệm có sẵn bình đẳng đối với các xét nghiệm; thiết lập các hệ thống có thể truy cập được để đảm bảo báo cáo kết quả kịp thời cho nhà trường hoặc cơ sở ECE; và thông báo với gia đình tầm quan trọng của việc ở nhà nếu họ nhận được kết quả xét nghiệm dương tính. Các chiến lược truyền thông nên xét đến nhu cầu của những người có khả năng tiếng Anh hạn chế cần sử dụng dịch vụ ngôn ngữ và những người bị khuyết tật cần các dạng thức để dễ tiếp cận.

Để biết thêm thông tin về xét nghiệm, xem Tổng quan về xét nghiệm SARS-CoV-2, vi-rút gây bệnh COVID-19 và Những gì cần biết về xét nghiệm COVID-19 tại trường học.

Xét nghiệm sàng lọc nên được thực hiện theo cách đảm bảo khả năng duy trì tính bảo mật kết quả và bảo vệ quyền riêng tư. Theo các quy định pháp lý của tiểu bang và Đạo luật về quyền riêng tư và giáo dục gia đình (FERPA)external icon, trường K-12 và các cơ sở ECE phải được sự đồng ý của phụ huynh đối với học sinh vị thành niên và sự đồng ý/đồng thuận của chính học sinh đối với trường hợp bắt buộc.

Chương trình Xét nghiệm để tiếp tục đến trường

Chương trình Xét nghiệm để tiếp tục đến trường (TTS) là một lựa chọn thay thế cho việc cách ly tại nhà như trước đây đối với các trường hợp tiếp xúc gần mà chưa tiêm vắc-xin COVID-19 đầy đủ, đúng hạn. Chương trình Xét nghiệm để tiếp tục đến trường kết hợp giữa việc truy dấu tiếp xúc với xét nghiệm thường xuyên cho phép các học sinh đã bị phơi nhiễm được đến trường học trực tiếp. CDC tiếp tục khuyến cáo áp dụng TTS như một chiến lược quan trọng mà các trường nên cân nhắc để hỗ trợ hoạt động học tập trực tiếp. Các chiến lược TTS chưa được CDC đánh giá tại các cơ sở ECE.

Học sinh đủ điều kiện được xét nghiệm và tham gia TTS nên đeo khẩu trang ôm khít mặt, tuân theo các khuyến cáo về xét nghiệm của trường, và theo dõi các triệu chứng COVID-19 trong 10 ngày sau lần tiếp xúc gần gần nhất để giảm nguy cơ lây lan COVID-19. Các trường học nên làm việc với các khu vực phân quyền địa phương để xác định chiến lược TTS nào sẽ phù hợp nhất với họ dựa trên dân số và trình độ nguồn lực mà họ có để giảm nguy cơ lây truyền.

Tạo nhóm

Tạo nhóm là việc gom mọi người thành nhóm nhỏ và giữ cho mỗi nhóm sẽ ở cùng nhau trong ngày trong khi giảm thiểu tiếp xúc giữa các nhóm với nhau. Tại các khu vực có Cấp độ COVID-19 cao trong cộng đồng, có thể áp dụng biện pháp này để hạn chế số người tiếp xúc với những người khác. Điều quan trọng là đảm bảo mọi hoạt động sử dụng phương pháp tạo nhóm dành cho học tập đều phải được thiết kế để hỗ trợ tạo điều kiện hòa nhập cho học sinh đang học tiếng Anh, học sinh khuyết tật với các Chương trình giáo dục cá nhân hóa (IEP) của họ hoặc các kế hoạch 504, các học sinh chưa được phục vụ khác và không dẫn đến tình trạng chia tách. Ở những khu vực có Cấp độ COVID-19 cao trong cộng đồng, các trường học và cơ sở ECE cũng có thể hạn chế tập trung đông học sinh trong nhà để giảm nguy cơ lây lan COVID-19.

Cải thiện hệ thống thông gió

Các trường học và cơ sở ECE có thể thực hiện các bước bổ sung để tăng lượng không khí ngoài trời và cải thiện khả năng lọc không khí. Ví dụ, mở cửa sổ và cửa ra vào một cách an toàn, kể cả trên xe buýt của trường và phương tiện giao thông của cơ sở ECE, sử dụng máy làm sạch không khí cầm tay có bộ lọc HEPA là các chiến lược để cải thiện hệ thống thông gió. Các trường học và cơ sở ECE có thể tổ chức một số hoạt động ngoài trời nếu có thể khi Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao.

Nghiên cứu Ca bệnh và Truy Dấu Tiếp Xúc

Mặc dù nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc liên tục không được khuyến cáo thường xuyên đối với các sở y tế như một phần của hoạt động ứng phó với COVID-19, các hoạt động này có thể là chiến lược hữu ích để ứng phó với tình trạng bùng phátpdf iconexternal icon tại trường học hay cơ sở ECE. Trong trường hợp thực hiện nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc tại trường học hoặc cơ sở ECE, việc nghiên cứu phải tập trung vào những người bắt đầu xuất hiện các triệu chứng hoặc có kết quả xét nghiệm COVID-19 dương tính trong vòng 5 ngày qua. Các trường học và cơ sở ECE phải đảm bảo cung cấp thông tin về cô lập và điều trị cho những người đã được xác định mắc COVID-19. Thông báo về các trường hợp tiếp xúc gần phải tập trung vào những người phơi nhiễm trong 5 ngày qua. Các sở y tế có thể hỗ trợ điều tra tình trạng bùng phát và giúp quyết định các trường hợp cần thiết phải nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc.

Nghiên cứu ca bệnh và truy dấu tiếp xúc là thành phần quan trọng của chương trình Xét nghiệm để tiếp tục đến trường (TTS). Các trường học triển khai chiến lược TTS phải tiếp tục thực hiện truy dấu tiếp xúc nhằm cho phép học sinh đã xác định có tiếp xúc gần được đến trường hoặc cần cách ly tại nhà để cơ sở giáo dục có thể duy trì hoạt động học tập trực tiếp.

Các trường học, cơ sở ECE không thực hiện truy dấu tiếp xúc phải áp dụng các biện pháp khác để thông báo cho những người có thể đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 trong môi trường trường học về khả năng có thể bị phơi nhiễm của họ cũng như các hành động nên thực hiện để duy trì cơ sở an toàn và giảm lây truyền. Thông báo kịp thời cho tất cả học sinh, trẻ em, nhân viên trong lớp học, nhóm, hoặc các nhóm khác tại trường có nguy cơ phơi nhiễm bằng điện thoại, email hoặc thư tín.

Cách ly

Cách ly là chiến lược được sử dụng để phòng tránh lây truyền COVID-19 bằng cách giữ những người đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 tránh xa những người khác. Các khuyến cáo cách ly, đeo khẩu trang ôm khít mặt và xét nghiệm đối với người có tiếp xúc gần sẽ khác nhau tùy thuộc vào trạng thái tiêm chủng và tiền sử mắc COVID-19 trước đó. Dù Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng hiện đang ở mức nào, những người đã tiếp xúc gần với người mắc COVID-19 đều nên tuân theo các khuyến cáo có trên trang web Cách ly và Cô lập do COVID-19. Điều này bao gồm cả các trường K-12 và cơ sở ECE. Các trường K12 có thể cân nhắc chương trình TSS giúp những trường hợp không cần phải cách ly có thể đến trường học trực tiếp.

Đối với trẻ chưa đủ điều kiện tiêm chủng ngừa COVID-19 mà không thể đeo khẩu trang hoặc gặp khó khăn với việc đeo khẩu trang ôm khít mặt thì an toàn nhất là cho trẻ cách ly trong 10 ngày trọn vẹn. Để biết thêm thông tin, vui lòng xem Cô lập và Cách ly tại các cơ sở chăm sóc giáo dục mầm non.

Những điều cần cân nhắc đối với các hoạt động có nguy cơ cao

Do mọi người thở ra nhiều hơn và mạnh hơn trong hoạt động vận động thể chất, một số môn thể thao có thể làm tăng nguy cơ nhiễm và làm lây lan vi-rút gây COVID-19 cho người chơi, huấn luyện viên, người hướng dẫn và những người khác. Các môn thể thao trong nhà và môn thể thao tiếp xúc đặc biệt có rủi ro. Nguy cơ tương tự cũng tiềm ẩn với các hoạt động ngoại khóa khác, chẳng hạn như tại ban nhạc, dàn hợp xướng, nhà hát và các câu lạc bộ trường học khác mà mọi người gặp nhau trong nhà và thở ra nhiều hơn. Ở bất kỳ Cấp độ COVID-19 nào trong cộng đồng, các trường học và cơ sở ECE có thể cân nhắc triển khai xét nghiệm sàng lọc đối với các hoạt động có nguy cơ cao như thể thao ngoài trời, hoạt động ngoại khóa. Các trường học và cơ sở ECE có thể cân nhắc tạm dừng các hoạt động này để kiểm soát cơ sở của mình khi dịch bệnh bùng phát hoặc trong giai đoạn Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng ở mức cao. Các cơ sở ECE cũng có thể cân nhắc các chiến lược phòng ngừa nhiều lớp, chẳng hạn như đeo khẩu trang, khi có trường hợp tiếp xúc gần, ví dụ như khi cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh ăn, thay tã bỉm.

Những điều cần cân nhắc đối với ký túc xá các trường K12 và cơ sở trông trẻ qua đêm

Dù các cơ sở ở chung, chẳng hạn như ký túc xá các trường K-12 và cơ sở trông trẻ qua đêm, được xem là bối cảnh đông đúc, nhưng vẫn được xem là bố cảnh đông đúc ít nguy cơ do có nguy cơ thấp hơn về các hệ quả sức khỏe nghiêm trọng (ví dụ như tình trạng nhập viện và tử vong) đối với trẻ em và thanh niên. Do vậy, CDC khuyến nghị các cơ sở ở chung tuân theo hướng dẫn cô lập, cách ly đối với người dân và các khuyến cáo theo Cấp độ COVID-19 trong cộng đồng.

Trong những bối cảnh cụ thể khi học sinh có nguy cơ bị bệnh nặng do COVID-19, nhà trường có thể lựa chọn tuân theo hướng dẫn cô lập và cách ly đối với các cơ sở đông đúc có nguy cơ cao, bao gồm các khuyến cáo về thời gian cô lập và cách ly 10 ngày. Trường học và cơ sở ECE nên cân bằng giữa các lợi ích tiềm năng của việc tuân theo hướng dẫn đối với tác động mà những hành động này sẽ có đối với sức khỏe tinh thần của học sinh, chẳng hạn như khả năng tham gia học tập trực tiếp, tiếp cận dịch vụ ăn uống và tương tác xã hội.